Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-blog. Hiển thị tất cả bài đăng

05/03/2019

Lại đạo thơ : trường hợp thi sĩ Nguyễn Linh Khiếu bị thuổng (?)

Bác Nguyễn Linh Khiếu là một nhà xã hội học làm thơ, công tác tại Tạp chí Cộng sản (có thể đọc thêm ở đây).

Hồi nhỏ, mình được thấy những trang bản thảo viết trên giấy không dòng kẻ của bác, trong một cái bàn có ngăn kéo. Đại khái, cái bàn ấy nằm trong một khuôn viên có thể thấy trong loạt ảnh cũ ở đây.

Nhớ cái tên đó trên các trang bản thảo. Vì thấy lạ. Nhưng từ đó đến giờ, mấy chục năm, cũng chưa từng có cơ hội gặp trực tiếp bao giờ, cho dù hay ngó thấy bác ở chỗ này chỗ kia (chủ yếu là trên mạng).

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nghe đâu có bọn thợ chuyên môn thuổng thơ tự ý đem nhào lộn mấy bài của bác rồi cho đăng báo Văn nghệ danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam. Gọi là sự kiện đạo thơ.

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

26/02/2019

Đầu năm 2019 nói chuyện về phủ Tây Hồ : ông Tiến đọc ông Giao

Sử dụng cách nói dân dã "ông Tiến" và "ông Giao", là để nói về nhà văn đàn anh Nguyễn Ngọc Tiến, và Giao Blog - chủ trang Giao Blog.

Anh Tiến là một nhà văn gắn bó với Hà Nội, có thể nói là chuyên viết về đấtngười Hà Nội. Ví dụ anh viết về doanh nhân nữ lừng danh đầu thế kỉ XX (ở đây), tức là Cô Tư Hồng đáng là hàng cô giáo về kinh thương của Bạch Thái Bưởi. Hay là anh viết về ông đốc học Đồ Mười người Pháp (ở đây).

05/02/2019

Chúc mừng năm mới : Bộ "Tứ Bất Tử" và "Liễu Hạnh công chúa" qua thiết kế của học sinh

Các học sinh lớp 10 của một trường trên địa bàn Hà Nội đã thiết kế ra một bộ bao lì xì Chúc mừng năm mới 2019. Một bộ gồm 4 chiếc với 4 màu khác nhau. Chủ đề là Tứ Bất Tử.

Ở mặt sau mỗi bao lì xì có phần ghi tên các học sinh và lớp hiện nay. Trước đó thì có  cho biết: "Sản phẩm lì xì do các học sinh trường (...) thiết kế với mục đích mang đến một tác phẩm nghệ thuật có thể truyền đạt những kiến thức văn hóa lịch sử Việt Nam".

01/02/2019

Nghe giảng và đi giảng những ngày áp Tết (tháng 1 năm 2019)

Ở vai trò nghe giảng thì thú vị, áp Tết, ông thầy vốn dân Triết đưa ra nhiều tâm sự. Đời đi học và đời đi làm của ông. Ông kể, đại khái: hồi chuẩn bị sang Nga để du học, thì người bé tí, chưa được 40 cân, nên bà mẹ phải lặn lội từ quê nhà lên gặp thẳng cụ Tạ Quang Bửu để xin cho thôi đi Nga mà ở nhà học ! Được toại nguyện. Ông học đâu bên ngành tự nhiên, rồi sau sang Triết học.

03/01/2019

"Vùng không xác định" là vùng nào, trong truy cập hệ thống blog

Từ lâu lâu, chắc phải nhiều tháng trước, tự nhiên ở mục xem truy cập vào Giao Blog, thì thấy có một truy cập là "Vùng không xác định".

Đúng là "không xác định", nên bây giờ còn chưa biết là vùng nào.

Mà làm sao mà thành "không xác định" được nhỉ ? Tất cả máy tính đều xác định được hết về mặt lí thuyết. Cần hiểu thế nào về cái gọi là "vùng không xác định" này nhỉ.

Vấn đề là "Vùng không xác định" này chiếm phần trăm khá lớn. Với Giao Blog, như ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 3/1/2019, "Vùng không xác định" đứng top 3 trong 10 vùng truy cập (các vùng khác ghi rõ tên nước, như Đức, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nga, Brazil, Canada, Singapore...).

01/01/2019

Đón mừng năm mới 2019 : vũ kịch dâng lên thần đền vào sáng sớm Nguyên Đán

Đang là ngày Nguyên Đán ở Nhật Bản - một đất nước đã tiên phong từ bỏ âm lịch trong hành chính quốc gia, để chuyển sang thống nhất lịch với phương Tây, từ thời Minh Trị, tức hơn 100 năm nay.

Ở làng bán nông bán ngư ấy, như truyền thống nhiều đời nay, cứ sáng sớm Nguyên Đán thì dâng vũ kịch lên cho các vị thần linh, mong cầu sức khỏe và hưng vượng. Mười mấy năm về trước, mình đã viết về vũ kịch kagura này, tại chính ngôi đền này, trong một bài học thuật có đăng kèm ảnh chụp, nhưng mới là vũ kịch vào ban ngày và dịp khác trong năm. Về vũ kịch đêm Giao Thừa thì chưa.

Cứ sau Giao Thừa mươi phút là bắt đầu. Hôm nay là ngày 1 tháng 1 năm Bình Thành 31. Một cậu bé sinh vào đầu niên hiệu Bình Thành, thì năm nay đã 31 tuổi. Mình thì sinh thời Chiêu Hòa - tức là triều vua cha của vua Bình Thành. Thông tin ghi trên giấy tờ của mình sau ngày nhập học năm ấy thường được qui đổi sang năm Chiêu Hòa (có lẽ máy tính của trường tự đổi). Sau thành quen, hay nói "sinh năm Chiêu Hòa thứ ...." khi được hỏi tuổi.

31/12/2018

Phát hiện sau mấy chục năm : về sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa (bài in chốt lại năm 2018)

Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.

phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).

Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).

Còn du lãng khu Phủ Giầy thì từ xửa xửa, lúc còn ở tuổi mười (10s).

10/12/2018

bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa qua lời bình Vũ Nho 2018

Mình có quan tâm đến bài thơ Hà Nội của bác Khoa, từ một góc nhìn khác, không phải từ văn học. Đã viết thành bài học thuật ở đây (năm 2016, trong bài có ghi lời cảm ơn bác Vũ Nho - một nhà phê bình đã viết về Trần Đăng Khoa từ nhiều năm trước).

Đại khái, về mặt văn bản học thì bài đó được Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi lần đầu tới thủ đô. Sau được in lần đầu năm 1970, cuối bài ghi "1969". Rồi cứ in tiếp. Đến khoảng năm 1999, sau 30 năm, thì bác Khoa mang ra sửa lại. Nhưng, đáng chú ý là: tuy có sửa thực sự năm 1999, nhưng bác Khoa vẫn ghi ở cuối bài là "1969".

05/12/2018

Học giả họ Bùi : là Bùi Huy Bích hay Bùi Duy Tân ?

Ghi một câu hỏi vậy, để bây giờ, sẽ bắt đầu tìm câu trả lời.

Về nho sĩ lừng danh Bùi Huy Bích và quê hương của Ông Thọ, ngay gần Hà Nội, thì đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 12 năm 2017).

Còn Bùi Duy Tân là thầy Bùi Duy Tân của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tên trước đây). Thầy Tân và đương kim Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đều có chung một người thầy là cụ Đinh Gia Khánh. Cụ Đinh Gia Khánh là lớp nhà giáo mở đường của Khoa Ngữ văn ngày trước, nên học trò của cụ rất đông. Lứa chúng tôi là gần như cuối cùng (những buổi giảng cuối cùng của thầy khoảng các năm 1996-1997, lúc đó cụ đã yếu chân nên nhiều khi học trò phải cõng thầy từ tầng 1 lên tầng 4). Về thầy Đinh Gia Khánh thì đã đi nhanh một mẩu ở đây.

27/11/2018

Nhà vua Bình Thành và hoàng hậu tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước

Đúng như tin đã đưa ở đây (ngày 16 tháng 11), hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2018, nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản đã tới thăm tấm bia mà chí sĩ Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại làng Asaba để kỉ niệm người bạn là bác sĩ Asaba.

Đọc tài liệu học thuật về tấm bia này ở Giao Blog tại đây tại đây(bài đã phát biểu năm 2016, và 2017).

26/11/2018

Chốc lát với Huy Đức tại quê hương Hà Tĩnh : anh là ngòi bút của thế lực nào ?

Về đến Hà Tĩnh, gặp Huy Đức bất ngờ ở đó mới nhớ ra anh là người Hà Tĩnh. Đã đi nhanh ở đây. Cũng nên đọc nhanh về làng báo Việt Nam sau Đổi Mới, trong đó có cây bút Huy Đức Osin trên không gian mạng ở đây (cập nhật dần từ tháng 10 năm 2018).

23/11/2018

Đúng như hẹn, chúng tôi đang du lãng ở quê nhà Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du

Đã hẹn ở đây (tháng 10 năm 2018).

Chúng tôi đang ở đường Trần Phú (thành phố Hà Tĩnh). Ở chỗ nghỉ chân, việc vào Giao Blog có chút khó khăn. Lúc đầu không vào được. Rồi kiên nhẫn một chút, chỉ cần cho chạy lại đúng đường link bình thường thôi, thì blog hiện ra. Nhưng được dăm phút, thì lại chập chờn, cứ lúc được lúc không.

Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).

Đang còn loay hoay với bàn phím, thì thấy Huy Đức Osin xuất hiện. Hóa ra, một lúc sau thì biết, bác ấy người Hà Tĩnh (quê nhà ở huyện Thạch Hà), nên được một người bạn trong ban tổ chức mời về tham dự cuộc ngày mai. Mình vào chỗ nghỉ chân trước Huy Đức độ mấy chục phút.

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

17/11/2018

GIAO BLOG không truy cập được trong vài tháng nay (tin báo của nhiều bạn đọc)

Vài tháng nay, có nhiều bạn không đọc được Giao Blog.

Gần đây, có nhiều bạn nhắn như vậy.

Tôi không rõ là vì sao.

Bạn nào vẫn truy cập được bình thường, thì mời bạn ghi comment ở dưới entry này.

Bạn nào biết được "nguồn cơn", cũng mong chỉ dẫn.

Nếu Giao Blog vẫn không truy cập được bình thường và trọn vẹn với tất cả bạn đọc, mà vẫn tiếp tục bất thường không rõ được "nguồn cơn", thì có thể tôi sẽ ngưng blog. Tức là, sẽ tạm dừng Giao Blog ở thời điểm tháng 11 năm 2018.

16/11/2018

"Bốn con hổ ở Trường An" và "Bốn người đại tài của nước Nam" (bài Quách Hiền 2007)

Hôm nay, lại có việc, nhắc đến bốn chàng hotboy của một thời này.

Đó chính là Trường An tứ hổ hay An Nam đại tứ tài ở nửa đầu thế kỉ 18.

Bốn người ấy là: Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh, Nguyễn Bá Lân. Có xuất nhập một chút về các vị, nhưng Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Bá Lân thì đều là những văn nhân lừng tiếng đương thời.

Tôi đã viết về bốn chàng này trong các năm 1993-1995 (tức khoảng 25 năm trước), có nhắc lại năm 2012.  Và bây giờ thì nhắc lại thêm.

24/10/2018

Từ cậu bé nông dân đến "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" (ông nội của người gieo hạt Shibusawa)

Về nhà dân tộc học, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cụ Shibusawa (1896-1963), và quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên cụ, thì đã giới thiệu nhanh ở đây.

Cụ là một nhà tài chính lừng danh của Nhật Bản sau đại chiến thế giới 2. Đồng thời cũng là nhà dân tộc học đam mê, mà đam mê nhất là bảo tàng và nghiên cứu về các loài cá dưới góc nhìn dân tộc học. Và đặc biệt nổi bật, cụ là một Mạnh Thường Quân lớn (cho đến ngày hôm nay) của ngành dân tộc học - dân tục học (văn hóa dân gian) Nhật Bản.

30/09/2018

Trên đường du lãng : Kim Sơn một ngày mưa, ở xã Quang Thiện

Mưa rất to. Xối xả bất ngờ. Trời đang quang như vậy mà bỗng chốc tối sầm. Vẫn có thể tính là dịp tết Trung Thu được. Bánh dành riêng cho Trung Thu, hoa cũng là của mùa Trung Thu.

Gió cũng bỗng chốc ào ạt, ngay việc giương ô lên cũng đã khó. Lúc bật được cái chốt, thì khung nhôm của ô cũng run bấy lên, tưởng như sẽ gãy hết.

12/09/2018

Phải rồi, "tắm lá người Giao", ngay bên cạnh trường thực nghiệm Hồ Ngọc Đại

Mấy năm trước, phụ huynh từng xếp gạch từ sớm tinh mơ để mua hồ sơ cho con hay cháu vào trường thực nghiệm của thầy Hồ Ngọc Đại. Đông đến mức đạp đổ cả cổng sắt vào trường (đã lưu tin ở đây).