Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn shizuoka. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn shizuoka. Hiển thị tất cả bài đăng

17/03/2019

Lần đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Nhật Bản : tên và ảnh chụp năm 1918 của Phan Bội Châu

Đó là một tấm bia mới được dựng ở nhà ga đường sắt quốc gia Nhật Bản "ga Fukuroi" thuộc tỉnh Shizuoka. Lễ khánh thành được thực hiện vào ngày 16 tháng 3 năm Bình Thành 31 (năm cuối cùng của niên hiệu Bình Thành). Bia cao 1.2 m, rộng 0.9 m.

Trên bia có cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Một tấm ảnh chụp năm 1918, trong đó có thấy hình ảnh của Phan Bội Châu, đã được khắc lên tấm bia vừa dựng này.

Vẫn là nằm trong hoạt động ngoại giao văn hóa như đã chỉ ra ở bài viết đã công bố lần đầu năm 2016 (đọc lại ở đây, còn toàn văn thì xem ở đây).

Đây là lần đầu tiên một danh nhân Việt Nam được giới thiệu trên bia dựng tại nơi công cộng tại Nhật Bản.

09/12/2018

Trên quê hương của bác sĩ Asaba, có thêm nhiều quán ăn Việt Nam

Câu chuyện cứ phải tính bằng cả thế kỉ, tức là gắn với năm 1918 khi cụ Phan Bội Châu trở lại thị trấn Asaba để dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba.

Những năm 2010s này, sau một trăm năm, có rất nhiều quán ăn Việt Nam trên quê hương bác sĩ Asaba. Lần trước đã nói về một quán mới khai trương (ở đây, hồi tháng 11 năm 2017, quán Bún Chả Hà Nội).

Bây giờ là thêm một số thông tin. Giá như bây giờ, năm 2018, thì chắc cụ Phan Bội Châu có thể mời cụ Asaba tới các quán ăn Việt Nam để chiêu đãi và đàm đạo.

01/12/2018

Sau chuyến quang lâm của nhà vua Nhật : tới thăm bia đá Phan Bội Châu, có nhiều đoàn du lịch

Tư liệu về chuyến viếng thăm bia đá Phan Bội Châu (dựng năm 1918 tại thị trấn Asaba) của nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, thì đã đi ở đây.

Đại khái là sau chuyến viếng thăm lịch sử đó, thì tấm bia đá sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa, cả trong tư cách là di sản văn hóa địa phương, cả trong tư cách "đại sứ đặc biệt" của ngoại giao Việt - Nhật đương đại. Đã nói rõ ở đây.

Ngày một nhiều công ti du lịch Việt Nam và Nhật Bản thiết kế tua đến thăm bia đá.

27/11/2018

Nhà vua Bình Thành và hoàng hậu tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước

Đúng như tin đã đưa ở đây (ngày 16 tháng 11), hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2018, nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản đã tới thăm tấm bia mà chí sĩ Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại làng Asaba để kỉ niệm người bạn là bác sĩ Asaba.

Đọc tài liệu học thuật về tấm bia này ở Giao Blog tại đây tại đây(bài đã phát biểu năm 2016, và 2017).

16/11/2018

Nhà vua Bình Thành sắp tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại Asaba

Lẽ ra nhà vua Bình Thành và hoàng hậu đã tới thăm tấm bia đó từ hồi tháng 7 năm nay. Tin đã xác nhận ở đây. Nhưng do lần đó có thiên tai lớn, nhiều vùng bị ảnh hưởng, nhà vua phải hoãn kế hoạch đi thăm tỉnh Shizuoka (trong đó, có thị trấn Asaba). Đã báo hoãn ở đây.

Bây giờ, tin tức mới đã xác nhận: nhà vua và hoàng hậu sẽ tới thăm tấm bia đó vào hạ tuần tháng 11. Cụ thể là ngày 27 tháng 11 năm 2018.

29/09/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu

Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).

Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.

26/09/2018

Thêm một lần nữa, con cháu cụ Phan Bội Châu gặp gỡ con cháu cụ Asaba, bên bia đá 1918

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá do Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba vào năm 1918, thì đã đi ở nhiều entry trước (ví dụ ở đây hay ở đây).

Thú vị là hạ tuần tháng 9 này, trong dịp kỉ niệm 100 năm, thêm một lần nữa, các con cháu của cụ Phan lại gặp con cháu cụ Asaba, tại Nhật Bản, và bên tấm bia năm 1918 ấy.

04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

04/06/2018

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản (1918-2018)

Chương trình đã được công bố chính thức. Các lễ lạt do phía Nhật Bản tổ chức sẽ diễn ra tại quê hương của bác sĩ Asaba vào tháng 9 năm nay. Điều kiện cho phép thì tôi sẽ có mặt tại thị trấn quê hương Asaba vào thời gian đó. 

Vừa rồi, vào tháng 5, có sự kiện quan trọng trong ngoại giao Việt Nhật: chủ tịch nước Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản và tham dự lễ kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức). Hoàng gia và chính phủ Nhật Bản đã tiếp đón chủ tịch nước ở cấp nghi thức cao nhất. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm 100 năm này, có một cuộc thi viết dành cho lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

25/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm, con cháu mở quán Bún Chả trên quê hương của bác sĩ Asaba

Thời gian tính bằng thế kỉ. Tức 100 năm. 1918 và 2017 (hướng đến 2018 tròn 100 năm, xem ở đây).

Năm 1918, cụ Phan Bội Châu dựng bia đá tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc ở đây). Người Việt lúc đó ở Nhật Bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.

16/09/2017

Trải nghiệm cuộc sống bình thường Nhật Bản trên quê hương bác sĩ Asaba : lần thứ 9 (năm 2017)

Chương trình Trải nghiệm cùng gia đình người Nhật trên chính quê hương của bác sĩ Asaba đã bắt đầu, từ ngày hôm nay, 16/9/2017. Đây là lần thứ 9.

Chương trình của năm ngoái, tức lần thứ 8, thì có thể đọc lại ở đây.

18/11/2016

Đêm rồi, vẫn đốt đèn ra viếng bia Phan Bội Châu

Có một hội thảo về đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam được tổ chức tại Nhật Bản.

Một đoàn cán bộ ở Đà Nẵng tới dự. 

Công việc ở hội thảo chắc kết thúc muộn, nên sau 7 h tối thì họ mới tới được Asaba để mong được viếng bia mà cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918.

Phía tiếp đón ở địa phương cảm kích trước lòng thành ấy, trong cái mịt mùng sau 7 giờ tối ở một nơi như Asba, họ vẫn bố trí để có đủ ánh sáng giúp đoàn toại nguyện. Họ phải mượn đèn chiếu sáng của bộ phận PCCC (viết tắt kiểu VN).