Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-quốc-vượng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-quốc-vượng. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (bài 2004)

Trần Quốc Vượng (1934-2005) là một học giả danh tiếng có nhiều gắn bó với Phủ Giầy và tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, ông đã góp nhiều công sức và trí tuệ trong việc khôi phục lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) sau Đổi Mới.

Luận giải về Phủ Giầy từ góc nhìn lịch sử - văn hóa đã công bố đầu thập niên 1990 của thầy Trần Quốc Vượng, trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (có toàn văn và tóm lược ý chính).

Gần 10 năm sau, vào năm 2004, tại hội thảo Lễ hội Phủ Dày : Giá trị và phát triển du lịch - văn hóa (được tổ chức tại UBND huyện Vụ Bản), để kỉ niệm 10 năm lễ hội Phủ Giầy được chính thức mở lại, thầy có phát biểu một tham luận giá trị - sau hội thảo, toàn văn đã được đăng tải trên Tạp chí Di sản Văn hóa số 7.

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:

20/05/2020

938 hay năm nào nên xem là thực sự kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập

Tôi đã tạm nêu quan điểm của tôi rồi (xem ở đây). Sắp tới thì cho công bố. Mà thế nào, quan điểm của tôi lại ngẫu nhiên trùng với học giả tận thập niên thứ hai của thế kỉ XX (tức 1910s) ! Chạy một vòng, thì lại về đầu thế kỉ XX ! Đến đầu thế kỉ XXI (tức 2000s và 2010s) mới thấy được cơ sở vật chất cho ý tưởng có hơn 100 năm trước ! Sự tồn tại đích thực của vật chất đã mang tính quyết định cho nhận thức.

Hồi 1910s, người ta dùng chữ là "thuộc Trung Nguyên". Sau này, từ 1920s với nhóm Trần Trọng Kim, mới dùng cho gọn lại thành "Bắc thuộc".

Dưới đây là quan điểm các học giả gần đây.

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).

31/10/2019

Những người Nga Xô-viết gần gũi với khoa học miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa

Khoa học ở đây chỉ hạn vào các chuyên ngành cụ thể trong khoa học xã hội và nhân văn, của thời kì đầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Sau năm 1954 lân sang những năm đầu thập niên 1960.

Những năm tháng trong núi rừng Việt Bắc, người Nga đã tới và để lại những thước phim vô giá ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 5 năm 2014).

10/02/2019

Tang lễ học giả Nguyễn Quốc Tuấn (1957-2019)

Một học giả đàn anh của lứa chúng tôi. Chúng tôi biết anh từ nửa cuối thập niên 1990, khi vừa tốt nghiệp đại học và về công tác tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Ở khoảng nửa cuối thập niên 1990, anh thường xuất hiện cùng anh Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) và đặc biệt là thầy Trần Quốc Vượng, trong các hội nghị/hội thảo, các chuyến điền dã, các cuộc du chơi, các cuộc nhậu. Nhiều khi, ngẫu nhiên gặp anh tại nhà thầy Vượng ở khu Kim Liên ngày trước. Thầy Vượng là người đầu tiên cho tôi biết (khoảng năm 1997-1999) rằng, anh chính là con trai của học giả Nguyễn Kiến Giang (về cụ Kiến Giang có thể đọc ở đây hay ở đây).

26/04/2018

Học giả Trần Quốc Vượng với những nghiên cứu về nhà Mạc (bài Trần Thị Vinh)

Bài của cô Trần Thị Vinh (Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Có hai cô Vinh, mà đều là dân Sử, rất dễ nhầm lẫn (đã đi ở đây).

Cũng có hai người cùng tên Trần Quốc Vượng. Thầy Trần Quốc Vượng thì đã được đặt tên đường ở nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội (đã đi ở đây). 

Còn một vị nữa cũng là Trần Quốc Vượng thì mang nhãn "Trần Quốc Vượng Trình Phố" trên Giao Blog. Bởi ông là người làng Trình Phố. Có thể xem nhanh ở đây.

20/03/2018

Mẫu Liễu đang tiếp tục chữa bệnh cho dân, ở ngay bên cạnh 10 pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam

Mười pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam. Đó là đánh giá của cố học giả Trần Quốc Vượng, đã được dẫn trong bài.

Về mười pho tượng đá này, đã đi nhanh ở đây (xem mục bổ sung). Khu vực làng Đào Xá (xã An Đồng) này, là một trong những địa bàn mà chúng tôi du lãng trở đi trở lại nhiều lần trong các năm qua.

18/01/2017

Tiếp câu chuyện làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2017)

Chủ đề hai cái Tết đã bàn nhiều năm qua trên blog này.

Từ thập niên 1960, đã có đề án bỏ âm lịch và Tết Nguyên đán, của nhóm Nguyễn Xiển (đăng lên blog từ 2010, đăng lại năm 2014, ở đây). Đề án Nguyễn Xiển đã được trình lên. Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác.

Sau năm 2000, câu chuyện được bàn lại. Mấy năm nay lại có phần sôi động hơn (ví dụ xem các me giận dữ với bác Võ Tòng Xuân hồi các năm 2005-2009, ở đây).

06/09/2016

Đường Trần Quốc Vượng và đường Nguyễn Hồng Phong

Tên của hai nhà sử học Việt Nam mới được đặt cho hai con đường.

Ở Phủ Lý. Mà không phải ở Hà Nội (ở Hà Nội cũng đã có đường Trần Quốc Vượng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy).

Đường Nguyễn Hồng Phong giao cắt đường Lê Duẩn.

03/02/2016

100 năm Xuân Diệu và thói quen "kem trứng đánh đường"

Kỉ niệm được ghi lại sau cả nửa thế kỉ, của nhà thơ Bùi Kim Anh.

Bà vốn là cô giáo dạy Văn phổ thông. Là phụ huynh của một bạn học của chúng tôi. Thời mà Trinh Đường làm tuyển thơ Việt Nam, chúng tôi có dịp liếc liếc. Ông chọn thơ của Bùi Kim Anh vào tập đó, với bản thảo đánh máy, tôi cũng có dịp liếc liếc sau câu tâm sự của ông đại khái: "Hai mẹ con cùng làm thơ. Nhưng mình chọn thơ của người mẹ".

Thói quen "kem trứng đánh đường" của Xuân Diệu làm chợt nhớ về thói quen "no beer no class" (không có bia không lên lớp) của Trần Quốc Vượng.

16/06/2015

Đối sách của Mạc Đăng Dung qua tường thuật của Hồ Bạch Thảo

Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
Dịch thoát ý : Dân là thứ nhất, sau đến xã tắc, và cuối cùng mới là vua 
(Mạnh tử)


Thiết nghĩ rằng thần Đăng Dung có tội, còn dân đen vô can. Thiên tử không nỡ vì lỗi của riêng thần, mà chém giết dân chúng. Thần may mắn được vì dân chúng, nên không tiếc chút hơi tàn 
(Mạc Đăng Dung)

15/06/2015

Sử gia Nguyễn Văn Siêu đã luận giải : Mạc Đăng Dung không cắt đất

Nguyên bản của Nguyễn Văn Siêu (xem ở dưới) là: "phi cát địa dĩ cầu hối dã". Dịch trực tiếp là: "không phải cắt đất để hối lộ vậy".

Về việc "cắt đất dâng Minh của Mạc Đăng Dung", thì từ lâu, đã có rất nhiều nhà sử học xem xét lại, chỉ ra rằng: đó chỉ là đối sách giả vờ mà thôi. Chứ thực ra, trên thực tế, không hề có chuyện cắt đất (ví dụ luận giải của Trần Quốc Vượng ở entry trước).

Trần Quốc Vượng (dẫn theo Đào Duy Anh) thì chỉ ra là Đại Việt sử kí toàn thư nhầm lẫn. Nếu rõ hơn nữa, thì ghi chép trong ĐVSKTT thực chất là một luận điệu vu cáo của phía Lê Trịnh. Việc vu cáo này đã được chỉ ra ở nhiều chỗ khác nhau, bởi nhiều người khác nhau. Một dạng tâm lí chiến. 

Sử gia Trần Quốc Vượng luận giải về đối sách "thần phục giả vờ" của Mạc Đăng Dung

Thần phục giả vờ để có độc lập thực chất là bài học lịch sử cả ngàn năm. Phương cách để tồn tại ở bên cạnh một ông khổng lồ. Từ họ Khúc đến họ Nguyễn sau này, kể cả Nguyễn Quang Trung, đều như vậy cả. Cớ sao chỉ mình Mạc Đăng Dung bị phê phán.

Đó là ý của Trần Quốc Vượng.

Dưới đây là nguyên văn kiến giải của sử gia Trần Quốc Vượng về đối sách ngoại giao của Mạc Đăng Dung. Ông có nhiều bài về nhà Mạc, có bài rất dài. Ở đây, chỉ là trích một đoạn trong một bài.

02/05/2015

Nhà sử học viết sử, hay viết truyền thuyết : cụ Trần viết về Mẫu Liễu và Trạng Bùng

Liam đã phê bình các công trình sử học của Trần Quốc Vượng (ví dụ ở đây).

Quả là rất khó đỡ.

Ví dụ, cũng trong cuốn sách mà Liam hay sử dụng ở trên (in năm 2000), thì cụ Trần có viết như dưới đây về Mẫu Liễu và Trạng Bùng (về trạng Bùng có thể xem lại ở đây).