Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiết-khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiết-khí. Hiển thị tất cả bài đăng

22/12/2019

Đông Chí ở Nhật Bản : tắm nước bưởi và mặt trời sáng dần lên

"Hôm nay là Đông Chí". Nhằm ngày 22 tháng 12 năm 2019.

Cảm giác về thời gian của người Nhật nhiều khi giống hệt với người Việt ! Đều rất chú ý đến Đông Chí.

Nhiều nơi trên đất Việt, hôm nay là ngày đi tảo mộ ông bà tổ tiên.

Còn ở Nhật thì nhiều người tắm nước bưởi (ngâm mình vào bồn nước nóng đã thả quả bưởi vào). Hoặc, có người chỉ là ao ước được tắm nước bưởi mà thôi !

Đông Chí là ngày ngắn nhất trong năm. Và từ mai, thì ngày sẽ dần dần dài ra chút một chút một. Mặt trời dần sáng ra, và dương khí cứ nhích dần dần lên.

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

06/04/2017

Nông thôn mới trên quê hương cũ

Hôm nay, trời nắng tiếp, như hôm qua.

Nhưng hôm kia, thì cả một ngày, mưa rả rích từ sáng sớm đến tận chiều tối.

Thiên nhiên không ưu đãi với dịp đáng ghi nhớ của quê hương. Bởi đã mưa cả ngày trong một ngày lẽ ra không nên có một giọt mưa nào. 

06/01/2014

Nên giữ hay nên bỏ Tết âm : Cụ Hồ Chí Minh không cho bỏ

Vẫn là đăng lại entry cũ từ năm 2010, trên blog YH (đã đóng cửa)


Chuyện nên bỏ hay nên giữ Tết ta (Tết Nguyên đán), tức là cái Tết đang đến sát ngoài cửa mỗi gia đình nước Việt Nam này, tưởng là chuyện tầm phào, nhưng thật ra là một bài toán hóc búa.
Hóc là bởi vì, loang quanh thế nào, câu chuyện chuyển sang màu sắc "gìn giữ bản sắc dân tộc".
Cụ Hồ Chí Minh nhất định không cho bỏ Tết ta, cũng là vì cụ nhấn mạnh đó chính là "bản sắc dân tộc". Chuyện là thế này.

05/01/2014

Lại chuyện nên bỏ Tết âm hay không : Các me chửi dữ dội kẻ dám đề nghị bỏ

Đăng lại entry cũ từ 2010, trên blog cũ


Lời dẫn: Thời thuộc Pháp, nhất là thời 1930-1954, ở Hà Nội, từ "me" hay "các me", "me nó" được dùng để chỉ người phụ nữ. Phạm vi sử dụng hình như cũng có hạn chế tí chút thì phải, chủ yếu là cho các bà nhà có của, có vai vế trong giới trung và thượng lưu. Tuy nhiên, giới nữ bình dân cũng sử dụng nó, chứ không phải không.
Văn học thời kì ấy, xuất hiện những tay cự phách, như Tam Lang, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp, Lan Khai, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Chu Thiên, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Bạch Đình, Lộng Chương, Nguyễn Tuân,  vân vân, nhiều không kể hết. Nhờ có tác phẩm của họ, chúng ta biết đại khái về cái lối xưng hô "me" hay "các me" như trên.
Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, tôi muốn sử dụng từ "các me" cho một nhóm chị em tân thời. Nhóm này, gọi là "tân thời" cũng gọi tàm tạm thế thôi. Đó là các chị em (có lẫn cả một số anh em trong đó) thuộc diễn đàn WEB TRẺ THƠ – một trang mạng thu hút nhiều độc giả, rất bổ ích trong việc quản trị gia đình và nuôi dạy con cái.
Những tiện ích của Web Trẻ Thơ do các me sáng lập và điều hành đã được công nhận từ nhiều góc độ, bản thân tôi cũng vô cùng cảm ơn các me !
Còn riêng trong chủ đề nên giữ hay nên bỏ Tết âm thì các me trên Web Trẻ Thơ lại rất cứng rắn. Ai mà kêu gọi bỏ Tết âm là "chết" với các me, các me sẽ "chửi" cho bằng chết, dù các me có phải bịa ra tư liệu, bịa ra chứng cớ, nói quàng nói xiên đi chăng nữa. Các me "chửi" cho bõ tức, những cái ngữ người ấy, các me không tha đâu, dù là cụ Nguyễn Xiển (đảng trưởng của Đảng Xã hội Việt Nam trước đây, đã mất) hay là bác Võ Tòng Xuân (chuyên gia kinh tế, hiệu trưởng đại học, hiện đang ở Nam bộ Việt Nam).
Chẳng hạn cái me có níc-nềm là madeinviet đã công bố đoạn xả tức như sau vào ngày 29/12/2009, tức là hơn cả 1 năm trước. Tôi cứ lưu vào đây đã, chưa phân tích hay phản luận gì me cả, hồi sau, tôi sẽ trở lại.
Từ đây trở xuống là nguyên văn của me madeinviet (nguồn ở đây).