Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đàm-thanh-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đàm-thanh-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.

13/01/2020

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam : Hoàng Thị Nga làng Đông Ngạc

Về truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học của làng Đông Ngạc (Hà Nội) thì, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của Việt Nam, là bà Nguyễn Thị Duệ ở Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương), thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ thì là câu chuyện về nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam: cô Hoàng Thị Nga người làng Đông Ngạc, đã lấy bằng Tiến sĩ Vật lí ở Pháp năm 1935.

Câu chuyện về cô Hoàng Thị Nga thì mới được phát hiện.

Gom về từ các nơi.

20/12/2014

Tại ngoại cho một nhà văn "mất tự do", nhìn từ hai phía

Tiếng Nhật ngày nay kiêng dùng những từ có thể gây kì thị, gây ác cảm. Lí do là đề cao nhân quyền. Chẳng hạn, những từ như thọt, hay tàn tật, vân vân, không còn được dùng trong văn bản chính thức. Dĩ nhiên, những từ ấy vẫn được sử dụng bình thường trong văn nói, nhất là dạng địa phương. Người ta bảo: dùng những từ đó mới chính xác, biểu lộ được ý cần nói tốt nhất.