Bài viết quan trọng của nhà thơ Kim Chuông - một người thầy của gia đình Búp Trên Cành.
Home
27/11/2024
22/11/2024
Có một lớp văn chương như vậy - năm 1989 và ý tưởng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
Chúng tôi là nhóm Búp Trên Cành (1976-1990s), đọc các thông tin để tham khảo một cách thú vị. Trước thì có lớp mới mở gần đây ở Thái Nguyên (đọc lại ở đây).
18/12/2021
Văn nghệ Thứ Bảy : một thời Búp Trên Cành của các nhà văn nhí Thái Bình (nhớ và viết lại)
Gần đây nhất, là một bài báo cuối năm 2021 về người sáng lập ra trại hè viết văn Búp Trên Cành ở Thái Bình vào thập niên 1970 - nhà văn Bút Ngữ (xem ở đây).
1. Búp Trên Cành là tên của tập san văn học thiếu nhi Thái Bình mà cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình (gọi tắt là "Hội Văn nghệ Thái Bình"), duy trì trong nhiều năm (1970s-1990s). Tập san này đăng tải những bài văn bài thơ do các "nhà văn nhí" viết trong trại hè viết văn được tổ chức bởi Hội Văn nghệ Thái Bình, mà người đứng đầu là nhà văn Bút Ngữ, cùng sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của nhiều nhà văn - nhà thơ - nhà nghiên cứu trong tỉnh và toàn quốc (Tô Hoài, Phạm Đình Hổ, Bút Ngữ, Phạm Đức Duật, Bùi Công Bính, Lê Bính, Kim Chuông, Đức Hậu, Đỗ Vĩnh Bảo,...).
Mỗi năm có một trại hè. Mỗi năm có một số Búp Trên Cành.
23/11/2021
Tháng 2 năm 1979 : người Hoa ở Hà Nội lên án bánh trướng Bắc Kinh và có tham gia cải tạo sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.
Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.
17/11/2021
Cán bộ công đoàn vùng mỏ Võ Huy Tâm viết về thợ mỏ (bản thảo đầu tiên qua lời kể Tô Hoài)
Gần đây, lúc du lãng xứ Quảng Yên ngày xưa (vùng mỏ Quảng Ninh ngày nay), chúng tôi đã đến thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại tư gia (đã nói nhanh ở đây). Hôm đó, trong không khí vui vẻ đang nói về văn hóa vùng mỏ và văn hóa thợ mỏ, bác Trần kể nhanh một số kỉ niệm về nhà văn Võ Huy Tâm.
Bác Trần gợi ý cho chúng tôi chú ý đến mối quan hệ thân tình giữa nhà văn Võ Huy Tâm (trong tư cách người thợ mỏ và cán bộ công đoàn vùng mỏ) với ông Lành (tức nhà thơ chính trị gia Tố Hữu). Sẽ ghi lại cụ thể ở một dịp khác.
Bây giờ, thì đọc nhanh lời kể của nhà văn Tô Hoài, mới biết công lao rất lớn trong đào tạo Võ Huy Tâm của nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Ông có cách đào tạo người thật hay, cách này đến nay vẫn thật sự có giá trị trong giáo dục. Chắc bác Trần Nhuận Minh mới chỉ biết đến vai trò của ông Lanh, mà chưa biết đến công đào tạo của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết Vùng mỏ.
20/07/2021
Đọc báo "Văn Nghệ" của Việt Nam và hệ thống báo chí liên quan
Đang đọc báo Văn Nghệ của Trung Quốc, trên Giao Blog, ở đây.
12/06/2021
Văn nghệ Thứ Bảy : sau 33 năm, mới được đọc lời bình của Tô Hoài cho lá thư tôi viết năm 1988
Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).
Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.
Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.
Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.
08/06/2021
Năm 1988, với cuộc thi "Viết thư quốc tế UPU"
Hồi năm 2013, đã kể nhanh về bức thư năm 1988, ở đây.
Gần đây, mới biết có một cuốn sách được xuất bản, dạng in tập hợp các lá thư từ năm 1987 đến năm 2017, tức 30 năm.
04/03/2021
Chuyện kể lai rai và thơ chưng cất của sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã
Đó là cụ Bảo Sinh, mà Giao Blog từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây hay ở đây. Một cây viết hiện đã U90 rồi, nhưng còn khá sung sức.
Ngôi chùa của cụ là ngôi chùa tư nhân dành cho vong hồn chó mèo. Gọi là chùa Tề Đồng Vật Ngã (tạm dịch là "người với vật xem như ngang bằng nhau").
Cụ tự thành sư cụ của ngôi chùa do chính cụ lập ra ở thủ đô Hà Nội. An nhiên tự tại.
Cụ làm bạn với Nguyễn Huy Thiệp, hình như khá thân, nên cụ lai rai kể về Thiệp. Cụ cũng lại la cà với nhà văn kiêm tổ trưởng dân phố Tô Hoài, nên cụ lại kể chút một về cụ Hoài.
20/11/2018
Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)
Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.
19/09/2018
Nhật kí đi Tây năm 1980 của Phan Đình Diệu (lời giới thiệu của con trai)
23/07/2018
Câu chuyện về Hà Giang, nhâm nhi với nhà văn Tô Hoài (qua bài của Xuân Ba)
26/08/2017
Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ về tạp chí "Búp trên cành", và những ý tưởng khôi phục
03/02/2017
Một cuốn sách của chúng tôi, nhưng chúng tôi hoàn toàn không hề biết trong gần 30 năm qua
06/01/2017
Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa
Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau:
04/03/2015
rằng đã đạo văn lại còn mê gái
09/08/2014
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)
16/07/2014
Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô
Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").
06/07/2014
Cha đẻ của chú Dế Mèn và một trong ba người khác vừa qua đời (1920-2014)
25/09/2013
Chiến tranh và những bức thư nằm lại trong ba-lô : Làm nhớ chuyện nhà văn Tô Hoài đổi cho tôi sang họ Ngô
Lá thư được viết vội trước giờ hành quân (ngày 19/2/1979) cho người yêu sắp cưới ở quê nhà Hải Hậu |