Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Việt-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Việt-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

23/03/2022

Trường Đại học Việt Nhật (VJU) với trụ sở Hòa Lạc - thời điểm tháng 3 năm 2022

Nhà trường có dự kiến sẽ đón học sinh năm học mới 2022-2023 tại Hòa Lạc. Hiện nay, trụ sở tạm thời của VJU là tại khu phố Lữu Hữu Phước (Mĩ Đình).

Hệ cao học của VJU đã được 6 năm (chuẩn bị tuyển sinh khóa 7).

Hệ cử nhân của VJU thì mới được 2 năm (khóa 2 mới vào học, sắp tới là tuyển sinh khóa 3).

09/12/2020

Du lãng xứ Đông, thăm đình làng và nhà cha mẹ của hai anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa

Trời miền Bắc trở lạnh. Sáng và tối phải mặc áo rất ấm thì mới yên tâm, nhưng tầm trưa thì có lúc nhiệt độ cao do nắng mạnh nên sẽ phải tháo áo tháo khăn quàng.

Tôi với trải nghiệm du lãng nhiều xứ nhiều nơi, đã làm mẫu cho nhóm học sinh việc mặc áo ấm nhiều lớp, để khi nóng lên thì tháo dần ra và vắt vào túi xách hay quấn quanh đâu đó, còn khi lạnh dần lúc về chiều thì lại khoác dần từng lớp trở lại !

18/10/2020

Lần thứ hai liên tiếp (2013, 2020), tân thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nơi công du nước ngoài đầu tiên

Năm 2013 là ông Abe. Lúc đó là niên hiệu Bình Thành.

Đang giữ chừng, thì vừa rồi, tháng cuối tháng 8 năm 2020, ông Abe đã bất ngờ từ chức với lí do sức khỏe (không đủ sức khỏe thì xin miễn luôn chức vụ).

Người vừa lên thay ông Abe là ông Suga, từ tháng 9 năm 2020. Bây giờ, đang là niên hiệu Lệnh Hòa, và nước đầu tiên ông Suga chọn để công du nước ngoài lại chính là Việt Nam.

2013 và 2020, hai lần liên tiếp, tân thủ tướng Nhật Bản đều chọn Việt Nam. Vai trò kiến tạo của nhà vua Bình Thành lại thêm một lần nữa được chứng minh (về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà vua Bình Thành, cũng là chuyến công du cuối cùng của ông, thì xem ở đây - tháng 3 năm 2017).

09/08/2020

Giao lưu cuối tuần trong thế giãn cách giữa đại dịch Covid đợt 2 : VJU Job Fair 2020

Sự kiện của Thứ Bảy ngày 7/8/2020, tại trụ sở của Trường Đại học Việt Nhật (VJU). Thú vị nhất vẫn là tại hội trường (mà không phải online) được nghe tâm sự của các học sinh vừa ra trường, có một số em đã tìm được công việc, cũng có em thì đang tiếp tục.

Mình (khoa học xã hội) với em Quỳnh (khoa học tự nhiên), thì một người tại chỗ và một người online, nhưng đều nói về yêu cầu "đam mê" trong nghiên cứu khoa học.

28/07/2020

Ta xây dựng đời ta - trường hợp Nhật Bản : năm 1954, điện khí hóa mạnh mẽ ở nông thôn

Sắp tới, trong chương trình học tập, tôi dự tính sẽ cho các em học sinh ôn lại những chặng đường "ta xây dựng đời ta" của người Nhật Bản, mà là qua tư liệu rất sinh động: phim tài liệu. Học sinh là người Việt Nam, người Nhật Bản, và có thể là quốc tịch khác.

18/03/2020

Thông tin tuyển sinh đại học của Trường Đại học Việt Nhật (từ tháng 9 năm 2020)

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020, Trường Đại học Việt Nhật (viết tắt là VJU) - một trong 7 đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - sẽ tuyển sinh chương trình đào tạo đại học (cử nhân).

Bậc đào tạo sau đại học (chương trình thạc sĩ) thì đã mở được mấy năm. Khóa mới nhất hiện nay là khóa 4 (2019-2021).

24/12/2019

Trường Đại học Việt Nhật tuyển sinh hệ cử nhân từ năm 2020

Trường Đại học Việt Nhật (tên quen gọi là VJU hay là Đại học Việt Nhật) là một trong bảy trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt là VNU, và gần đây thì luôn ghi thêm "since 1906").

VJU hiện mới có chương trình thạc sĩ (tới năm 2019 đã tuyển sinh được 4 khóa).

Bắt đầu từ năm 2020, VJU sẽ mở chương trình cử nhân. 

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).

31/03/2019

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

10/08/2018

Ngoại giao Việt - Nhật 45 năm : một lễ chuẩn bị ở Tokyo (hội trưởng Tô Huy Rứa xuất hiện)

Đang trong dịp kỉ niệm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật 45 năm (1973 - 2018). Đã đi một số tin liên quan ở đâyở đây.

Vừa rồi, có một hoạt động chuẩn bị diễn ra tại Tokyo. Có thấy sự xuất hiện của hội trưởng Tô Huy Rứa. Trong khuôn khổ ngoại giao Việt - Nhật, đã từ 2016, sau lễ khai giảng của Đại học Việt - Nhật năm đó (lễ khai giảng đầu tiên với ý nghĩa chính thức khai trường, ở đây) đến nay, mới thấy lại hình ảnh của bác Rứa. Trong lễ khai giảng năm 2017 thì người ta có nhắc đến bác (xem lại ở đây).

09/09/2017

Lần khai giảng thứ 2 ở Đại học Việt Nhật : ngày 9 tháng 9

Thầy Hiệu trưởng Furuta có màn gióng trống nhiều xúc cảm. Lúc đầu, ông có một chút bỡ ngỡ vì có lẽ chưa quen, rồi chỉ mấy giây sau thì khá điêu luyện.

Khi chào cờ thì thời gian gấp đôi, vì quốc ca Việt Nam cử lên trước, rồi sau đó là quốc ca Nhật Bản.