Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

Tên của Nguyễn Văn Huyên hiện được đặt cho một con đường ở Hà Nội - chính là con đường chạy trước mặt Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây là bảo tàng công, được xây dựng với sự giúp đỡ của người Pháp, hiện là một cơ quan trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Còn Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một bảo tàng tư nhân, được lập với sự nỗ lực của người con trai và các cộng sự, ở chính ngôi làng cũ của Nguyễn Văn Huyên (làng Lai Xá ở ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với nghề chụp ảnh).

Gần đây, trang Fb Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đăng tải một ít tư liệu rất thú vị: những trang vở ghi chép viết tay, bằng mực bút máy, trên giấy trắng, của thời đầu 1930s, tại Pháp, là thủ bút của Nguyễn Văn Huyên trong các giờ học của các thầy --- đó đều là những nhà dân tộc học có tiếng của nước Pháp thời bây giờ. Là những Marcel Mauss, Marcel Granet, Jean Przyluski,....

Thời gian Nguyễn Văn Huyên theo học đại học và sau đại học tại Pháp, viết rồi đệ trình luận văn tiến sĩ văn chương, là muộn một chút so với thời điểm thầy trò hai nhà dân tộc học - văn hóa dân gian tiên phong của Nhật Bản, là Yanagita và Orikuchi, bàn luận về thuyết "linh hồn tổ tiên" và đăng tải các bài viết về "người lạ quen biết". Gần đây, "người lạ quen biết" đã được UNESCO chỉ định là di sản văn hóa của nhân loại (xem lại ở đây, tháng 12/2018). Để có được cứ liệu cho hồ sơ năm 2018, thì học giới Nhật Bản đã làm việc nghiêm tức từ khoảng các năm 1927-1929, tức là 90 năm trước.

Giao Blog sẽ đưa một ít tư liệu bên Fb Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên về bên này. Cập nhật dần.

Thứ tự sắp xếp trên Giao Blog có thể khác. Nhưng tất cả đều thuộc bản quyền của Fb Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên.



---



NGUYỄN VĂN HUYÊN GHI CHÉP BÀI GIẢNG THỜI ĐẦU 1930s



1. Tổng quan
"
Trong Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có nhiều bút tích của ông Huyên ghi chép bài giảng của các thày Marcel Mauss, Marcel Granet et Jean Przyluski tại College de France khi ông là nghiên cứu sinh những năm 1929-1934 ở Paris.
Paul Mus (sinh 1902) và Nguyễn Văn Huyên (sinh 1905) cùng học và chịu ảnh hưởng sâu sắc của những thày nói trên. Paul Mus bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1933 còn Nguyễn Văn Huyên bảo vệ năm 1934. Họ cùng thực hành một giả thuyết nghiên cứu là có một nền văn minh châu Á gió mùa/nền văn minh Đông Nam Á bản địa trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Dưới đây là một đoạn wiki viết về mối quan hệ của 2 ông với những người thày của mình.
Paul Mus devient surtout célèbre pour avoir écrit un livre sur le Viêt Nam en guerre : Viêt Nam, sociologie d'une guerre (Seuil, 1952). Mus s'est aidé des travaux de Nguyên Van Huyên en plus de ses expériences de vie.
Comme Nguyên Van Huyên, Paul Mus a travaillé sous la direction de Marcel Mauss, Lucien Lévy-Bruhl, Marcel Granet et Jean Przyluski4. L’influence de ces maîtres se reconnaît dans leurs études : Les cultes indigènes et indiens au Champa pour Mus5 et les deux thèses pour Huyên. Dans ces travaux, Mus et Huyên appliquent l’hypothèse d’une civilisation de l’Asie des Moussons pré-indienne et préchinoise (Sur l’Asie du Sud-Est dans les recherches de Nguyen Van Huyen, voir : Nguyen Phuong Ngoc, «À l’origine de l’anthropologie vietnamienne», notamment p. 292-300, 404-415).
"
https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum/posts/2187545184661169?__xts__[0]=68.ARAhBuy8Gejk2vZGVUb-8lLdLWWT5_ZoQYi1KMMUyR5lE73oygfl0dRd23tVoNeXxiUsYhiuoOIa4BrNVWcxJSyWwfkw_GJAdjsPMYWqN9OXxPoAhjM439myBFXzRlGwPCzhUmpld6cg1RnyP0qP8MwSM8T51CAiHzacWGTzAFhMDx3vRF4LME69yPgaNlX9wEPHu69qQI4rNYdXhZEfEckHCiZNvRU6tPdOLYnFhWrUb-Sjs-HjTvXDVkCRub7OhrL24Ioh_7Y2nVFHgmnIdjTcMOqdPyU_sVzEz2FqeniSNkenVOsPXBmixoR3acZ1v9EP1g-LkTACL3AIlShQ_XhsZg&__tn__=-R






"

Khi xuất bản luận án tiến sĩ Góp phần nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á 1934, ông Nguyễn Văn Huyên đã đề tặng cuốn sách cho những người thày kính mến: Marcel Mauss, giáo sư College de France cùng các ông Demageon và W.H Rasers.







"
https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum/posts/2187578417991179?__xts__[0]=68.ARDi0K0MZraZkOGQoFzNNoXok1IKTuuhZQfIFxzL6tvYdTrkW42KtCrRi5URQJVr-fo-L_-TTztVSyIJBXYpxMH-cfvcx2BhFFK7R3X0XMdwAx41RknEfOWtq8op0HLyU-X6_F08UwDpjuqIa4ahscCYQ-gHORrM693eI9RCBa64nnqcBrtICk9tP8wU2AhIP1MLQS0AzljxbFbvMT8yTWX_8tN1s67mUjt7A8iE7vVVpBNwnWe77_dz5Iz9XFOEerBIlG2NSboKQzPMfZto3B_wYUt7xQ3uS9EUFu-2P4suqZs-L2Y_YImDG7DVbO5DRsHxwdbz6cAkSS-etW2gICOYTQ&__tn__=-R





2. Nghe Marcel Mauss giảng bài năm 1931 - 1932

"
Ngày 15/1/1932 ông Huyên nghe và ghi chép bài giảng của Marcel Mauss tại College de France.


"
https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum/posts/2187560567992964?__xts__[0]=68.ARAXz8WIch16jIESeKmRZ6rVcAOsu4HYl6aCLDd9emtICFz_A49reCSWZx47SFPePzEzXF4-c-lfzP-3j1P_33lGRRWsJipAiprjwrjzM-vToy3dVHaEXugJ6bG902QvEF20fQPn7hz9NgcK3wxtzITORrR8BusAcEjEgf2vKcs47QnskrKqzODTv9jlXyaJEiqYW2Ba4N1x5I9t7jzggHtN0H3SjKgqkj22z3YKwAYBWOBy8qP8PBPrKgrXHjdr1p9t8h-dtG-Z6FmUHxkcAfJSURbkuH_uWSisdSRhPVwpybFZnbTIjgqfzFiPHp-1qBascQbN1WTDXK_Vqn9fMMaKdw&__tn__=-R


"
Những ghi chép của ông Nguyễn Văn Huyên về các bài giảng của Marcel Mauss ở College de France và Institute d’Ethonologie, Paris, 1931-1932.




"


"
Bức ký hoạ ở trang cuối ghi chép bài giảng của Nguyễn Văn Huyên. Phải chăng là Marcel Mauss ?




"


3. Nghe Marcel Granet giảng bài

"
Hai trang bút tích của ông Nguyễn Văn Huyên khi nghe Marcel Granet giảng về văn minh Trung Hoa.




"

4. Nghe Przyluski giảng bài

"
Ngày 31/1/1932 ông Huyên dự nghe bài giảng của Przyluski về thần mặt trời (Dieu Soleil) ở College de France.



"
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.