Hồi đầu thập niên 1920, với bút danh Thượng Chi, cụ Phạm Quỳnh có những bài đáng chú ý như sau trên tạp chí Nam Phong (do chính cụ là chủ bút):
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-lưu-đông-tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-lưu-đông-tây. Hiển thị tất cả bài đăng
09/02/2019
Xuất hành đầu năm : ngang qua Bình Giang, đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt
Chúng tôi chọn phương án đi theo hướng qua Hưng Yên rồi xuống Hải Dương. Một thử nghiệm vào chuyến xuất hành đầu năm, thay đổi cách đi quen thuộc xưa nay.
Rồi cứ thế mà xuôi đến Kẻ Sặt danh tiếng. Một vùng công giáo từng có thời gọi là "đạo ba toong" (đạo của cái gậy ba toong, chỉ thời các cha phương Tây mang tư tưởng khá cao mạn).
Kẻ Sặt ngày xưa đã thành ra thị trấn Kẻ Sặt (thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Cũng không xa khu làng Mộ Trạch cũng danh tiếng không kém.
Mà đi ngang qua đó, hẳn cần đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt.
03/02/2016
Tết Nguyên Đán hồi thế kỉ 17 (bài Đỗ Quang Chính)
Bài của cố học giả Đỗ Quang Chính - một trí thức công giáo có nhiều công trình nghiêm cẩn về chữ quốc ngữ trong lịch sử.
30/01/2016
Văn nghệ Thứ Bảy : nước An Nam ở Đàng Ngoài với bức vẽ khoảng 400 năm trước
Bức họa của người phương Tây.
Lúc đó, tiếng Việt còn ở dạng gọi "Vua" (ngày nay) là "Bua".
Các ông Vua này được người phương Tây có mặt ở Đàng Ngoài lúc đó miêu tả như là dạng bù nhìn. Thực quyền nằm trong tay Chúa.
13/01/2016
Chữ quốc ngữ với vùng ven, hay Bình Định với chữ quốc ngữ
Có một hội thảo như vậy đã diễn ra.
"Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015."
04/01/2016
Mẫu Liễu trong các tác phẩm thời kì đầu tiên của người phương Tây
Hôm trước, do chưa nhận tạp chí, nên chỉ báo nhanh ở đây.
23/06/2015
Ghé thăm một lớp dạy tiếng cho người nước ngoài, trên đường du lãng
Mình quyết định đi thăm tòa thị chính ở gần với ga tàu điện. Vì ngó thấy tòa thị chính nằm gần sát với ga tàu. Mà thời gian dự tính dừng lại ở ga này có khoảng gần 2 tiếng.
Muốn ghé vào, bởi ở thời đại toàn cầu hóa này, nhất là ở Nhật đầu thế kỉ 21, thì thường sẽ có các lớp học tiếng Nhật dạng tình nguyện (miễn phí) mở ở các tòa thị chính.
08/03/2015
07/03/2015
bên Tây hắn có "đấu bò", thì nhà chúng em sẽ "chọi bò"
Thế gọi là quốc tế hóa và toàn cầu hóa.
Mời bà con lên huyện Bảo Lâm. Có hai loại vé: 1 vạn đồng, 2 vạn đồng.
Bên A-A thì không rõ thế nào.
Mời bà con lên huyện Bảo Lâm. Có hai loại vé: 1 vạn đồng, 2 vạn đồng.
Bên A-A thì không rõ thế nào.
22/01/2014
Dừng lại ở đền Mẫu Liễu ngay trước cửa khẩu quốc tế Lào Cai (dòng Nậm Thi và Hà Khẩu)
Mỗi lần đứng ngắm cửa Hà Khẩu từ đền Mẫu Liễu này, dù là hè hay là đông, tôi đều thấy một cánh chim bay từ bờ Nậm Thi bên này sang bên kia hoặc ngược lại. Không rõ giống chim gì, và chưa từng chớp được hình của nó.
Mùa hè thì thường có người bán tào phớ dạo đi loanh quanh khu vực đền cửa khẩu. Bây giờ, không thấy anh, cũng đâm ra nhớ, bởi đó là một trong những người có thâm niên ở đây mà tôi thường gặp đầu tiên mỗi khi đến.
Đền Mẫu Liễu ở đây, theo tư liệu của phía Sở Văn hóa Lào Cai (gọi tắt) cộng với tư liệu điều tra của tôi, thì đã có từ thế kỉ 19. Vài năm trước, đền được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Tạm thời, tôi chưa đưa ảnh của mình, mà tạm xem ở đây |
04/12/2013
sau Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thời 1920s, người Nam ta còn rất kém hiểu biết về Nhật
Hôm trước, đã giới thiệu một mẩu Nguyễn Ái Quốc viết về Nhật Bản. Đó là năm 1923, và cụ quan tâm đến giai cấp hạ tiện ở Nhật lúc đó, là Eta. Để viết về Eta lúc đó, cụ rõ ràng dựa vào tài liệu tiếng Pháp. Và là tài liệu rất cập nhật. Một ý cụ muốn nói trong bài đó, là: muốn chủ nghĩa cộng sản bén mầm ở Nhật thì phải khai thác đám dân Eta.
Giương ngọn cờ lấy dân Eta ấy làm lực lượng nòng cốt của cách mạng xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản thất bại ở Nhật Bản, là phải. Điều đó quá dễ hiểu trong bối cảnh văn hóa lịch sử Nhật Bản. Nếu Eta mà lên cầm quyền thì chắc không có nước Nhật ngày nay.
Hôm nay, xem một mẩu khác, cũng ở ngang ngang thời điểm cụ Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp. Đó là năm 1924, trên tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản ở trong nước.
Trích một mẩu từ một bài dài giới thiệu về nước Nhật trên tạp chí ấy:
Trang 192 trong một cuốn tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản, năm 1924 |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)