Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đại-mạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đại-mạng. Hiển thị tất cả bài đăng

24/05/2019

Chiến cuộc về công nghệ đầu thế kỉ 21 : Mĩ và Trung Quốc, hệ điều hành nào sẽ thắng ?

Đã bắt đầu vào cuộc chiến toàn cầu thực sự. Mĩ và Trung Quốc sẽ tìm cách vượt nhau, để chứng minh OS của mình sẽ thực sự cai trị thế giới.

Cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước. Thậm chí, đến mỗi người chúng ta. Có thể "ngoa" lên một chút, gọi là cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (thế chiến 3). Chính cụ Khổng Tử và các vị thánh khác được đạo Cao Đài thờ phụng đã báo trước từ lâu về cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (đã điểm nhanh tin ở đây, và thêm cả ở đây).

05/05/2019

Giao Blog : từ ngày 5 tháng 5 năm 2019 (thêm hai dòng chữ Hán trang trí)

Từ hôm nay, Giao Blog về mặt trang trí sẽ có thêm hai dòng chữ Hán.

Chính thức từ hôm nay, hai dòng chữ Hán này mới được đưa vào Giao Blog.



Cụ thể là:

1). Thêm chữ Hán cho dòng âm Hán Việt đã đặt từ năm 2013 (với hệ thống blogspot) và từ năm 2008 (với hệ thống blog của Yahoo) là "Canh độc nhàn trung tạp lục". Có sáu âm Hán Việt, tương ứng sẽ có sáu chữ Hán 耕讀閑中雑録.

Nghĩa của dòng này, chính là: Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách


2). Sau dòng "Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách", đưa thêm bốn chữ Hán 晴耕雨讀 (âm Hán Việt là "tình canh vũ độc" - về nghĩa thì tương đương với dòng tiếng Việt ở trước đó). Dòng tiếng Việt cũng đã được đặt từ năm 2013 (và trước đó là năm 2008).

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

31/03/2019

Dương Minh Tuyền đang chứng minh thuyết "băng đảng anh chị đáng giá" của Shiba Ryotaro

Shiba (âm Hán Việt là Tư Mã) là một nhà văn lừng danh ở Nhật Bản, 1923-1996. Tên tuổi của ông có khi còn vượt trội so với các nhà văn đã đoạt giải Nobel của đất nước này - tức Kawabata (đọc lại ở đây) và Oe - hay nhiều lần ngấp nghé giải Nobel là Murakami hiện nay (đọc ở đây).

Lượng fan của Shiba rất lớn, từ thợ cắt tóc, kĩ sư điện tử, giám đốc doanh nghiệp, giáo sư đại học,...

Mình khá khoái với luận giải của ông về các tổ chức mafia Sài Gòn mà ông đã cất công sang tận nơi khảo sát hồi trước 1975. Xem các tổ chức mafia Sài Gòn kĩ lưỡng, thì ông đã rút ra kết luận hồi thập niên 1960: miền Nam Việt Nam không có những băng đảng anh chị cho đáng giá, nên cái "nước Việt Nam cộng hòa" ấy không đứng được lâu nữa. Sẽ nhào đổ thôi.

Điều Shiba nói về mafia Sài Gòn trước 1975 đã được chứng minh rõ ràng.

Nay, vào cuối thập niên 2010, sau khoảng gần 50 năm thời điểm Shiba sang Việt Nam khảo sát, thì đại ca Dương Minh Tuyền đã xuất hiện ở đất Bắc. Bắt đầu câu chuyện là Tuyền gọi điện thoại nói trực tiếp với anh Doanh (chú ruột của cháu bé bị bắt nạt dã man ở huyện Ân Thi), ngỏ lời tới động viên cháu bé và gặp gỡ các đương sự bắt nạt. Anh Doanh không biết Tuyền là ai. Còn Tuyền thì bình tĩnh giải thích, và đại ý có bảo: về Tuyền thì anh Doanh có thể lên mạng tra cứu, chỉ vài giây là sẽ biết là ai.

Tuyền đó. 

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.

29/03/2019

Tin học thuật : "Hán Ngữ đại từ điển 汉语大词典" sắp in bản thứ 2, còn bản đầu tiên sắp lên mạng

Hán ngữ đại từ điển 汉语大词典 là một công trình học thuật quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.

Bản thứ nhất của đại từ điển này được biên soạn từ năm 1975, với sự tham gia của khoảng 1000 người, đến tận năm 1994 mới hoàn thành, được in thành 12 cuốn. Bộ 12 cuốn này tương đối phổ biến, nhất là thư viện các đại học trên thế giới.

Từ năm 2012, giới học thuật Trung Quốc bắt tay vào biên soạn bản thứ hai với mục đích tu chỉnh và bổ sung bản thứ nhất. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023 với 25 tập. 

Năm 2019, người ta sẽ cho in các tập đầu tiên của bản thứ hai. Đặc biệt, bản thứ nhất sẽ được đưa lên mạng để tiện cho việc tra cứu.

09/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mươi phút cuối tuần dưới gốc cây đa phố Hàng Trống

Gốc đa nổi tiếng ở số 71 Hàng Trống. Gắn bó với Hồ Gươm, với Hà Nội. Trong đó, có gắn bó với nhiều lớp cựu sinh viên dân Tổng hợp Hà Nội đã và đang.

Mươi phút trò chuyện.

Và nhập vào bản chính thức chỉ mươi giây. Nói về ma thuật (trong quan hệ ma thuật, khoa học, tôn giáo) và giáo dục gia đình trước sự đe dọa của ma thuật thời đại số toàn cầu.

03/01/2019

"Vùng không xác định" là vùng nào, trong truy cập hệ thống blog

Từ lâu lâu, chắc phải nhiều tháng trước, tự nhiên ở mục xem truy cập vào Giao Blog, thì thấy có một truy cập là "Vùng không xác định".

Đúng là "không xác định", nên bây giờ còn chưa biết là vùng nào.

Mà làm sao mà thành "không xác định" được nhỉ ? Tất cả máy tính đều xác định được hết về mặt lí thuyết. Cần hiểu thế nào về cái gọi là "vùng không xác định" này nhỉ.

Vấn đề là "Vùng không xác định" này chiếm phần trăm khá lớn. Với Giao Blog, như ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 3/1/2019, "Vùng không xác định" đứng top 3 trong 10 vùng truy cập (các vùng khác ghi rõ tên nước, như Đức, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nga, Brazil, Canada, Singapore...).

01/01/2019

Google dịch và điện thoại thông minh trở thành công cụ toàn cầu : chuyện du khách tìm lại được ví rơi ở Nhật Bản

Google dịch thậm chí giúp ích cả khi đi Trung Quốc - một nước cấm cửa với Google (đã kể ở đây). Không chỉ giúp lúc du lịch, mà cả trong làm ăn buôn bán. Bởi mình đã có dịp, vào mùa hè năm 2018, quan sát nhiều lần các nhà buôn ở Hà Nội sử dụng dịch vụ dịch tự động trong điện thoại thông minh để đi khắp nơi trong Quảng Châu. Đi tới đâu, làm gì, đều viết tiếng Việt, để cho máy dịch, rồi đưa bản dịch cho người bản địa.

Chứng kiến cả hai nhà buôn như vậy. Hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau này, hỏi chuyện qua lại nhiều lần, thì hóa ra là người quen của người quen ! Thế giới thật rộng mà cũng thật nhỏ !

Đấy là Trung Quốc, một đất nước cấm Google, còn thế.

04/12/2018

Nhìn lên Ba Bể : xã Hà Hiệu và hậu duệ của những tướng quân Cờ Đen

Đã tính đi du lãng dài ngày ở vùng Ba Bể từ khá lâu, mà đến nay vẫn chưa thực hiện được (xem lại ở đây, hồi năm 2015).

Một khu vực chúng tôi sẽ qua là xã Hà Hiệu.

Lướt nhanh một ít từ tư liệu của bạn Nông Văn Kim và của cụ Ô Phúc Bình (cụ là bố vợ của nhà thơ Dương Thuấn; năm nay đã 92 tuổi nhưng vẫn chơi Facebook hàng ngày).

17/11/2018

GIAO BLOG không truy cập được trong vài tháng nay (tin báo của nhiều bạn đọc)

Vài tháng nay, có nhiều bạn không đọc được Giao Blog.

Gần đây, có nhiều bạn nhắn như vậy.

Tôi không rõ là vì sao.

Bạn nào vẫn truy cập được bình thường, thì mời bạn ghi comment ở dưới entry này.

Bạn nào biết được "nguồn cơn", cũng mong chỉ dẫn.

Nếu Giao Blog vẫn không truy cập được bình thường và trọn vẹn với tất cả bạn đọc, mà vẫn tiếp tục bất thường không rõ được "nguồn cơn", thì có thể tôi sẽ ngưng blog. Tức là, sẽ tạm dừng Giao Blog ở thời điểm tháng 11 năm 2018.

07/11/2018

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

22/10/2018

Thủ Thiêm mở hội, cô Tấm lạc mất hài thêu (thật ra là "dép bay"), bây giờ đã thấy !

Hôm trước, lúc điểm tin sự kiện cô ba Thủ Thiêm tung dép giữa hội trường, đúng ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10, thì thấy rõ: báo chí chính thống đã im lìm. Xem cụ thể ở đây.

Hôm nay, tờ Tuổi Trẻ sau khi tỉnh giấc ngủ dài 3 tháng phạt, đã vào ngay cuộc. Cho dù thông tin chính, đưa lên vào tối ngày 22 tháng 10, là: mời cô ba lên nộp phạt để chuộc dép/giầy về.

13/10/2018

Liếc nhanh nước Mĩ, với người Việt và người Hoa, cùng bác Long

Bác Long là học giả Ngô Vĩnh Long.

Làm một chuyến "du lịch liếc nhanh qua Fb" với bác.

Đang là trung tuần tháng 10. Nước Mĩ cũng vừa vào mùa lá đỏ. Fb quả tiện lợi, giúp chúng ta có thể liếc cả mùa thu ở một nơi rất xa với cách nhàn nhã nhất.

09/09/2018

Muốn xây dựng mạng xã hội cho riêng Việt Nam, theo gương Trung Quốc hay Nhật Bản ?

Nếu theo gương Trung Quốc, thì tôi đã rất thấm trong khoảng thực tiễn của 10 năm nay (2008-2018), ví dụ đã viết trải nghiệm gần đây nhất (hồi tháng 5 năm 2018), xem ở đây. Đại khái là như bị đá văng ra khỏi thế giới của GoogleFacebook cùng tất cả các dịch vụ kèm theo.

16/08/2018

Các chàng Batman và Captain của XÔI LẠC TV bất ngờ xuất hiện, làm lu mờ VTV

VTV không mua bản quyền truyền hình của giải bóng đá châu Á 2018. Nghe đâu, dân đồn rằng Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á không có bản quyền đó. Tìm hiểu kĩ thêm sau.

Thôi. Thế cũng là đỡ phải bị "hành hạ" bởi ngôi sao Biên Cương của chuyên mục bình luận bóng đá trên VTV. Đỡ phải thấy dàn Thị Bưởi như hồi uân-cắp tháng 6 & 7 năm 2018 vừa xong (xem lại ở đây).

Và thực sự thú vị là, cùng với việc dân nghiền bóng đá Việt phải xem lậu qua mạng một cách vui vẻ và công nhiên, mà ờ thì là thời đại mạng nó thế (!), thì sướng hơn là sự xuất hiện ấn tượng của kênh truyền hình nhân dân gọi là "Ti vi Xôi Lạc" tức "Xôi Lạc TV".

31/07/2018

10 năm Giao Blog (dự kiến vào đầu năm 2019) - Lời mở

Gần đây, có một số bạn đọc của Giao Blog, qua các hình thức liên lạc khác nhau, nhắc một cách nhã ý rằng chủ trang nên có một gì đó để như là kỉ niệm hay ghi dấu cho "10 năm Giao Blog". 

Khi nhận được gợi ý của các bạn, tôi mới bắt đầu tự nhẩm tính, thì quả thực, thấy đúng là đã đến dịp 10 năm Giao Blog. 

Nếu tính từ Giao Blog thời trên Yahoo, được khai trương vào năm 2008, thì đúng là tròn 10 năm. Và nếu chỉ tính riêng Giao Blog trên Google - bắt đầu từ tháng 1 năm 2013, để thay thế cho Yahoo (hệ thống blog của Yahoo giải thể toàn bộ vào ngày 23/1/2013) - thì cũng đã là 5 năm (tạm tính tròn 5, còn nếu tính theo "năm thứ nhất", "năm thứ hai",... thì đã là "năm thứ sáu" rồi).

25/07/2018

"Thông tin mạng chất lượng cao" : trường hợp tướng Hùng nhận thủ lãnh Bộ 4T

Toàn người không xa lạ. Là tướng Nguyễn Mạnh Hùng thì đã thấy ở đây khá lâu trước (từ tháng 7 năm 2016). Đó là người vừa được cử nhận chức thủ lãnh Bộ 4T thay cho ôngTrương Minh Tuấn (đang nóng ở đâyở đây).

Để thay một con trên bàn cờ, phải đưa vào đó một con tướng. Nhưng mà, bây giờ nhìn đâu, cũng thấy nhóm Lã Bất Vi ở gần hoặc rất gần. Tướng, , và vua, đều có thể buôn được với họ Lã. 

Cô gái Đồ Long Hương Trà thì đã đưa tin về việc thay tướng cho từ khá lâu, vào ngày 17/7/2018, đọc toàn bộ ở đây (mục 3 và nhận xét 1).