Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn odai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn odai. Hiển thị tất cả bài đăng

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

11/03/2022

Nhật Bản kết thúc điện thoại 3G : Tôi bồi hồi nhớ về "người tình đầu tiên" của 20 năm trước

Đúng là "người tình đầu tiên" thật !

Đó là chiếc điện thoại cá nhân đầu tiên trong đời mà tôi có. Chiếc J-phone của thế hệ 3G.  J-phone đúng thực là người tình đầu tiên trong cuộc đời sử dụng điện thoại của tôi !

1. Sau này trải qua biết bao nhiều "mối tình", nhưng mãi mãi không bao giờ quên chiếc J-phone thế hệ 3G đầu tiên. Tôi luôn giữ chiếc J-phone ấy đến tận ngày hôm nay (tháng 3 năm 2022) dù chuyển nhà bao nhiêu lần.

Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tại Tokyo, chúng tôi đã dùng thế hệ 3G của J-phoneDocomo (phổ thông nhất là hai hãng này). Rồi cả 3G của hãng Au. Chữ "3G" phát âm theo kiểu tiếng Nhật là thành "san ji", còn "J-phone" thì phát âm thành "Zè-phôn", nghe thực sự vui tai ! 

14/09/2021

Trở lại với kinh điển (1) : "Cành vàng" (The Golden Bough) tiêu tốn nửa đời học giả Frazer

Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.

The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.

Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).

31/03/2019

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

16/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : vui với đàn em ở Đại học Phương Đông, nhớ những ngày Hông-gô

Đại học Phương Đông, là cách gọi Việt Nam cho Đại học Đông Dương (Toyo University) ở Tokyo. Đây là một trong những đại học tư thục danh tiếng ở Nhật Bản. Người sáng lập đại học là một nhà triết học phương Đông, đồng thời là một nhà giáo dục học, và một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

05/11/2013

Nhà mình ở Odai, em đừng khóc


Chỗ có chữ Vạn hay thập ngoặc là chùa Địa Tạng (Jizo-ji)


Tới cả ngần ấy năm, không trở lại. Hai cái cây bạch liên trước cổng đã bị bứng đi rồi, em ạ.