Tin về con gái ông Thaksin vừa trở thành tân thủ tướng Thái Lan thì đã đi ở đây.
Ngay sau đó, ông Thaksin được hưởng đặc xá nhân sinh nhật của nhà vua Thái Lan.
Ông đã lưu vong 15 năm, sau đó về thụ án và bị cầm tù một thời gian.
Tin về con gái ông Thaksin vừa trở thành tân thủ tướng Thái Lan thì đã đi ở đây.
Ngay sau đó, ông Thaksin được hưởng đặc xá nhân sinh nhật của nhà vua Thái Lan.
Ông đã lưu vong 15 năm, sau đó về thụ án và bị cầm tù một thời gian.
Về dòng họ Khâu, một dòng họ người Hoa gốc Mai Huyện (Mai Châu, Quảng Đông) đã di cư vào Thái Lan nhiều đời trước, mà đương đại thì với người anh trai là Khâu Đạt Tân (tức cựu Thủ tưởng Thaksin) và người em gái là Khâu Anh Lạc (tức cựu Thủ tướng Yingluk), trên Giao Blog, từ rất lâu đã giới thiệu ở đây.
Nhắc lại dòng họ Khâu, bởi tin mới nhất là một phụ nữ của dòng họ này lại vừa đắc cử Thủ tưởng Thái Lan - Thủ tướng đời thứ 31.
Như vậy, dòng họ Khâu đã liên tiếp có 3 người ra làm thủ tướng Thái Lan: ông Khâu Đạt Tân, rồi em gái ông, bây giờ là con gái của ông. Tên "Khâu Đạt Tân" theo thông tin cũ của tôi là tên trong gia phả. Nhưng khi về thăm quê ở Quảng Đông, có lúc ông được họ hàng của mình gọi là "Tha Tín" (Khâu Tha Tín).
Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.
Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).
Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).
Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.
Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).
Bây giờ về thành Nam mà ăn sáng thì người ta thường qua thưởng thức phở bò hiệu Cụ Tặng (23 phố Hàng Tiện), rồi có uống cà-phê thì sẽ sang hiệu Côn (112 phố Hoàng Văn Thụ),... Đại khái phong vị thành Nam bây giờ là vậy.
Bây giờ đang là những năm 20 của thế kỉ 21.
Vào thập niên 20 của thế kỉ 20, tức khoảng 100 năm trước, có kí giả đi chơi thành phố Nam Định, thì thấy hàng hóa Việt hoàn toàn bị lép vế trước hàng hóa của người Hoa hay người Nhật.
"Bởi vì ta chưa biết yêu ta", và "ta đã chẳng biết yêu ta, còn ai biết yêu ta nữa".
Hôm nay, phải xử lí nhanh một ít tư liệu Hội An. Hồi đó, có nhiều chuyến khảo sảt chung, có sự tham gia của Trung tâm Bảo tồn Di tích Hội An. Hiện thấy nhiều ảnh chụp sắc phong được bảo quản trong cộng đồng người Hoa tại Hội An có niên đại Nguyễn.
Nhiều gia đình người Hoa ở Hội An bảo lưu được sắc phong.
Trước năm 1986, hầu như các gia đình phải cất sắc phong rất kĩ ! Rồi từ sau Đổi Mới, nhất là khi Hội An phát triển du lịch thì sắc phong được lấy ra, nhiều đạo được treo tự nhiên (treo nguyên vật, mà không lồng trong khung kính).
Việc mang sắc phong nguyên vật được cất trữ cẩn mật trước đây ra treo ở phòng khách hay chỗ nào bắt mắt trong ngôi nhà, cũng được xem là một hình thức của "làm mới sắc phong" ở Việt Nam từ sau Đổi Mới.
Nhiều năm trước, lúc du lãng Châu Đốc, tôi đã chú ý đến ngôi miếu gọi là "Miếu Hàn Lâm" ở đây. Một buổi đương trưa, rất nắng, tôi và chị Cúc gọi xe lôi để đi xem các điểm.
Chị Cúc lúc ấy nói thêm với tôi về Hông Môn - một tôn giáo thú vị ở Nam Bộ. Gần đây, nghe tin chị Cúc bảo vệ luận án tiến sĩ ở tuổi 70 (kiểm tra lại sau).
Sau đó, tôi còn tự mượn xe đi các nơi. Nắng quá, một buổi tối tôi bị cảm nắng. Thế là, bắt tội nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự phải bị quấy quả (hồi ấy, đi Châu Đốc, tôi ở cùng phòng với chú Cự).
Ngũ Liên Đức 伍連德 (1879-1960), tức Tiến sĩ Ngũ Liên Đức, một học giả Hoa kiều chuyên về dịch tễ học.
Học giả Ngũ đã phát minh ra khẩu trang trong đợt dịch hạch đầu thập niên 1910 tại Mãn Châu - khẩu trang đó được dùng đến ngày nay trên toàn cầu, như thấy trong đại dịch covid-19.
Học giả Ngũ cũng đã phát minh ra bàn xoay đặt trên bàn ăn, mà sau này được gọi là "bàn xoay kiểu Trung Hoa". Chúng ta vào quán ăn Trung Hoa thì thường thấy ngay kiểu bàn xoay này. Mà đầu tiên, họ Ngũ nghĩ ra bàn xoay là với mục đích dịch tễ học. Sau này, bàn xoay đó mới được ứng dụng vào bàn ăn cơm, trở thành một đặc trưng Trung Hoa (khi thấy bàn xoay trong quán ăn, chúng ta thường liên tưởng đến yếu tố Hoa).
Nhiều năm trước, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm đã được mời sang Nhật Bản để khảo nghiệm khả năng thấu thị. Một phần công việc khảo nghiệm ấy đã được phát trên truyền hình Nhật Bản (xem lại trên Giao Blog ở đây).
Bây giờ, năm 2021, câu chuyện phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại được chính nhà ngoại cảm đăng tải dần trên Fb cá nhân của mình. Có nhiều ảnh và những dẫn giải.
Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.
Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.
Lần trước, là chị Dương Dật (đã giới thiệu nhanh trên Giao Blog ở đây, năm 2014). Đó là người đâu tiên. Cũng đã giới thiệu từ năm 2009 trên Giao Blog cũ (đọc tạm bản lưu ở đây).
Năm 2014, tôi đã gặp trực tiếp chị Trần Thiên Tỉ - là chị em họ của Dương Dật. Thú vị là có một buổi Trần Thiên Tỉ đã vào phòng làm việc của tôi và trò chuyện một lúc khá lâu (sẽ đề cập chi tiết ở một dịp khác).
Và bây giờ, năm 2021, là em Lí Cầm Phong 李琴峰 đến từ Đài Loan.
Lí Cầm Phong (đây là bút danh, chưa công bố tên thật) sinh năm 1989. Em bắt đầu học tiếng Nhật từ năm 15 tuổi, cũng bắt đầu tập viết truyện bằng tiếng Trung Quốc từ khoảng năm đó.
Lí tốt nghiệp Đại học Đài Loan năm 2013, rồi đến Nhật cùng năm và theo học chương trình Thạc sĩ tại Khoa Nghiên cứu Giáo dục tiếng Nhật của Đại học Waseda (đã tốt nghiệp).