Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

26/03/2023

Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu

Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !

Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.

Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:

- truy dựng,

- truy lập,

- trùng lập (dựng lại),

- lập (dựng mới).

Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?

Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.

Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.

Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.

24/02/2023

Tên địa danh "huyện Yên Lãng" và nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu trên bia Văn Miếu (dựng năm 1484)

Đây là tấm bia cổ nhất trong 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ghi tên địa danh "huyện Yên Lãng".

Huyện Yên Lãng thời xưa, sau nhiều lần biến đổi địa danh hành chính, phần cơ bản ngày nay là huyện Mê Linh (hiện huyện này đang thuộc Hà Nội - xem về sự thay đổi khá thú vị của huyện Mê Linh ở đây).

Tên "huyện Yên Lãng" xuất hiện năm 1484 này đi kèm với tên tuổi nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu. Hay chính xác hơn, là nhà vua, vào năm 1484 đã cho dựng tấm bia ghi tên các nhà khoa bảng đã đỗ trong kì thi năm 1475 (tức bia được dựng muộn lại 9 năm), mà tên đó thì được ghi kèm với địa danh quê hương.

Bia có ghi dòng đó như sau: NGUYỄN LI CHÂU 阮驪珠 người huyện Yên Lãng phủ Tam Đới.

Quê nhà của cụ Nguyễn Li Châu hiện là xã Văn Khê huyện Mê Linh.

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

17/03/2019

Cuối tuần xem lại một bài văn bia viết năm 1339 của ông Thăng Phủ (tức Trương Hán Siêu)

Vừa rồi du lãng chốn Non Nước, có tạt ngang tạt dọc vào những di tích có liên quan đến cụ Thăng Phủ nổi danh ở đời Trần.

Con cháu họ Trương đang trùng tu tôn tạo nơi thờ tự cụ.

Về nhà, xem lại một tấm bia cụ đã viết năm 1339 cho một ngôi chùa ở Bắc Ninh. Bia sau này mờ đi, nên người địa phương đã khắc lại vào thời Tây Sơn hay thời Nguyễn gì đó. Nghe đâu là bác Nguyễn Huệ Chi có về địa phương khảo sát năm 1969.

29/11/2018

Phạm Đình Hổ từ chối chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (bài Nguyễn Thu Hoài)

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là chức qui đổi tạm vậy.

Toàn văn ở dưới là của bạn Nguyễn Thu Hoài.

Về tính cách "vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ, gần đây, khi nối được mạch từ đời Lê Trung hưng xuống Lê mạt, rồi đầu Nguyễn, tôi đã biết nguồn của nó chính là Vũ Thạnh. Xem bài ấy ở đây.

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 2018 : một bài viết thoát cảo vào đúng ngày 20 tháng 11

Là biết viết về hai thầy trò Vũ Thạnh và Nguyễn Tông Quai.

Thoát cảo đúng đêm 19 rạng sáng 20 tháng 11 năm 2018.

01/06/2017

Đầu hè 2017, tới viếng đền thầy Chu ở Chí Linh

Thầy Chu, tức Chu tiên sinh, Chu Văn Trinh. Thầy được hậu thế quen gọi là Chu Văn An. Một nhà giáo được đưa vào phối thờ trong Văn Miếu.

Chí Linh là vùng địa linh nhân kiệt, có rất nhiều danh nhân và di tích liên quan. Khu vực có ngôi đền thờ thầy Chu, còn có đền thờ nữ tiến sĩ thời Mạc ở Cao Bằng là Nguyễn Thị Duệ, tức bà chúa Sao Sa. Địa danh hành chính hiện thời là xã Văn An huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Lần này, chúng tôi tới Chí Linh vào cuối tháng 5 năm 2017. Ngó lại một chút, thì đúng vào cuối tháng 5 năm 2012, tôi cũng đã ghé nơi đây, vậy là đã 5 năm trôi qua. Dĩ nhiên, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017, thì đã đi và về giữa Hà Nội - Chí Linh/Sao Đỏ không biết bao nhiêu lần.