Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/09/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : ra Hải Phòng trải nghiệm "cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn"

Đồng Dụ và Đồ Sơn là những địa danh thuộc Hải Phòng ngày nay.

Những lần trước, du lãng khu vực Đồ Sơn và Cát Bà, chủ nhân Giao Blog đã ghi nhanh ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2019).

Sao lại là "cam" của Đồng Dụ, và ứng với cam ấy là "vú" của Đồ Sơn. "Cam" là cam gì, và "vú" là vú gì ? Có người thì nói tránh đi thành "cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn" (xem bài của trang Phật tử Việt Nam ở dưới).

Hóa ra, sau này mới biết câu đầy đủ là: "Loonf Cổ Am, cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn".

- Người phụ nữ Cổ Am ở quê Trạng Trịnh biết đẻ con giỏi giang, nên định danh là "L. Cổ Am".

- Người ở trang Đồng Dụ xưa có nghề trồng cam giỏi, giống cam đường rất ngon, được dùng để tiến vua, nên định danh là "cam Đồng Dụ".

- Con gái Đồ Sơn tham gia công việc chài lưới, sông biển từ nhỏ, nên thường có dáng người khỏe mạnh, đặc biệt là ngực nở, nên định danh là "vú Đồ Sơn".

Cũng có câu khác, là: "Người Cổ Am, cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn".

Đại khái vậy.

Tháng 9 năm 2022,

Giao Blog




----



..

08/12/2008 - 14:52

  Đình Đồng Dụ

     
           Đình Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương xây dựng trên một khu đất cao mặt chính quay hướng Tây với một không gian rộng thoáng đãng, có cây cổ thụ trên dưới 300 năm. Cảnh quan thiên nhiên hết sức sinh động, quy mô kiến trúc của ngôi đình kiểu tiền nhất - hậu đinh bề thế.
 

           Theo bản ngọc phả của các vị đại vương được dân làng Đồng Dụ thờ cúng: dưới triều Trần Thuận Tông (1388 - 1398), niên hiệu Quang Thái có người họ Nguyễn tên Đại Phạm, quê huyện Hoa Phong, xứ Hải Đông kết duyên vợ chồng với Đỗ Thị Uyển người trang Đồng Dụ. Vợ chồng ăn ở với nhau rất hòa thuận, sau 3 năm sinh được người con trai. Mấy năm liền sau đó lại sinh được 5 người con trai nữa. Người con trai cả vì được sinh dưới gốc cây thông nên được đặt tên là Ba Tùng, con thứ hai là Trọng Bách, tiếp đến Trọng Minh, Trọng Mẫn. Hai người con cuối cùng được hai vợ chồng đặt tên là Quý Hồng, Quý Nghị. Để thỏa điều mơ ước lúc tuổi xanh, làm nên quan sang, áo gấm vinh quy, Đại Phạm từ biệt vợ con lên trọ học tại phường Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long. Sau những năm dùi mài kinh sử, năm Quang Thái thứ 9 (1397), ông đỗ đầu trong kỳ thi Đình. Đại Phạm được bổ chức Thừa Tuyên phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, sau hai năm lại được thăng chức An phủ sứ Hóa Châu. Làm quan, ông rộng rãi, công bằng, coi dân như ruột thịt, đối xử với mọi người hòa nhã. Vùng đất ông trông coi không có nạn trộm cắp, dân chúng được an cư lạc nghiệp. Vua rất coi trọng, cho ông được thu tô thuế của một xã. Từ đó, dân Đồng Dụ ai nấy đều thấm nhuần ơn đức của ông, nhà nào của cải cũng dư thừa, đất đai màu mỡ. Bấy giờ, có người quý tộc ngoại thích nhà Trần là Hồ Quý Ly mưu toan nắm quyền binh về tay minh. Năm Kỷ Mão, niên hiệu Kiến Tân thứ hai (1399), Quý Ly giành ngôi nhà Trần, xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Triều thần nhiều người bất bình, bỏ chức không làm quan với nhà Hồ nữa. Đại Phạm lánh về quê Đồng Du, than rằng: "bày tôi trung không thờ hai vua".

        Quý Ly là người hưởng lộc của nhà Trần lại manh tâm cướp ngôi vua, thực là bất trung... Thế là ông liền phát hịch chiêu dụ dân 8 xã (Vĩnh Khê, Văn Cú, Văn Tra, Đồng Giá, Hoàng Lâu, Lương Quy, Tràng Duệ, Hoa Phong), lập đồn ở trang Đồng Dụ. Dại đồn đặt trên gò đất kiẻu Kim tinh lạc thủy (sao kim rơi trên mặt nước); phía ngoài đắp thành lũy, phía trong cắm rào gỗ làm nơi phòng thủ. Lại sai 6 người con trai đắp thêm 3 đồn trại nữa ở xung quanh để tiện ứng cứu lẫn nhau. Sáu người con trai Đại Phạm lúc này ra sức luyện võ nghệ, văn chương, nay thấy cha mẹ bận việc quân đề hăng hái đảm nhận công việc trong, ngoài. Người con út là Quý Nghị thông thạo chữ nghĩa được giao giữ sổ sách trong quân. Bốn người khác được quân lính kính nể không dám gọi tên tục mà chỉ gọi tên đồi trại. Ông cả là cây Đa, ông hai cà cây Vối, ông ba cà Cống Mang, ông tư là Láng Điển. Duy 2 ông thứ năm và thứ sau được gọi là ông Hống và ông Nghị. Về sau, Đại Phạm bị thua trong một trận đánh quyết liệt ở cửa Nam Triệu, mất cùng ngày với 5 người con trai là Tùng, Bách, Minh, Mẫn, Hồng. Người con trai thứ sáu là Nghị, được tin dữ liền tự vẫn. Vào thời Lê, niên hiệu Hồng đức năm thứ hai (1472), vua Lê Thánh Tông xuất quân đánh giặc, qua xã Đồng Dụ được cha con Đại Phạm báo mộng, giúp quân triều đình thắng trận, lập tức ban sắc phong, mỹ tự cho các vị đại vương người trang Đồng Dụ.

        Đình Đồng Dụ tổ chức lễ hội vào ngày 10/2 âm lịch. Sau lễ nhập tịch, dân làng rước tượng Đại Phạm cùng bài vị cửa 6 người con trai từ các nơi về đình làm lễ trong 3 ngày. Một không khí lễ hội trang nghiêm, tôn mính của dân làng trước anh linh các vị thành hoàng vì nghĩa lớn hy sinh cho cuộc sống trường tồn mãi mãi. Di tích đình Đồng Dụ được Nhà nước xếp hạng năm 1991.

                                                                                          Di tính – danh thắng xếp hạng quốc gia

http://www.haiphong.gov.vn:8888/Portal/Detail.aspx?Organization=VHTT&MenuID=1487&ContentID=6427

..


 

LÀNG HOA ĐỒNG DỤ

Làng Đồng Dụ thuộc huyện An Dương, TP. Hải Phòng, vốn rất nổi tiếng với nghề trồng hoa Hải Đường và Cam tiến vua rất độc đáo và đã mang lại niềm tự hào cho người dân đất Cảng…Mà dân gian thường có câu: Cam Đồng Dụ, Thú Đồ Sơn ( Cam Đồng Dụ ngon ngọt, thơm chuyên để tiến vua, trong các nơi có thú vui chơi thời xưa thì phải nói đến thú vui chơi nhất là Đồ Sơn – vì Đồ Sơn có khu du lịch biển và hội chọi trâu…)

Không biết có từ bao giờ, nhưng theo những người bản địa cao tuổi cho biết: Hoa Hải đường là một loài hoa thể hiện sự tinh khiết của tâm hồn, bởi tính mộc mạc nhưng lại thanh cao, thanh cao nhưng lại giản dị. Hải đường là loài hoa thanh khiết, vừa sang trọng lại vừa dân giã. Nụ hoa đỏ thắm, tròn căng, tươi rói trên nền lá xanh to bản, dày dặn và cứng cáp cho ta cảm giác về cái đẹp bật lóe lên từ sự dẻo dai, thô mộc, thách thức cùng mưa sa gió táp. Rồi khi hoa nở, cánh hoa như được tráng một lớp men màu hồng ngọc láng bóng, nhụy hoa vàng mơ sắc nắng, phấn hoa mịn màng khiến ta nhìn vào lòng hoa như được chiêm ngưỡng một bình ngọc quý.

Hải đường càng quý bởi hoa rất bền, nếu chăm sóc kỹ, hoa nở cả tháng mới tàn.Chính vì điều đó mà từ cổ xưa cho đến nay những gia đình quyền quí hay chơi hoa vào dịp tết vì họ cho rằng Hoa Hải Đường chơi vừa có “Lộc Đầu Xuân” lại để thờ cúng rất tốt vì sự tinh khiết của hoa. Những năm gần đây, người thành phố rất chuộng chơi hoa Hải Đường. Nhà ít tiền mua cành về cắm lọ vài tuần mới phải thay lọ hoa mới. Người nhiều tiền tìm về Đồng Dụ mua cây, tùy theo dáng và tuổi cây giá có thể lên tới vài triệu đến vài chục triệu một cây. Nghề trồng Hải Đường trở thành thế mạnh kinh tế của làng văn hóa Đồng Dụ.

  Đến làng Đồng Dụ vào dịp giáp tết thì không khí nơi  đây từ trong vườn nhà tư gia cho đến ngoài cánh đồng đông vui tấp lập như nhưng phiên chợ xuân thành phố, dân Đồng Dụ những ngày giáp tết hầu như  thức thâu đêm suốt sáng để đánh cây cho khách, người dân nơi đây cho biết đánh cây vào ban đêm hay gần sáng thì độ tươi của cây rất bền có thể chơi cả tháng không tàn, nếu chăm sóc tốt cây Hải Đường nguyên trong chậu thì vào mùa xuân tết sang năm lại chơi tiếp mà không tốn kém. Phải nói rằng làng Hoa Hải Đường Đồng Dụ là một làng hoa cổ của cả nước vì nơi đây còn lưu giữ nhưng cây có tuổi thọ trên cả trăm năm .

Trong dịp tết này( 2012) con đường vào làng cũng đã được thành phố quan tâm mở rộng và kiên cố giúp cho nơi đây phát triển làng nghề trồng hoa xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân. Đặc biệt giữa làng  con có ngôi đình, đền và chùa nằm liền kề,  đình đã được xếp hạng di tích quốc gia, đình Đồng Dụ thờ Đức Đại Phạm … tiếng vang về ngôi chùa rất thiêng đã đồn xa, nên không chỉ đến dịp Lễ  Tết Nguyên đán hay Hội làng mới đông du khách thập phương đến dâng hương hoa, mà ngay cả những ngày  tuần rằm, mọi người đến lễ rất đông, tương truyền ngôi chùa này còn là nơi cầu tự của những người hiếm muộn rất linh ứng – “sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm” Lễ hội Làng được tổ chức vào 3 ngày 18,19,20 tháng giêng âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn lượt du khách.

Thời điểm áp Tết đến gần, những cơn gió heo may, mang cái rét ngọt ngào cho người dân đất Cảng. Trong cái rét ngọt ngào đó dường như có âm hưởng của mùa xuân đến sớm của những cánh hoa Đào, Quất cảnh mà người dân nơi đây chồng thêm để phòng khi hoa Hải Đường nở hoa chậm so với đúng dịp tết vì tính chất của hoa rất khó tính nếu chăm sóc không đúng với quy trình của nó. Cả một năm vất vả và đổ tiền bạc công sức vào vườn hoa đến dịp Tết mới là một  vụ mang lại nguồn sinh sống cả năm  và là niềm tự hào của người dân Đồng Dụ.

Từ thực tế của nghề trồng hoa Hải Đường, có lẽ trong chiến lược phát triển của Đồng Dụ  cần chọn thêm nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với chất đất, tập quán canh tác, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu để tạo thế mạnh riêng địa phương mình. Gần đây, người Đồng Dụ mạnh dạn đưa thêm cây đào cảnh về trồng đã đem lại hiệu quả nhất định. Chỉ sau vài năm thử nghiệm, đào Đồng Dụ đã có mặt ở các chợ hoa tết trong thành phố Hải Phòng, khẳng định giá trị không thua kém so với đào các nơi khác.  Nghề trồng đào đòi hỏi sự công phu, tinh tế hơn trồng Hải Đường, tích lũy kinh nghiệm nhiều năm mới có thể thành công. Cùng với cây hải đường, cây đào đã trụ vững được trên đồng đất này  đem lại hiệu quả kinh tế cao, biến làng văn hóa Đồng Dụ trở thành điểm du lịch sinh thái và lịch sử rất có ý nghĩa cho thành phố cảng.

 


https://www.phattuvietnam.net/lang-hoa-dong-du-xa-dang-cuong-huyen-an-duong-hai-phong/

..


Cam Đồng Dụ – Sản vật Hải Phòng thanh đậm, ngọt ngào


Trước những năm 90 của thế kỷ XX, ở Đồng Dụ, nhà nhà trồng cam cung cấp sản phẩm cho thị trường thành phố Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố lân cận.

 gồm có cam đường và cam chanh quý đi có cách đây hàng trăm năm, đã nổi danh với câu ca Lồn Cổ Am, ,vú Đồ Sơn”, một trong những sản vật “Tiến Vua”, nổi tiếng khắp cả nước của người dân thôn Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng xưa kia. Hiện nay,  là nguồn gen quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, rất cần được bảo tồn.

Đặc điểm

Cam Đồng Dụ có hai loại, cam Chanh và cam Đường:

Cam Chanh có thành cao, vỏ dày, dưới đáy quả có một vùng tròn nên gọi là “cam Đồng Tiền”. Quả to bằng ấm pha nước chè, tép nhỏ có màu hơi hồng, mọng nước, có vị ngọt. Khi chín, vỏ có màu vàng tươi.
Cam Đường quả nhỏ, bằng chén uống nước trà, thấp thành. Vỏ cam đường mỏng, nhiều tinh dầu thơm; vỏ đỏ thẫm khi chín giống như cam giấy nhưng không dễ bóc, khi bổ thường dùng dao bổ như bổ cau. Bao bọc quanh múi là lớp màng trắng như màng nhện. Khi ăn, cam có vị ngọt thanh, dịu nên được gọi là cam Đường, và đây chính là sản phẩm dùng để “tiến vua”.

Cam Đồng dụ cho quả vụ đầu 5-7 quả/cây, sau đó, số quả tăng dần, đến khi trưởng thành cho năng suất 50-70 quả/cây/năm; thời gian cho quả hàng chục năm.
Trồng và chọn cam tiến vua

Tương truyền, để có cam tiến vua, làng đã tổ chức phân công dân làng trồng và lựa chọn cam theo hướng chuyên nghiệp. Người chọn giống, người trồng, người chăm sóc. Trong khâu chăm bón, người dân sử dụng bột đậu tương, ruột ốc bụt ngâm để bón cây. Khâu chọn cam được tổ chức vào dịp giáp Tết Nguyên Đán, do những bậc cao niên, chức sắc chọn để tiến vua.
Nguy cơ thất truyền

Trước những năm 90 của thế kỷ XX, ở Đồng Dụ, nhà nhà trồng cam cung cấp sản phẩm cho thị trường thành phố Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố lân cận.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, do quá trình đô thị hóa, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, cộng thêm với hiện tượng thoái hóa giống, diện tích trồng cam Đồng Dụ ngày càng thu hẹp. Đầu những năm 1990, làng Đồng Dụ còn rất nhiều vườn cam. Năm 1995, hơn 10 hộ trồng cả cam Đường và cam Chanh. Đến nay, còn hai hộ trồng cam đường với tổng số 03 cây và một vài hộ trồng cam chanh.

http://sanvatvietnam.com/cam-dong-du-san-vat-hai-phong-thanh-dam-ngot-ngao.html

---


BỔ SUNG


4.

Cam Đồng Dụ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cam Đồng Dụ gồm có cam đường và cam chanh[1] quý có cách đây hàng trăm năm[2], đã nổi danh với câu ca Lồn Cổ Am, cam Đồng Dụ,  Đồ Sơn[3][4], một trong những sản vật “Tiến Vua”, nổi tiếng khắp cả nước của người dân thôn Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng xưa kia. Hiện nay, cam Đồng Dụ là nguồn gen quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, rất cần được bảo tồn.[5][6]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cam Đồng Dụ có hai loại, cam chanh và cam đường:[6]

  • Cam chanh có thành cao, vỏ dày, dưới đáy quả có một vùng tròn nên gọi là “cam Đồng Tiền”. Quả to bằng ấm pha nước chè, tép nhỏ có màu hơi hồng, mọng nước, có vị ngọt. Khi chín, vỏ có màu vàng tươi.[6]
  • Cam đường quả nhỏ, bằng chén uống nước trà, thấp thành. Vỏ cam đường mỏng, nhiều tinh dầu thơm; vỏ đỏ thẫm khi chín giống như cam giấy nhưng không dễ bóc, khi bổ thường dùng dao bổ như bổ cau. Bao bọc quanh múi là lớp màng trắng như màng nhện. Khi ăn, cam có vị ngọt thanh, dịu nên được gọi là cam Đường, và đây chính là sản phẩm dùng để “tiến vua”.[6]

Cam Đồng dụ cho quả vụ đầu 5-7 quả/cây, sau đó, số quả tăng dần, đến khi trưởng thành cho năng suất 50-70 quả/cây/năm; thời gian cho quả hàng chục năm.

Trồng và chọn cam tiến vua[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền, để có cam tiến vua, làng đã tổ chức phân công dân làng trồng và lựa chọn cam theo hướng chuyên nghiệp. Người chọn giống, người trồng, người chăm sóc. Trong khâu chăm bón, người dân sử dụng bột đậu tương, ruột ốc bụt ngâm để bón cây. Khâu chọn cam được tổ chức vào dịp giáp Tết Nguyên Đán, do những bậc cao niên, chức sắc chọn để tiến vua.

Nguy cơ thất truyền[sửa | sửa mã nguồn]

Trước những năm 90 của thế kỷ XX, ở Đồng Dụ, nhà nhà trồng cam cung cấp sản phẩm cho thị trường thành phố Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố lân cận.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, do quá trình đô thị hóa, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, cộng thêm với hiện tượng thoái hóa giống, diện tích trồng cam Đồng Dụ ngày càng thu hẹp. Đầu những năm 1990, làng Đồng Dụ còn rất nhiều vườn cam. Năm 1995, hơn 10 hộ trồng cả cam Đường và cam Chanh. Đến nay, còn hai hộ trồng cam đường với tổng số 03 cây và một vài hộ trồng cam chanh.[6]

Trong thơ ca[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đêm An Dương: "Dẫu chưa mắc nợ lời mời, Thì cam Đồng Dụ vẫn tươi sắc mùa...", Bùi Thị Thu Hằng
  • Cam Đồng Dụ"Về thăm Đồng Dụ chốn cam đường, Đặc sản bao đời “cung tiến vương”. Thổ nhưỡng diệu kỳ hoa sắc thắm; Thủy phong thuần khiết trái thơm hương. Của ngon chúa hưởng, người ai oán, Vật lạ vua dùng, kẻ xót thương...". Mạnh Cường.
  • Trong dân gian có câu ca:

"Người Cổ Am, cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn"[3], thực chất là câu "Lồn Cổ Am, cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn" [7]

"Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú" [8] (Làng Đại Trà, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy và làng Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương)

"Đồng Dụ có cam tiến vua - Đình thờ Đại Phạm với chùa Phúc Linh"[9]...

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Cam”http://www.lrc-hueuni.edu.vnBản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 28 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Trần Phượng (24 tháng 12 năm 2013). “Hải Phòng: Khó khôi phục giống cam quý”http://danviet.vn. Báo Dân Việt. Truy cập 28 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. a b Trương Văn Thiết (25 tháng 11 năm 2013). “LÀNG ĐỒNG DỤ Xà ĐẶNG CƯƠNG NGUY CƠ THẤT TRUYỀN GIỐNG CAM QUÝ”http://haiphong.gov.vnBản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập 25 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ Trung Kiên (3 tháng 12 năm 2011). “Làng hoa Đồng Dụ”http://www.phattuvietnam.net. Phật giáo Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập 28 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ Bùi Bá Bổng (5 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 5/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành nguồn gen cây trồng quý hiến cần được bảo tồn”http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 17 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. a b c d e Hân Minh (4 tháng 1 năm 2016). “Hải Phòng bảo tồn các loài cây có múi đặc sản”http://haiphong.gov.vn. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ Đăng Lọi Ngô, Hội đồng lịch sử Hải Phòng, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Vietnam), Đại học quốc gia Hà Nội, Từ điển bách khoa địa danh Hải phòng, Nhà xuất Bản Hải Phòng, trang 150
  8. ^ Đỗ Bình Trị, Bùi Văn Nguyên (1972). Thơ ca dân gian Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 23.
  9. ^ Vũ Ngọc Tiến. Hà Nội ngày Vu Lan - Mậu Tý. Báo văn Nghệ Trẻ, số 34 năm 2008


https://vi.wikipedia.org/wiki/Cam_%C4%90%E1%BB%93ng_D%E1%BB%A5



2.

Chuyện ở làng hoa Đồng Dụ

Thứ Tư, 04/10/2017, 08:05

Thấy tôi có ý định về làng hoa Đồng Dụ ở An Dương, Hải Phòng, nhà thơ Minh Trí (Hội Nhà văn Hải Phòng) nói, sẽ đọc cho tôi nghe một câu ngạn ngữ hài hước về làng này, hay lắm. Tôi tò mỏ hỏi. Anh ghé tai tôi khe khẽ đọc: "L... Cổ Am-Cam Đồng Dụ-Vú Đồ Sơn". Thế nghĩa là sao? Tôi phì cười vì cho là anh nói chơi. Thật đó! Cam ở Đồng Dụ ngọt đến lịm môi. Trăm phần trăm cứ về rồi biết. Thế là tôi lên đường...


1- Hoa hải đường và vườn đào khủng

Dừng chân tại hàng nước bên đường xã Đặng Cương, đầu ngã ba rẽ vào làng hoa Đồng Dụ, tôi tọc mạch hỏi cái câu ngạn ngữ hài hước kia. Bà chủ quán cười xởi lởi rồi nói, câu đó cổ lắm rồi, giờ cam Đồng Dụ đã trôi vào dĩ vãng, hiện chỉ có mấy nhà trồng giống cam đặc sản này thôi. Tôi tần ngần muốn bà giải thích thêm ý nghĩa cả mấy vế kèm theo thì bà bỗng nghiêm sắc mặt giảng giải. Phụ nữ Cổ Am có tài sinh đẻ, nuôi dưỡng con cháu ăn học thành tài, làm ông nọ bà kia. Đất Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo) có nhiều tiến sĩ làm quan qua nhiều triều đại là nhờ ở các bà mẹ cả đó. Dân gian ca ngợi người phụ nữ Cổ Am bằng hình ảnh cách điệu lên gây ấn tượng dễ nhớ mà thôi. T

ôi đỏ mặt cười khì khì. Còn "Vú Đồ Sơn", bà nhấn mạnh con gái làng biển Đồ Sơn cùng chồng quăng chài đánh bắt cá, chèo thuyền vượt sóng ngày đêm, nên khỏe mạnh, có bộ ngực rắn chắc, thế thôi. Thì ra, sự gắn kết tưởng khập khiễng giữa những hình ảnh đó với trái "Cam Đồng Dụ", quả là sự ẩn dụ dị biệt.

 Từ xa xưa, cam Đồng Dụ đã từng được tiến vua hàng năm, và được coi là đặc sản của làng quê này. Nó có hai loại là cam Chanh và cam Đường. Quả cam Chanh còn gọi là cam Đồng Tiền, vì ở dưới quả có một vòng tròn, tựa đồng tiền xu, tép nhỏ màu hồng nhạt. Cam Đồng Tiền mọng nước, pha vị hơi chua, nên ngọt sắc. Còn giống cam Đường có vị ngọt đậm thanh hơn, nên hàng năm dân làng đều chọn để đưa vào kinh tiến vua.

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Thêm bên gốc đào cổ.

Trong dân gian còn có những câu ca dao khác ghi dấu ấn về giống cam nức tiếng này. Sau đó bà đọc: "Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú", hoặc: "Đồng Dụ có cam tiến vua/ Đình thờ Đại Phạm với chùa Phúc Linh". Nhưng một lúc sau ngẫm ngợi, bà chép miệng thở dài nói, thế mà cả hai giống cam ấy nay đã mất hút, chẳng ai còn đoái hoài đến chúng nữa. Nhưng thực ra vài mươi năm nay, tuy lỡ các vụ cam, làng Đồng Dụ đã trở thành xứ sở hoa hải đường của thành phố Hải Phòng, và là trung tâm của những vườn hoa đào khủng nhất nước. Sau đó bà chủ quán nước chỉ đường cho tôi đến gặp ông Nguyễn Xuân Thêm, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Đồng Dụ, để trò chuyện về hoa.

Tôi cùng ông Thêm đi xuống những vườn hoa đào của bà con trong làng mới thấy dân ở đây thật chịu chơi. Dường như toàn bộ đều là những hàng cây đào cổ, thân bự, cành to. Ông nói, những người đầu tiên gây nghiệp đào ở đây đã phải đi lên tận Mộc Châu, Sơn La mua gốc đào lớn. Họ mang về ghép với mắt đào Nhật Tân.

Qua nhiều công đoạn kỹ thuật, họ đã tạo ra một giống hoa đào khác lạ, cánh dầy và tươi sắc bền lâu. Khởi nghiệp là gia đình anh Dân, người có tới mấy trăm gốc đào to đẫy, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu từ bán cây, bán cành. Ai nấy đều học theo, dồn hết vốn liếng vào canh bạc lớn, sống chết với cây đào. Không ít gia đình đã bỏ nghiệp hoa hải đường để chào đón một cuộc thử thách mới, với những vườn đào cây lớn. Không ngờ chất đất của Đồng Dụ xưa dồn chất ngọt cho cam, thì giờ đây lại tạo nên hồn cốt cho những sắc hoa hải đường và hoa đào. Hai giống hoa đã trở thành thương hiệu của Đồng Dao.

Ông Thêm còn kể, hiện nhà lão nông Nguyễn Sinh Súy còn bảo tồn gìn giữ một cây hải đường cổ hơn 100 năm, đã có người đến trả giá 30 triệu đồng nhưng không bán. Ông Súy cũng là chủ của một vườn hoa hải đường rộng tới mấy sào đất. Số đông các hộ còn lại đều chuyển hướng và tập trung trồng hoa đào. Đáng kể có nhà ông Diễm, trồng 300 cây đào cổ thụ, trong đó tập trung là đào phai ghép với gốc đào đá, đào núi. Có cây, ông Diễm cho khách thuê chơi vụ tết, thu được 7 triệu đồng.

Bên cạnh đó, gia đình chị Phạm Thị Chiến trồng 200 gốc đào; hoặc anh Bùi Viết Đại cũng không chịu kém khi trồng 190 cây; hay hộ anh Lẫm cũng có 150 cây đào cổ. Gia đình anh Lẫm có năm, đã phải dùng xích cột những gốc đào cổ có dáng độc, để chống trộm. Nhưng có lẽ "kỳ" nhất là cây đào cổ vườn nhà Chính Mai. Đây là cây đào ta gốc chỉ chừng 20 năm tuổi, nhưng hoàn toàn "Zin", không hề bị cấy ghép lai tạo. Hơn nữa, "Cụ" đào này có dáng thế "Mẫu tử", cao hơn 3m. Riêng thân mẹ lại có những cành tán, ôm lấy thân con thể hiện được nét thần thái của người mẹ, hết mực yêu thương, che chở cho con.

Chị Mai chủ vườn kể, Tết trước cho thuê được mấy chục triệu đồng. Đã từng có người hỏi mua cây đào này và trả giá 200 triệu đồng, nhưng gia đình giữ lại chỉ để cho thuê, vào các vụ Tết, lễ hội. Ông Thêm nhẩm tính, hiện xã có tới 600 hộ làm hoa, với diện tích chừng 40ha, tập trung phần lớn hoa đào, số còn lại là hoa hải đường và quất. Chỉ một số vườn nhỏ trồng hoa thân thảo như lay ơn, lưu ly, cúc, đồng tiền. Tôi hết sức ngỡ ngàng với những cây đào cổ trên các vườn hoa. Cây nào cây ấy đều "khủng" như nhau. Đều tăm tắp thẳng hàng lối trên những luống hoa. Các gốc đào đều lạ mắt, đường kính từ 20cm đến 50cm, với chiều cao 1m đến 3m, dáng cành cổ quái. Một cánh đồng hoa kỳ lạ nhất, mà tôi biết từ xưa đến nay, chỉ có ở đất biển Hải Phòng. 

2- Lễ dâng hoa đào

Sau khi dạo cánh đồng hoa, chúng tôi tình cờ dừng chân bên chùa Phúc Linh, một ngôi chùa cổ hơn 300 năm của dân Đồng Dụ. Ông Thêm vui vẻ kể, Tết năm 2017, dân làng đã tổ chức lễ dâng hoa đào tại đây. Mỗi cành hoa trên tay người dâng lên tạo thành một vườn đào tươi tràn ngập sắc hồng. Chào một năm mới với những hy vọng mới, niềm vui như còn đọng lại trên những nếp nhăn trên trán người trồng hoa. Hình ảnh những em bé ca hát và nhảy múa cùng với những cành đào. Rộn ràng trong tâm hồn mọi người.

Những cây đào cổ và hoa hải đường ở Đồng Dụ.

Tôi còn biết, vừa qua tại ngôi chùa này, đoàn làm phim đã làm lễ ra mắt khởi công bộ phim truyền hình "Những cánh hoa yêu thương". Một câu chuyện tình yêu của đôi bạn trẻ người làng Đồng Dụ. Họ có chung một lý tưởng, gìn giữ và phát triển thương hiệu hoa của quê hương mình. Đây có thể coi là sự kiện đáng tự hào của dân làng Đồng Dụ. Sắc hoa của làng được đưa lên phim cùng những gương mặt nông dân thân thương, bao năm dầm sương dãi nắng. Mọi người luôn háo hức chờ đón bộ phim mới ra đời.

Chợt nhớ, ông Thêm cho biết, chùa làng còn có hương án thờ tổ sân khấu của tỉnh Hải Phòng, nên hàng năm nhiều nghệ sĩ về thắp hương, năm nào cũng có đoàn nghệ thuật về biểu diễn. Vừa qua có Đoàn Cải lương Thái Bình về biểu diễn vở "Tình sử Trần Thái Tông Hoàng đế". Đó là hình tượng của vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Trần (1225-1258), một nhà vua thông tuệ chính sự và một lòng sùng Phật pháp. Đặc biệt ngài đã viết sáu cuốn sách về văn hóa Phật giáo. 

3- Sống như những đóa hoa

Chùa Phúc Linh bắt đầu tổ chức lễ "Hằng thuận" cho các đôi bạn trẻ từ năm 2015. Lễ cưới đã mang ý nghĩa sâu sắc về hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo. Lễ "Hằng thuận" đem lại sự bình yên và hòa thuận bền vững cho đôi bạn trẻ. Đó cũng chính là sự bắt nguồn từ chữ "Hòa" mà ra. "Hằng thuận" là hòa thuận mãi mãi, hạnh phúc bền lâu. Trước khi đôi bạn trẻ trao nhẫn cưới, các thầy thường giảng giải cho họ nhận thức chân tơ kẽ tóc về chữ "Nhẫn". Bởi từ sự nhẫn nhịn nhau, tôn trọng nhau, cùng nhau tu dưỡng phẩm hạnh, mới có hạnh phúc. Một gia đình có êm ấm, hòa thuận được hay không chủ yếu là sự nhẫn nhịn mà nên.

Đúng như lời ca trong bài "Sống như những đóa hoa" do chính ca sĩ Quang Thắng đã đến hát tại sân chùa Phúc Linh vào đêm rằm Trung thu. Ai nấy hồ hởi khi gặp nhau. Nụ cười và niềm vui dâng lên nơi ánh mắt người. Tôi bỗng nhớ đến lời ca: "Và tôi sống như đóa hoa này/ Tỏa ngát hương cho đời/ Sống với nỗi khát khao rằng/ Được hiến dâng cho cuộc đời…". Đó chính là chiều sâu trong "Thân hòa" mà các phật tử tự nguyện mỗi khi đến chùa, với niềm vui sống như những đóa hoa, trong cõi vô thường.

Bội Ky

https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Chuyen-o-lang-hoa-Dong-Du-i449620/


1.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

L..CỔ AM, CAM ĐỒNG DỤ, VÚ ĐỒ SƠN

Hôm nọ đi chơi về, nghe được một câu rất hay: “Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn”. Hóa ra đây là một câu phương ngôn của người Hải Phòng, nằm trong kho tàng tục ngữ – dân ca – ca dao Việt Nam hẳn hoi nhá.

Nghe có vẻ hơi bầy bậy nhưng có ý nghĩa phết đấy!

Lồn Cổ Am: Thôn Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Đây là nơi có nhiều bà mẹ thông minh và giỏi giang nên đã sinh ra nhiều đứa con học giỏi đỗ đạt.

Cam Đồng Dụ: Nơi này có giống cam thơm, ngọt và to nỗi tiếng. Ngày xưa, cam vùng này dành để tiến Vua nên còn gọi là cam tiến Vua.

Vú Đồ Sơn: Phụ nữ ở Đồ Sơn thường có chuyên nghề làm cá, chèo thuyền và kéo lưới. Nhờ lao động chăm chỉ (Và có thể còn có gen di truyền), các cô gái Đồ Sơn có những bộ ngực rắn, tròn và rất đẹp.

Tiện thể bàn về chữ “lìn” dưới góc độ ngôn ngữ học một tí. Đây là một từ dùng để chửi bậy, được lớp người bình dân, văn hóa thấp sử dụng nên không được thanh cao cho lắm. Từ này có ý để chỉ “cái cửa mình”, để chỉ, để nói về bộ phận sinh dục của người phụ nữ. 

Thông thường, trong sinh họat đời thường thì từ này được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề… theo kiểu thiếu văn hóa. Riêng trường hợp khác, trong câu vè bình dân, câu đố dân gian xa xưa thì danh “cái lồn” hay “lồn” thì từ này không có dụng ý xấu, hay tục tĩu mà là người xưa muốn ám chỉ, nói bóng gió đến hình tượng khác… chứ không phải để để ám chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ nữa.

Người Việt nhiều khi dùng từ lồn để ví von, ca ngợi:

Đẻ đứa con khôn, mát lồn rười rượi
Đẻ đứa con dại, thảm hại cái lồn

Lồn lá mít, đít lồng bàn

Sồn sồn như lồn phải lá han

Lồn bà bà tưởng lồn ai
Bà cho ông Lý mượn hai tháng liền.

Lồn lá vông, chồng trông chồng chạy
Lồn là mít, chồng hít chồng ngửi
Lồn lá tre, chồng đe chồng đánh

Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn
Cơm nhà, cháo chợ, lồn vợ, nước sông

Lo co đầu gối, lo rối lông lồn

Lồn chằng ghế đá, lồn vá xe hơi
Đéo mẹ cái lồn

Tuy nhiên, từ này được coi là từ bất lịch sự trong giao tiếp.

Ăn cái lồn: phủ nhận điều gì đó
Có cái lồn: phủ nhận điều gì đó
Thằng/con mặt lồn: chửi bậy
Vãi cả lồn: thán phục điều gì đó, có thể mang nghĩa tiêu cực
Xấu vãi lồn: rất rất xấu
Như cái lồn: chê bai một điều gì đó
Vãi lồn còn được nói trại đi thành vãi lúa hay vãi lờ, hoặc viết thành vl.

Bổ sung cái lồn (nói nhấn mạnh): Nghĩa là không muốn bổ sung gì cả.
Từ lồn đa số mang nghĩa tục tĩu nhưng hiện nay vẫn có nhiều câu đố từ ngày xưa truyền lại trong đó có từ “lồn”:

“Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cửng tếu như cần câu rô.”

Đôi khi có những câu đố tuy tục nhưng lời giải lại thanh, ví dụ là câu đố về bộ ấm chén. Nhưng trong một số giao tiếp, tối kỵ dùng từ lồn, đặc biệt là người hơn tuổi, điều đó hết sức bất lịch sự và thô tục.


http://vuxua.blogspot.com/2016/11/lco-am-cam-ong-du-vu-o-son.html

..


1 nhận xét:

  1. 1.


    Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

    L..CỔ AM, CAM ĐỒNG DỤ, VÚ ĐỒ SƠN

    Hôm nọ đi chơi về, nghe được một câu rất hay: “Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn”. Hóa ra đây là một câu phương ngôn của người Hải Phòng, nằm trong kho tàng tục ngữ – dân ca – ca dao Việt Nam hẳn hoi nhá.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.