Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/05/2019

Chiến cuộc về công nghệ đầu thế kỉ 21 : Mĩ và Trung Quốc, hệ điều hành nào sẽ thắng ?

Đã bắt đầu vào cuộc chiến toàn cầu thực sự. Mĩ và Trung Quốc sẽ tìm cách vượt nhau, để chứng minh OS của mình sẽ thực sự cai trị thế giới.

Cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước. Thậm chí, đến mỗi người chúng ta. Có thể "ngoa" lên một chút, gọi là cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (thế chiến 3). Chính cụ Khổng Tử và các vị thánh khác được đạo Cao Đài thờ phụng đã báo trước từ lâu về cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (đã điểm nhanh tin ở đây, và thêm cả ở đây).

Từ năm 1932


Bắt đầu từ hôm nay, sẽ điểm tin và quan sát các phân tích của các giới.




---

TIN TỨC
(cập nhật dần)


5.

'Đòn sát thủ' Trung Quốc có thể 'kết liễu' ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ giữa thương chiến Mỹ-Trung?

(VTC News) - Trung Quốc có thể dùng lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm để làm tê liệt ngành công nghiệp vũ khí Mỹ mà không cần bất cứ phát đạn nào, RT nhận định.


Mỹ đang rất cần đất hiếm, nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp công nghệ quân sự và dân sự. Xe điện, điện thoại di động, tên lửa dẫn đường và máy bay không người lái... đều cần kim loại quý giá này và Trung Quốc lại đang kiểm soát phần lớn thị trường đất hiếm trên thế giới. 
Bắc Kinh gần đây đánh tiếng về việc sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí để trả đũa những hành động mà nước này cho là "chèn ép vô cớ" của Mỹ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. 
"Liệu đất hiếm có trở thành vũ khí đối trọng để đáp trả áp lực mà Mỹ đặt ra hay không? Câu trả lời không có gì phải giấu diếm. Đừng nói là chúng tôi chưa cảnh báo trước", tờ People Daily (Nhân dân Nhật báo), cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh trong một bái xã luận đăng tải hôm 29/5. 
'Don sat thu' Trung Quoc co the 'ket lieu' nganh cong nghiep quoc phong My giua thuong chien My-Trung? hinh anh 1
Tên lửa Tomahawk Block IV sử dụng nhiều nguyên liệu đất hiếm. (Ảnh: US Navy)
Cảnh báo này chắc chắn không phải là tin mừng với ngành công nghiệp quân sự Mỹ. Trung Quốc chiếm 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu, Bộ Quốc phòng Mỹ lại chiếm khoảng 1% nhu cầu đất hiếm của Mỹ. 
Nhiều chuyên gia cảnh báo ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ có thể phải hứng tổn thất nặng nề nếu Bắc Kinh thực sự tính chuyện ngừng xuất khẩu kim loại quý hiếm này.  
Theo số liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, các lô đất hiếm và hợp chất đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu trong năm 2018 có trị giá khoảng 160 triệu USD, tăng 17% so với năm 2012. 
Neodymium, một nguyên tố đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm cho các hệ thống tên lửa dẫn đường, các thành phần quan trọng trong máy bay và xe tăng, radar. 
Gần như mọi loại đạn dược dẫn đường trong kho vũ khí của Mỹ hiện nay đều được sử dụng một lượng không nhỏ neodymium, dysprosium, praseodymium, samarium và terbium, từ tên lửa hành trình Tomahawk đến vũ khí tấn công phối hợp trực tiếp (JDAM).
Các nguyên tố khác như erbium và ytterbium đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất vũ khí laser như ATHENA, loại laser công suất cao có thể hủy diệt máy bay không người lái của kẻ thù từ khoảng cách hàng nghìn mét. 
Theo báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ hồi năm 2013, mỗi chiếc F-35, mà Mỹ vẫn đang loay hoay sản xuất do bị đội chi phí, sử dụng khoảng 417 kg nguyên liệu đất hiếm. Nếu không có lớp phủ oxit yttri, động cơ của mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sẽ không thể duy trì tốc độ siêu thanh. Tương tự, nếu không có neodymium, các hệ thống vũ khí, điều hướng và liên lạc trên máy bay sẽ trở nên vô dụng. 
'Don sat thu' Trung Quoc co the 'ket lieu' nganh cong nghiep quoc phong My giua thuong chien My-Trung? hinh anh 2

Với hơn 2.600 chiếc máy bay vẫn đang trong đơn hàng phải cung cấp cho khách, lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm có thể sẽ là một đòn giáng sát thủ. 
Giống như F-35, mỗi một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh-Burke cần lần lượt 4.170 kg, 2.360 kg đất hiếm. 
Chính quyền Trump hơn ai hết hiểu rõ điều này. Ngoại trưởng Mike Pompeo, khi còn là Giám đốc CIA, đã cảnh báo Ủy ban Tình báo Thượng viện về hậu quả của việc Mỹ quá phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc. 
Một báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc chỉ rõ các điểm yếu liên quan đến đất hiếm trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Trong một báo cáo gửi lên Nhà Trắng hôm 29/5, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị chính phủ cấp thêm ngân sách để tăng cường hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. 
Trên thực tế, việc Trung Quốc đe dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm mới chỉ dừng lại ở cảnh báo. Kịch bản này có xảy ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thời gian tới. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nếu Bắc Kinh quyết định "chơi lớn", ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ trở thành con tốt thí bất đắc dĩ. 


https://vtc.vn/don-sat-thu-trung-quoc-co-the-ket-lieu-nganh-cong-nghiep-quoc-phong-my-giua-thuong-chien-my-trung-d477788.html?fbclid=IwAR2xO4nkCBtxs1K_Yi9wVQ-nrQEqa-THgk3e-Fer820-ODaxmI3N2enuhzQ




4.

Donald Trump lập luật chơi mới, đại gia Việt thời cơ trăm năm có một

 Tỷ phú USD số 1 Phạm Nhật Vượng cũng nhiều đại gia Việt đã xoay chuyển nhanh trong bối cảnh thế giới thay đổi chóng mặt, không bỏ qua thời cơ trăm năm có một.

Hồi tháng 8/2018 của Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng tuyên bố tham vọng trở thành tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đang dần trở thành hiện thực.
Chia sẻ trên báo chí gần đây, Phó Chủ tịch Vingroup bà Lê Thị Thu Thủy cho biết, VinSmart đang khởi công nhà máy điện thoại 100 triệu máy/năm, hợp tác với đối tác Mỹ để sản xuất điện thoại 5G. Trong giai đoạn đầu, Vinsmart lắp đặt máy móc để sản xuất 30 triệu máy/năm, chuẩn bị sản xuất máy tính bảng và nghiên cứu sản xuất điều hoà tivi, tủ lạnh, camera.
Đây là một bước đi cụ thể tiếp theo sau khi Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng dồn dập triển khai kế hoạch tấn công vào lĩnh vực công nghệ. Riêng mảng điện thoại thông minh, Vingroup đã cho lên kệ nhiều mẫu Vsmart và cũng đã phân phối ra nước ngoài, cụ thể là tại thị trường Tây Ban Nha. Cứ điểm sản xuất điện thoại là tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Quyết định chuyển cốt lõi kinh doanh sang công nghệ được xem là con đường nhanh nhất để một doanh nghiệp bứt phá, ghi dấu ấn trên trường quốc tế, thậm chí được xem là cách duy nhất tạo nên sự phát triển đột phá của bất kỳ nền kinh tế nào.
Donald Trump lập luật chơi mới, đại gia Việt thời cơ trăm năm có một
Ông Phạm Nhật Vượng
Trên thế giới, cuộc chiến công nghệ cũng đang diễn ra khốc liệt. Căng thẳng về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc trong một năm qua cũng có nguyên nhân từ vấn đề công nghệ. Trong một động thái mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ và cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Nhiều năm gần đây, Mỹ được cho là chậm chân trong việc phát triển các công nghệ chiến lược để cạnh tranh với nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực AI và 5G. Trong khi đó, Trung Quốc dồn những khoản đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực này và đã thu được kết quả ấn tượng. Nó giúp Bắc Kinh đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như hiện đại hóa quân sự. 
Hồi cuối tháng 2, ông Trump cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp thúc đẩy Mỹ theo đuổi các nghiên cứu nâng cao năng lực trí tuệ nhân tạo nhằm duy trì sự thống trị về quân sự và kinh tế của nước này. Ông Trump quyết đánh bại Trung Quốc trong cuộc đua AI, trong bối cảnh Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc dẫn đầu trong lĩnh vực AI vào năm 2030.
Tại Việt Nam, Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng đã chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang công nghệ-công nghiệp từ 2017 và dự kiến hoàn thành kế hoạch này trong vào năm 2028. Tuy nhiên, quá trình này có thể nhanh hơn trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi chóng mặt và chính phủ Việt Nam có chủ trương lấy công nghệ làm bàn đạp để tạo nên sự thay đổi bước ngoặt cho nền kinh tế đất nước.
Hơn thế, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, khi ông Trump đánh thuế Trung Quốc, hàng loạt các tỷ phú công nghệ đang có những động thái chạy vào Việt Nam như Apple, Intel, Amazon,...

Nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở rất lớn, mỗi một tác động trên thế giới đều có thể ảnh hưởng nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam có nhiều cơ hội, thu hút các dòng tiền đổ vào. Đây chính là cơ hội để Việt Nam đón nhận những dự án có hàm lượng công nghệ cao và giúp thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước.
Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt cũng đã vươn lên và khẳng định được vị trí của mình như VNG (chủ Zalo), FPT, Tiki, CMC, Viettel,...
Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ như Vingroup và Viettel... cũng mang lại niềm tin cho giới đầu tư. Theo một thỏa thuận gần đây, Vingroup và Viettel sẽ hợp tác nhằm khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi bên cũng như hỗ trợ nhau cùng mở rộng và phát triển các lĩnh vực hoạt động.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), cổ phiếu Việt Nam tiếp tục khởi sắc nhờ những thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô nội tại cho đến những cơ hội mà Việt Nam có thể có được từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên 115.300 đồng/cp. Bộ 3 cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng đồng loạt tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và blue-chips khác cũng tăng ấn tượng như  BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Vinamilk, VietJet, Petrolimex, Masan, Vincom Retail,...
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Chứng khoán Bảo Việt, thị trường có thể tăng tiếp nhưng đơn vị này vẫn duy trì quan điểm thận trọng, để ngỏ khả năng các phiên tăng điểm hiện tại của thị trường vẫn chỉ là nhịp hồi mang tính kỹ thuật.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/5, VN-Index tăng 10,3 điểm lên 975,64 điểm; Hnx-Index tăng 0,74 điểm lên 106,43 điểm và Upcom-Index tăng 0,33 điểm lên 55,47 điểm. Thanh khoản đạt 230 triệu đơn vị, trị giá 4,7 ngàn tỷ đồng
H. Tú

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tin-chung-khoan-ngay-16-5-donald-trump-lap-luat-choi-moi-ty-phu-pham-nhat-vuong-tinh-nuoc-co-toan-cau-531991.html



3.

'Nghỉ chơi' Huawei: Mỹ gọi, ai trả lời?

24/05/2019 09:27 GMT+7

TTO - Tờ Wall Street Journal cuối tuần trước tiết lộ rằng chính quyền Mỹ đã tăng sức ép, thúc giục các đồng minh 'nói không' với Huawei vì an ninh quốc gia.

Nghỉ chơi Huawei: Mỹ gọi, ai trả lời? - Ảnh 1.
Biển quảng cáo điện thoại 5G của Huawei tại triển lãm công nghệ thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Không chỉ vậy, Mỹ cũng đang cân nhắc tăng thêm mức hỗ trợ tài chính với các nước sẵn sàng "nói không" với Huawei trong phát triển hạ tầng viễn thông.
Người theo, kẻ lưỡng lự
Quốc gia đồng minh mới nhất được Mỹ vận động hành lang trong chiến dịch chống Huawei là Hàn Quốc, theo tiết lộ từ báo Chosun Ilbo ngày 23-5.
Tờ báo Hàn cho biết một quan chức ngoại giao Mỹ cảnh báo người đồng cấp Hàn Quốc tại cuộc gặp gần đây rằng Công ty LG Uplus Corp của nước này sử dụng các thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất, và đề nghị Seoul giới hạn hoạt động của công ty này trong các "lĩnh vực nhạy cảm" ở Hàn Quốc - nơi có các căn cứ quân sự Mỹ.
Với chính quyền Mỹ, mối lo lắng lớn nhất hiện nay là những nước mua thiết bị mạng viễn thông của Trung Quốc có căn cứ quân sự Mỹ. Bất kể thực tế Bộ Quốc phòng Mỹ có riêng các vệ tinh và mạng viễn thông để liên lạc thông tin nhạy cảm, song hầu hết lưu lượng dữ liệu Internet tại các căn cứ này đều sẽ phải đi qua các mạng lưới thông tin thương mại.
Theo báo Guardian, tới nay đã có Úc và New Zealand “nghe theo" cảnh báo của Mỹ. Nhật Bản cũng đã loại Huawei trong các chương trình mua sắm công. Song ít nhất hai trong số những đồng minh tin cậy nhất của Mỹ là Pháp và Anh đã bày tỏ quan điểm rõ ràng sẽ tự quyết về cách hành xử với Huawei và quyết định của họ có thể không giống với Washington, theo trang Politico.
Tại Paris, trong hội nghị ngành VivaTech, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ: "Quan điểm của chúng ta là không ngăn chặn Huawei, cũng như bất cứ công ty nào". Ông Macron cũng không ủng hộ việc Pháp nên đưa công ty Trung Quốc vào danh sách đen.
Không chỉ bày tỏ quan điểm riêng của Pháp, ông Macron còn như muốn lồng cả quan điểm chung của EU khi nói thêm: "Pháp và châu Âu rất thực tế và thực dụng", theo đó sẽ tìm cách cân bằng "giữa việc tiếp cận với công nghệ tốt và đảm bảo an ninh quốc gia" trong khi xử lý vấn đề thiết bị công nghệ Trung Quốc.
Từ Anh, Thủ tướng Theresa May bày tỏ quan điểm thận trọng hơn khi nhắc lại rằng Chính phủ Anh vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc nên có những hạn chế với Huawei và các công ty Trung Quốc khác.
Trong khi đó, những đồng minh tin cậy khác của Mỹ như Ba Lan cũng đang cân nhắc về các động thái tương tự, dù vậy tới nay vẫn chưa có thông báo chính thức.
Ủy ban châu Âu đã công bố chiến lược xử lý vấn đề bảo mật mạng 5G từ tháng 3 năm nay, và hiện cũng đang điều phối việc đánh giá các thủ tục bảo mật trên toàn EU.
Dự kiến EU tiến hành đánh giá nguy cơ với toàn khối vào tháng 10, và có lẽ sớm nhất cũng phải cuối năm nay liên minh này mới đi tới những quyết định cụ thể có phạm vi trên toàn EU.
Nghỉ chơi Huawei: Mỹ gọi, ai trả lời? - Ảnh 2.
Khách hàng thờ ơ lướt qua quầy trưng bày điện thoại Huawei ở TP.HCM - Ảnh: BÔNG MAI

Nguy cơ "quả bóng tuyết"
Sau EE - nhà mạng di động lớn nhất của Anh, các hãng khác như Vodafone, KDDI và SoftBank Corp - hai nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn thứ 2 và 3 của Nhật - cũng thông báo tạm dừng triển khai thiết bị di động 5G của Huawei để có thêm thời gian đánh giá về tác động của lệnh cấm do Mỹ đưa ra. Riêng nhà mạng lớn nhất của Nhật, NTT Docomo, tuyên bố tạm dừng việc nhận các đơn hàng đặt mua trước với điện thoại Huawei.
Đáng chú ý trong ngày 23-5, ông lớn công nghệ Panasonic của Nhật thông báo ngừng kinh doanh với Huawei nhưng sau đó lại đính chính thông tin, khẳng định Huawei là "đối tác quan trọng của Panasonic".
Những diễn biến dồn dập này báo trước nguy cơ xảy ra hiệu ứng "quả bóng tuyết" - một tình huống tồi tệ có diễn biến ngày càng tăng về quy mô và tốc độ, có thể danh sách các doanh nghiệp ở nhiều nước tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei sẽ tiếp tục nối dài trong những ngày tới.
https://tuoitre.vn/nghi-choi-huawei-my-goi-ai-tra-loi-20190524083737898.htm



2.




23/05/2019 16:25 GMT+7

TTO - Huawei cho biết sẽ tung ra hệ điều hành (OS) riêng cho các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính xách tay tại Trung Quốc vào mùa thu năm nay sau khi Mỹ đưa công ty viễn thông này vào danh sách đen.

Huawei nói tung ra hệ điều hành riêng vào tháng 9, 10 tới - Ảnh 1.
Các dòng điện thoại thông minh của Huawei vẫn chạy trên hệ điều hành Android của Google - Ảnh: REUTERS
Trưởng bộ phận kinh doanh khách hàng của Huawei, ông Richard Yu nói với đài CNBC rằng phiên bản quốc tế của hệ điều hành này sẽ sẵn sàng trong quí I hoặc II năm 2020.
Hãng tin AFP cho biết gã khổng lồ công nghệ Google đã giáng một đòn nặng lên Huawei khi thông báo ngừng hợp tác với Huawei trong hệ điều hành Android theo lệnh cấm mua bán hay chuyển giao công nghệ Mỹ cho Huawei.
"Hiện nay chúng tôi, Huawei, vẫn đang sử dụng Microsoft Windows và hệ điều hành Android của Google. Tuy nhiên nếu không thể sử dụng được nữa, Huawei sẽ chuẩn bị kế hoạch B để sử dụng OS của chúng tôi" - ông Yu thông tin.
Trước đó, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc số ra ngày 20-5 đưa tin hệ điều hành "HongMeng" đang được thử nghiệm và sẽ dần thay thế hệ điều hành Android.
"Chúng tôi không muốn làm điều này nhưng chúng tôi buộc phải làm bởi vì chính phủ Mỹ. Tôi nghĩ Mỹ, về vấn đề này, sẽ không chỉ là tin xấu đối với chúng tôi mà còn là tin xấu đối với các công ty Mỹ bởi chúng tôi hỗ trợ cho các doanh nghiệp Mỹ" - ông Yu đổ lỗi về phía Washington.
"Chúng tôi không muốn làm chuyện này nhưng chúng tôi không có giải pháp nào khác, không có lựa chọn nào khác" - ông Yu cho biết thêm.
Bộ Thương mại Mỹ, sau khi đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, đã thông báo thời hạn 90 ngày cho phép một số dịch vụ của Huawei được tiếp tục với các công ty Mỹ.
Điện thoại Huawei bị bán tháo, nhiều cửa hàng Singapore, Philippines từ chối mua lạiĐiện thoại Huawei bị bán tháo, nhiều cửa hàng Singapore, Philippines từ chối mua lại
TTO - Trong bối cảnh người dùng đổ xô bán tháo, bán 'cũ đổi mới' điện thoại Huawei, nhiều nhà bán lẻ tại Singapore và Philippines đã từ chối mua vào các thiết bị này vì lo sẽ không bán lại được cho ai.
https://congnghe.tuoitre.vn/huawei-noi-tung-ra-he-dieu-hanh-rieng-vao-thang-9-10-toi-20190523160339823.htm




1.

Ông Trump: Huawei rất nguy hiểm!
24/05/2019 06:26 GMT+7

TTO - Tổng thống Mỹ khẳng định Huawei sẽ bị xử lý trong khuôn khổ thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc, tất nhiên nếu hai bên đạt được điều đó.

Ông Trump: Huawei rất nguy hiểm! - Ảnh 1.
Huawei luôn bị Mỹ cáo buộc có quan hệ với chính phủ Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ hợp tác với Huawei hồi tuần trước với lý do gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
"Quý vị cứ nhìn những gì Huawei đã làm đi, dưới góc độ an ninh và quân sự sẽ thấy nó rất nguy hiểm. Nếu Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận, tôi cá rằng là chuyện xử lý Huawei kiểu gì cũng sẽ là một phần của thỏa thuận đó", tổng thống Mỹ nhấn mạnh trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 23-5 (giờ Mỹ).
Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí dự đoán "một kết thúc nhanh chóng" cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, mặc dù không có cuộc đàm phán cấp cao nào được lên kế hoạch giữa hai nước kể từ khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc ở Washington hai tuần trước.
Theo Tổng thống Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ phải hành động nhanh vì “không thể tưởng tượng ra được viễn cảnh hàng ngàn công ty buộc phải rời bỏ quốc gia châu Á này để tìm kiếm vị trí hoạt động ở nước khác”. 
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng xác nhận sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hai nhà lãnh đạo tới Nhật Bản dự hội nghị G20 vào tháng tới.
Cùng ngày nhưng trước cuộc họp báo của ông Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã nói dối về mối quan hệ với chính quyền Bắc Kinh.
"Huawei không chỉ gắn bó sâu sắc với Trung Quốc mà còn với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và sự liên kết đó, sự tồn tại của những liên kết đó khiến thông tin của Mỹ chảy qua các mạng viễn thông bị đặt dưới rủi ro cao", ngoại trưởng Mỹ cáo buộc.
Lãnh đạo Huawei đã nhiều lần phủ nhận chuyện tập đoàn này bị chính phủ, quân đội hay các cơ quan tình báo Trung Quốc kiểm soát.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài CNBC ngày 23-5, khi được hỏi liệu có tin rằng nhiều công ty sẽ ngừng làm việc với Huawei hay không, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi vẫn đang xúc tiến qua Bộ Ngoại giao để đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ những nguy cơ từ nó".
Với lý do các thiết bị của Huawei có "cửa hậu" cho phép tình báo Trung Quốc thu thập dữ liệu và do thám, Mỹ đã thuyết phục và gây sức ép để nhiều nước từ bỏ Huawei. Nhật, Úc hay New Zealand đã nói không với Huawei trong việc xây dựng mạng 5G tương lai.
Một số nguồn thạo tin của Hãng tin Reuters cũng tiết lộ công ty chuyên camera an ninh Hikvision của Trung Quốc có thể là mục tiêu tiếp theo, sau Huawei.

---
PHÂN TÍCH CỦA GIỚI CÔNG NGHỆ
(cập nhật dần)

..

..


---

PHÂN TÍCH CHUNG
(cập nhật dần)



1.

"
Hồi còn trẻ trâu, mình hay nghịch ROM cook android, nhiều loại lắm, thấy có cái của Tàu là MIUI dùng rất ổn định và đẹp. ROM cook bản chất chính là hệ điều hành android được tùy biến. Mà mấy nhóm chế ROM này chả phải công ty gì hết nhé.
Bây giờ Google không hỗ trợ Huawei nữa, mình không rõ có cấm được Huawei viết riêng HĐH dựa trên nền tảng android với mã nguồn mở (free)? Có lẽ là không, vì nó vốn free. Còn việc viết lại HĐH cho điện thoại dựa trên nền android vốn không khó, nhất là với công ty lớn như Huawei. BKAV còn làm được.
Vấn đề tiếp theo là Google không hỗ trợ chợ ứng dụng Play store cho Huawei đồng nghĩa với việc người dùng không thể download ứng dụng (vốn rất nhiều) ở đó nữa. Nhưng chắc chắn Huawei sẽ tạo ra cái khác tương tự Play store, Amazon cũng có 1 cái như vậy, cũng chạy android. Các nhà phát triển phần mềm muốn bán cho người Tàu thì phải đưa 1 bản phần mềm lên chợ Tàu đó. Hoặc, người dùng sẽ phải tìm cách cook hay root ROM cho đt Huawei để vẫn có thể dùng Play. Việc này cũng trong tầm tay của anh em IT. Thực tế 1 số dòng đt Samsung ở thị trường TQ cũng được anh em thương gia nhập về rồi cook lại ROM quốc tế để dùng được các chức năng của Google (vốn không có ở đt bán ở TQ). Mình đang có 1 cái đt dạng đó, rẻ hơn cỡ 30% so với chính hãng mà dùng chả khác gì. Mỗi tội không thể nâng cấp hệ điều hành tự động, phải up ROM thủ công.
Tóm lại, việc Google không hỗ trợ Huawei đương nhiên gây thiệt hại nặng cho Huawei với thị trường quốc tế. Còn ở TQ thì vốn dĩ Google đã bị TQ cấm rồi, bây giờ Google cấm ngược lại thì cũng chả ảnh hưởng lắm.
Ở thị trường nước ngoài, với người dùng pro, hay táy máy nghịch ngợm root, cook HĐH thì chắc không ảnh hưởng lắm. Còn người dùng thông thường chắc không dám mua đt hãng này nữa. Đổi lại, giá máy chắc sẽ giảm ít nhất 30%. Cũng là món hời cho các bạn ít tiền mà rành công nghệ.
Mấy hãng Tàu là chúa ăn cắp, nên Google tẩy chay thằng ăn cắp e là khó. Nó vẫn cứ ăn cắp về dùng bất hợp pháp. Chẳng hạn như chính nó chế ROM cook rồi tung lên mạng cho người dùng cuối tải về dùng, thậm chí cái đó cũng có thể update tự động luôn, như 1 bản windows lậu mọi người vẫn dùng.
Lại nhớ hồi xưa dùng cái Blackberry OS 10, cũng chạy được phần mềm android, nhưng nó không hỗ trợ Play store, thế mà vẫn có cách cài được vào. Có điều là OS 10 đó không phải nền tảng android nên tính tương thích kém. Còn cái Huawei này nó vẫn là android nên chả hề gì.
Đến như Thiên chúa giáo, TQ còn cook riêng 1 bản chạy ở TQ, thì phần mềm HĐH chắc họ cũng sẽ chơi kiểu đó. Vì lợi thế hơn 1 tỷ dân nên Tàu mới dám cương với Mỹ.
"
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1388455224640770


0. Hồi năm 2008


Nếu Trung Quốc bị Phương Tây cấm vận?

  •   TAM DƯƠNG (LƯỢC DỊCH)
  • Thứ năm, 16 Tháng 6 2011 23:08
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bị một số nước phương Tây chủ yếu cấm vận về nhiều mặt. Sau một thời gian, hầu hết mọi cấm vận đã được xoá bỏ. Nay, nếu bị cấm vận lần nữa, Trung Quốc sẽ ra sao?


Một người Trung Quốc giấu tên (bút danh: Thần Bản bố y xyj) nhưng tỏ ra khá quen thuộc với nhiều nhân vật có trách nhiệm trong những ngành sản xuất, quản lý có liên quan của Trung Quốc đã đề cập tới vấn đề nói trên. Theo ông này, nếu Trung Quốc bị cấm vận lần nữa, Trung Quốc phải gánh những hậu quả sau đây:
1. Sau ba năm, mọi máy bay hàng không dân dụng Trung Quốc sẽ phải ngừng bay vì không còn phụ tùng thay thế.
2. Sau ba năm, mọi tuyến đường sắt cao tốc phải ngừng chạy. Theo ông Hà Hoa Vũ, tổng công trình sư bộ Đường sắt Trung Quốc và ông Tạ Duy Đạt, giáo sư trường đại học Đồng Tế: “Toàn bộ bánh xe lửa chạy tốc độ cao và phần mềm hệ thống điều khiển phải nhập khẩu”.
3. Toàn bộ ngành sản xuất xe hơi du lịch Trung Quốc phải ngừng sản xuất, vì Trung Quốc chưa thể sản xuất được các chi tiết của động cơ. Ngay cả thép tấm, bu lông dùng cho xe cao cấp cũng vậy.
4. Toàn bộ ngành sản xuất ti vi màu Trung Quốc sụp đổ. Theo thứ trưởng bộ Công nghiệp Loại Cần Kiệm, toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử trong ti vi do Trung Quốc sản xuất vẫn dựa vào nhập khẩu.
5. Toàn bộ ngành sản xuất điện thoại di động sụp đổ. Toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử dùng trong điện thoại di động đều phải dựa vào nhập khẩu.
6. Toàn bộ ngành sản xuất màn hình lỏng sụp đổ vì 98% màn hình lỏng dựa vào nhập khẩu.
7. Trung Quốc sẽ không xây dựng những toà nhà cao tầng nữa, bởi vì sẽ không có thang máy đủ khả năng leo lên độ cao lớn. Ngành thang máy Trung Quốc, kể cả khâu kỹ thuật và nghiên cứu phát triển ngành này hoàn toàn bị thương nhân nước ngoài khống chế, người Trung Quốc chỉ nhận trách nhiệm “lắp ráp”.
8. Ngành công nghiệp đóng tàu sẽ sụp đổ toàn diện vì Trung Quốc chỉ biết đóng vỏ tàu và lắp ráp.
9. Trung Quốc sẽ không còn máy giặt, tủ lạnh, vì chưa sản xuất được hệ thống điện dùng cho hai loại máy này.
10. Ngành sản xuất đồ chơi Trung Quốc sẽ hoàn toàn sụp đổ, bởi vì các hệ thống vi mạch dùng cho đồ chơi, Trung Quốc cũng chưa sản xuất được.
11. Ngành máy móc công trình Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện. Theo thống kê của hội máy móc công trình tỉnh Hồ Nam, tiền nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy công trình của tỉnh này chiếm 40% giá thành. Năm 2006 xuất khẩu được 500 triệu USD, tiền nhập khẩu phụ tùng chi tiết máy mất 300 triệu USD.
12. Ngành sản xuất điện chạy bằng sức gió Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện vì toàn bộ kỹ thuật then chốt của ngành này đều do nước ngoài nắm.
13. Trung Quốc sẽ không còn máy bay trực thăng. Qua lần động đất ở Tứ Xuyên, thấy xuất hiện nhiều máy bay trực thăng với nhiều kiểu dáng. Toàn bộ là hàng nhập của Nga, Mỹ, Pháp. Trong nước có loại Zhi-8 (Trực-8) nhưng phải phỏng theo kiểu Siêu ong vàng của Pháp, còn loại Zhi-9 (Trực-9) phải nhập khẩu kỹ thuật của Pháp.
14. Máy công cụ khống chế bằng số và dao cắt gọt sẽ tuyệt chủng ở Trung Quốc. Hiệu trưởng trường đại học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa, viện sĩ viện Công trình Trung Quốc Lý Bồi Căn cho biết từ năm 2002, Trung Quốc trở thành nước dùng nhiều máy công cụ các loại lớn nhất thế giới và nước nhập khẩu các loại máy này lớn nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu các loại máy công cụ cao cấp hết 5,2 tỉ USD, năm 2006 tăng lên 6,4 tỉ USD. 80% máy công cụ sản xuất trong nước và các loại dao cắt gọt vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.
15. Các thiết bị then chốt dùng cho điện hạt nhân, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật cốt lõi của ngành hoá dầu v.v... sẽ không còn vì Trung Quốc chưa chế tạo được.
16. Toàn bộ ngành sản xuất mô tô Trung Quốc sẽ sụp đổ bởi vì những phụ tùng then chốt vẫn phải nhập khẩu.
Sau khi đưa ra những luận cứ trên, tác giả viết: “Thưa các vị, tôi biết những điều tôi viết đã làm tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn yếu đuối của các vị, trước tiên xin đừng vội phản đối, tôi nói là sự thực. Sự thực là các máy tính điện tử mà các vị đang sử dụng hiện nay có tới 99,99999% sử dụng mạch vi điện tử nước ngoài...”.
    

Theo SGTT.vn đăng ngày 22.12.2008

..







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.