Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Trung-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Trung-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

26/01/2020

Dịch bệnh bùng phát từ Vũ Hán có liên quan với phát triển vũ khí sinh học ?

Hồi đầu thế kỉ XXI, tức cách nay gần 20 năm, khi dịch SARS bùng phát từ Trung Quốc, đã có giả thiết rằng, nó có liên quan đến chiến tranh vũ khí sinh học. Lúc đó, tôi đang ở Nhật Bản, nên đã nghe và đọc về các giả thiết đó (không chỉ giới học thuật và truyền thông, mà còn là từ bàn luận của người dân bình thường).

Bây giờ, dịch bệnh lại một lần nữa bùng phát từ Trung Quốc. Lại có một giả thiết về khả năng liên quan đến chiến tranh sinh học.

29/03/2019

Tin học thuật : "Hán Ngữ đại từ điển 汉语大词典" sắp in bản thứ 2, còn bản đầu tiên sắp lên mạng

Hán ngữ đại từ điển 汉语大词典 là một công trình học thuật quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.

Bản thứ nhất của đại từ điển này được biên soạn từ năm 1975, với sự tham gia của khoảng 1000 người, đến tận năm 1994 mới hoàn thành, được in thành 12 cuốn. Bộ 12 cuốn này tương đối phổ biến, nhất là thư viện các đại học trên thế giới.

Từ năm 2012, giới học thuật Trung Quốc bắt tay vào biên soạn bản thứ hai với mục đích tu chỉnh và bổ sung bản thứ nhất. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023 với 25 tập. 

Năm 2019, người ta sẽ cho in các tập đầu tiên của bản thứ hai. Đặc biệt, bản thứ nhất sẽ được đưa lên mạng để tiện cho việc tra cứu.

24/12/2018

Người Trung Quốc đang in và đọc sử Việt một cách hệ thống (bài Phạm Hoàng Quân)

Quả thực, các học giả Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đọc sử liệu của Việt Nam một cách hệ thống, mà phải mở rộng ra là "tư liệu Việt Nam".

Bây giờ, động bút gì, đều vào ngó xem bản hiệu khảo của các học giả ấy đã làm gì. Vẫn còn rất nhiều lỗi, nhưng về cơ bản hơn hẳn đọc bản dịch tiếng Việt chay.

05/02/2018

Tấm gương lớn của Trung Quốc : quan chức đua nhau "học giả"

Tấm gương lớn nhất, có lẽ, không ai khác, mà theo dư luận lâu nay của người Trung Quốc, chính là ông Tập Cận Bình. Đã đi một mẩu ở đây (tháng 10/2017).

Người Trung Quốc gọi là tham nhũng bằng cấp.

Nhìn gương Trung Quốc, thấy rõ hơn hiện thực ở Việt Nam hiện nay. Hơn 30 năm sau Đổi Mới, hiện thực Việt Nam là "chạy đua" với Trung Quốc.

28/10/2017

Học thuật Trung Quốc : Nghi vấn cũ về học vị Tiến sĩ Luật học hệ Tại chức của ông Tập Cận Bình

Nghi vấn về việc làm giả học lịch (quá trình học tập), người khác viết hộ luận văn của ông quan lớn Tập Cận Bình khi ông lấy học vị Tiến sĩ Tại chức vào năm 2002, thì báo chí mạng tiếng Trung đã đề cập từ nhiều năm trước. 

Về học vị Tiến sĩ Tại chức của ông Tập thì đã đi ở đây.

15/05/2017

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

16/01/2017

Học giả Chu Hữu Quang vừa từ trần tại Bắc Kinh, thọ 112 tuổi

Đã viết nhanh về cụ ở một entry trước (xem lại ở đây), cũng đã sử dụng các nghiên cứu của cụ trong một bài viết gần đây (xem lại ở đây).

Cụ được học giới tôn xưng là "cha đẻ của phương án phiên âm tiếng Trung Quốc hiện đại".

Báo chí Trung Quốc mới đưa tin cụ từ trần, thọ 112 tuổi (1906-2017).

07/10/2015

Từ y văn cổ hàng ngàn năm trước tới giải Nobel Y học 2015 (bài Nguyễn Văn Tuấn)

Trong tư liệu tiếng Việt, từ mấy năm trước đã có bài về nữ học giả người Trung Quốc đạt giải Nobel Y học 2015, tại đây.

Còn dưới là tư liệu mới, vừa có, của Nguyễn Văn Tuấn, để đọc nhanh.