Bắt đầu điểm tin từ 1/12/2024.
Home
01/12/2024
21/10/2024
21/08/2024
03/08/2024
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư
Điểm tin từ các báo chính thống.
Các bố sung và cập nhật dán dần lên ở bên dưới.
19/07/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (1944-2024)
Mở đầu là tin từ báo Nhân Dân.
Các thông tin cập nhật và bổ sung được dán dần ở bên dưới như mọi khi.
22/05/2024
Đền Cửa Ông (Cẩm Phả) và chi bộ Đảng trong Ban Quản lí Di tích Đền Cửa Ông
Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.
Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.
Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.
20/03/2024
Quan sát tháng 3 năm 2024 : Cập nhật ngày 20 tháng 3
Sự quan sát đã bắt đầu từ năm 2011, cũng trên Giao Blog là thấy ngay. Có thể đọc lại ở đây và ở đây.
Bây giờ, mở đầu là các tin chính thức trên báo chí chính thống vào ngày 20 tháng 3 năm 2024.
Các lời đồn đại hay binh luận trước đó trong dân chúng, qua hình thức Fb, thì sẽ được hồi cố đưa về ở bên dưới.
17/01/2023
Cuối năm Hổ sắp đón năm Mèo kể tiếp chuyện "đập tràn" ở Quảng Nam
Chuyện đập tràn ở Quảng Nam đã được Giao Blog kể từ đầu tháng 1 năm 2020 (xem lại ở đây). Nhưng hồi ấy do bận mà còn chưa kể hết, tính là kể dần dần.
Bây giờ, cập nhật "đập tràn" ở Xứ Quảng, ở thời điểm tháng 1 năm 2023.
Năm 2022 thì đã qua, nhưng năm Hổ thì vẫn còn ít ngày. Năm 2023 thì đã được hơn nửa tháng, nhưng năm Mèo thì vẫn phải đợi thêm ít ngày.
Ngày 17 tháng 1 năm 2023 là ngày 26 tháng Chạp năm Hổ.
19/10/2022
Chính trị gia, học giả Phạm Như Cương đã từ trần (1928-2022)
Giáo sư Phạm Như Cương đã từ trần vào trung tuần tháng 10 năm 2022. Tang lễ của ông được cử hành vào buổi sáng Thứ Hai ngày 17 tháng 10, tại Nhà tang lễ quốc gia.
Mở đầu là cáo phó của gia đình và cáo phó đăng trên báo Nhân Dân.
03/02/2022
Ngày xuân trở lại với cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) nhân một bạn đưa bản chụp lên Facebook
Ngày 3 tháng 2 năm 2022
Bạn Dung Duong Trung ở mạng Fb mới đưa lên một bản chụp Hồ Chí Minh truyện (bản in năm 1949 ở Trung Quốc). Chắc là bạn ấy mới kiếm ở đâu được.
Nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cuốn sách này, nếu có điều kiện tôi sẽ viết dần dần vậy (dĩ nhiên là trên một tạp chí học thuật trước, rồi sau đó mới phổ cập ra Giao Blog).
Bây giờ, bạn Dung Duong Trung tìm được, và bạn ấy cho công khai ít trang lên Fb. Xem nhanh loạt ảnh cũng thấy là bạn ấy đặt sách luôn lên yên xe máy mà chụp.
22/11/2021
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (luận đề "văn hóa" và "soi đường")
Gần đây, tôi đã đưa ra một luận đề "văn hóa" là "văn hóa nào". Đã phát biểu công khai ở nhiều không gian học thuật và ứng dụng học thuật, cũng đã in thành bản thảo sách (sắp tới, sẽ thành sách xuất bản chính thức), ví dụ ở đây (tháng 12 năm 2020) hay ở đây (tháng 7 năm 2020).
Bây giờ, đang nóng trên công luận là luận để "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đợt này, đi qua triển lãm Vân Hồ nhiều lần, đều thấy rực rỡ tuyên truyền; còn về nhà mở tivi thì cũng thấy VTV liên tục đề cập.
Một ít thông tin và một ít bình luận (bình luận đầu tiên dành cho học giả Lại Nguyên Ân).
21/10/2021
Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Trần Hồng Quân viết Fb
Trên Giao Blog, đang sưu tầm dần các câu chuyện được kể bởi các vị, mà là những câu chuyện được kể ở thời điểm hiện tại, phương tiện chủ yếu là Fb cá nhân. Ví dụ, các câu chuyện do ông Võ Hồng Phúc kể thì có thể đọc ở đây.
Bây giờ là các câu chuyện của ông Trần Hồng Quân.
Thời học đại học, tôi từng nhận một bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục (người kí trên bằng khen là Bộ trưởng Trần Hồng Quân) về thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khen tương tự đó, ở Khoa Ngữ văn thời đó, khóa trên thì có sinh viên Nguyễn Kim Sơn K30 (hiện là đương kim Bộ trưởng Giáo dục, tức người kế tiếp công việc của Bộ trưởng Trần Hồng Quân ngày trước), khóa dưới thì có sinh viên Vũ Duy Hưng K36 (hiện là nhà báo, có thể đọc nhanh ở đây).
30/09/2021
Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Võ Hồng Phúc viết Fb
Thời gian gần đây, có lẽ là từ vài tháng trước, tôi bắt đầu chú ý đến các câu chuyện kể dần của một đại quan đã hưu trí, là ông Võ Hồng Phúc. Ông viết trên facebook và cứ nhẩn nha từng chuyện một. Nhiều chuyện còn có ảnh kèm theo làm tăng độ hứng thú cho người đọc.
Hôm nay, ông kể chuyện núi Cánh Diều ở Ninh Bình gắn với trấn yểm Cao Biền, khá thú vị. Bởi vậy, tôi lấy mẩu này về đầu tiên.
14/08/2021
Lò vẫn nóng ran giữa đại dịch : cựu tổng đốc Hà Nội chăm lo sân nhà, cán bộ cốt cán "đi xem đất"
Việc thay cây Hà Nội năm 2015, rồi kết quả một phần của "cây báo oán" (theo cách nói của dân gian) là thấy được vào năm 2021 này. Đang cập nhật trên Giao Blog ở đây.
Bây giờ là cập nhật các ca làm nóng lò giữa đại dịch covid-19.
Ca thứ nhất là việc cơ quan điều tra đã xác định cựu tổng đốc Hà Nội (theo cách nói vui của dân gian) Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua vật tư công qua công ti gia đình để trục lợi mấy chục tỉ đồng. Đây là điển hình cho hiện tượng "lấy của công biến thành của tư" (dĩ công vi tư) thấy ở rất nhiều nơi hiện nay.
Xưa thì là "chí công vô tư", còn nay, thì lại thành ra "dĩ công vi tư". Hồi còn nhỏ, tôi vẫn thấy dòng chữ chí công vô tư viết trang trọng ở các nơi (kho hợp tác xã, ủy ban nhân dân, trường học, bệnh viện,...). Có nhiều chỗ còn đắp chữ nổi, ai đi qua đều thấy rõ. Lâu rồi, thấy vắng bóng.
Để thực hiện dĩ công vi tư, ông Nguyễn Đức Chung đã sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi, xảo quyệt. Ví dụ: dùng lệnh miệng (mà lệnh miệng thì trái với văn bản chính thức do chính ông đã phát hành), bố trí để đổ tội cho người khác,...
Ca thứ hai là một cặp cán bộ đi khám điền thổ, tức "đi xem đất", ở giữa đại dịch.
20/07/2021
Lễ tuyên thệ ở quốc hội : lần thứ 2 của ông Vương Đình Huệ
Tôi quan tâm đến lễ tuyên thệ trong quan tâm chung về lĩnh vực "minh thệ" trong văn hóa Việt Nam (một biểu hiện ở cấp độ làng xã là lễ Minh Thệ ở Kiến Thụy - Hải Phỏng, chúng tôi đã khảo sát và công bố bài viết phổ thông và bài viết học thuật trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 - ví dụ trên Giao Blog thì xem ở đây).
Sau năm 2012, phía người vi chính mới bắt đầu chuẩn bị đưa "minh thệ" vào quốc hội. Và lễ nhậm chức kèm tuyên thệ đầu tiên, có thể xem lại trên Giao Blog ở đây (từ năm 2016). Rồi tự nhiên, thành nếp có hai lần tuyên thệ. Nhắc lại: một lần tuyên thệ ở cuối khóa quốc hội cũ, rồi lại thêm một lần tuyên thệ như vậy ở đầu khóa quốc hội mới; tức là trong vài tháng, có liền hai lần tuyên thệ.
23/05/2021
3 trong 1 năm 2021 : ngày 23 tháng 5 (Chủ Nhật)
Mấy sáng vừa rồi, tính từ 19/5/2021, đều có tin nhắn gửi vào điện thoại. Người gửi là HDBCQG (họ viết tắt đúng như vậy).
18/05/2021
Chủ nghĩa Xã hội và định hướng đi lên CNXH (bài Nguyễn Phú Trọng)
Tối qua, nhóm zalo có đưa vào một bức ảnh chụp màn hình như sau:
15/05/2021
Kỷ luật cán bộ cấp cao sau Đại hội 13 và trước bầu cử Quốc hội
Thông tin về kỉ luật nhiều người đã thấy chính thức được loan đi từ hôm qua - ngày 14/5/2021. Thực tế là, đã nghe dư luận từ trước Đại hội 13 rồi.
Thời điểm này là trước bầu cử Quốc hội (đang quan sát ở đây).
Đáng chú ý là có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Bùi Trường Giang - nguyên cán bộ đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, xem tin kỉ niệm năm 2021 ở đây.
08/05/2021
Quốc hội Đại Việt 2021 - cập nhật từ thượng tuần tháng Năm
03/04/2021
Văn nghệ Thứ Bảy : "3 trong 1" thay cho "4 trong 1", vòng thứ 3 tại tổ dân phố đối với các ứng viên
"4 trong 1" là chỉ cuộc bầu cử lần trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 5 năm 2016) và ở đây (vẫn tháng 5 năm 2016).
Bầu cử lần này, tức tháng 5 năm 2021, chỉ còn "3 trong 1" vì một cấp bầu cử đã không còn. Có nghĩa là, hiện nay bỏ hội đồng nhân dân cấp phường/xã; nên chỉ còn: quốc hội, hội đồng nhân dân tỉnh/thành, hội đồng nhân dân cấp huyện.
"4 trong 1" là một lần bỏ luôn cho 4 cấp, còn "3 trong 1" là một lần bỏ luôn cho 3 cấp.
Khởi động cuộc bầu cử lần này là màn tuyên thệ vừa rồi của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (xem ở đây, ngày 31/3/2021). Tức là chưa bầu gì cả, đã có luôn lãnh đạo cao nhất của quốc hội, cũng là cao nhất trong hệ thống "3 trong 1" lần này. Chủ tịch Quốc hội vừa tuyên thệ, rồi, hình như sau bầu cử tháng 5 tới đây, lại sẽ có thêm một lần tuyên thệ nữa.