Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn vương-trí-nhàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vương-trí-nhàn. Hiển thị tất cả bài đăng

03/07/2022

Khám phá thế giới kiểu Việt : những câu chuyện người Việt đi du lịch nước ngoài đầu thế kỉ XXI

Hồi thế kỉ XX, thì có những du khảo đặc biệt của cụ Vương Hồng Sển. Cụ đi chơi Nhật Bản hay Thái Lan, và nhiều nơi khác, rất kiểu Vương Hồng Sển, được thuật trong nhiều sách của cụ, mà tập trung nhất là trong Hơn nửa đời hư. Cụ thành thật đến độ: thuật lại chuyện đi Thái Lan cùng gia đình, mà đến tối vẫn rủ được đồng bọn đi khám phá Thái Lan ban đêm. Các ông này đồng lòng với nhau và thành công trong việc trốn vợ con mà đi lẽn đi. Các chàng ấy đi khám phá (cần đọc cụ thể trong sách của chàng Vương Hồng Sển).

Rất nể cụ Vương Hồng Sển, mà từ lâu rồi, là vì sự chân thực đó. Mình đọc cụ Vương từ hồi học đại học, tức là từ nửa đầu thập niên 1990.

Cụ Sển đã kể từ lâu rồi nhé, in thành sách đàng hoàng, mà tự kể về chính trải nghiệm của cụ. Tới khoảng 60 - 70 năm trước rồi, hoàn toàn không có gì mới. Chuyện của đầu thế kỉ XXI chỉ là bản cập nhật.

1. Những chuyện du lịch của người Việt Nam ra nước ngoài vào đầu thế kỉ XXI, trên Giao Blog, có thể đọc các du khảo của nhà văn Vương Chí Nhàn (ở đây, năm 2013) hay của nhà thơ Bùi Kim Anh (ở đây).

Đó là kể với tư cách người tham gia đoàn du lịch của những nhà văn nhà thơ.

20/01/2021

Những cây viết trên mạng tuổi U90 ở Đại Việt hiện nay

Có hai vị tiêu biểu, là cụ Nguyễn Hải Hoành (thuộc nhóm văn bút truyền gia làng Đông Tác danh tiếng ở Hà Nội) và cụ Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn, hiện ở Nam Bộ).

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn lên bài đều đều hàng ngày trên Fb cá nhân. Thời điểm tháng 1 năm 2021 này, cụ vẫn say sưa viết và dịch từ nhiều ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh). Ví dụ đọc ở đây. Hai người em trai ruột của cụ, tức học giả Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Chí Công cũng bền bỉ vừa đi vừa viết (ví dụ đọc nhanh ở đây). Nhìn sức làm việc của hai anh em họ Nguyễn làng Đông Tác mà khâm phục.

26/10/2019

"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh

Quốc hội thì chỉ hé lộ thông tin các công dân bám càng quốc cơ sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại xứ Kim Chi, muộn lại cả 1 năm. Nếu báo chí chính thống của Hàn Quốc không đưa tin, thì cả quốc hội Đại Việt sẽ câm như hến. 

Sau nhiều lần trao đổi, quốc hội Đại Việt vẫn vòng vo tam quốc. Vẫn đóng dấu bí mật quốc gia về các tội phạm bám càng quốc cơ trốn ra nước ngoài. Vẻ như quốc hội đang bảo vệ các tội phạm. Là tội phạm vượt biên bằng quốc cơ, mà ngay danh tính cũng vẫn đang được quốc hội bảo vệ. Đó là chuyện của năm 2018 và 2019 (đọc lại ở đây).

Còn nhiều năm trước, lúc du lãng ở Nhật Bản, nhà văn Vương Trí Nhàn đã trực tiếp thấy cảnh du khách Việt Nam bỏ trốn khỏi đoàn mà đào tẩu trong nội địa nước Nhật (đọc lại ở đây, chuyện năm 2013). Dạng bỏ trốn như thế này thì rất đa dạng và rất nhiều. Bản thân chúng tôi cũng đã từng chứng kiện tận mắt.

17/07/2018

Những trang blog và trang báo vừa thông báo tạm nghỉ hoặc đình chỉ

Trước tin tờ Tuổi trẻ bị đình chỉ 3 tháng kèm theo phạt tiền khá nặng, thì đã thấy hai nhà văn thông báo tạm đóng cửa blog hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đó là nhà văn Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn), và nhà văn Vương Trí Nhàn

Giao Blog vẫn thường đưa lại tin của Tuổi trẻ (một tờ báo mà tôi yêu thích trong nhiều năm nay, xem là "hãng thông tấn" thuộc nhóm hàng đầu ở Việt Nam). Đôi khi cũng giới thiệu bài của nhà văn Thế Phong (ví dụ ở đâyở đây), hay nhà văn Vương Trí Nhàn (ví dụ ở đâyở đây).

Mong Tuổi trẻ sớm trở lại. Kính chúc hai nhà văn cao niên sức khỏe.

27/01/2017

Suy tư 2010s : Chúng ta đang làm chủ như thế này đây ! (bài Vương Trí Nhàn)

Đợt trước, nhà văn Nguyễn Văn Thọ hỏi "xã hội Việt Nam đã là của ai" (xem lại ở đây, tháng 9/2016).

Bây giờ là một loạt những câu hỏi của nhà văn Vương Trí Nhàn, dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017.

31/01/2016

Vừa đi vừa đọc lại : Sự có mặt của những “ngày xưa” (bài Vương Trí Nhàn)

Bài đã lên báo Kinh tế Sài Gòn từ năm 2011.

Bác Vương Trí Nhàn có nhắc đến một cuốn sách về Hà Nội qua tư liệu nước ngoài mà chúng tôi đã biên soạn hồi năm 2010 - dịp kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long.

01/12/2015

Du khách Việt Nam tại Nhật Bản : ăn và chơi vượt qua Trung Quốc, lên ngôi đầu bảng

Xu hướng người Việt tới Nhật Bản du lịch và mua sắm đã tăng lên trong khoảng 5 năm trở lại đây. Điều này, đã nói đến ở đây.

Một bài du kí Nhật Bản của Vương Trí Nhàn (năm 2013) thì đọc ở đây.

Một vài bài thơ du kí Nhật Bản của Trần Mạnh Hảo (năm 2015) thì đọc ở đây.

Dưới là hình ảnh thực tế (video clip) của du khách Việt Nam tại Nhật Bản. 

Nhìn chung là người Nhật giật mình với du khách Đại Việt: ăn rất nhiều, mua sắm rất lắm, và đặc biệt là cứ rất thoải mái hay là hồn nhiên/vô tư làm theo ý mình. 

Du khách của 3 nước sau thường làm người Nhật giật mình: Việt Nam, Trung Quốc, Nga. 

19/08/2015

Đổi Mới và hồi kí Việt (một bài của Vương Trí Nhàn)

Trong một tổng quan về Đổi Mới, tôi đã nhắc đến trào lưu xuất bản (và được xuất bản) hồi kí. Cả hồi kì văn học, hồi kí chính trị, và những dạng khác.

Ở dưới là một bài tổng quan chuyên về hồi kí Việt, của bác Vương Trí Nhàn. Về cơ bản, vẫn là bổ sung cho phân tích về trào lưu xuất bản hồi kì.

Hiện nay, đầu thế kỉ 21, xuất hiện một trào lưu mới. Trào lưu mới này còn hấp dẫn hơn nữa.

11/06/2015

Văn nghệ thời đầu Đổi Mới, với nhật kí nguội post mạng của Vương Trí Nhàn

Nhật kí của bác Vương được đưa lên chính trên blog của bác. Mình gọi là nhật kí nguội và được post lên mạng, viết tắt thành "nhật kí nguội post mạng". Có thể sẽ có một dòng nhật kí như vậy được hình thành.

Mình sưu tầm dần dần, cập nhật theo bên bác.

04/04/2015

Hoa đào đang cười gió xuân : nước Nhật dưới con mắt thơ của Trần thi sĩ

Không phải như Nguyễn Du miêu tả "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" với tâm trạng nuối tiếc vãng thời, ngậm ngùi và buồn tủi. Lúc ấy, chàng Kim ghé qua nhà Kiều, nhưng không thể gặp nàng, chỉ còn thấy hoa đào của năm ngoái đang cười cợt với đông phong.

30/12/2014

Văn học miền Nam 1954-1975, từ những góc nhìn

Thuần túy tư liệu lưu, từ nhiều góc nhìn khác nhau, về một hội thảo với chủ đề là văn học miền Nam 1954-1975 mới được tổ chức ở hải ngoại.

Bổ sung dần dần và từ từ.

23/07/2014

Sáu tháng đầu năm 2014, có tới 6 vạn người Việt Nam đến Nhật

Một con số không nhỏ. Tuy nhiên, để biết rõ hơn là có bao nhiêu người đến Nhật với mục đích thuần túy là du lịch thì cần đợi số liệu cụ thể hơn của phía Nhật. Lúc đó, khi số liệu chính thức của phía Nhật đã ra, thì sẽ trở lại ở một entry khác. Nhưng có thể tự đoán/phỏng đoán là cũng phải tới cả vạn người đã tới du lịch Nhật Bản (tạm chỉ tính 1/6 trong tổng số).

30/03/2014

Vẫn thấy người vợ Nhật trải khăn mùi xoa mời đức ông chồng ngồi xuống nghỉ ở bên đường (Vương Trí Nhàn, 2013)

Phần lớn những nội dung về nước Nhật trong du kí của nhà văn Vương Trí Nhàn (ở dưới đây) có thể xem là thuộc bản quyền của chàng trai hướng dẫn viên du lịch tên Đức. 

Đức vốn là lưu học sinh Nhật Bản, ở lại xứ Phù Tang, và một việc làm thêm của anh là hướng dẫn viên du lịch. Đức đưa đoàn du khách Việt Nam, có cả một nhà văn - bác Nhàn của chúng ta - đi thăm thú những điểm du lịch tiêu biểu ở phần miền bắc và miền trung nước Nhật. Nhà văn ghi lại những gì Đức hoặc thuyết minh hoặc tâm sự riêng. Những cái đó, được trộn với kiến văn và suy tư đối sánh Nhật - Trung - Việt của nhà văn.

Có một người trong đoàn du khách Việt Nam đã bỏ trốn ngay khi vừa đến Nhật.