Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/10/2018

Từ cậu bé nông dân đến "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" (ông nội của người gieo hạt Shibusawa)

Về nhà dân tộc học, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cụ Shibusawa (1896-1963), và quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên cụ, thì đã giới thiệu nhanh ở đây.

Cụ là một nhà tài chính lừng danh của Nhật Bản sau đại chiến thế giới 2. Đồng thời cũng là nhà dân tộc học đam mê, mà đam mê nhất là bảo tàng và nghiên cứu về các loài cá dưới góc nhìn dân tộc học. Và đặc biệt nổi bật, cụ là một Mạnh Thường Quân lớn (cho đến ngày hôm nay) của ngành dân tộc học - dân tục học (văn hóa dân gian) Nhật Bản.

Gần 15 năm trước, vào năm Bình Thành 17 (năm 2018 là năm Bình Thành 30), chủ nhân Giao Blog được nhận giải thưởng dành cho hạng mục Nghiên cứu sinh Tiến sĩ của quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên Shibusawa (lúc đó, cô Yamamoto là chủ tịch của quĩ). Đọc ở đây. Về cô Yamamoto thì đọc ở đây.

Bây giờ, trong xuất bản tiếng Việt, đã có cuốn sách viết về ông nội của nhà dân tộc học Shibusawa. Là cụ Shibusawa Eiichi (1840-1931) - người được xem là "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản".

Sách vừa ra lò.

"




"

"







Nhà tư bản lỗi lạc thời Minh trị Shibusawa Eiichi – Cha đẻ của kinh tế tập đoàn Nhật Bản hiện đại


Nếu Mỹ có những nhà tư bản lỗi lạc như Carnegie vua thép hay Ford trùm xe hơi, thì Nhật có Shibusawa, người đặt nền móng xây dựng cho hầu hết ngành nghệ kinh doanh hiện đại của Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, ông đã giúp thành lập và khởi nghiệp hơn năm trăm công ty lớn nhỏ theo mô hình cổ phần hóa, tiền đề của nhiều tập đoàn lớn mạnh hiện nay.


Tác giả Shimada Masakazu bằng nguồn tư liệu và phương pháp cẩn trọng đã phác họa cuộc đời Shibusawa Eiichi từ khi là một cậu bé nông dân cuối thời Mạc phủ Tokugawa cho đến khi ông trở thành một nhân vật trọng yếu về kinh tế của nước Nhật thời Minh Trị, đồng thời phân tích những đóng góp lớn lao của Shibusawa trong quản trị, tổ chức doanh nghiệp, chính sách kinh tế, giáo dục, và đặc biệt là xây dựng ý thức về trách nhiệm xã hội trong giới doanh nghiệp Nhật từ rất sớm.



Có rất nhiều người đã đóng góp cho sự hình thành một đất nước Nhật Bản hiện đại trong các lĩnh vực như chính trị và tư tưởng, nhưng chỉ có rất ít người có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Trong bối cảnh đó, Shibusawa Eiichi (1840-1931) là một trường hợp ngoại lệ. Theo nhà kinh tế học Tsuchiya Takao (1896-1988), người được xem là một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Shibusawa: Shibusawa đã đạt được danh tiếng là “nhà lãnh đạo tối cao của nền tư bản Nhật Bản”, với ấn tượng phổ biến về ông như là một “nhà lãnh đạo cao quý và vị tha đã chủ trương kết hợp luân lý và đạo đức kinh doanh”. – Shimada Masakazu



Tác giả 
Shimada Masakazu

• Sinh năm 1961 tại Tokyo.

• Lấy bằng Tiến sĩ về quản trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế thuộc Đại học Meiji.

• Hiện là giáo sư môn Quản trị Kinh doanh tại Đại học Bunkyo Gakuin.

• Ông chủ yếu nghiên cứu về những hoạt động doanh nghiệp của Shibusawa Eiichi, đồng thời cũng nghiên cứu về ngành công nghiệp dụng cụ quang học chính xác.


Tác giả: Shimada Masakazu
Dịch giả: Nguyễn Duy Lễ
Nhà xuất bản: NXB Thế giới
Công ty phát hành: Phương Nam
"
https://moingay1cuonsach.com.vn/2018/09/29/nha-tu-ban-loi-lac-thoi-minh-tri-shibusawa-eiichi-cha-de-cua-kinh-te-tap-doan-nhat-ban-hien-dai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.