Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn IT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn IT. Hiển thị tất cả bài đăng

04/10/2024

Con đường FPT : từ tay trắng đến tập đoàn toàn cầu (ghi chép)

Có một cuốn sách mới ra với tiêu đề "FPT từ tay trắng đến tập đoàn toàn cầu", của FPT, kỉ niệm 35 năm FPT (năm 2024).

Tôi quan tâm nhất đến "văn hóa doanh nghiệp" của FPT.

Nhiều bạn bè và đàn em của tôi đang ở các cương vị khác nhau trong FPT. Một số em thì tôi đã gặp trực tiếp ở các nơi khi đi du lãng vượt biên giới Việt Nam. Họ đang sống và làm việc trong "con đường FPT" hay ngôn ngữ thời thượng hơn là "hệ sinh thái PFT".

18/08/2024

Công nghệ AI và sáng tác - 2 : Lĩnh vực sáng tác văn chương

Ít hôm trước, đã nói đến công nghê AI trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc (xem ở đây).

Mở đầu về AI trong lĩnh vực sáng tác văn chương thì là một kết quả thực chiến trong 3s (ba giây đồng hồ) ở trung tuần tháng 8 năm 2024 của trí tuệ nhân tạo với lời bình cho tập thơ Góc sân và khoảng trời của thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa.

07/11/2023

Doanh nhân đất Việt : Bphone của BKAV ở thời điểm tháng 11 năm 2023

Bphone đã được khách hàng Việt Nam đặt nhiều kì vọng (xem lại ở đâyở đây).

Thượng tuần tháng 11, có việc liên quan nên đã tới trụ sở của BKAV trên đường Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Bphone Store Dương Đình Nghệ là cửa hàng chính của Bphone (có địa chỉ cũ ở: số 88B, Tòa nhà CT3, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đã chuyển về trụ sở của BKAV.

Địa chỉ hiện nay ghi trên trang của Bphone là: "Bphone Store - Tòa nhà Bkav, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội". Tới nơi thì thấy bộ phần Bphone Store được đặt ở tầng 1 của tòa nhà. Hỏi các bạn ở cửa hàng thì biết: mới chuyển từ địa chỉ cũ về đây được khoảng 1 tuần.

21/10/2023

Số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm - chương trình thác bản văn bia của Brian Wu

Bạn Brian Wu - một Việt kiều (đúng hơn là người Việt gốc Hoa) đang ở Mĩ - mình chưa từng gặp, chưa từng liên lạc, nhưng có để ý đến các việc làm của bạn ấy liên quan đến học thuật Việt Nam mà đặc biệt là mảng Hán Nôm (có thể đọc lại ở đây hay ở đây).

Những năm gần đây, thấy bạn ấy đã xây dựng gia đình với một "cô gái Hán Nôm" (cách gọi của bạn ấy).

Cũng những năm gần đây, thấy bạn ấp ủ và thực hiện dần một chương trình số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm. Đáng kể sắp tới là số hóa thác bản văn bia (dựa trên các bộ biên mục và ấn ảnh thác bản văn bia đã xuất bản).

15/12/2021

"Cái khó làm ló cái khôn" - công nghệ mạng mang đến khả năng đặc biệt lớn cho hội thảo từ xa

Sáng nay, Thứ Tư ngày 15 tháng 12, ở đầu cầu Hà Nội, tôi đã bày tỏ sự xúc động khi thấy hình ảnh hai vị lão thành hiện lên ở đầu Hải Phòng. Một người là học giả chuyên về sử Hải Phòng và sử nhà Mạc - bác Ngô Đăng Lợi đã hơn 90 tuổi ! Một người là cán bộ lão thành của huyện Kiến Thụy và hiện là một người nắm giữ nhiều tri thức về lễ hội dân gian - bác Phạm Đăng Khoa đã 87 tuổi.

Hai vị tham gia hội thảo kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Một số người tham gia trực tiếp thì ở đầu mối chính là Hà Nội, còn chủ yếu là tham gia trực tuyến (từ nhiều nơi trong Việt Nam và nước ngoài). Hai vị lão thành của Hải Phòng ngồi trước màn hình máy tính ở nhà riêng tại Hải Phòng rồi trình bày tham luận hay phát biểu qua mạng !

Đó là một lợi thế rất lớn của công nghệ mạng. Chuyện bình thường của mấy năm covid kéo dài này rồi (ví dụ xem lại ở đây), thế nhưng, khi thấy hai vị lão thành trên dưới 90 tuổi tham gia hội thảo, các vị vẫn cực kì minh mẫn và sắc sảo, thì tự nhiên dâng trào cảm xúc.

21/11/2021

Các ứng dụng số về covid-19 vẫn đang loạn và lởm khởm ("PC - Covid" cũng không hơn)

Trung tuần tháng 9 năm 2021, Giao Blog đã đưa bài "Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19 (xem toàn văn ở đây).

Đại khái, lúc đó đã viết: "Hệ thống phần mềm chống dịch ở cuối thập niên thứ hai và chớm sang thập niên thứ ba của thế kỉ XXI (2020-2021-...?). Sự bấn loạn của nào Ncovi, nào Bluzone, nào SSKĐT,...đang diễn ra. Đó là phát tác của tư duy chữ Nôm trong 2 năm nay".

09/07/2021

Việt Nam chuyển động : từ thông điệp "5K" đã thành "5K cộng vắc-xin" rồi cộng thêm "công nghệ"

5K là thông điệp cơ bản của Việt Nam trong phòng chống covid-19 cho đến khoảng cuối tháng 5 năm 2021. 

Trong một hội nghị trực tuyến quốc tế (kết nối Tokyo với nhiều nước trên thế giới), tôi đã đại diện cho nhóm Việt Nam trình bày về 5K của Việt Nam, vào tháng 9 năm 2020, ở đây.

26/01/2021

Thời đại mạng và kinh tế tri thức : đột phá của tuổi trẻ Việt Nam

Tôi nhìn từ góc "sáng tạo Việt", thì ghi nhận là có nhiều đột phá.

Đột phá này, mới là "đột phá khẩu", tức là một cái cửa trổ ra mang tính đột phá. Hết sức quan trọng. Các đột phá khẩu mang tính cách mạng. Nhưng quan trọng hơn nữa, lại là vấn đề nền tảng. Có nhiều đột phá khẩu cùng lúc, có liên kết với nhau, tạo thành một nền tảng mới mang tính đột phá.

Lực cản của tư duy mảnh lẻ kiểu "tư duy chữ Nôm" là rất lớn.

Phải vượt qua được lực cản tới cả ngàn năm thâm căn cố đế của tư duy chữ Nôm. Đầu tiên, phải là bằng các đột phá khẩu. Bây giờ, đã có những đột phá khẩu như vậy. Quan trọng là có tính liên kết để tạo ra được một nền tảng mới mang tính đột phá.

Bản thân tôi, đã phê phán mạnh về sáng tạo Việt nhìn từ chữ Nôm, từ nhiều năm trước, ví dụ ở đây.

26/09/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi đã quen với họp hành và thảo luận qua mạng, hơn nửa năm sống chung với Covid-19

"Thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại thời kì trước Covid-19 nữa". Hay nói một cách khác, thì là: "Sẽ vĩnh viễn không trở lại với thế giới trước Covid-19 nữa".

Gần đây, bằng văn bản, nhóm chúng tôi đã thống nhất quan điểm như vậy. Xem như một định hướng lâu dài. Tôi sẽ viết ý này trong một bài học thuật về covid-19 từ góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử). Bản nháp của bài này đã được trình bày vắn tắt qua mạng trong một tọa đàm quốc tế vào ngày 19/9/2020 (Thứ Bảy) vừa rồi.

25/04/2020

Sáng tạo Việt : Bphone 3 của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quảng

Bphone của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quang đã làm xôn xao dư luận cộng đồng mạng từ nhiều năm trước (xem lại ở đây, tháng 5 năm 2015).

Qua các đời phát triển, đã có Bphone 3, rồi hiện tại là đến Bphone 4 (do đại dịch Cô Vy mà lùi ngày ra mắt từ tháng 4 xuống tháng 5).

Tôi là một trong những người ủng hộ cho tinh thần tự lập của Bphone, bằng hành động thiết thực, tức không chỉ nhìn và nói, mà đã liền mua và sử dụng Bphone.

Đại khái, bây giờ đã bắt đầu có thể ghi nhận được về Bphone, mà thực cảm nhất là Bphone 3. Có lẽ sẽ cần trải nghiệm với Vsmart của nhóm Vin - Phạm Nhật Vượng để định rõ hơn nữa về sáng tạo Việt.

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

09/11/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một ngày cuối tuần không bị làm phiền

Đúng vậy. Tiết trời cuối thu có hơi se lạnh những giờ đầu buổi sáng, rồi dần ấm lên, vẫn mặc sơ mi cộc tay vô tư nhưng phải mang thêm áo khoác mỏng dự phòng. Nắng nhè nhẹ, nhưng đứng lâu chỗ dại nắng thì thấy khá gay gắt.

Lâu lâu mới có một buổi sáng và buổi chiều ngày cuối tuần không bị làm phiền.

05/10/2019

Chặn hệ thống blog năm 2019 là vô dụng, và đi ngược lại với quốc sách về cách mạng 4.0

Từ tháng 7 năm 2019, hệ thống blog ở Việt Nam liên tục bị chặn. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 này thì càng xiết mạnh. Khoảng nửa tháng nay, như đã nói ở đây hay ở đây, bản thân chủ nhân Giao Blog không vào ra nhà mình được một cách chính thường.

Muốn ra vào nhà mình hàng ngày hàng giờ một cách chính thường, không có gì khác, là một yêu cầu giản dị và hoàn toàn chính đáng của công dân.

Chúng tôi muốn sự chính thường với tư cách người viết. Chúng tôi cũng muốn một sự chính thường với tư cách bạn đọc.

Còn về mặt kĩ thuật, thì sự ngăn chặn hệ thống blog như hiện nay là hoàn toàn vô dụng. Khi không chính thường, chúng tôi vẫn ra vào nhà mình một cách bình thường. Vẫn viết, vẫn xem, vẫn làm mọi thứ, như không có gì xảy ra.