Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1960s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1960s. Hiển thị tất cả bài đăng

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.

17/06/2019

Nước mắm truyền thống ở Cát Bà thời 1950s, và dòng họ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Gần đây, trong một bài viết học thuật ngăn ngắn về Cát Bà (tâm điểm của huyện đảo Cát Hải - Tp. Hải Phòng), tôi có nhấn mạnh đến nước mắm Cát Hải - nước mắm Cát Bà với mùi khăm khẳm đặc trưng. Bài đó đã nói nhanh ở đây.

Nước mắm Cát Hải có mùi khăm khẳm đặc trưng, đó là kiến thức có được qua trải nghiệm cá nhân bằng các lần ra Cát Bà. Lần gần đây nhất là năm 2013, xem ở đây.

Lần ấy, lúc trở vào bờ, phải đi phà, thì ngẫu nhiên gặp hai ông khách say rượu người huyện Kiến Thụy, rõ ràng chở 10 lít nước mắm bằng can nhựa trắng trên xe máy, mà liêng biêng thế nào, lúc sang bờ kiểm tra đã vơi quá nửa (can bị rò rỉ hay bật nút đậy gì đó) ! Cả cái xe máy một mùi khẳm khẳm ! Hai ông thì nồng nặc mùi rượu, trộn lẫn với mùi nước mắm ! Nhớ rất rõ !

Bây giờ, qua sưu tập của bác Tạ Thu Phong, chúng ta có cơ hội nhìn lại cái thời 1950s nước mắm sản xuất ở Cát Hải - gắn với gia tộc họ Đoàn. Đó là gia tộc sản xuất nước mắm truyền đời, gắn với thương hiệu nước mắm Vạn Vân nổi danh một thời, cũng là gắn với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Thêm một nốt nhạc nữa, để biết đến Đoàn Chuẩn trong tương quan với nước mắm Vạn Vân có mùi khẳm khẳm đặc trưng, với sóng nước Cát Bà, với các làng chài của người Việt gốc Hoa.

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

30/12/2016

Cụ Hiền mang cơm hộp đi địa phương, không phiền hà cỗ bàn đón tiếp

Cụ Hiền là một biệt danh của Hồ Chủ tịch, do các đầu bếp ở khu vực nhà sàn Ba Đình "tự qui định".

Có nhiều ghi chép về việc Cụ Hồ với đoàn nhỏ gọn đi thăm địa phương, đến trưa thì tự lấy cơm hộp ra ăn, không gây phiền hà cho địa phương phải đón tiếp linh đình.

Ở một mẩu đã đưa lên blog này trước đây, có nói về một bữa trưa như vậy, có sự "góp vui" của ông Kim Ngọc và nhà báo Sơn Tùng.

Bây giờ là qua lời kể của một người đầu bếp (phục vụ Cụ Hiền 9 năm, từ 1960-1969). 

07/06/2015

Đồng chí Nosaka viết về đồng chí Hồ Chí Minh, năm 1969, trên Cờ Đỏ

Đồng chí Nosaka (1892-1993, thọ 101 tuổi) là Chủ tịch của Đảng Cộng sản Nhật Bản trong một thời gian dài. Là lớp trước của đồng chí Bất Phá (xem lại ở đây).

Hội đàm chính thức đầu tiên của hai chính đảng là vào năm 1966, khi đó không có người phiên dịch Nhật - Việt trực tiếp (cả hai bên đều không tìm được người), nên phải sử dụng trùng dịch qua tiếng Trung Quốc (tư liệu do đồng chí Bất Phá  mới kể lại).

3 năm sau, năm 1969, đồng chí Nosaka đã dẫn đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nhật Bản viếng Hồ Chủ tịch trong lễ quốc tang (có thể thấy hình ảnh của Nosaka trong video sản xuất năm 1969 bởi truyền hình Nhật Bản lúc đó, tại đây).

18/11/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (5) : Cụ Cả Khiêm và câu chuyện năm 1960

Nhầm lẫn lần này có độ dài 10 năm. Nói đơn giản thì: người anh trai ruột của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Sinh Khiêm đã mất đầu thập niên 1950, nhưng trong Đèn cù thì cụ lại còn sống đến tận năm 1960.

Chắc cụ Khiêm đó là một người anh trai khác ? 

14/09/2014

Ngô Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất - 1

Hôm trước, đã nói về sự kiện Hồ Chủ tịch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi thăm triển lãm Cải Cách Ruộng Đất vào tháng 9 năm 1955, ở phố Bích Câu (xem lại ở đây). Ảnh chụp lúc cụ tới triển lãm và nhận sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách.

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

13/02/2014

Hội đàm chính thức đầu tiên, của đồng chí Bất Phá (Nhật Bản) và đồng chí Hồ Chí Minh, phải sử dụng tiếng Trung Quốc để trùng dịch

Hôm trước đã kể bằng kỉ niệm của chính bản thân tôi về nghệ sĩ chuyên hát enka của Nhật Bản là Sugi Ryotara. Như một lời cảm ơn.

Hôm nay, xin kể về cuộc hội đàm đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản vào thập niên 1960, tại Hà Nội, mà hai nhân vật chính là Hồ Chí MinhFuwa Tetsuzo 不破哲三. Kể qua tư liệu vừa được công khai của ông Fuwa 不破 - người hiện giữ ngôi tạm gọi là tiên chỉ của Đảng Cộng sản Nhật Bản (chúng tôi gọi tên bác này là Bất Phá theo âm Hán Việt, với nghĩa "không thể phá được", "không tiêu diệt được"; mà quả thực, tên Bất Phá là bác ấy đặt ra, tức bút danh, còn tên thực thì không phải vậy).

Năm 1962 (tại Hà Nội):
Tháng 2 năm 1966, đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Bất Phá cùng nâng cốc