Bài vừa lên website của Báo Thái Bình ngày hôm nay (6/2/2025).
Chép nguyên về.
Bài vừa lên website của Báo Thái Bình ngày hôm nay (6/2/2025).
Chép nguyên về.
Tản văn trong tập Thao thức nỗi niềm quê (Nxb Văn học, 1998) của nhà văn Nguyễn Quốc Văn.
Nguyễn Quốc Văn sinh năm 1954, quê Nam Định, hiện sống tại Sài Gòn. Ông có nhiều tác phẩm, trong đó Thao thức nỗi niềm quê được bạn đọc đón nhận từ lâu, bởi cách viết sâu lắng như thơ. Ông viết chi tiết như tiểu thuyết, nhưng lại rất bay rất trữ tình.
Một tản văn xuất sắc trong tập này là "Phiên chợ đời người" viết về chợ Viềng ở miền quê Nam Định trước và sau năm 1975 (có một thời gian chợ Viềng không họp do chiến tranh, rồi họp lại sau 1975).
Năm 2024, anh vừa xuất bản một tập thơ vạm vỡ mang tên Cội. Tập thơ đầu tay của một cây viết đã ngoài 50 tuổi. Đúng hơn là ngoài 50 anh mới trở lại với thơ, mở đầu bằng Cội.
Anh giống như anh chị em Búp Trên Cành chúng tôi, là đều viết từ thuở lên mười. Có thơ văn đăng báo lúc mới học cấp 1 - cấp 2 ngày xưa.
Tóm tắt (tin tham khảo của báo chí):
"Năm 1976 - 1990, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu văn học nghệ thuật vào các tháng hè, các tác phẩm của học sinh lớp bồi dưỡng được đăng tải trong chuyên mục Búp trên cành thuộc Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh. Năm 2014, học viên của các lớp bồi dưỡng đã tập hợp, phát động nhiều cuộc sáng tác, tham gia các cuộc thi về văn học nghệ thuật."
"Tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 2 do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Tác phẩm bao gồm 219 bài viết, bao gồm 193 bài thơ, 26 bài văn xuôi thuộc nhiều chủ đề của 72 tác giả nguyên là học sinh lớp bồi dưỡng, trong số này, có 3 tác giả hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Đây là tác phẩm tiếp nối của tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 1 được ra mắt vào năm 2023."
Bài viết quan trọng của nhà thơ Kim Chuông - một người thầy của gia đình Búp Trên Cành.
Chúng tôi là nhóm Búp Trên Cành (1976-1990s), đọc các thông tin để tham khảo một cách thú vị. Trước thì có lớp mới mở gần đây ở Thái Nguyên (đọc lại ở đây).
Phở Thìn Hà Nội, ở thời điểm hiện tại, thì có hai "hệ" ! Một hệ là Thìn Lò Đúc (phố Lò Đúc), một hệ là Thìn Bờ Hồ (phố Đinh Tiên Hoàng). Giao Blog đã có các chùm bài giới thiệu về cả hai.
Vừa đọc Fb của nghệ sĩ Hà Trí Dũng - một người thầy của các lứa Búp Trên Cành ngày xưa - mới vỡ lẽ: ông Thìn Lò Đúc vốn là cựu học sinh trường Mĩ thuật Công nghiệp.
Trần Huyên Tâm là đàn chị của chúng tôi trong ngôi nhà Búp Trên Cành ngày xưa (1976 - 1990s). Chị viết thơ từ năm lên mười, và viết liên tục cho đến nay.
Chúng tôi tham gia Búp Trên Cành cũng ở tuổi lên mười, tức là trong thập niên 1980. Lúc đó, chị Tâm đã tốt nghiệp trại sáng tác thiếu nhi và đi đại học nhiều năm rồi. Chúng tôi là hai thế hệ cách xa nhau, nên chưa từng một lần gặp gỡ thời đó.
Chị Tâm học ngoại giao và sau này công tác ở ngành ngoại giao Việt Nam - chị từng là lãnh đạo Cục Lãnh sự. Ở ngành ngoại giao, chị Tâm vẫn viết thơ. Lớp đàn em, như tôi, vẫn đọc thơ của chị Tâm khi chị ở Bộ Ngoại giao. Chúng tôi biết là chị Tâm mà thầy Bút Ngữ hay thầy Kim Chuông vẫn nhắc tới ngày xưa. Nhưng chúng tôi chỉ lặng lẽ đọc chị vậy thôi.
Loạt bài này đã và đang được đăng dần trên Fb Giao Blog.
Đây là bản chép dần về Giao Blog.
Tin thầy vừa qua đời sáng nay, loan đi trong chúng tôi từ hơn 10 giờ sáng nay (21/5), một sáng Chủ Nhật đầu hè 2023. Tôi lặng đi một lúc lâu, bởi đêm qua, thực ra là rạng sáng hôm nay, tôi vừa xem đi xem lại vài lần video quay cảnh thầy trò chuyện với chúng tôi tại nhà riêng của thầy mới đây thôi.
Một bài viết mới của nhà văn Bùi Thị Biên Linh về nhóm văn chương Búp Trên Cành của tuổi lên mười ngày xưa (1976-1990s-tk21) và nhóm Nhà Búp hôm nay, nhân sự kiện Nhà Búp ra mắt tập sách Duyên (thơ và văn xuôi). Xem lại sự kiện ra sách được tổ chức tại thành phố Thái Bình vào tháng 3 năm 2023, ở đây.
Bài viết nhắc đến người thầy chung của ngôi nhà Búp Trên Cành trước đây và Nhà Búp hôm nay, đó là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931). Xem thêm ở đây.
Một câu chuyện tình đặc biệt ở thời kì bom đạn Mỹ dội xuống Hà Nội và các tỉnh phía Bắc (thập niên 1960). Khi ấy tác giả mới vào tuổi 19, còn người con gái tên Phương vào tuổi 17.
Một câu chuyện tình chỉ như thoáng qua, nhưng không kém phần xúc động, giữa một đàn anh 19 tuổi và một đàn em 17 tuổi ở một ngôi trường thời chiến vừa phải sơ tán vừa phải gắng giữ nhịp học tập.
Câu chuyện được tác giả ghi lại vào năm 2015, cho đăng tải trên trang văn học Nhà Búp vào năm 2020, in vào tập sách Duyên năm 2023 (Nxb Hội Nhà văn, trang 335 - 347; về Duyên xem ở đây và ở đây).
Tác giả Đặng Thế Truyền từng có thời làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (tên gọi hiện nay). Ông cũng từng là Thư kí của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Chủ nhân Giao Blog gặp tác giả lần đầu tiên vào mùa thu năm 2022, trong dịp nhóm văn chương Nhà Búp kỉ niệm 3 năm thành lập (xem lại ở đây).
Về tặp sách Duyên vừa ra lò, trên Giao Blog, đọc ở đây.
Hôm nay (Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3 năm 2023), lễ ra mắt Duyên được tổ chức tại thành phố quê hương Thái Bình.
Sách vừa ra lò (ảnh vừa chụp ngày 16/2/2023 của chủ bút Trần Huyền Tâm - một người chị trong gia đình Búp trên cành):
Hà Nội đang vào cuối thu.
Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất trong một năm.
Vào buổi chiều muộn Thứ Bảy ngày 5/11/2022, tại một địa điểm thú vị của Hà Nội, lễ mừng sinh nhật 3 tuổi của trang văn học Nhà Búp đã được tổ chức.
Lễ khánh thành vừa được tổ chức trong dịp nghỉ lễ, vào ngày hôm qua (1/5/2022).
Một ngày toàn số 2 đặc biệt, là ngày hôm nay, Thứ Ba ngày 22 tháng 2 năm 2022.
20 ngày trước, tức ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì Giao Blog đã đánh dấu bằng một việc đáng nhớ. Đã nói nhanh ở đây. Hôm đó chính là ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán.
Văn bản gửi đi ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì nay đã có kết quả. Một văn bản chính thức đã được gửi đến bàn làm việc của mình, qua đường phát nhanh, đúng vào sáng nay ngày 22 tháng 2 năm 2022.
Chúng ta, mỗi người trong chúng ta, thực sự đang tự đánh dấu các ngày tháng đặc biệt theo cách riêng của mình.
Phần chúng tôi, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng vào sáng nay, rằng: một ngày đặc biệt như thế này, phải chăng nhóm cần một cái gì đó để ghi nhớ ? Ý tưởng đưa ra một cái, thì mọi người đều hưởng ứng ngay.
Chị Châu là một người chị trong gia đình Búp Trên Cành của chúng tôi. Xem các tác phẩm được tuyển chọn của chị ở trại hè thiếu nhi Búp Trên Cành tại đây (mục lục của bản in năm 1990) và tại đây.
1. Hồi mới ở tuổi lên mười, tôi đã gặp chị lần đầu tiên trong khuôn viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình. Hồi đó, còn là "thị xã Thái Bình", mà trụ sở Hội thì nằm ở gần với Sở Giáo dục và Đoàn chèo Thái Bình. Những năm đó, tham gia trại hè, có nhiều anh chị lớn (như chị Châu, chị Sánh, chị Phúc...) với các em lớp sau chúng tôi (Hiếu, Hằng, Yến, Hoàn, Giao,...).
2. Sau này, hồi đầu thập niên 1990, tôi từ đại học về thăm Trường chuyên Thái Bình (lúc đó trụ sở đã chuyển từ địa điểm cũ ra địa điểm mới trên đường Lý Thường Kiệt) để thăm một ông bạn cũ cùng lớp chuyên ngày xưa mới về làm giáo viên ở Trường chuyên, tức là học chuyên ra lại về làm giáo viên của chuyên, thì bất ngờ gặp chị. Hóa ra chị cũng như ông bạn tôi, là giáo viên môn Văn của trường (chắc chị về trường trước ông bạn một thời gian).
Sau này, cả chị Châu và ông bạn cùng lớp của tôi đã chuyển cơ quan.
3. Đến tận hôm nay, tôi mới biết là sau lần gặp chị ở trường hồi đó, là chị đã chuyển ra Hải Phòng. Thú vị hơn, đọc bài viết dưới đây của chị thì mới vỡ lẽ: chị từng trượt đại học ở lần ứng thi đầu tiên. Mà chính nhờ trượt năm đó, mà chị mới gặp được những người thầy đặc biệt: Nguyễn Hải Đạm, Lại Quí Dương, Đặng Thuyên.
Gần đây nhất, là một bài báo cuối năm 2021 về người sáng lập ra trại hè viết văn Búp Trên Cành ở Thái Bình vào thập niên 1970 - nhà văn Bút Ngữ (xem ở đây).
1. Búp Trên Cành là tên của tập san văn học thiếu nhi Thái Bình mà cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình (gọi tắt là "Hội Văn nghệ Thái Bình"), duy trì trong nhiều năm (1970s-1990s). Tập san này đăng tải những bài văn bài thơ do các "nhà văn nhí" viết trong trại hè viết văn được tổ chức bởi Hội Văn nghệ Thái Bình, mà người đứng đầu là nhà văn Bút Ngữ, cùng sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của nhiều nhà văn - nhà thơ - nhà nghiên cứu trong tỉnh và toàn quốc (Tô Hoài, Phạm Đình Hổ, Bút Ngữ, Phạm Đức Duật, Bùi Công Bính, Lê Bính, Kim Chuông, Đức Hậu, Đỗ Vĩnh Bảo,...).
Mỗi năm có một trại hè. Mỗi năm có một số Búp Trên Cành.
Bài viết mới nhất về một người thầy của tôi - nhà văn Bút Ngữ. Thầy sinh năm 1931, nên năm nay đã bước vào tuổi 91. Đầu năm 2017, khi về thăm thầy sau gần 20 năm không gặp liên tục, tôi có viết nhanh trên Giao Blog, ở đây.
Gần đây, vào dịp trung tuần tháng 12 năm 2021, tác giả Trần Quốc Toàn qua giới thiệu của một người thầy khác - nhà thơ Kim Chuông - đã đọc những thông tin nhanh trên Giao Blog, rồi có liên lạc nhanh với tôi.
Bây giờ, bài viết của tác giả Trần Quốc Toàn đã xuất hiện trên website của báo Thể thao & Văn hóa (bản in trên giấy thì tác giả đã báo là ra sạp từ mấy hôm trước).