Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-nhật-tỉnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-nhật-tỉnh. Hiển thị tất cả bài đăng

24/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng Bến Ngự và nhà xưa của cụ Phan Sào Nam

Tôi đang ở Huế. Nắng rực lên gay gắt mở đầu một mùa hè.

Đã tới Huế rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tha thẩn mấy tiếng liền ở khu vực Bến Ngự - chùa Từ Đàm - nhà xưa của cụ Phan Bội Châu. 

1. Đây là cảnh chụp nhanh cầu Bến Ngự và chợ Bến Ngự:


06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

29/11/2018

Nhìn lại 10 năm trước : nhà cũ Phan Bội Châu ở Huế xuống cấp nghiêm trọng (2008-2010)

Mấy năm gần đây thì nhà cũ của cụ Phan Bội Châu ở Huế đã được phong quang, trở thành một điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dĩ nhiên là nó đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Huế. Có thể xem ở đây hay ở đây.

Nhưng cũng cần phải nhìn lại chuyện 10 năm trước.

26/09/2018

Thêm một lần nữa, con cháu cụ Phan Bội Châu gặp gỡ con cháu cụ Asaba, bên bia đá 1918

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá do Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba vào năm 1918, thì đã đi ở nhiều entry trước (ví dụ ở đây hay ở đây).

Thú vị là hạ tuần tháng 9 này, trong dịp kỉ niệm 100 năm, thêm một lần nữa, các con cháu của cụ Phan lại gặp con cháu cụ Asaba, tại Nhật Bản, và bên tấm bia năm 1918 ấy.

04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

03/03/2017

Trước ngày nhà vua Bình Thành tới Huế và ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu

Về chuyến thăm Việt Nam chính thức đầu tiên của nhà vua Bình Thành cùng hoàng hậu thì đang tiếp tục dõi theo ở đây.

Theo như dự kiến đã công bố (ở đây, từ 11/2), thì vào ngày mai, Thứ Bảy ngày 4/3/2017, nhà vua sẽ tới Huế, có ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu. Trong khuôn viên ấy, hiện có một tấm bia mới như sau (entry cũ, đã đi từ tháng 10/2016).

Đầu tiên, đưa một ít tin và suy nghĩ vào hôm nay của con cháu cụ Phan.

07/11/2016

Chuyện về Phan Thiệu Cơ (1930-2013) - người cháu nội lớn tuổi nhất của Phan Bội Châu

Ông là con trai của Phan Nghi Đệ. Là cháu nội giống nhất về vóc dáng của Phan Bội Châu. Cũng là người cháu được gần gũi Phan Bội Châu nhất trong thời kì Ông già Bến Ngự ở Huế (1925-1940).

Về thứ tự giữa Nghi Đệ và Nghi Huynh, hai người con trai của Phan Bội Châu, một người lớn tuổi hơn nhưng chỉ là em và một người nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn là anh, thì đọc ở đây.

26/10/2016

Người chắt của Phan Bội Châu đã tới viếng tấm bia mà chính cụ nội mình dựng năm 1918 ở Asaba

Ngày 24/10, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản đã đến viếng mộ bác sĩ Asaba và dâng lễ trước tấm bia lịch sử đó (đã điểm tin ở đây).

Sang ngày 25/10, thì báo trong nước đưa bài nói về việc chắt nội của Phan Bội Châu tới thị trấn Asaba. Tức là đúng chỗ đại sứ vừa tới hôm qua.

Trước đây, đã thấy hình của người chắt nội này, ở đây, tại Huế. Người ngồi ở giữa chính là người chắt nội, đằng sau lưng của ba người là một tấm bia mới mang bản dịch tiếng Việt do Giao thực hiện năm 2004. Bản dịch được khắc lên bia, và bia đã được dựng ở đó từ năm 2010 (bia có hai mặt, bản dịch nằm trọn ở mặt sau).