Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/02/2014

Đông Quản (Quảng Đông) hiện nay và Hà Nội 1930s-1940s : 10% dân số liên quan đến nghề bán hoa

Báo chí Việt Nam đang gọi là "Đông Quản". Còn tôi thì quen gọi là Đông Hoán, thành ra không gọi khác được. Mấy lần du lãng trên đất Đông Hoán, nhưng chưa từng đến khu phố đèn đỏ ở đây để thưởng lãm. Kể ra, thế là chưa đến Đông Hoán mất rồi ! Cũng bởi toàn giao lưu với giới nhà chùa nhà trường mỗi khi tới Quảng Châu - Đông Hoán.

Theo báo chí Việt Nam thì : "Nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ Châu Giang, Đông Quản là thành phố được mệnh danh “kinh đô tình dục” của Trung Quốc. Với chỉ hơn 8 triệu dân nhưng có 10% dân số Đông Quản có liên quan tới mại dâm. Trong đó, theo số liệu của South China Morning Post, có khoảng 300.000 cô gái đang hiện đang hành nghề ở thành phố này". Tạm tin như vậy, mà chưa tra cứu tư liệu nguồn.

13/02/2014

Hội đàm chính thức đầu tiên, của đồng chí Bất Phá (Nhật Bản) và đồng chí Hồ Chí Minh, phải sử dụng tiếng Trung Quốc để trùng dịch

Hôm trước đã kể bằng kỉ niệm của chính bản thân tôi về nghệ sĩ chuyên hát enka của Nhật Bản là Sugi Ryotara. Như một lời cảm ơn.

Hôm nay, xin kể về cuộc hội đàm đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản vào thập niên 1960, tại Hà Nội, mà hai nhân vật chính là Hồ Chí MinhFuwa Tetsuzo 不破哲三. Kể qua tư liệu vừa được công khai của ông Fuwa 不破 - người hiện giữ ngôi tạm gọi là tiên chỉ của Đảng Cộng sản Nhật Bản (chúng tôi gọi tên bác này là Bất Phá theo âm Hán Việt, với nghĩa "không thể phá được", "không tiêu diệt được"; mà quả thực, tên Bất Phá là bác ấy đặt ra, tức bút danh, còn tên thực thì không phải vậy).

Năm 1962 (tại Hà Nội):
Tháng 2 năm 1966, đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Bất Phá cùng nâng cốc

11/02/2014

Các Phật Bà hay các Thánh Nữ hãy ra tay chứng minh khả năng siêu phàm của mình

Cuộc chiến giữa "Phật Bà" và "Uyên Bà" (Ưu Bà Bà) vẫn đang tiếp diễn. Gia đình nạn nhân vụ thẩm mĩ viện Cát Tường cũng chưa dừng cuộc tìm kiếm, dù gần như đã vô vọng.

Quảng Châu loan thuộc nước Đông Pháp (1898 - 1945)

Lẽ ra vùng Quảng Châu loan (vũng Quảng Châu, vịnh Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) vẫn thuộc vào nước Pháp cho tới năm 2000, nếu không có sự kiện trục phát-xít thất bại năm 1945. Cuối cùng Quảng Châu loan được người Pháp trả cho Trung Quốc sớm hơn thời hạn tới hơn 50 năm.

10/02/2014

Thêm một bộ phim do người Việt sản xuất thời 1920s ở Hà Nội

Ở một entry trước, đã nói về bộ phim sản xuất năm 1926, bởi Hương Ký ở Hà Nội. Phim về cụ Phan Bội Châu, mà là do chính bản thân cụ đóng vai chính (tức tự mình đóng về mình).

Thăm nhà cụ Hosoi ở vùng ngoại ô Đông Kinh

Nhà mình ở Odai, em đừng khóc


Lối nhỏ dẫn vào nhà cụ luôn thấy cái cột điện sừng sừng ở cuối đường. Đi quá lên một chút, ở sau cái cột điện ấy, là một đường tàu điện (ngồi trong nhà cụ nghe rất rõ tiếng tàu điện chạy qua, tuy không thấy). Nếu lên tàu ở ga ấy, thì chỉ khoảng 30 phút, là vào tới trung tâm thành phố.

Nhà cụ ở đối diện với cái máy bán nước tự động 
(cái máy sơn màu đỏ ấy là do công ty bán lẻ vừa mới đặt, tôi chưa từng mua nước ở đó bao giờ là vì vậy)

09/02/2014

Cô Nghi vừa được cô Doan tặng Huân chương Lao động hạng 3 (tháng 8 năm 2013)

Bây giờ, đang ở Phủ Tây Hồ. Năm nay, tức mấy hôm trước, cô Doan đến chúc Tết ở đây (Ban Quản lí Di tích Phủ Tây Hồ đón tiếp). Nhân thế, một ông đồng đang chấp tác ở đó, có nhắc: cô Doan cũng vừa mới tặng huân chương cho cô Nghi đó.

Đại khái như sau.

08/02/2014

Nguyễn Ái Quốc năm 1940 cầu nguyện cho linh hồn dân Việt Nam được tiếp dẫn tới Mạc Tư Khoa của Stalin

Tính xác thực của bài sớ ứng khẩu dưới đây đã được các nhân chứng, cũng như các nhà nghiên cứu về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam xác nhận.

Đó là năm 1940, tại Vân Nam (Trung Quốc). Quân đội Nhật đã gây thảm sát (ném bom vào khu dân thường), trong đó, có tới mấy chục mạng Việt kiều. Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên đã trực tiếp trở thành hai thầy cúng (đạo sĩ) làm ma cho họ.

Nguyễn Ái Quốc viết năm 1940 : "Trung - Việt khác nào môi với răng"

Lấy nguyên từ bộ sách.

Tác giả viết trong vai một kí giả Trung Quốc sang Việt Nam chơi và ghi lại ca dao của nước ấy. 

Nhắc nhở của báo Gia Lai (10/2013): Cần xác minh thông tin chính xác

Ảnh trong bài của báo Gia Lai

06/02/2014

Thử xem khả năng siêu phàm của cô Hòa : Hộp quẹt zippo và đèn pin nằm sâu dưới nền nhà, ở trong tăng đã nát (4/2013), thật hay giả ?

Bạn nào có hứng thú, cần xem 3 đoạn clip đã nằm trên YouTube. Mà phải xem kĩ lưỡng mới được.

Để tiết kiệm một chút thời gian có thể, tôi tạm tóm tắt sự việc như sau (qua 2 tấm ảnh được cắt ra từ các đoạn clip nói trên, và 1 tấm ảnh lấy về từ trang Đông La).

1. Tổng quát toàn sự kiện:



2. Trước khi đào nền nhà, cô Hòa vẽ trên giấy hai cái hình mà cô đã "thấu thị":


3. Kết quả là, đã đào sâu xuống nền nhà và tìm thấy:


Hộp quẹt Zippo trong chiến tranh Việt Nam (Phú Riềng, Phú Bài, Đà Nẵng, Củ Chi, ...)

05/02/2014

Hình ảnh nhãn tiền về não trạng hiện tại của giáo dục làm người ở Việt Nam

van-mieu-dau-nam-6-5333-1391493126.jpg
2014, Văn Miếu Quốc từ giám ở Hà Nội (Nguồn)
Con gái lớn của đại gia Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai) tự nói về bố mình, và trong so sánh với đại gia Bill Gates: "Bạn bè con nhiều đứa bảo chẳng cần vào đại học cũng giàu, như Bill Gates, như ông Đức". Đại ý là đúng với tinh thần ngạn ngữ học dốt lắm tiền trong tiếng Việt (toàn câu là văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền). Câu ấy có lẽ đã lỗi thời, hoặc phải hiểu theo nghĩa mềm đi, là bởi vì, thật ra, Bill và Đức không thể gọi là dốt được, chỉ là họ chưa "vào đại học" hay chưa tốt nghiệp đại học mà thôi.

04/02/2014

Cảm ơn bác Sugi

Bây giờ, mới nghe tin chính phủ Nhật Bản chuẩn bị tặng Thư Cảm ơn cho nghệ sĩ chuyên hát enka là Sugi Ryotaro

Một thư cảm ơn sau mấy chục năm cống hiến cho một con người, trong hoạt động kết nối quan hệ hữu nghị ở tầm dân dã giữa Nhật Bản và Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á khác. Chưa phải bằng khen, lại càng chưa phải huy chương hay huân chương.

Thư của quốc vương Lưu Cầu (Okinawa - Nhật Bản) gửi cho vua Lợn hay vua Quỷ của Đại Việt năm 1509

Về hai ông vua Quỷ và vua Lợn, đều là con cháu của hoàng đế Lê Lợi, có thể đọc lại ở đây.

Đầu năm mới hãy nghe cụ Hà Văn Thủy giảng giải: Không có cái gọi là từ Hán Việt

Nhiều bài viết của cụ Thùy rất vui nhộn, tôi đọc chủ yếu để giải trí. Cụ Tạ Chí Đại Trường mới đây đã đành than lên rằng: sử học ngày nay là thứ học thổ tả (thật ra, cụ viết là Sử Việt thời thổ tả).


Dưới đây là một bài vui nhộn mới nhất.

Vùng văn hóa Hồ Tây và Phủ Tây Hồ - VTC5 (2013)

Đã xuất bản vào 23-05-2013



03/02/2014

Cuộc chiến tiếp diễn : Thu Uyên vẫn tố trên truyền hình, Đông La đang viết loạt bài về khả năng siêu phàm của cô Hòa

Nguồn

Cuộc chiến giữa Thu Uyên (VTV, công ty gia đình SGBS) và Phan Thị Bích Hằng tưởng như có phần lắng xuống. Không thấy Triển hộ vệ đâu nữa, cũng không thấy Bích Hằng ra tay với vụ Cát Tường cho dù đã kì vọng. Thấp thoáng thấy có anh Quân, nhưng rút cục cũng chẳng còn tăm hơi.

Thì bây giờ, bác Đông La đang thực sự vào cuộc. Tựa như chuyển sang cuộc chiến Uyên La (viết vui).

Theo thông tin của trang Đông La, thì Đoàn tâm đức Yên Bái đã chính thức khởi kiện Thu Uyên. Đấu tranh tại tòa chưa biết sẽ vận động ra sao, nhưng tôi thì có quan tâm đến loạt bài bác Đông La đang đi về cô Hòa. Đến hiện tại (ngày 2 tháng 2 năm 2014), tất cả những trình ra, với tôi, hầu như không có tính thuyết phục gì cả, chỉ như hàng tâm lí chiến. Mong bác Đông La đưa những gì thuyết phục hơn (có thể ở các bài sắp tới sẽ có).




Dân ta vẫn đốt pháo (2014)

Nhiều nơi tuyệt đối tuân thủ pháp lệnh, không có bất cứ tiếng nổ nào, dù nhỏ nhất, trong đêm giao thừa và những ngày sau đó. Hỏi người dân, được biết: trước đây, địa phương có đốt pháo, đã bị trừ tiền ngân sách (rút bớt số tiền tính ra hàng tỉ trong tổng ngân sách cấp theo năm cho địa phương). Cứ đánh thẳng vào hầu bao như vậy, chắc sẽ ổn.

Nhưng đâu có phải thế.

Nhiều nơi vẫn xác pháo đỏ đường. 

Xác pháo trên đường phố Nam Định - 1

Tờ Nhà báo & Công luận đăng tải thơ đương đại Việt Nam

Đó là tập thơ Việt Nam đương đại The Deluge: New Vietnamese Poetry do thi sĩ Đinh Linh tuyển chọn và dịch sang tiếng Anh, mới xuất bản tại Mĩ, mà tôi đã giới thiệu khoảng nửa tháng trước.

Cái hình dưới đây cũng đã vừa xuất hiện trên tờ Nhà báo & Công luận (đáng cười là báo này ghi bản quyền không đáng có của mình vào tấm hình đó):

Deluge

02/02/2014

Một dự đoán về bức tranh Việt Nam năm 2014 và những năm sau đó

Hãy tạm thời chưa tính đến bối cảnh của dự đoán này, mà xem nó thuần túy như là một bài báo có nội dung. Để đọc tham khảo, có thể xem lại cái này.

Cần đọc cái kết luận của bài trước: "Hãy hành động, hành động và hành động ! Vì dân sinh, dân quyền, dân chủ và dân trí ! Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ cùng xã hội dân sự ở Việt Nam.//. Phải thay đổi về não trạng của chính quyền và nhận thức của người dân để có thể cống hiến cho xã hội nhiều hơn nữa. Phong trào dân sự và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình khởi động trong 3-4 năm tới. Và nếu được tổ chức tốt, xã hội dân sự hoàn toàn có thể góp sức cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân tộc".

Còn toàn văn, đọc ở dưới đây.

27/01/2014

Mừng xuân mới 2014 ở tổ dân phố

Ông tổ trưởng tổ dân phố là con cháu của thổ ti người Tày. Tổ tiên đã nối đời hùng cứ một phương trời đất bắc hàng thế kỉ, quan hệ sâu sắc với Tây Tàu Nhật các loại. Bởi vậy, dù gì thì gì, cho đến tận bây giờ, ông vẫn làm việc rất có nguyên tắc, cứ theo đúng chỉ thị bên trên mà làm.

Nhiều năm nay, ông đã cho kẻ ở nhà hội họp của tổ dân phố hàng chữ như sau:


23/01/2014

Một ngôi đình của người Việt trên đất Trung Hoa : Vẫn dáng dấp và lối nghĩ Việt

Ở giữa đất Trung Hoa, nhưng cái kiểu mái nhà, hình lưỡng long chầu nguyệt ở trên mái, các hàng cột quấn long, cho ta cảm nhận được phong khí Việt khá rõ ràng.

Có một ngôi đình như vậy, của người Việt (người Kinh) đang cư trú ở Trung Quốc, ở thời điểm hiện tại. Tổ tiên họ đã sang Trung Hoa từ trước thời mà Lê Quí Đôn đi sứ thiên triều.

Lê Quí Đôn đã nghe họ khóc, dĩ nhiên bằng tiếng Việt, trong một buổi chiều bảng lảng hoàng hôn. Hai bên bịn rịn khôn nguôi.

Ngôi đình

22/01/2014

Phải chăng Mẫu Liễu đã giáng trần thành bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Nguyễn Ái Quốc) ?

Có thể xem đây là một phát kiến lớn nhất, tân kì bậc nhất từ trước đến nay trong nghiên cứu về Mẫu Liễu ở Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết mới đăng trên tờ Văn hóa Nghệ An của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên.


Bản in trên giấy, Văn hóa Nghệ An số 256

Dừng lại ở đền Mẫu Liễu ngay trước cửa khẩu quốc tế Lào Cai (dòng Nậm Thi và Hà Khẩu)


Mỗi lần đứng ngắm cửa Hà Khẩu từ đền Mẫu Liễu này, dù là hè hay là đông, tôi đều thấy một cánh chim bay từ bờ Nậm Thi bên này sang bên kia hoặc ngược lại. Không rõ giống chim gì, và chưa từng chớp được hình của nó. 

Mùa hè thì thường có người bán tào phớ dạo đi loanh quanh khu vực đền cửa khẩu. Bây giờ, không thấy anh, cũng đâm ra nhớ, bởi đó là một trong những người có thâm niên ở đây mà tôi thường gặp đầu tiên mỗi khi đến.

Đền Mẫu Liễu ở đây, theo tư liệu của phía Sở Văn hóa Lào Cai (gọi tắt) cộng với tư liệu điều tra của tôi, thì đã có từ thế kỉ 19. Vài năm trước, đền được công nhận là di tích cấp quốc gia.


Tạm thời, tôi chưa đưa ảnh của mình, mà tạm xem ở đây

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.

18/01/2014

BÙI ĐỨC HƯNG : Tên anh tự viết trên vành mũ cối gần nửa thế kỉ trước

Bây giờ, VnEx vừa đã đi một bài mới về chiếc mũ cối. Bài và ảnh đều ghi của Quỳnh Trang, trong đó, có một đoạn: "Chiếc mũ cối khắc hình chim bồ câu và dòng tên Bùi Đức Hưng giờ được đặt ở vị trí trang trọng, bên bàn thờ người liệt sĩ. Họ hàng ông Hưng coi đó là tài sản vô giá và là lời nhắc con cháu luôn sống noi gương". Nhưng không hề trình ra cái ảnh về "dòng tên Bùi Đức Hưng" nào cả.

Chắc là vẫn có ý ủ.

Vậy thì, khỏi phải để VnEx ủ ảnh làm gì, tôi công bố luôn cái dòng tên của người liệt sĩ, như sau:



17/01/2014

Tên người liệt sĩ ấy là BÙI ĐỨC HÙNG hay BÙI ĐỨC HƯNG : Báo chí Việt Nam làm việc thực, hay học theo các nhà ngoại cảm rởm ?

Bây giờ, sau khoảng nửa ngày tôi đưa vấn đề, thì VnEx đã chỉnh sửa bài, cho thấy được tinh thần cầu thị đáng có. Tuy nhiên, sự cầu thị ấy là chưa đủ. Họ chỉ có thể ghi tên người dịch bài, chứ không thể ghi tên tác giả đàng hoàng như vậy được.

Thêm nữa, mặc dù VnEx đã sửa "Bui Duc Hung" thành "Bùi Đức Hưng", và "Bui Duc Duc" thành "Bùi Đức Dục", nhưng vấn đề mới lại phát sinh. Tức là: VnEx nghiêm túc sửa thành như thế sau kết quả điều tra (với quê nhà của liệt sĩ, với Bộ Quốc phòng Việt Nam), hay chỉ tự tiện sửa theo lối đoán mò của các nhà ngoại cảm rởm ?

Trích đoạn cuối bài đã chỉnh sửa của VnEx

Phải hỏi cho ra nhẽ như vậy, là vì, tờ Thể thao & Văn hóa lại phiên cái tên của người liệt sĩ ấy là Bùi Đức Hùng, chứ không phải Bùi Đức Hưng như VnEx (xem tư liệu dán ở dưới entry này).

Chỉ riêng với một cái tên, hết sức đáng trân trọng, hết sức cần sự chính xác tuyệt đối, của người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, dù hiển hiện nhưng cũng bị đối xử như vậy. Tên quê của anh cũng bị nhập nhèm (đằng là Hương Nộn, đằng là Dương Nộn). Nói chi nữa đến phần xương cốt của các anh đã nằm dưới lòng đất tới cả nửa thế kỉ.

16/01/2014

Chiếc mũ cối của liệt sĩ Bui Duc Hung có người nhà là Bui Duc Duc, và lối làm báo BẤT LƯƠNG ở Việt Nam hiện nay

Một chiếc mũ cối của một người lính Việt Nam đã lưu lạc sang đất Mĩ gần 50 năm (một chiến binh Hoa Kì đã mang nó về nhà như một kỉ niệm của chiến trường). 

Mới đây, chiếc mũ ấy đã được các cựu chiến binh Hoa Kì trao trả lại cho gia đình người lính Việt Nam - anh ấy đã trở thành liệt sĩ.

Chiếc mũ cối được trả lại sau gần 50 năm lưu lạc (nguồn)

15/01/2014

Tới thăm cung đường mà ông Bảy đền Bảo Hà bắt đúng 7 người

Hôm qua, đã ghi lại tin đồn.

Hôm nay, tới tận nơi để mục kích sở thị.

Tạm đưa một cái ảnh, do chính tôi vừa chụp, ở chính nơi chiếc xe xấu số đã lao xuống:


13/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Ông Bảy đền Bảo Hà bắt đúng 7 người

Đó là lời đồn đang thấy rộ lên ở khu vực mấy huyện nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tôi chỉ ghi chép lại mà thôi.


Lúc ấy, cũng đã viết: "Phố Ràng được nối với đền Bảo Hà (thờ ông Bảy Bảo Hà) bằng một đoạn đường nhựa, nhưng hiện rất xấu, ổ gà ổ trâu có thể làm xe của bất cứ ai cũng bị mắc kẹt, trừ khi đó là loại dã chiến chuyên chạy đường rừng. Cũng may, xe mình chạy là loại có thể đi cả trên bờ ruộng".


hiện
Ảnh trong tư liệu dán cuối entry

Bây giờ, đang ở khu vực đền Bảo Hà, nghe chuyện người dân nói việc: mới đây, chỉ cách nay độ hai tháng, ông Bảy ở đền Bảo Hà vừa bắt 7 người. Đại khái họ kể rằng, có một đoàn con hương đệ tử hơn 40 người từ Hải Phòng tới đến Bảo Hà để dâng lễ, bằng xe hành hương hạng sang, giữa chừng quay lại (do đường từ Phố Ràng đến đền Bảo Hà xấu quá), và trên đường quay lại thì bị gặp nạn (xe lao xuống vực). Có 7 người đã tử nạn ngay tại chỗ.

Tạ Chí Đại Trường : Sử việt thời thổ tả (iv): chuyện gia phả, tông phả họ hàng nhà ta

Bài mới xuất hiện trên Damau. Có không ít chi tiết bị sai lạc hay nhầm lẫn (sẽ nói sau). Có thể do cụ Tạ viết vội, hoặc cảm xúc quá, nên chưa kịp tra cứu lại.

Từ đây trở xuống là chép nguyên xi về.

---
Gia phả ở Việt Nam và dấu vết “phong trào” bây giờ
Gia phả viết bằng chữ Hán của các dòng họ lớn Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt (2006) trên kệ sách theo “Chương trình Nghiên cứu Gia phả Việt Nam của Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, thuộc Ðại học Quốc gia Hà Nội đề xuất và chủ trì, cộng tác với Viện Viễn Ðông Bác cổ Pháp (EFEO), Ðại học Paris VII (Pháp), Ðại học Alberta (Canada)”. Chúng tôi không được biết công việc đã đi đến đâu ngoài 8 bản dịch và chú thích cẩn thận được ghép chung trong Tủ sách Gia Phả Việt Nam do Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành. Vị trí địa lí của cơ quan chủ trì nghiên cứu chắc đã khơi dậy trong tiềm thức những người đảm trách công việc về sự chính thống xưa cũ nên đã khiến cho họ phổ biến gia phả của tộc Nguyễn Ðàng Trong mà không tìm đến gia phả họ Trịnh tương đương, dù rằng đã có bản in chữ quốc ngữ trước 1945 của ông Trịnh Như Tấu (Trịnh gia chính phả, được Nxb. Từ điển Bách khoa in lại 2008). Tất nhiên đã có sự yếu kém vì là sách soạn (1933) bởi người có Tây học, viết bằng chữ quốc ngữ kèm theo các bản vẽ ngô nghê, với tài liệu thú nhận không những lấy từ các chính sử mà còn từ cả Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim nữa nhưng dấu vết trước thời làm Chúa hẳn có thể còn đâu đó như chứng tỏ nơi một khuôn in ở đầu sách, như ông Hoàng Xuân Hãn đã ghi lại từ các bản nôm, Hán. Họ Trịnh không phải chỉ gồm những người làm Chúa mà còn các người ở các dòng thứ phái cũng đã có ghi trong sách của ông Trịnh mà các dấu vết riêng tư, nếu được chú ý tìm tòi thì cũng có thể dùng khai thác trong bộ sử chung như bất cứ tài liệu từ ở đâu khác. Vả lại dạng hình chữ quốc ngữ cũng không phải là thứ nên bị coi nhẹ. Chúng tôi đã từng thấy gia phả của nhà Thân Trọng viết bằng chữ quốc ngữ, có những chi tiết không ghi trong các bộ Thực lục, Liệt truyện.

12/01/2014

The Deluge: New Vietnamese Poetry - Một tuyển tập thơ Việt Nam đương đại vừa xuất bản ở Mĩ

Về tập này, từ mấy năm trước, đã thấy tin ở đây. Bản dịch tiếng Việt của bài ấy ở đây. Tôi đã điểm tin trên blog cũ.

Bây giờ, trên blog của nhà thơ Đinh Linh đã thấy tin là tập thơ ấy vừa ra đời.

Deluge

Vĩnh Sính (1944-2014)

Lời dẫn: Đang trên đường du lãng, nên đến bây giờ tôi mới biết tin học giả Vĩnh Sính vừa từ trần. Tin ông bị ốm đã thấy từ những năm 2005-2006.

Nguyên chú:  Vĩnh Sĩnh nói chuyện về Thiền Nhật Bản và Thiền Việt Namtại chùa Khuông Việt (Orsay, Pháp) ngày 22.6.2002

06/01/2014

Nên giữ hay nên bỏ Tết âm : Cụ Hồ Chí Minh không cho bỏ

Vẫn là đăng lại entry cũ từ năm 2010, trên blog YH (đã đóng cửa)


Chuyện nên bỏ hay nên giữ Tết ta (Tết Nguyên đán), tức là cái Tết đang đến sát ngoài cửa mỗi gia đình nước Việt Nam này, tưởng là chuyện tầm phào, nhưng thật ra là một bài toán hóc búa.
Hóc là bởi vì, loang quanh thế nào, câu chuyện chuyển sang màu sắc "gìn giữ bản sắc dân tộc".
Cụ Hồ Chí Minh nhất định không cho bỏ Tết ta, cũng là vì cụ nhấn mạnh đó chính là "bản sắc dân tộc". Chuyện là thế này.

05/01/2014

Lại chuyện nên bỏ Tết âm hay không : Các me chửi dữ dội kẻ dám đề nghị bỏ

Đăng lại entry cũ từ 2010, trên blog cũ


Lời dẫn: Thời thuộc Pháp, nhất là thời 1930-1954, ở Hà Nội, từ "me" hay "các me", "me nó" được dùng để chỉ người phụ nữ. Phạm vi sử dụng hình như cũng có hạn chế tí chút thì phải, chủ yếu là cho các bà nhà có của, có vai vế trong giới trung và thượng lưu. Tuy nhiên, giới nữ bình dân cũng sử dụng nó, chứ không phải không.
Văn học thời kì ấy, xuất hiện những tay cự phách, như Tam Lang, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp, Lan Khai, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Chu Thiên, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Bạch Đình, Lộng Chương, Nguyễn Tuân,  vân vân, nhiều không kể hết. Nhờ có tác phẩm của họ, chúng ta biết đại khái về cái lối xưng hô "me" hay "các me" như trên.
Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, tôi muốn sử dụng từ "các me" cho một nhóm chị em tân thời. Nhóm này, gọi là "tân thời" cũng gọi tàm tạm thế thôi. Đó là các chị em (có lẫn cả một số anh em trong đó) thuộc diễn đàn WEB TRẺ THƠ – một trang mạng thu hút nhiều độc giả, rất bổ ích trong việc quản trị gia đình và nuôi dạy con cái.
Những tiện ích của Web Trẻ Thơ do các me sáng lập và điều hành đã được công nhận từ nhiều góc độ, bản thân tôi cũng vô cùng cảm ơn các me !
Còn riêng trong chủ đề nên giữ hay nên bỏ Tết âm thì các me trên Web Trẻ Thơ lại rất cứng rắn. Ai mà kêu gọi bỏ Tết âm là "chết" với các me, các me sẽ "chửi" cho bằng chết, dù các me có phải bịa ra tư liệu, bịa ra chứng cớ, nói quàng nói xiên đi chăng nữa. Các me "chửi" cho bõ tức, những cái ngữ người ấy, các me không tha đâu, dù là cụ Nguyễn Xiển (đảng trưởng của Đảng Xã hội Việt Nam trước đây, đã mất) hay là bác Võ Tòng Xuân (chuyên gia kinh tế, hiệu trưởng đại học, hiện đang ở Nam bộ Việt Nam).
Chẳng hạn cái me có níc-nềm là madeinviet đã công bố đoạn xả tức như sau vào ngày 29/12/2009, tức là hơn cả 1 năm trước. Tôi cứ lưu vào đây đã, chưa phân tích hay phản luận gì me cả, hồi sau, tôi sẽ trở lại.
Từ đây trở xuống là nguyên văn của me madeinviet (nguồn ở đây).

Đi tìm ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc - 1 (Hoàng Sĩ Khải)

"Lê Trung hưng về trước có Vịnh Kiều Hầu, Lê Trung hưng về sau có Đường Xuyên Tử " (Phan Huy Chú viết như vậy trong Lịch triều hiến chương loại chí).

Nhiều người cứ đinh ninh ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc là Hoàng Sĩ Khải. Nhưng đi tìm cụ thể, thì lại chưa ra.

03/01/2014

Hưu Nông Dân : Từ ý tưởng của Hồ Bá Quỳnh (Nghệ An), đến lời thề Thanh Văn (Hà Tây cũ)


Hãy xem ở phút 10:15 - 10:40, có một câu đại khái: đồng chí bí thư xã hình như được chỉ dẫn bởi anh linh của Bác Hồ đứng đằng sau. 

Ở đây, đằng sau, rõ ràng thấy có Bác Hồ Bá Quỳnh thật.

Hưu Nông Dân là ý tưởng của nhà kinh tế Hồ Bá Quỳnh ở xứ Nghệ - người được mệnh danh là "vua hiến kế tiền tỉ cho người nhưng không nuôi được vợ con". Nghe giông giống với "phong cách" của Các Mác ở nước Đức. Ý tưởng của anh đã được trình bày chi tiết trong luận văn Phó Tiến sĩ (đệ trình Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hồi giữa thập niên 1990), rồi ra thành sách Hưu nông dân. Tạm thời có thể đọc những bài giới thiệu giản dị như ở đây.