Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-tưởng-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-tưởng-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

07/09/2021

Ngắm nhìn thế giới qua bóng đá đương đại : những cầu thủ nhập tịch của đội tuyển Trung Quốc

Tôi đang xem trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Trung Quốc và đội tuyển Nhật Bản. Xem qua ứng dụng TV 360 độ trên điện thoại, kênh VTV6.

Đang là phút 74, tỉ số là 1-0 nghiêng về phía Nhật Bản.

Thú vị nhất là sự xuất hiện của nhiều cầu thủ Âu Mĩ mới nhập tích vào đội tuyển Trung Quốc.

14/03/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc lại "Thoát Á luận" của giữa đại dịch toàn cầu Cô Vy 19

Về phương diện văn bản học thì Thoát Á luận 脱亜論 ra đời vào tháng 3 năm 1885. Chính xác là 16 tháng 3 năm đó.

Đã 135 năm rồi. Câu nổi tiếng trong đó là: "Văn minh, đúng văn minh phương Tây, thì đang lan truyền đi tựa như bệnh truyền nhiễm, giả dụ như bệnh sởi ấy" (nguyên văn tiếng Nhật của 135 năm về trước là: 文明は猶麻疹の流行の如し; ở đây dịch ra tiếng Việt hiện đại một cách vui vui). Đại ý, văn minh phương Tây đã lan đi toàn cầu, như một loại bệnh truyền nhiễm, mà phương Đông không có cách nào chống đỡ nổi ! Phải chung sống với nó mà thôi ! Phương Đông phải tự mình mạnh lên, tự mình trở thành người chiến thắng nó, khuất phục nó. Đó là cách lựa chọn của người phương Đông thông minh trước "bệnh truyền nhiễm".

Nước Nhật hiện đại hóa để đuổi kịp và chiến thắng "bệnh truyền nhiễm" là bắt đầu với tư tưởng như vậy.

Thoát Á luận của Fukuzawa vốn không có tiêu đề như vậy. Vốn chỉ là một bài xã luận cho tờ Thời sự tân báo vào năm Minh Trị 18 (1885). Một bài viết không dài, chỉ có hơn 2000 chữ, nếu tính giấy viết bản thảo kiểu cũ thì khoảng hơn 5 tờ (5 mặt). Sau này, thì bài xã luận ấy mới được gọi là Thoát Á luận.

Nếu so với bây giờ, có khi chỉ tựa như một bài viết trên blog hay Fb cá nhân mà thôi.

03/07/2018

Tinh thần của mỗi quốc dân làm nên quốc gia : người Nhật ngay sau khi để thua Bỉ đáng tiếc 2 - 3

Quốc dân Nhật Bản đã cầu nguyện cho trận cầu quyết chiến ở vòng 1/8 với Bỉ vào rạng sáng ngày 3/7/2018 (xem ở đây). Đã dẫn trước 2 bàn với một đấu pháp thông minh, nhưng rồi để thua đáng tiếc ở những giây phút cuối cùng của 4 phút bù giờ, chốt lại là 2 - 3. 

Đại diện của châu Á đã gần gây được một cơn địa chấn thể thao: những con quạ 3 chân (cũng thường dùng "samurai xanh") quật ngã những con quỉ đỏ.

Quan trọng là thế giới thêm một lần kính phục trước tinh thần của mỗi quốc dân đất nước mặt trời mọc.

02/07/2018

Trái bóng và con quạ thần 3 chân : Hãy cùng người Nhật đến những ngôi đền thiêng cầu nguyện cho đội tuyển quốc gia

Biểu tượng của bóng đá Nhật Bản là con quạ thần 3 chân, tiếng Nhật gọi là "Yata-garasu 八咫烏やたがらす". Nhìn vào bộ quần áo đấu của đội tuyển Nhật Bản sẽ thấy hình con quạ thần 3 chân này. Thật ra, phải nói rõ là: con quạ có 3 chân làm lính cho các vị thần.

22/04/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Chính phủ cải cách đã từng vứt bỏ luôn Lịch sử Nhật Bản khỏi giáo dục

Vẫn trong mạch suy nghĩ về Minh Trị duy tân. Như đã nói, đây là một chủ đề quan tâm nhiều năm qua của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005). Dần dần, quan tâm đến Đổi Mới, là trong liên đới với Minh Trị duy tân.

Minh Trị duy tân về mặt tinh thần là sự vĩ đại vô song. Sẵn sàng vứt bỏ chính mình, đập bỏ mình, để xây dựng lại mình. Nước Nhật ngày nay chính đã trải qua một thời gian tự đập bỏ mình. Mà một điểm tiêu biểu là: những năm đầu thời Minh Trị, về mặt giáo dục, người ta vứt bỏ luôn môn Lịch sử Nhật Bản ! Thực sự đã là như vậy. 

04/08/2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước và đầu thời Minh Trị

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1901). Năm Minh Trị 34 là sớm hơn vài năm so với thời điểm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

22/11/2016

Chùa làng và lời gửi gắm của học giả chân đất

Đó là Miyamoto, nhà văn hóa dân gian xuất sắc của Nhật Bản. Một người đi bộ hầu như khắp nước Nhật để ghi chép về phong tục tập quán của nhân dân, trong khoảng nửa cuối thế thế kỉ 20.

Ông cứ đi hết làng này sang làng khác, hết thị trấn này sang thị trấn kia. Người ta gọi ông là học giả đi bộ hay học giả chân đất.

07/09/2016

Sau khi hồi hưu, quan Đại Việt kể chuyện "kinh ngạc" về Nhật Bản

Nghe quan ta kể vào năm 2016, mà tưởng như đọc lại Phan Bội Châu hồi năm 1905 (lúc cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ lần đầu tới Nhật).

Sau hơn 1 thế kỉ, chúng ta vẫn chỉ "kinh ngạc" trước những điều giản dị.

09/08/2016

Nhà vua Nhật Bản chính thức phát biểu suy nghĩ về việc thoái vị

Thực chất là một cuộc cách mạng, do chính nhà vua khởi xướng. Ông sẵn sàng từ bỏ chức vị, để vì quốc dân và vì hoàng gia.

Hôm trước, nhà vua mới đánh tiếng (xem lại ở đây).

Đầu tuần này, nhà vua chính thức phát biểu suy nghĩ của mình trên truyền thông nước Nhật.

19/07/2016

Nhất sinh nhất phẩm : một tiệm bánh ở Tokyo

Về tinh thần Nhất sinh nhất phẩm (một đời một tác phẩm) trong chế tạo/sáng tạo của người Nhật, thì xem lại ở đây (một bộ phim về nghề làm bánh, đã có bản dịch tiếng Việt).

Về tiệm bánh ở Tokyo, thì nó ở ngay cạnh ga tàu Kichijio-ji (Cát Tường tự), rất gần với trường cũ của tôi. Ngày trước, chúng tôi cũng hay du lãng ở khu đó, nhưng chưa từng nghe thấy tên tiệm bánh ấy. 

05/12/2015

Những người gieo hạt : Ông già mê câu cá từng làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Những người gieo hạt, là tôi lấy ý tưởng từ logo của nhà xuất bản Iwanami - một nhà xuất bản có thiên hướng xã hội chủ nghĩa ở Nhật Bản.

Từ hôm nay, blog sẽ mở một chuyên mục mới như vậy. Viết dần dần.

Đầu tiên, mượn ý tưởng ấy để nói về một ông già mê câu cá trong ngành dân tộc học và văn hóa dân gian Nhật Bản. Ông là chuyên gia về cá. Đúng hơn là "chuyên gia nghiên cứu về cá". 

Ông cũng đồng thời là một nhà kinh tế, và từng giữ các chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Bộ trường Tài chính Nhật Bản trong một thời gian dài.

26/10/2014

Sinh viên Nhật Bản cũng biểu tình, nhưng không phải do ảnh hưởng Hồng Kông

Hôm qua, ngày 25/10, tại khu vực nhà ga Shimbuya - một ga tầu điện lớn ở Tokyo - có khoảng 1000 sinh viên đã tụ tập, biểu diễn văn nghệ, và lên tiếng phản đối một đạo luật mới (có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 tới).

04/09/2014

Không cà vạt

Khi hoàng phi giá lâm, phải ở vào tư thế đã ngồi sẵn, trật tự. Đặc biệt: không thắt cà-vạt đối với nam, và yêu cầu trang phục cool-biz tương ứng đối với nữ.
 
Hoàng gia là gia đình biểu tượng, làm khuôn mẫu cho gia đình Nhật Bản hiện đại. Vậy nên, từ lâu chế độ thê thiếp đã bãi bỏ, trở thành một vợ một chồng như quốc dân. Hoàng gia là nơi đầu tiên thực thi những quốc sách, hệt như tuân thủ luật hôn nhân nói trên.

12/08/2014

Hiệu ứng dây chuyền : chúng tôi phải trả lời bản khai, sau sự kiện bê bối của thầy trò cô Obokata

Chuỗi sự kiện liên quan đến nữ khoa học gia Obokata ở Viện Riken trong thời gian qua, từ đầu năm 2014, đã diễn tiến theo hướng thật đáng buồn, mà mới đây nhất là thầy của cô - nhà y sinh lừng danh Sasai - đã treo cổ tự tử tại chính sở làm.

Một vấn đề lớn được Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản, cũng như dư luận chung, đặt ra, là: việc sử dụng kinh phí nghiên cứu. Vấn đề được đặt ra gay gắt hơn lúc nào hết, từ trước đến nay.

07/07/2014

Đêm mùng 7 tháng 7, vợ chồng ngâu gặp nhau trên sông Ngân Hà

Vốn là đêm mùng 7 tháng 7 của âm lịch. Nhưng cả trăm năm nay, nước Nhật đã mạnh tay bỏ thẳng âm lịch, không dùng, chuyên qua tây lịch, nên hóa thành mùng 7 tháng 7 của dương lịch.

Gọi là đêm thất tịch, và tiếng Nhật là tanabata. Cũng là câu chuyện và những nghi lễ gắn với sông Ngân Hà, hay là Thiên Hà, và việc bắc cầu để sang sông.

Đây là cảnh ở ngay dưới chân tháp Tokyo, trong khuôn viên ngôi chùa lớn đất kinh đô là Tăng Thượng tự. Người ta kết nến kiểu tây nhưng lại làm bằng chất liệu giấy truyền thống Nhật Bản, thành một vệt dài, tựa như mô phỏng Thiên Hà:

Đằng sau là tháp Tokyo, và trước mặt là chùa Tăng Thượng tự

17/02/2014

"Nhất sinh nhất phẩm" : Đứng dậy sau 10 năm buồn thảm (một trong những phim đáng xem nhất của điện ảnh Nhật Bản)

Tôi cũng xem lại sau đúng 10 năm.

Nhan đề chính thức của bộ phim là Asuka - tên nhân vật chính, là nữ, một người thợ làm bánh. Đồng thời, Asuka là tên của một ngôi làng ở Nara, nơi nhân vật chính chào đời. Cuối cùng, cũng là tên của một món bánh giúp đại gia đình Asuka đứng dậy dựng lại cơ nghiệp sau 10 năm thất bại và luân lạc.

Hiệu bánh của ông bà ngoại Asuka ở giữa chốn đô hội Kyoto. Đó là một hiệu bánh nổi tiếng, có gần ba trăm năm lịch sử. Tiểu thư Asuka đã tình nguyện nối nghiệp nhà, trở thành đệ tử của chính cha mình để học nghề làm bánh gia truyền. Trong hiệu bánh, có một bức thư pháp cổ phong:

Nhất sinh nhất phẩm (một đời để lại một tác phẩm)