Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sáng-tạo-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sáng-tạo-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

19/05/2022

Những sáng kiến mới tháng 5 năm 2022 : kết nạp Đảng bên tượng đài, phạm nhân thi kể chuyện

Có nhiều sáng kiến, ví dụ việc kết nạp Đảng trước bàn thờ thì đọc lại ở đây (năm 2016).

Bây giờ là sáng kiến của tháng 5 năm 2022.

Một lễ kết nạp Đảng bên tượng đài Bác Hồ ở Ấn Độ.

Một cuộc thi kể chuyện Bác Hồ của phạm nhân.

Có nhiều sáng kiến nữa, thì bổ sung thêm ở bên dưới.

28/02/2021

"Tối tạo" của người Việt là có truyền thống (trì trệ của tư duy chữ Nôm)

Vẫn phải nói rõ hai điều sau về chữ Nôm, dù tôi đã viết cả hai điều này thành các bài học thuật và cho công bố từ lâu rồi (đọc toàn văn bài học thuật ở đây, đọc thêm ở đây và ở đây), đó là:

- Bản thân tôi rất trân quí chữ Nôm, bởi nhờ nó mà đã ghi được một khối lượng thơ văn không nhỏ của người Việt từ khoảng thế kỉ 12 tới đầu thế kỉ 20. Tức trong khoảng 800 năm. Một công việc đã và đang làm của tôi là đọc chữ Nôm, mà một trong đó là đọc các sáng tác bằng chữ Nôm của nhà thơ sứ giả Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Đây là nhà thơ độc đáo, đã viết thơ bằng chữ Nôm trên đường đi sứ Trung Quốc hồi thập niên 1740, có tập thơ danh tiếng Sứ trình tân truyện (câu chuyện mới về dường đi sứ). Trong tập truyện bằng chữ Nôm trường thiên ấy, còn có nhiều bài thơ chữ Nôm rời viết rất điêu luyện - từ lâu được xem là những viên ngọc quí trong gia tài văn chương tiếng mẹ đẻ của người Việt --- ra đời trước Truyện Kiều của Nguyễn Du khá lâu.

- Đồng thời với lòng trân quí đối với chữ Nôm, tôi cũng đã và đang phê phán tư duy sáng tạo chữ Nôm. Cả một ngàn năm mũ áo khoa cử chỉ làm ra được một sản phẩm ghi âm rất phồn tạp là chữ Nôm. Đặt trong bối cảnh là khu vực Đông Á, thì đây là sản phẩm văn tự ghi âm kém nhất. Kém nhất là vì dậm chân tại chỗ, chỉ có một loại chữ ghi âm phiên phiến thế thôi, mà nhắm mắt bằng lòng cả làng cả tổng cả nước với nhau tới những ngàn năm, mà không có sáng tạo bứt phá tạo ra được bảng chữ cái.

12/02/2021

Ghi chép về một "tối tạo" nữa liên quan đến chữ viết Việt Nam và chữ quốc ngữ

Tối tạo này đưa ra phương án chữ viết mới cho Việt Nam. Đại khái, tựa như mang chữ Hàn Quốc để ghi âm tiếng Việt, và kết quả là: chữ dạng khối vuông, không phải La-tinh, trông khá giống chữ Hàn Quốc và được xem là ghi âm được tiếng Việt !

Thế thì, rõ ràng là một bước thụt lùi rồi, nên gọi là tối tạo.

Trước đây, đã có một tác giả đưa phương án chữ viết mới, dạng chữ Nôm kiểu mới. Hồi cuối năm 2019, lúc ở Đà Nẵng, tôi đã liên lạc với tác giả này qua điện thoại và zalo (chưa được gặp trực tiếp cho đến hôm nay).

Cả hai, theo tôi đều là các tối tạo của người Việt về chữ viết ở đầu thế kỉ XXI.

26/01/2021

Thời đại mạng và kinh tế tri thức : đột phá của tuổi trẻ Việt Nam

Tôi nhìn từ góc "sáng tạo Việt", thì ghi nhận là có nhiều đột phá.

Đột phá này, mới là "đột phá khẩu", tức là một cái cửa trổ ra mang tính đột phá. Hết sức quan trọng. Các đột phá khẩu mang tính cách mạng. Nhưng quan trọng hơn nữa, lại là vấn đề nền tảng. Có nhiều đột phá khẩu cùng lúc, có liên kết với nhau, tạo thành một nền tảng mới mang tính đột phá.

Lực cản của tư duy mảnh lẻ kiểu "tư duy chữ Nôm" là rất lớn.

Phải vượt qua được lực cản tới cả ngàn năm thâm căn cố đế của tư duy chữ Nôm. Đầu tiên, phải là bằng các đột phá khẩu. Bây giờ, đã có những đột phá khẩu như vậy. Quan trọng là có tính liên kết để tạo ra được một nền tảng mới mang tính đột phá.

Bản thân tôi, đã phê phán mạnh về sáng tạo Việt nhìn từ chữ Nôm, từ nhiều năm trước, ví dụ ở đây.

25/04/2020

Sáng tạo Việt : Bphone 3 của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quảng

Bphone của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quang đã làm xôn xao dư luận cộng đồng mạng từ nhiều năm trước (xem lại ở đây, tháng 5 năm 2015).

Qua các đời phát triển, đã có Bphone 3, rồi hiện tại là đến Bphone 4 (do đại dịch Cô Vy mà lùi ngày ra mắt từ tháng 4 xuống tháng 5).

Tôi là một trong những người ủng hộ cho tinh thần tự lập của Bphone, bằng hành động thiết thực, tức không chỉ nhìn và nói, mà đã liền mua và sử dụng Bphone.

Đại khái, bây giờ đã bắt đầu có thể ghi nhận được về Bphone, mà thực cảm nhất là Bphone 3. Có lẽ sẽ cần trải nghiệm với Vsmart của nhóm Vin - Phạm Nhật Vượng để định rõ hơn nữa về sáng tạo Việt.

03/04/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy : hậu duệ 2020 của cụ Bùi Hiền

Đúng là vẫn đang luận bàn thật. Vì vừa rồi, mình có bàn luận lại về chữ quốc ngữ với một trong những người có công khai sáng lớn nhất ra chữ ấy là cụ Đắc Lộ, trên mặt báo Văn hóa Nghệ An vào cuối tháng 3 năm 2020, đọc ở đây.

Bây giờ, sang đầu tháng 4, thì là có ngay các hậu duệ "khả úy" của cụ Bùi Hiền xuất hiện.

Các hậu duệ của cụ sẽ còn xuất hiện nữa, và càng chứng mình điều mình đã nói rõ từ góc độ học thuật (đọc lại ở đây), rằng: nếu cứ để cho người Việt tự sáng chế văn tự thì chắc không có được quốc ngữ đâu ! Lại tiếp tục quẩn quanh với lối tư duy làng nhàng bạc nhạc của chữ Nôm mà thôi.

Về cụ Bùi Hiền thì đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây. Thi thoảng, trong các năm 2018-2020, mình vẫn thấy cụ Hiền trong vườn hoa hay trong hành lang một bệnh viện ở Hà Nội (những lúc ấy, là mình cũng đang chăm sóc người nhà). Khi tiện sẽ nói rõ thêm sau.

21/02/2020

Nông cụ hàng bãi và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam (góc nhìn người Nhật)

Quả thật là khoảng gần 20 năm về trước, có một đàn anh rủ mình đưa nông cụ hàng bãi Nhật Bản về Việt Nam. Gọi là đánh hàng về để kiếm lợi nhuận. Một ý tưởng thực sự tiên phong ! Sau đó, anh thực sự vào cuộc.

Bây giờ, đàn anh đã bỏ cả gia đình ở Nhật mà về Việt Nam rồi (lần trước tới thăm, thì không còn gặp anh nữa, đọc nhanh ở đây - từ mùa hè năm 2016).

Bây giờ là một bức tranh về nông cụ hàng bãi Nhật Bản và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam.

01/12/2019

Nói thật : trí thức Việt Nam không đủ sức làm ra văn tự mạnh, cả ngàn năm chỉ loay hoay với chữ Nôm

Lời nói thật, nói rõ, tôi đã viết thành bài học thuật rồi.

Thật sự thì cả một ngàn năm, trí thức Đại Việt đã rất kém, tư duy sáng tạo rất cùn, nên chỉ loay hoay mãi với chữ Nôm. Đọc bài học thuật của tôi ở đây.

Nếu để cho trí thức Đại Việt tự sáng tạo chữ thì không biết hiện nay ta viết bằng văn tự gì ? Cao Xuân Hạo từ lâu đã buồn phiền và băn khoăn với cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Bởi học gạo, học chỉ với mong muốn tối thượng là làm quan, nói rõ là lối học để làm quan, nên cả một ngàn năm mà giới trí thức cứ bùng nhà bùng nhùng với chữ Nôm, không có một nỗ lực mạnh mẽ nào để có sáng tạo vượt chữ Nôm. 

Mới đây, tôi cũng đã viết bài học thuật phê phán lối học để làm quan. Đã phát biểu chính thức vào mùa hè năm nay (ở đây), còn viết ra giấy để đăng tải thì từ nhiều năm trước rồi.

21/09/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : những chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Việt Nam trở thành siêu cường

Thật sự là chuyện gì có thể xảy ra đây.

Nhưng đó là chuyện giả tưởng, được đưa lên mạng xã hội gần đây.

Có đoạn là: "Các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở Mĩ, nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào".

Tức là, riêng tiếng Việt được xem là sinh ngữ quốc tế, các nước phải đua nhau học tiếng Việt và thuộc Truyện Kiều. Nghe mà sướng tai chưa.

21/07/2019

Zalo từ Việt Nam lan ra thế giới : một tiện ích cần hoàn chỉnh đường ray

Song song với Facebook, bây giờ, người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng đang dùng Zalo. Cũng khá tiện lợi.

Do kết nối với điện thoại di động, hơn thế nữa, còn có thể đồng thời kết nối với cả điện thoại di động và máy tính (dùng đồng thời), lại có thể gửi tư liệu có dung lượng lớn tới 1GB, rồi lại thêm chức năng gọi điện miễn phí giữa hai đầu đang cùng sử dụng Zalo, cho nên sự tiện ích của Zalo, nhiều khi, còn vượt qua cả Facebook. Zalo đem lại cảm giác riêng tư hơn, kín đáo hơn, cá biệt hóa hơn so với sự ồn ào và hối hả quá mức của Facebook.

24/06/2019

Áo dài Việt Nam : chuyện dọc ngang kim cổ

Bắt đầu từ những chuyện gần đây. Đầu tiên, nhớ lại chuyện nhà thiết kế Minh Hạnh mang áo dài cùng một dàn người đẹp Việt sang bên xứ Phù Tang mấy năm trước. Rất ấn tượng với màn trình diễn áo dài Việt trong khung cảnh ngôi đền thần đạo Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 9/2015).

Bây giờ, thì có tin bà Nguyễn Thị Kim Ngân có tới 300 bộ áo dài do Võ Việt Chung thiết kế.

Mà đó là tin của năm 2017. Cho nên, bây giờ thì có khi hơn con số 300 rồi.

Chiều ngày 24/6/2019, con số cũ 300 bộ (của bài báo năm 2017) đã không còn nữa. Có thể đã được xóa đi. Sẽ post bản chụp màn hình trước khi xóa (bản chụp chính sẽ đưa lên sau, ở đây chỉ có một đoạn trích rút gọn).

18/06/2019

Sáng tạo Việt : sau B-phôn, là B-xe của VinFast (tin tức và bình luận)

Mấy năm trước là sự kiện B-phôn của nhóm Nguyễn Tử Quảng (ví dụ xem quan sát ở đây, từ năm 2015).

Vẫn tiếp tục định dạng "B", bây giờ, vào mùa hè rực rỡ năm 2019, là B-xe của VinFast (tập đoàn Vingroup của nhóm Phạm Nhật Vượng).

VinFAST được giải thích là "viết tắt của các từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong) ". Rõ ràng có chữ Sáng tạo. Nhưng rõ ràng, ép quá, nên bắt "Phong" viết tắt thành "Fong" hay "Fhong". Viết đúng kiểu tiếng Việt thì phải thành: VinPAST. Lại nhớ hồi thập niên 1990, người Nhật ngỡ ngàng khi người Việt mình luận chữ TOYOTA thành ra "tôi yêu cô ta" !

Bây giờ, ở huyện đảo Cát Hải (thuộc Hải Phòng), ngoài các thương hiệu nước mắm Vạn Vân - nước mắm Cát Hải (với mùi khăm khẳm đặc trưng), chúng ta còn biết đến thương hiệu VinFAST như cách giải thích trên. 

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

29/08/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Nôm vẫn đang còn thua chữ Hangul

Đã nói từ lâu, về cấp độ xuất sắc trong sáng tạo chữ, qua việc so sánh tỉ mỉ chữ Nôm trong bối cảnh văn tự sáng tạo vùng Đông Á (đã mới nhắc lại ở đây).

Người Triều Tiên (kể cả Nam và Bắc) là dân tộc duy nhất sáng tạo ra bộ chữ độc đáo ghi âm, gọi là Hangul (ngạn văn). Tôi xếp đó là văn tự kiệt xuất nhất ở vùng Đông Á, đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng chữ Hán của Đại Trung Hoa (chỉ duy nhất còn dấu ấn khối vuông).

28/08/2018

Việt Nam lần đầu vào 4 đội mạnh nhất châu lục : sức mạnh của vùng văn hóa chữ Hán

Bằng trận cầu lịch sử thắng Syria vào tối hôm qua (27/8), chỉ với tỉ số vừa đủ là 1-0 ở hiệp phụ thứ 2, bóng đá nam Việt Nam lần đầu chính thức xuất hiện ở tuyến đầu châu lục. Chúng ta đã thực sự là trong 4 đội mạnh nhất toàn châu lục.

Hi vọng đội Việt Nam, giống như đội tuyển Pháp, sẽ lên ngôi vô địch trước quốc khánh 1 ngày (như dự đoán ở dưới đây của người hâm mộ). Đúng là trận chung kết Asiad 2018 là vào ngày 1/9, trước quốc khánh Việt Nam đúng 1 ngày.

04/03/2018

Tin vui đầu tháng 3 : cụ Bùi Hiền tuyên bố dừng nghiên cứu phương án cải tiến chữ quốc ngữ

Những ngày đầu năm 2018, bất ngờ gặp lại một đàn anh Tổng Hợp chuyên ngôn ngữ, mà là chuyên sâu về chính tả, ở sảnh của một khuôn viên công lập. Rất lâu không gặp, bởi anh đã bỏ ngang nghề nghiên cứu ở viện hàn lâm sang làm báo từ gần hai mươi năm trước. 

Lâu quá, tới gần hai mươi năm không gặp, hỏi thăm mới biết: cu Bờm bé tí ngày xưa mà chú hay trêu đùa mỗi lần đến chơi với ba mẹ nó ở khu Vĩnh Hồ (ba mẹ nó học cùng một lớp Tổng Hợp), thì giờ đã học xong đại học, đã đi làm, và sắp có vợ !

24/02/2018

Đại lễ vía Đức Chí Tôn của Cao Đài : mùng 9 tháng Giêng (Tòa thánh Bến Tre - Ban Chỉnh Đạo)

Mùng 9 tháng Giêng (hôm nay, tức ngày 24/2/2018) là ngày vía Đức Chí Tôn theo lịch của Cao Đài. Theo văn bản hướng dẫn của Hội thánh năm 2018, thì là hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng.

Hội thánh dưới quyền ủng hộ của Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương. Tòa thánh Bến Tre và các thánh thất thuộc Hội thánh. 

06/02/2018

Tư duy sáng tạo của người Việt: đến cụ Hà Văn Thùy cũng phải thốt lên "sáng tạo hay tối tạo"

Xưa nay, cụ Thùy vốn rất tự tôn người Việt. Cụ xem đó là một tộc người hàng thượng đẳng, hay một giống người tinh hoa, ví dụ xem lại ở đây (đầu năm 2014) hay ở đây

Sang xuân 2018, trong bài khai bút đầu năm, cụ đã làm một bước ngoặt đáng chú ý trong suy tưởng về Việt tộc. Lời thốt lên "sáng tạo hay tối tạo" của cụ dành cho sản phẩm tinh hoa của giống người tinh hoa ấy, là chữ Nôm, hẳn là một sự khác thường đến kì lạ so với trước nay.