Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc-Triều-Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc-Triều-Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

30/08/2019

Hình ảnh sát thực cập nhật về một Bắc Triều Tiên (ghi chép của cựu lưu học sinh Nghiêm Việt Hương)

Thời kì đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tiếng Nhật, thì không phải học ở Nhật, mà là học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Nói lại lần nữa, thời 1960s-1970s, miền Bắc xhcn cử học sinh sang Bắc Triều Tiên xhcn để học tiếng Nhật (ngoài tiếng Nhật, còn học các thứ tiếng khác). Sau này, khoảng các năm 2000-2001, thì mới biết (qua truyền thông chính thống của Nhật Bản): nhiều giáo viên dạy tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên thời ấy, có khi là người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên. Học sinh Việt Nam xhcn có khi đã học những người thầy người cô bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên như vậy (đã nói nhanh năm 2018, ở đây). 

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

26/02/2019

Đồng chí Kim Nhật Thành - người được lãnh tụ Stalin lựa chọn

Có một số nhân vật (sau trở thành lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống) vốn không được Stalin lựa chọn.

Có một số lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống thì vốn được Stalin lựa chọn từ đầu. Trong số đó, có đồng chí Kim Nhật Thành của Triều Tiên.

Về từ "đồng chí" thì có thể đọc ở đây (năm 2017).

Tư liệu do bác Phan Việt Hùng vừa đưa lên, ngày hôm nay - 26/2/2019, cháu nội của đồng chí Kim Nhật Thành vừa đặt chân lần đầu tiên tới Việt Nam.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

26/12/2018

Không thấy rõ từng món trên bàn tiệc chiêu đãi cụ Kim Nhật Thành 60 năm trước

Vì là ảnh đen trắng của 60 năm về trước (1958-2018). Hồi cụ Kim Nhật Thành sang thăm Việt Nam.

Có thể trên bàn tiệc chiêu đãi bạn hiền của Hồ Chủ tịch sẽ thấy món quốc hồn quốc túy của người Triều Tiên. Người cấp dưỡng của Hồ Chủ tịch đã nói với tôi vài lần về việc này. Ví dụ đọc lại ở đây.

Ảnh của phía Triều Tiên, mới đưa ra trưng bày để kỉ niệm 60 năm. Lấy về từ Fb của nhóm cựu lưu học sinh Việt Nam tại Triều Tiên (một nhóm trong đó thì đi học tiếng Nhật tại Triều Tiên --- sau trở thành lớp người Việt xã hội chủ nghĩa đầu tiên biết nói tiếng Nhật).

05/08/2018

Dông dài về Bắc và Nam Triều Tiên : "thống nhất" hay không, câu chuyện giữa hai cha con

Bất ngờ gặp luôn hai bố con của đàn anh người Hàn Quốc ở Hà Nội. Giữa mùa mưa khá kì lạ của năm 2018. Lúc đến dính mưa, rồi lúc về lại hứng mưa. Tối của một Thứ Bảy vẫn cứ mưa, và vẫn cứ canh cánh lo bão-lũ-lụt-lội.

Bố và con trai thứ. Cả hai đều lưu học Nhật Bản. Hiện người con trai vẫn đang là sinh viên ở Tokyo. Còn người cha thì đã lưu học ở Tokyo lâu năm rồi, bởi anh là thế hệ cách chúng tôi rất xa, mà theo ngôn ngữ Việt Nam thì có thể gọi là "chú".

12/06/2018

Hội đàm lịch sử Mĩ - Triều ngày 12 tháng 6 : bước đột phá ngoại giao năm 2018

Đồ Nam Trump và Kim Chính Ân đã tạo một bước đột phá ngoại giao giữa hai nước Mĩ - Triều. Một ngày đáng ghi nhớ: 12 tháng 6 năm 2018.

Điều cần ghi nhớ đầu tiên: ông Kim Chính Ân tới Sing, để hội đàm với ông Trump, là bằng chuyên cơ dành cho lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (máy bay của Trung Quốc). Còn phiên dịch cho hai ông thì là người Hàn Quốc (tức Nam Triều Tiên).

30/04/2018

"Đồng bào" đầu tiên cần phải "ngủ dậy cùng phút cùng giây" : 30 tháng 4 năm 2018, một Triều Tiên thống nhất múi giờ

Một tháng 4 đáng ghi nhớ. Một ngày 30 tháng 4 có thêm một ý nghĩa nữa trên toàn thế giới nói chung, và khu vực Đông Á nói riêng.

Kim Chính Ân và Văn Tại Dần ra tuyên bố chung vào ngày 27/4 tại Bản Môn Điếm để hướng đến việc thống nhất đất nước.

Bản tuyên bố chung nhắc đi nhắc lại chữ ĐỒNG BÀO. Tôi chưa đếm kĩ, nhưng là số khá nhiều lần.

28/04/2018

Nhớ chuyện bị bắt máy ảnh ngày trước, khi xem cảnh Kim - Văn ở Bản Môn Điếm cuối tháng 4 năm 2018

Kim Chính Ân (Bắc Triều Tiên) và Văn Tại Dần (Hàn Quốc, tức Nam Triều Tiên) đã có cuộc gặp lịch sử tại Bản Điếm Môn vào hôm qua, ngày 27/4/2018. Họ đã ra được một tuyên bố chung để hướng đến hiệp định hòa bình giữa hai miền, thống nhất đất nước.

30/08/2017

Hạ tuần tháng 8 năm 2017, hệ thống đánh chặn tên lửa Bắc Triều Tiên của Nhật Bản vô dụng rồi chăng ?

Hỏa tinh 12 của Bắc Triều Tiên có lộ trình đạt tới 2.700km vừa bay qua lãnh thổ Nhật Bản ! Mà thời gian bay của Hỏa tinh 12 trên bầu trời tới 14 phút, với cao độ cao nhất là khoảng 550 km !

17/08/2016