Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/02/2014

Nhắc nhở của báo Gia Lai (10/2013): Cần xác minh thông tin chính xác

Ảnh trong bài của báo Gia Lai

Toàn văn đọc ở dưới (lấy về từ báo Gia Lai).

Tuy nhiên trước khi đọc, hãy thử đối sánh với một ảnh khác trên blog của bác Đông La:




Hoặc thêm hai cái nữa, vẫn trên blog của bác Đông La:








Từ đây trở xuống thì đọc. Đọc xong, có thể xem lại 4 cái ảnh ở trên. Ông Cấn Văn Hành (đọc ở dưới) cũng đã viết đơn tố cáo Thu Uyên.


---
(GLO)- Sáng sớm 30-9, tại khu vực làng Kách (xã Ia Khươl-huyện Chư Pah) hàng chục chiếc xe taxi nối đuôi nhau xếp thành hàng dài đưa 4 gia đình thân nhân đi quy tập, cất bốc hài cốt liệt sĩ theo lời chỉ dẫn của một nhà ngoại cảm.

Rời khỏi taxi, hơn 30 người-chủ yếu là thân nhân của liệt sĩ với áo mưa, bạt, cuốc xẻng, rựa chặt cây, trái cây, bánh kẹo, nhang… tập trung tiến vào khu vực cây cối mọc rậm rạp khoảng hơn 100 mét-mà theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm-là nơi chôn cất 5 liệt sĩ: Trương Văn Hồng (Nghệ An), Phạm Xuân Sinh (Thái Bình), Nguyễn Quốc Hùng (Nam Định), Nguyễn Văn Nam (Vĩnh Phúc), Phạm Văn Lưu (Vĩnh Phúc). Song có điều mà chúng tôi thấy hơi lạ, 4 gia đình-không quen biết, lại ở những tỉnh thành khác nhau nhưng lại cùng tụ tập về một vị trí, trong cùng một thời điểm để quy tập hài cốt liệt sĩ (!).
Chiếc bi đông có khắc tên liệt sĩ Hùng. Ảnh: Phương Dung
Chiếc bi đông có khắc tên liệt sĩ Hùng. Ảnh: Phương Dung
“…Khóc không ra nước mắt”

Theo lời ông Cấn Văn Hành (thôn 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)-người trực tiếp chỉ huy cho chiến sĩ của mình chôn cất 5 liệt sĩ trên, thì năm 1971, khi đó ông đang là trung đội trưởng, đơn vị Z6 cơ động, trực thuộc Trung ương cục miền Nam tham gia trận đánh ở Kon Tum và đang trên đường rút quân theo hướng quốc lộ 19. Khi ngang qua đây, ông và đồng đội chứng kiến 5 chiến sĩ vừa bị hy sinh trong một trận pháo nên ông đã chỉ huy anh em chôn cất các chiến sĩ bằng những mảnh tăng rồi mới tiếp tục rút quân. Cũng theo ông Hành thì lúc đó trên người các liệt sĩ không có giấy tờ tùy thân, ông chỉ kịp hỏi tên và quê quán từng người để ghi vào sổ. Và khi chôn cất thì khu vực này là rừng cây với toàn cây lớn, nhưng bây giờ đã thay đổi rất nhiều, cây lớn không còn mà cây cối thì mọc um tùm nên rất khó tìm kiếm vị trí chính xác. Cũng theo ông Hành thì ông đã đi tìm thân nhân các liệt sĩ trên và thân nhân liệt sĩ đã nhờ ông đi cùng đến huyện Chư Pah để tìm kiếm người thân.

Về phía thân nhân gia đình liệt sĩ, họ đã tìm kiếm ở rất nhiều nghĩa trang trong cả nước nhiều năm liền nhưng đều vô vọng. Và khó có ngôn từ nào diễn tả hết niềm vui, sự xúc động của mỗi người ra sao khi họ trực tiếp nhìn thấy và cầm trên tay di vật của người anh, người cha, người chú mình. Bà Hà Thanh Nhàn (tỉnh Sơn La)-con dâu của liệt sĩ Phạm Xuân Sinh đã bật khóc khi cầm trên tay di vật của cha chồng là chiếc bi đông có khắc dòng chữ Phạm Xuân Sinh-Kb. “Tất cả những đau thương dồn nén trong suốt 43 năm qua đã khiến chúng tôi khóc không ra nước mắt. Khi ba hy sinh thì chồng tôi còn quá nhỏ nên mọi thông tin tìm kiếm đều dựa vào giấy báo tử: nhập ngũ năm 1966, đơn vị Kb và mất tại mặt trận phía Nam. Tối nào chúng tôi cũng lên mạng tìm kiếm ở tất cả các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc nhưng đều vô vọng. Sau đó, gia đình có đi tìm theo tâm linh và được biết bố mình đang nằm tại khu vực này. Khi cất bốc lên, chúng tôi tìm thấy một bình bi tông hình bầu dục màu bạc trên thân bi đông có khắc dòng chữ Phạm Xuân Sinh-Kb, cùng những mảnh vải quần và dây dù. Nếu không có kỷ vật ghi một số thông tin trùng với giấy báo tử thì chúng tôi cũng chưa hoàn toàn tin…”-bà Nhàn xúc động.

Còn với ông Nguyễn Gia Cường-em ruột liệt sĩ Nguyễn Quốc Hùng cũng đã cùng thân nhân của mình lặn lội từ Hà Nội vào đây với mong muốn đưa được hài cốt anh trai về an táng tại nghĩa trang quê nhà cho tiện việc chăm sóc, hương khói. Ông Cường cho biết: Gia đình cũng có đến đơn vị D6, E88, F308-ghi trong giấy báo tử để tìm kiếm vị trí chôn cất anh Hùng nhưng không tìm được thông tin nào. Sau này có người chỉ cho chúng tôi đến tìm nhà ngoại cảm và được biết là anh Hùng được an táng ở khu vực phía trong này nhưng vị trí cụ thể thì nhà ngoại cảm phải vào đến nơi mới có thể xác định được. Khi tìm thấy di vật của anh trai là chiếc bi đông có dòng chữ nổi bằng tiếng Anh và tên Nguyễn Quốc Hùng-D6E88 mọi người đã vỡ òa niềm hạnh phúc…
Các bi đông có khắc tên liệt sĩ. Ảnh: Phương Dung
Các bi đông có khắc tên liệt sĩ. Ảnh: Phương Dung
“Chưa có căn cứ để xác định hài cốt”

Sau bao năm tìm kiếm, họ-những thân nhân liệt sĩ được ôm vào lòng  những di vật của người thân mình-cảm xúc ấy thật khó diễn tả bằng lời. Tuy nhiên, có những điều trùng hợp đến kỳ lạ: Trong 4 ngôi mộ được cất bốc trong ngày 30-9 (còn một hài cốt chưa được cất bốc vì không có người nhà đi cùng) thì có 3 ngôi mộ tìm thấy di vật là bi đông có khắc tên liệt sĩ (một ngôi mộ không tìm thấy tên nhưng có lọ thuốc và một vài mảnh tăng). Hơn nữa, ngoài những di vật đã tìm kiếm được như bi đông, mảnh tăng, lọ thuốc thì tịnh không tìm thấy mẩu xương, chiếc răng hay sợi tóc nào còn sót lại của liệt sĩ… Mà theo một số chuyên gia thì có những bộ phận trên cơ thể con người như: răng, tóc… rất khó phân hủy theo thời gian…

Hơn nữa, theo lời ông Cấn Văn Hành thì các liệt sĩ đã được ông chôn cất vào tháng 7-1971 và hy sinh trong một trận pháo, song trong giấy báo tử của mỗi liệt sĩ lại ghi năm hy sinh, nơi an táng không giống nhau: liệt sĩ Trương Văn Hồng, đơn vị Trung đoàn 320, hy sinh năm 1966 và nơi an táng là Nghĩa trang viện 2; liệt sĩ Nguyễn Quốc Hùng, đơn vị D6E88, hy sinh năm 1972, tại phía Nam Quân khu 4 và được mai táng tại nghĩa trang đơn vị; liệt sĩ Phạm Xuân Sinh hy sinh năm 1970… Chưa hết, ông Hành cho chúng tôi biết khi chôn cất, trên người các liệt sỹ không có giấy tờ tùy thân nên ông chỉ kịp hỏi tên, quê quán từng người nhưng khi chúng tôi hỏi ông: Bác đã hỏi ai? thì ông Hành trả lời là hỏi chính những người trong đơn vị của các liệt sĩ. Vậy tại sao đồng đội trong đơn vị của các liệt sĩ không chôn cất mà phải nhờ đến ông Hành chỉ đạo lính của đơn vị mình (!?)… Có mặt tại buổi tìm kiếm, quy tập hài cốt của thân nhân gia đình, Đại tá Nguyễn Hữu Lợi-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho rằng: “Chưa có căn cứ để xác định đây là hài cốt của các liệt sĩ!”.
Khu vực quy tập mộ liệt sĩ! Ảnh: Phương Dung
Khu vực quy tập mộ liệt sĩ. Ảnh: Phương Dung
…Việc cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ của các tổ chức, cá nhân hiện nay là điều rất đáng quý và mong muốn tìm kiếm được hài cốt liệt sĩ của thân nhân là điều mà ai cũng trân trọng… tuy nhiên, theo công văn mới nhất của Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị gửi Cục Chính trị Quân khu IV, V và VII thì từ tháng 1-2013 đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh các tỉnh: Quảng Trị, Đak Lak, Bình Phước đã cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ của các nhà ngoại cảm cho các địa phương và đề nghị tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập (có cả lực lượng quân đội); kết quả tìm kiếm cho thấy không có sự xác thực và có nhiều dấu hiệu không bình thường… Do đó, Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị đề nghị Cục Chính trị các Quân khu chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện tốt một số nội dung về xác minh thông tin; kiểm tra, xác minh hài cốt, di vật tìm kiếm, cất bốc được… nhằm kịp thời ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng, giả mạo, thất thiệt, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, tình cảm tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ và tình hình xã hội ở các địa phương.

Phương Dung


---





BỔ SUNG






1. Ngày 14/10/2018

Lấy nguyên về từ blog Đông La

"
CHỦ NHẬT, 14 THÁNG 10, 2018


Sau khi ở Mỹ về, cả nhà tôi, trai, gái, dâu, rể, cháu ngoại, đã về quê, thăm ngôi nhà của cha, mẹ tôi, ra nghĩa trang thăm mồ mả, và cuối cùng tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời họ hàng và hàng xóm lân cận tới dự để chúng tôi trình diện những thành viên mới của gia đình. Sau đó, gia đình tôi đi du lịch vài nơi cho cô con dâu người Mỹ gốc Việt hiểu phần nào về nguồn cội của mình. Xong xuôi, khi hai vợ, chồng đứa con trở lại Mỹ, tôi lại ra Vườn Vải thăm cô Hoà, cũng nhờ cô về chuyện mồ mả của mẹ tôi.
Tôi đến chỗ cô đúng lúc lại ồn ào chuyện xét xử ông Thu mua hai con rắn nấu cao. Ông từng có đơn kêu cứu mình đã bị công an Phúc Yên (Vĩnh Phúc) , vin vào chuyện ông mua hai con rắn, đã “làm nhục, ép cung, mớm cung” ông, với mục đích ép ông nhận việc làm cái bình tông, khắc tên liệt sĩ, để đưa cho cô Hoà chôn xuống mộ làm giả vật chứng!
Đúng là không chỉ công an cỡ Phúc Yên mà cả những quan chức cỡ “triều đình” khi còn chức họ tưởng mình có quyền lực vô hạn, muốn làm gì cũng được, không sợ quả báo khi làm những điều sai trái. Tôi từng thật e ngại cho họ khi chuyện tìm mộ liệt sĩ là một chính sách đền ơn đáp nghĩa thiêng liêng nhưng khi cô Vũ Thị Hoà giúp các cơ quan, gia đình tìm ra, những người trực tiếp thực hiện như Tướng Doanh từng làm đơn gởi đủ các cấp, từng sẵn sàng ra toà án binh chịu xử bắn nếu họ tìm sai, nhưng những người có trách nhiệm từ thấp đến những nơi cao nhất vẫn không chịu công nhận. Không biết có phải do bị quả báo không mà những người tưởng mãi có quyền “nghiêng Trời, lệch đất”, không ai có thể làm mất chức họ, vậy mà đã mất chức; người thì hoàn toàn mất tăm, mất dạng; người có xuất hiện trên tivi trong các sự kiện buộc phải có mặt thì trông mặ họ u ám và thiểu não làm sao!
Thực tế chuyện chiếc bình tông liên quan đến cô Hoà nói trên là chuyện của ông Cấn Văn Hành ở Tỉnh Bình Phước. Một người đã nhặt được chiếc bình tông có khắc tên liệt sĩ Cấn Văn Học trên rẫy sắn (khoai mỳ) là anh ông nên họ đã chuyền nhau đưa cho ông, chứ khi cô Hoà tìm thấy mộ LS Cấn Văn Học thì hoàn toàn không có chiếc bình tông đó, nghĩa là cô Hoà không dính dáng gì đến chiếc bình tông. Ông Hành từng đến nhà tôi mấy lần nhờ tôi viết đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ tịch tỉnh Bình Phước, vì ông Trăm đã cho người đập mộ anh ông là liệt sĩ Cấn Văn Học, được xây sau quy tập, mong tạo lập được chứng cớ về chiếc bình tông để hại cô Vũ Thị Hoà. Làm vậy vì ông Trăm cũng từng ở Quân Khu 7, chính là nơi đầu tiên đã vu khống cô. Chính ông Trăm này không biết có phải do quả báo không, mà ngày 20-2-2017 đã phải “xin lỗi chính phủ” vì những sai phạm, yếu kém của Bình Phước.
Chưa hết, mới đây, theo https://baomoi.com/ , 8-10-2018, đưa tin:
“Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước bị thanh tra”:
“Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm bị thanh tra trong việc thực hiện pháp luật trách nhiệm về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
Ngày 8/10, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định Thanh tra số 846/QĐ-TTCP ngày 1/10/2018 của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện pháp luật trách nhiệm về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó có đất đai nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh”.
Vì vậy, những cơ quan công quyền ở Phúc Yên đang mượn cớ ông Thu mua hai con rắn nấu cao để tìm mọi cách hại cô Vũ Thị Hoà hãy coi chừng!
Vườn Vải Phúc Yên
14-10-2018
ĐÔNG LA

"
https://donglasg.blogspot.com/2018/10/chuyen-qua-bao.html



---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:





TRƯỜNG VONG trong Lí Thuyết Dây của Vật lí học hiện đại

"Phùng Chí Kiên còn đây" (đền thờ liệt sĩ huyện Diễn Châu, và bài văn của Võ Văn Trực)







- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%


- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó



1 nhận xét:

  1. 1. Ngày 14/10/2018

    Lấy nguyên về từ blog Đông La

    "
    CHỦ NHẬT, 14 THÁNG 10, 2018

    ĐÔNG LA
    CHUYỆN QUẢ BÁO

    Sau khi ở Mỹ về, cả nhà tôi, trai, gái, dâu, rể, cháu ngoại, đã về quê, thăm ngôi nhà của cha, mẹ tôi, ra nghĩa trang thăm mồ mả, và cuối cùng tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời họ hàng và hàng xóm lân cận tới dự để chúng tôi trình diện những thành viên mới của gia đình. Sau đó, gia đình tôi đi du lịch vài nơi cho cô con dâu người Mỹ gốc Việt hiểu phần nào về nguồn cội của mình. Xong xuôi, khi hai vợ, chồng đứa con trở lại Mỹ, tôi lại ra Vườn Vải thăm cô Hoà, cũng nhờ cô về chuyện mồ mả của mẹ tôi.
    Tôi đến chỗ cô đúng lúc lại ồn ào chuyện xét xử ông Thu mua hai con rắn nấu cao. Ông từng có đơn kêu cứu mình đã bị công an Phúc Yên (Vĩnh Phúc) , vin vào chuyện ông mua hai con rắn, đã “làm nhục, ép cung, mớm cung” ông, với mục đích ép ông nhận việc làm cái bình tông, khắc tên liệt sĩ, để đưa cho cô Hoà chôn xuống mộ làm giả vật chứng!

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.