Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường-phố-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường-phố-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

21/02/2020

Hợp nhất thôn và tổ dân phố ở Hà Nội 2020

Việc này đã được bàn bạc ở địa bàn dân cư trong năm 2019.

Lúc đầu, ở chỗ mình - nơi có bác tổ trưởng đặc biệt là con cháu cụ thổ ti, đã đi ở đây hay ở đây - cũng có lo ngại, vì sợ tổ mình phải hợp nhất vào với một tổ nữa. Mà nếu hợp nhất thế, thì điều kiện cứng tổ trưởng tổ dân phố phải là đảng viên, thì tổ mình mất luôn tổ trưởng ! Tức là, bác con cháu thổ ti hiện chưa có đảng, nếu hợp nhất diễn ra, thì bác ấy phải nghỉ, và tổ trưởng tự động là do nhân vật tổ trưởng của tổ bên kia đảm nhận.

Nhưng đến cuối năm thì cụ bí thư chi bộ thông báo lần cuối: không hợp nhất nữa. Lí do trình bày sau, mà xem ra, khá thú vị, phản ánh đặc trưng đô thị hóa của Việt Nam thời đầu thế kỉ XXI.

11/10/2019

Cổng đền màu đỏ Nhật Bản ở Hà Nội : Câu lạc bộ Wasabi ở Hàng Buồm

Mình thì luôn bị cuốn hút bởi màu đỏ của cổng đền Nhật Bản (ví dụ xem ở đâyở đây hay ở đây). Hiện đang thấy một cái ở số 57 Hàng Buồm - Hà Nội. Cách không xa Hồ Gươm.

Đợt trước, đã nói về các khu phố Nhật Bản hiện đại đang mọc lên, nhất là về đêm, ở khu vực gần gần với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, xem lại ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 8/2018).

Bây giờ là một số hình ảnh về CLB Wasabi trên phố Hàng Buồm - khu phố cổ Hà Nội. Nhìn bên ngoài, đáng chú ý là một cái cổng đền màu đỏ đặc trưng Nhật Bản.

Wasabi là tiếng Nhật, có nghĩa là "mù tạt" (từ quen dùng trong tiếng Việt hiện nay). Có thể hiểu như là CLB mù tạt.

14/04/2019

Qui hoạch thủ đô : mọi logic bị sụp đổ, đầu tiên là bởi giới chóp bu chây ì

Cốt tử của vấn đề cán bộ hiện nay là làm gương. Hầu như không còn thấy gương tốt (tốt một cách bình dị và thực sự). Chủ yếu là toàn gương xấu.

Qui hoạch thủ đô cũng vậy. Giới chóp bu hoàn toàn là "ngồi trên chóp" một cách chây ỳ. Hãy để cho các bộ trưởng và lãnh đạo các bộ đi làm bằng xe buýt cùng đi bộ. Chính phủ cần phải làm gương trước. Tôi đã ghi chép tản mạn hồi nghỉ lễ năm trước (đọc ở đây, ngày 31 tháng 12 năm 2017).

Nghỉ lễ năm nay, tháng 4 năm 2019, có một bài hay của một nhà báo (mình chưa biết vị này, nhưng một biện luận gọn mà trúng). Lâu rồi mới thấy có một bài báo viết tốt như vậy.

12/08/2018

Đường sắt trên cao : chạy thử tuyến Cát Linh - Hà Đông (tháng 8/2018)

Chậm trễ đến kì lạ (xem nhanh ở đâyở đây), rồi đến trung tuần tháng 8 năm 2018, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã vào hạng mục chạy thử thông tuyến (chạy một mạch, không dừng).

21/07/2018

Mưa dầm dề cả tuần biến thủ đô thành Hà Lội sau World Cup 2018

Một mùa bóng đá thế giới sôi động, nhiều kịch tính và rất đáng nhớ (xem ở đây hay ở đây).

Rồi ngay sau đó là "cơn bão" giáo dục Đại Việt nổi lên từ Hà Giang (ở đây). Cơn bão này còn đang quét mạnh qua nhiều nơi nữa. Sức công phá của nó, hiện thời còn chưa lường hết được.

17/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng phố cổ Hà Nội, tìm gặp chó đá và cốc bia vại

Một con phố vừa ra dáng vẻ Hà Nội thủ đô, lại vừa giữ được chất quê quê của làng xóm thuộc huyện Thọ Xương ngày trước (cũng cách không xa ngôi đền Cổ Lương của làng Cổ Lương ở bên bến sông Tô Lịch ăn thông ra sông Hồng hồi Pháp chưa chiếm thành Hà Nội). Khách sạn, văn phòng du lịch, cửa hàng ăn, cửa hàng đồ lưu niệm mọc san sát. Nhưng thường khá tĩnh lặng. Hè phố thoáng đãng, ngăn nắp.

01/02/2017

Phố sách xuân 2017 dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ : bộ "Tư tưởng" và tiểu thuyết đồng hạng giá 20k

Xe máy xe đạp xe ô-tô, các loại, được phép lưu thông quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày 5 Tết Đinh Dậu (tức ngày 1/2/2017). Cũng có nghĩa là sau khi lòng vòng quanh đó, sẽ được gửi xe vào bãi trông có phí ngay sát với phố sách xuân.

Phố sách xuân được mở ra dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ, dọc theo phố Lê Thạch. Góp mặt các nhà khá xôm tụ: Phương Nam, Phụ Nữ, Kim Đồng, Đông Tây, Văn học, Nhã Nam, AZ, Đinh Tị,... 

13/01/2017

Vấn nạn ùn tắc giao thông Hà Nội : treo giải 200.000 usd và những kế sách

Hồi trong năm 2016, một lần đi tắc-xi, mình gặp một bác tài giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, bác ấp ủ nhiều năm nay kế sách để giải bài toán ùn tắc giao thông Hà Nội. Quãng đường khá dài, nên mình nghe được những chi tiết. Có trao đi đổi lại.

Bác tài tâm tư: tôi đã tìm cách đề xuất kế sách này mà chưa biết gặp ai có thể giúp đưa nó tới tay người có trách nhiệm của thành phố. 

21/09/2016

Trùng họ trùng tên : Khuất Duy Tiến

Về cụ Khuất Duy Tiến (đã mất năm 1984) được đặt tên cho một con đường ở Hà Nội, thì lần trước, blog này đã nhắc đến ở đây.

Còn có một cụ Khuất Duy Tiến nữa, trung tướng quân đội, hiện đang ở Hà Nội. Nghe nói trung tướng là thân phụ của ông Khuất Việt Hùng - một quan chức của ngành giao thông.

15/09/2016

Đường sắt trên cao : lại bù giờ, và bù tiền vay

Đã rất nhiều lần bù giờ (nên xem lại các entry cũ trên blog này, ví dụ ở đây hay ở đây, từ 2014 xuống 2015, rồi lại xuống 2016).

Đúng như tiêu đề của một bài báo cũ, là luôn hô quyết tâm, hô xong thì lại để nguyên đấy.

Bây giờ, lại bù thêm tiền vay (tháng 7/2015 vừa vay thêm 250 triệu đô, bây giờ lại vay thêm đúng 250 triệu nữa). Và về thời gian, vẻ như là lùi xuống tận cuối năm 2017 ?

Không biết đã là lần bù cuối cùng chưa ?

06/09/2016

Đường Trần Quốc Vượng và đường Nguyễn Hồng Phong

Tên của hai nhà sử học Việt Nam mới được đặt cho hai con đường.

Ở Phủ Lý. Mà không phải ở Hà Nội (ở Hà Nội cũng đã có đường Trần Quốc Vượng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy).

Đường Nguyễn Hồng Phong giao cắt đường Lê Duẩn.