Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-làng-xã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-làng-xã. Hiển thị tất cả bài đăng

27/10/2022

Vận động "làm mới sắc phong" : làng Tri Chỉ mở hội nhận bàn giao 22 sắc phong vào ngày 30 tháng 10 năm 2022

Làng Tri Chỉ hiện thuộc xã Tri Trung huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.

Làng Tri Chỉ vốn có gần 30 đạo sắc phong, được lưu giữ cẩn mật hàng trăm năm tại đình làng. Đến năm 2006, kẻ trộm đã đột nhập vào đình, lấy đi gần hết số sắc phong (chỉ còn duy nhất 1 đạo thời Nguyễn).

Sau 16 năm lưu lạc, có 22 đạo sắc phong được trở về làng vào ngày 30 tháng 10 năm 2022. Bây giờ là 22h40 ngày 29 tháng 10, tôi đang viết những dòng này và tranh thủ chuẩn bị để có thể xuất phát sớm vào sáng mai, cùng về Tri Chỉ tham dự lễ hội nhận sắc phong của làng.

19/03/2022

Những vấn đề làng xã truyền thống (ghi chép và phổ biến của Bùi Xuân Đính)

Học giả Bùi Xuân Đính của Viện Dân tộc là một trong những chuyên gia về cơ cấu tổ chức làng xã và văn hóa làng xã.

Gần đây, ông có tham gia làng Facebook Việt và đưa dần những ghi chép của ông về chủ đề trên lên lưới trời.

10/03/2019

Họp tổ dân phố đầu năm 2019 : ghi chép nhanh

Hơn mười năm nay, trên Giao Blog (tính từ thời hệ thống Yahoo), tiện dịp thì vẫn thi thoảng nhắc đến bác tổ trưởng tổ dân phố độc đáo ở chỗ mình. Bác là một hậu duệ của cụ thổ ti tổng đốc lừng tiếng ngày xưa, ví dụ đã kể ở đây (năm 2014) hay ở đây.

Mấy năm nay, chỗ bác tổ trưởng cho kẻ dòng chữ đúng y như báo Nhân Dân chỉ dẫn, đã được thay bằng loạt hoa do đoàn thanh niên phụ trách rồi. Tức là độ ba năm nay, mỗi dịp Tết đến xuân về không còn dòng chữ ấy nữa. Thế cho nên, có lẽ chỉ còn thấy được hình ảnh cũ trong ảnh chụp của mình.

27/09/2018

Không thề suông, thề dối được : sai lời là thần "đả tử" (đánh cho tử)

Lời thề trước thần linh, đó là nói về hội minh thệ ở Hải Phòng (uống rượu có hòa tiết gà trước sự chứng giám của thần linh, và xin thề "không tham nhũng", "không lấy của công thành của tư")

Tôi đã viết trên blog này về mối liên hệ giữa minh thệ ở làng tới tuyên thệ ở quốc hội. Có một vận động hành lang khá thú vị, mà mới chỉ nhắc nhanh trên blog (đọc lại ở đây), còn chưa tiện dịp để viết thành văn bản chính thức có thể thành bài học thuật.

11/08/2018

Nhìn từ xa một ngôi đình làng thờ Liễu Hạnh Công Chúa : khu vực Nam Xá ở phủ Lý Nhân

Một khu vực khá đặc biệt liên quan đến các con đường chạy xuyên các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng, và những đoạn sông Hồng được gọi là "sông Châu Giang" hay "sông Sắt", là vùng xã Nam Xá và xã An Xá ngày xưa của phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam).

Bây giờ, khu vực ấy là xã Nhân Nghĩa (và các xã lân cận) thuộc huyện Lý Nhân (sau một thời gian dài nhập vào tỉnh Hà Nam Ninh, thì sau đã trở về thành tỉnh Hà Nam như trước đây).

Tôi tính đi khảo sát ở vùng đó đã lâu, nhưng chưa thực hiện được. Từ vùng này mà sang Phủ Giày hay Phủ Nấp thì không bao xa. Lại có thể sang Thái Bình, vào Thanh Hóa, tới Nam Định hay sang Ninh Bình. 

08/04/2018

Danh tước Việt : Những rừng bia tiến sĩ mới mọc

Có một số nhà xuất bản đã và đang xuất bản những rừng bia này. Bia Tiến sĩ Việt Nam. Không cần phải làm bằng đá tự nhiên và kì công khắc chữ cùng hoa văn lên đó, mà là bia dạng sách được các nhà xuất bản xây dựng rồi xuất bản dài kì. Công việc này và các qui trình của nó, sẽ cần đề cập nghiêm túc ở một dịp khác.

01/03/2018

Lễ hội Minh Thệ 2018

Sáng ngày 1/3/2018 (Thứ Năm), tức ngày 14 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Văn bản chính thức của Bộ Văn hóa hiện nay lại là "Minh Thề", không phải "Minh Thệ". Theo đó, các văn bản của địa phương bỗng tự nhiên đổi thành "Minh Thề". Hiện chưa rõ lí do vì sao lại thành ra "Minh Thề" như vậy.

Đội hành lễ cơ bản vẫn đúng như nhiều năm trước, hồi chúng tôi du lãng ở khu vực ấy vào ngày hôm nay (xem lại ở đây, bài đầu tiên là trên báo phổ thông tháng 3 năm 2011 --- xem bổ sung 3). Vẫn là những gương mặt đó, những con người đó. Về cơ bản không có thay đổi. Nếu có khác thì chỉ là thuộc về phần trao bằng công nhận (nên có sự tham gia của quan tỉnh, quan cấp bộ, lẵng hoa của nguyên chủ tịch nước,...).

05/10/2017

Hệ thống nhà văn hóa cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh ở Thái Bình (qua nhận định của Trần Độ)

Khi Trần Độ viết bài, thì nhà văn hóa mới phổ cập đến cấp xã. Chưa đến cấp thôn như hiện nay. Ông viết:

"Thái Bình là tỉnh đầu tiên đang hình thành hệ thống văn hoá từ tỉnh đến xã và vài năm nữa sẽ là tỉnh đầu tiên có các nhà văn hoá huyện đều khắp. Đây là điều kiện để đổi thay bộ mặt văn hoá của một tỉnh. Tình hình này đặt ra những vấn đề mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu văn hoá ở mức độ cao cho mọi người nông dân tập thể và việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá sẽ mở ra một phương hướng mới để phát triển sự nghiệp văn hoá.".

03/02/2015

Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân và tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây

Nhớ và ghi xuống kiểu Toan Ánh

Có bạn bảo: nhiều khi ranh giới giữa tướng quân và tướng cướp, không ngờ, là không bao xa.

Dị bản của thần tích thành hoàng làng Ném đã được tôi "chợt nhớ đến" vào ngày cuối tháng 1 năm 2015 (vì đã có "duyên xa tít" với cụ Toan Ánh trong một sự kiện cách nay khoảng 15 năm). 

25/12/2014

Hòa giải tranh chấp về ngôi mộ tổ, giữa hai họ Nguyễn ở Vĩnh Phúc

Một bên là họ Nguyễn Đình. Một bên là họ Nguyễn có gốc Mạc, nên tạm gọi là Nguyễn Mạc. Hai bên tranh chấp nhau, cũng từ vài năm trước. Và vừa đây, chính quyền địa phương đã đứng ra hòa giải.

Kết luận của bên hòa giải là: cả hai họ này đều không có bằng chứng chắc chắn để chứng minh đó là mộ tổ của mình. Nên cuối cùng, phương án đưa ra là: cả hai họ cùng thờ chung một ngôi mộ đó.

26/11/2014