Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trấn-yểm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trấn-yểm. Hiển thị tất cả bài đăng

06/03/2023

Cập nhật tình hình xử lí thuộc hạ của Cao Biền (thánh vật sông Tô Lịch)

Đại khái, tình hình phá trấn Cao Biền do võ sư Lương Ngọc Huỳnh đã được Giao Blog chú ý, xem lại ở đây và ở đây.

Entry này là cập nhật tình hình vào ngày 6/3/2023. 

Võ sư đã mang các tháp nhốt vong của thuộc hạ Cao Biền ra, xử lí theo cách của mình để tiễn các vong người Trung Quôc đó về địa ngục.

04/02/2022

Ngày xuân đến với phong tục độc đáo : lễ hội Nam Trì và việc thờ bộ ba Bảo - Lang - Biền (Lữ Gia - Nguyễn Lang - Cao Biền)

Đại khái có thể tóm tắt như sau.

1. Bảo tức Bảo Công, hay Lữ Gia (Lã Gia). Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Lang tức Lang Công, hay Nguyễn Danh Lang. Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Bảo và Lang đều là trọng thần của nhà Triệu ở đất Phiên Ngung (tức nhà Triệu của ông cháu Triệu Đà - Triệu Hồ). Tương truyền cả hai ông đều là người đất Giao Châu lên làm quan cho nhà Triệu.

Sau khi Bảo và Lang mất, các ông được người Giao Châu thờ ở nhiều nơi.

Biền tức Cao Biền, vị danh tướng thời Đường được cử xuống trị nhậm An Nam. Vua Lí Thái Tổ đã tôn Cao Biền là Cao Vương, xem như là một đế vương trị nhậm An Nam trước mình.

2. Tương truyền, khi xuống trị nhậm An Nam, họ Cao đã kết thân với hai vị thần Bảo và Lang.

Thế rồi, đến lúc Cao Biền mất, người An Nam cũng lập miếu thờ Cao Biền.

Có nơi, người ta đã kết hợp thờ cả ba vị, thành ra bộ ba thần Bảo - Lang - Biền. Đó là vùng Nam Trì với lễ hội Nam Trì.

Thú vị hơn nữa, ở Nam Trì còn phối thờ của cụ Tả Ao - một nhà địa lí danh tiếng của Đại Việt.

Mình còn quan tâm đến Nam Trì, bởi đó là quê nhà của võ tướng Đinh Văn Tả - một vị rất nhân duyên với nhà Mạc thời kì Cao Bằng.

12/12/2021

Phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại - câu chuyện của nhà ngoại cảm có 3 mắt Hoàng Thị Thiêm

Nhiều năm trước, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm đã được mời sang Nhật Bản để khảo nghiệm khả năng thấu thị. Một phần công việc khảo nghiệm ấy đã được phát trên truyền hình Nhật Bản (xem lại trên Giao Blog ở đây).

Bây giờ, năm 2021, câu chuyện phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại được chính nhà ngoại cảm đăng tải dần trên Fb cá nhân của mình. Có nhiều ảnh và những dẫn giải.

30/09/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Võ Hồng Phúc viết Fb

Thời gian gần đây, có lẽ là từ vài tháng trước, tôi bắt đầu chú ý đến các câu chuyện kể dần của một đại quan đã hưu trí, là ông Võ Hồng Phúc. Ông viết trên facebook và cứ nhẩn nha từng chuyện một. Nhiều chuyện còn có ảnh kèm theo làm tăng độ hứng thú cho người đọc.

Hôm nay, ông kể chuyện núi Cánh Diều ở Ninh Bình gắn với trấn yểm Cao Biền, khá thú vị. Bởi vậy, tôi lấy mẩu này về đầu tiên.

18/05/2021

Đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch, và câu chuyện trấn yểm Cao Biền

Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.

Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.

20/08/2020

Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")

Cống hóa sông Tô Lịch - cụ thể là biến sông Tô Lịch hiện nay thành ra một cái cống dài - thì lần đầu tôi nghe, quãng khoảng 10 năm trước, lúc Hà Nội tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mà thú vị là nghe từ một chú tắc-xi chuyên nghiệp. Chú ấy chở mình tới một địa điểm nào đó, và có đi dọc theo Tô Lịch một đoạn, rồi đưa ra ý tưởng vậy. Tức là muốn biến "sông Tô Lịch" thành ra "cống Tô Lịch".

Đó là ý tưởng của cánh lái xe muốn có được đường bộ trong nội thành rộng hơn một chút ! Một lái xe trung niên của hãng tắc-xi Ba sao (hồi ấy, mình hay gọi Ba sao, mà chưa có ứng dụng gọi Grab như sau này).

Nhưng gần đây, thấy các quan chức Hà Nội đưa ý tưởng tương tự (đọc lại ở đây).

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).