Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân-loại-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân-loại-học. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2024

Cây đại thụ của dân tộc học Đông Á - thầy Suenari Michio 末成道男 của chúng tôi đã đi xa (1938-2024)

"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".

Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.

Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).

Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).

Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.

04/06/2022

Trở lại với kinh điển (2) : lần này, chúng tôi thực hiện qua mạng hội đọc sách Nhân loại học Văn hóa

Kinh điển của mỗi ngành học đều đúng là kinh điển ! Phải thường xuyên đọc đi đọc lại kinh điển. 

Nhiều năm trước, chúng tôi với tư cách học sinh sau đại học đã tham gia các buổi đọc sách và bình luận sách kinh điển do Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản tổ chức (về hội này, trên Giao Blog, đọc lại ở đây).

Hồi đó, là những năm đầu của thế kỉ 21, có những kỉ niệm vui vui trong những lần đi tham gia các buổi đọc sách. Trên Giao Blog, đã tạm kể nhanh, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, đã là sang những năm đầu của thập niên thứ ba thế kỉ 21, bẵng một cái, đã tầm 20 năm đi qua ! Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản lại tổ chức các sê-ri đọc lại kinh điển. 

Vui nhất là bây giờ, những buổi đọc sách này sẽ thực hiện qua zoom. Có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đều có thể qua mạng mà cùng nhau đọc sách.

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

14/11/2021

Nhân loại học - Dân tộc học Trung Quốc 100 năm

Sáng nay, học trò gửi tư liệu về học giả Dương Thành Chí (1901-1991) trong liên quan với Việt Nam. Rồi lan man, bàn luận về mối quan hệ của Tôn Trung Sơn với Việt Nam (trên Giao Blog đã nói nhanh hồi năm 2013, xem lại ở đây), mối quan hệ của Lương Khải Siêu với vùng mỏ Mạo Khê ở Quảng Ninh, rồi Phí Hiếu Thông,...

Bây giờ, cho chạy lại triển lãm 100 năm Nhân loại học - Dân tộc học Trung Quốc.

14/09/2021

Trở lại với kinh điển (1) : "Cành vàng" (The Golden Bough) tiêu tốn nửa đời học giả Frazer

Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.

The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.

Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).

18/02/2020

Bài mới trong sách mới vừa ra lò : về Lã Văn Lô với dân tộc học Nga - Xô

Thật ra bài đã có từ 2017 (đọc lại ở đây).

Bây giờ thì sách mới ra, sau một quá trình hoàn thiện bản thảo tới mấy năm.

Hiện sách đang còn trên đường phát nhanh đến chỗ mình. Đến tối ngày 18/2 mới nhận được biên lai bưu điện gửi tới từ chủ biên qua e-mail.

Bởi vậy, tạm thời sử dụng mấy tấm ảnh đi mượn về để sử dụng ở mục 2.

17/07/2019

bộ gen người Việt (Kinh) : bắt đầu từ ý tưởng của tập đoàn nhà buôn Vin

Về nguồn gốc của loài người, thì từ nhiều năm trước, qua phân tích dữ liệu ADN, một nhóm học giả Mĩ đưa ra nhận định: tổ tiên của người là giống lai tạo giữa lợn và tinh tinh, vừa có đặc điểm của lợn lại vừa có đặc điểm của tinh tinh (đọc lại ở đây, tháng 12/2013).

Bây giờ, giữa năm 2019 này, vẫn qua phân tích ADN, thì là những kết quả bước đầu về giống người (Việt) Kinh. Về mặt văn hóa và văn tự, trước đây, người Việt (Kinh) từng tự gọi mình là người Hán với ý là người có nguồn gốc Trung Hoa. Sách vở chính thức của thời đó ghi rõ mình là "người Hán".

Gần đây, tập đoàn nhà buôn Vingroup đưa ra một ý tưởng, và đã có những kết quả sơ bộ.

Hồi năm 2012, lúc du lãng các viện và trường đại học ở Quảng Đông, tôi đã gặp mấy nhà nghiên cứu khảo cổ người Trung Quốc khẳng định việc đi ngược từ phương Nam lên phương Bắc của người thời cổ đại. Bản thân họ đã nghi ngờ bằng chứng cớ xác thực cho việc di chuyển từ Bắc xuống Nam. Một ít tư liệu đó đã được viết ra, còn các ý kiến trao đổi miệng thì một số được ghi âm. Rất xa chuyên môn của mình, nên mình chỉ biết có việc như vậy mà thôi.

31/05/2019

Câu chuyện xuất bản sách nghiên cứu (trường hợp ở Nhật Bản)

Mình gần gũi với hai bác giám đốc xuất bản. Một người ở Tokyo, chuyên xuất bản những sách hàng đầu của giới khoa học xã hội. Một người thì ở một miền quê, chuyên xuất bản các loại tư liệu địa phương - mà hưởng lợi, hẳn là có các nhà nghiên cứu địa phương ấy, như mình (vì bản in với bản viết tay, có cả hai để đối chiếu).

01/02/2019

Nghe giảng và đi giảng những ngày áp Tết (tháng 1 năm 2019)

Ở vai trò nghe giảng thì thú vị, áp Tết, ông thầy vốn dân Triết đưa ra nhiều tâm sự. Đời đi học và đời đi làm của ông. Ông kể, đại khái: hồi chuẩn bị sang Nga để du học, thì người bé tí, chưa được 40 cân, nên bà mẹ phải lặn lội từ quê nhà lên gặp thẳng cụ Tạ Quang Bửu để xin cho thôi đi Nga mà ở nhà học ! Được toại nguyện. Ông học đâu bên ngành tự nhiên, rồi sau sang Triết học.