Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà-tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà-tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

03/03/2024

Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) - tiếp theo

Theo dòng sự kiện, cần đọc các bài trước ở đây.

Diễn biến mới của đầu tháng 3 năm 2024.

Ở diễn biến mới này, chúng ta biết các điểm chính yếu sau:

- Ở địa phương, từ sau năm 2001, người ta bắt đầu có ý thức về Luật Di sản văn hóa (bắt đầu từ 2001). Ở entry trước, tôi chủ trương rằng, mấu chốt là việc thực thi Luật trong đời sống thực tế như thế nào.

- Từ sau năm 2006 (năm mà nhóm nhà báo Trần Đức Thọ chụp ảnh toàn bộ số sắc phong đang được bảo quản tại chùa Am lúc đó) đến nay, sau gần 20 năm, là người quan sát, tôi thấy Luật chưa thực sự được thực thi nghiêm túc (dù đã có vận dụng) ở trường hợp sắc phong chùa Am.

Mong nhóm nhà báo Trần Đức Thọ tiếp tục công việc bảo vệ di sản văn hóa từ góc chuyên môn báo chí. Mong các anh có thêm các điều tra chi tiết và công bố cho bạn đọc bốn phương.

22/02/2024

Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) sau gần 20 năm (2006-2024) và 30 năm (1994-2024)

Câu chuyện cần nghe thông tin tư nhiều phía (thông tin của nhóm nhà báo Trần Đức Thọ đã thấy nhóm sắc phong vào năm 2006 và có chụp ảnh kĩ thuật số; thông tin của nhóm nhà báo Phan Văn Thắng đã thấy nhóm sắc phong vào đầu thập niên 1990 và có chụp ảnh bằng kĩ thuật cũ; thông tin từ địa phương,...).

Nhóm năm 2006 thì có máy ảnh hiện đại, chụp và lưu giữ được toàn bộ - một nhóm ảnh vô cùng quí giá. Nhóm này, lại có sự tham gia của cụ Đỗ Bá Hiệp - một nhà ngoại cảm có tiếng thời đó.

Nhóm năm 1994 thì chỉ có máy ảnh chụp phim, nên thực sự, tôi muốn xem được ảnh còn giữ được của họ. Nhóm này, có sự tham gia của cụ Thái Kim Đỉnh - một nhà Hán Nôm có tiếng của xứ Nghệ thời đó.

1. Phán đoán bước đầu của tôi: đây là nhóm sắc phong của nhiều nơi (nhiều làng xã) ở xung quanh chùa Am, mà có thể không phải của chính chùa Am, đã được qui tập về sau năm 1954 - trước năm 1986. Sở dĩ nói 1954-1986, vì giai đoạn đó, sắc phong từ đình đền miếu hay nhà thờ đã phải gửi vào chùa lưu giữ giúp (sau này, sau Đổi Mới, nhiều nơi đi xin lại). Chùa giữ hộ sắc phong của cả một vùng vào thời kì 1954-1986 là câu chuyện chúng tôi thường xuyên thấy trên thực địa.

2. Chùa Am cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia đầu thập niên 1990, nên chắc Bảo tàng hay Sở Văn hóa đã có hồ sơ di tích --- những hồ sơ này, như kinh nghiệm xem trực tiếp tại xứ Nghệ những năm qua, thì tùy từng nơi, có nơi làm tốt, có nơi làm sơ sài. Ví dụ, hồ sơ Đền Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì làm tương đối cẩn thận, có ảnh chụp và bản vẽ kèm theo,...

3. Việc hoàn trả (từ phía nhà chùa) hay xin lại (từ phía các địa phương) tư liệu cũ (bao gồm cả sắc phong) sau Đổi Mới là điều hoàn toàn dể hiểu, thấy ở nhiều nơi.

Dĩ nhiên, sau năm 2001, Việt Nam đã có Luật Di sản văn hóa, thì việc hoàn trả hay xin lại đều cần làm theo luật và các nghị định liên quan.

4. Đi vào cụ thể hơn, qua đọc nhanh 3 bài báo vừa lên trên tạp chí mạng Văn Hiến Việt Nam (TBT Nguyễn Thế Khoa), lại trao đổi nhanh với một trong các nhân chứng phát hiện ra nhóm hơn 40 đạo sắc phong vào năm 2006, thì hiện tôi đã tạm biết được mạch chuyện đại khái như sau của nhóm nhà báo này.

20/01/2021

Ngôi đền thờ vị tiết phụ là vợ thứ của sứ giả Đinh Nho Hoàn (ở huyện Hương Sơn hiện nay)

Chuyện của thập niên 1710s, tức đầu thế kỉ XVIII. Sứ giả Đinh Nho Hoàn được triều đình Lê - Trịnh cử sang nhà Thanh, không may mà mất bên đó (thi thoảng vẫn có người đi sứ Trung Hoa bị đột tử giữa đường như vậy).

Thi hài của họ Đinh được đưa về quê nhà ở xã An Ấp huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Hòa huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh), chôn cất xong, thì người vợ thứ của ông là Phan Thị đã tự thắt cổ mà chết theo. Triều đình biết việc đó đã tặng phong Phan Thị là Á thân nhân, lại cấp ruộng thờ và cho lập đền thờ tại An Ấp. Lại ban cho bảng vàng khắc hai chữ Tiết phụ treo ở đền để biểu dương.

Chuyện này đã được ghi vào chính sử, vào thần tích, và được Đoàn Thị Điểm (có thể là Nguyễn Thị Điểm em gái của Nguyễn Trác Luân) viết thành một truyện trong tập Truyền kì tân phả.

23/11/2018

Đúng như hẹn, chúng tôi đang du lãng ở quê nhà Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du

Đã hẹn ở đây (tháng 10 năm 2018).

Chúng tôi đang ở đường Trần Phú (thành phố Hà Tĩnh). Ở chỗ nghỉ chân, việc vào Giao Blog có chút khó khăn. Lúc đầu không vào được. Rồi kiên nhẫn một chút, chỉ cần cho chạy lại đúng đường link bình thường thôi, thì blog hiện ra. Nhưng được dăm phút, thì lại chập chờn, cứ lúc được lúc không.

Chúng tôi đi từ Hà Nội vào, xuống huyện Nghi Xuân, tham bái cả hai nơi nhà cũ của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du (chỉ cách nhau chút ít), rồi mới ra thành phố Hà Tĩnh. Lúc ấy, trời cũng đã nhá nhem, gần giống với thời gian của cuộc du lãng Nghệ An năm ngoái (ở đây, tháng 12 năm 2017).

Đang còn loay hoay với bàn phím, thì thấy Huy Đức Osin xuất hiện. Hóa ra, một lúc sau thì biết, bác ấy người Hà Tĩnh (quê nhà ở huyện Thạch Hà), nên được một người bạn trong ban tổ chức mời về tham dự cuộc ngày mai. Mình vào chỗ nghỉ chân trước Huy Đức độ mấy chục phút.

02/11/2018

Con cháu khen các cụ "nói thật", "làm thật" và "chơi...thật" (bài của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh)

Chuyện phiếm. Mà hóa ra chuyện thật. Gì thì gì, cụ Trứ thì cả mấy trăm năm nay vẫn vang danh "nói thật", "làm thật" và "chơi (rất) thật (lực)".

Câu chuyện phiếm nhưng hóa thật, giữa bác Mai Trọng Nhuận (Đại học Quốc gia Hà Nội, đọc nhanh ở đây) và người Hà Tĩnh. Người ghi lại cuộc chuyện phiếm thì là một Phó Chủ tịch HĐND tỉnh của Hà Tĩnh.

Bây giờ, văn bản hành chính vẫn quen lối viết tắt kiểu rất "vô lối" như là UBND và HĐND. Còn rất nhiều. Các cháu tiểu học mang tài liệu ra hỏi UBND, HĐND, CAND, THND,.... là gì. Cô giáo không còn trẻ và rất vui tính, bảo ND có nghĩa là "NÓI DỐI". Thế thì bọn trẻ ghép luôn thành "Ương bướng Nói dối", "Ủy ban Nói dối", "Hội đồng Nói dối", "Hói đầu Nói dối",... Tai hại của viết tắt.

13/10/2018

"vàng như núi" và "tiền như biển": sau Kim Sơn và Tiền Hải, chúng tôi đi Hà Tĩnh

Không có gì thay đổi, thì chúng tôi sẽ tới Hà Tĩnh trong thời gian tới. Bây giờ, bắt đầu chuẩn bị.

Đó là mở rộng của Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Các mối nhân duyên cứ đan chéo sang nhau, rất thú vị.

Đại khái là "vàng như núi" (Kim Sơn) và "tiền như biển" (Tiền Hải) thì tôi đã viết và cho đăng chính thức năm 2011. Bài mở đầu của số 12 năm đó. Hôm nay, tìm lại số tạp chí ấy trên giá sách.