Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-thiệu-cơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-thiệu-cơ. Hiển thị tất cả bài đăng

06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

29/11/2018

Nhìn lại 10 năm trước : nhà cũ Phan Bội Châu ở Huế xuống cấp nghiêm trọng (2008-2010)

Mấy năm gần đây thì nhà cũ của cụ Phan Bội Châu ở Huế đã được phong quang, trở thành một điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dĩ nhiên là nó đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Huế. Có thể xem ở đây hay ở đây.

Nhưng cũng cần phải nhìn lại chuyện 10 năm trước.

26/09/2018

Thêm một lần nữa, con cháu cụ Phan Bội Châu gặp gỡ con cháu cụ Asaba, bên bia đá 1918

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá do Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba vào năm 1918, thì đã đi ở nhiều entry trước (ví dụ ở đây hay ở đây).

Thú vị là hạ tuần tháng 9 này, trong dịp kỉ niệm 100 năm, thêm một lần nữa, các con cháu của cụ Phan lại gặp con cháu cụ Asaba, tại Nhật Bản, và bên tấm bia năm 1918 ấy.

04/06/2018

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản (1918-2018)

Chương trình đã được công bố chính thức. Các lễ lạt do phía Nhật Bản tổ chức sẽ diễn ra tại quê hương của bác sĩ Asaba vào tháng 9 năm nay. Điều kiện cho phép thì tôi sẽ có mặt tại thị trấn quê hương Asaba vào thời gian đó. 

Vừa rồi, vào tháng 5, có sự kiện quan trọng trong ngoại giao Việt Nhật: chủ tịch nước Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản và tham dự lễ kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức). Hoàng gia và chính phủ Nhật Bản đã tiếp đón chủ tịch nước ở cấp nghi thức cao nhất. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm 100 năm này, có một cuộc thi viết dành cho lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

26/12/2017

Cuốn tự truyện của Phan Bội Châu, là "niên biểu" hay "tự phán" (bài Chương Thâu, 30 năm trước)

Để có thể trả lời một thắc mắc vừa rồi, trung tuần tháng 12 năm 2017, của người cháu nội cụ Phan Bội Châu. Đó là bác Phan Thiệu Cát (hiện cư trú tại Canada, đã về Nghệ An trong dịp hội thảo kỉ niệm 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu).

07/11/2016

Chuyện về Phan Thiệu Cơ (1930-2013) - người cháu nội lớn tuổi nhất của Phan Bội Châu

Ông là con trai của Phan Nghi Đệ. Là cháu nội giống nhất về vóc dáng của Phan Bội Châu. Cũng là người cháu được gần gũi Phan Bội Châu nhất trong thời kì Ông già Bến Ngự ở Huế (1925-1940).

Về thứ tự giữa Nghi Đệ và Nghi Huynh, hai người con trai của Phan Bội Châu, một người lớn tuổi hơn nhưng chỉ là em và một người nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn là anh, thì đọc ở đây.

17/10/2016

Bản lưu năm 2016 cho trang web lập năm 2003

Từ năm 2003 đến nay, trang web này giữ nguyên trạng, hầu như chỉ lưu, không cập nhật.

Tôi đã lưu riêng nó từ năm 2004 rồi. Nhưng lần đầu tiên lưu với tính chất "công" ở đây. Nhân lúc đang viết (viết lại) về chuyện của hai ông.