Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đi-sứ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đi-sứ. Hiển thị tất cả bài đăng

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

19/06/2018

Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO

Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.

"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

05/02/2018

Kí sự trên đường đi sứ với vua Quang Trung giả năm 1790 của Phan Huy Ích (bài Phạm Trọng Chánh)

Bài đọc vui là chính. Bởi như quan sát lâu nay của Giao Blog, thì ông Phạm Trọng Chánh là một tác giả viết rất khỏe, rất "đa di năng", và cũng rất ... liều, rất văng mạng (ví dụ ở đây, hay ở đây). Nhiều bài chỉ là xào xáo.

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.

18/05/2015

Đối đáp giỏi : phía Việt Nam tặng lại món đồ gì ?

Đối đáp giỏi là loại truyện ngày xưa sứ thần Đại Việt đi triều cống Trung Hoa đã phát huy trí khôn để ứng đối với những "cái bẫy" của vua quan nước Tàu. Cái bẫy có khi là dạng văn tự (đối đáp văn thơ), cũng có khi là hành động gì đó (tài ứng xử). 

Phần nhiều là đối đáp văn thơ. Mà trong đó, thì chủ yếu là dạng câu đối. Cũng có khi địa điểm đối đáp là trên đất Việt Nam, mà không phải bên đất Bắc nữa.

06/05/2015

Nơi thờ tự một thi sĩ lừng danh thế kỉ 18 : Nguyễn Tông Quai ở Thái Bình

Một nhà thơ tầm cỡ của thời đó. Là một trong bốn vị được xếp ngôi "Trường An tứ hổ". Là thầy của Lê Quí Đôn. Nhưng bị quên lãng. Mãi đến sau Đổi Mới mới được phát hiện trở lại. 

Điều hơi lạ: học trò Đôn sau này hầu như không nhắc gì đến thầy và các tác phẩm của thầy. Chưa rõ nguyên nhân.

08/04/2015

05/01/2014

Đi tìm ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc - 1 (Hoàng Sĩ Khải)

"Lê Trung hưng về trước có Vịnh Kiều Hầu, Lê Trung hưng về sau có Đường Xuyên Tử " (Phan Huy Chú viết như vậy trong Lịch triều hiến chương loại chí).

Nhiều người cứ đinh ninh ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc là Hoàng Sĩ Khải. Nhưng đi tìm cụ thể, thì lại chưa ra.