Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ninh-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ninh-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

24/07/2023

Truyền ngôn về mảnh vỡ còn lại tại Ninh Bình của lầu Ngưng Bích vốn ở vương quốc Đàng Trên (1593-1683)

Về vương quốc Đàng Trên, hay vương quốc Cao Bằng, thì trên Giao Blog có thể đọc lại tổng quan ở đây (tháng 12 năm 2022). Bài đã đăng trên tạp chí học thuật về vương quốc Cao Bằng thì có thể lấy bản PDF toàn văn ở đây.

Bây giờ, qua báo chí, giật mình thấy có một truyền ngôn về một mảnh vỡ của lầu Ngưng Bích vốn ở kinh đô Cao Bình của vương quốc Cao Bằng. 

20/09/2019

Đặc sản Ninh Bình (bản ghi chép tháng 9 năm 2019)

Ninh Bình là nơi vừa gần vừa xa với mình.

Bởi từ vùng quê sát biển của mình mà nhìn sang Kim Sơn thì quả là gần gụi. Có cảm giác, các vùng đất vùng người ấy, cũng như là những người anh em từ xửa xưa.

Nhưng mà, nhiều cái thì thấy xa. Cảm giác nhiều khi như là người đồng bằng nằm vắt tay nghĩ về người vùng cao. Tuy bản thân mình, vẫn tự thấy mình có phần "vùng cao" khá đậm ở bên trong. Các thứ cứ pha trộn nhau như vậy. Nên khó mà bảo tìm ra cái gì cho nguyên sơ hay nguyên bản một chiều được.

Đặc sản Ninh Bình, với mình, cũng vừa gần vừa xa.

11/09/2019

Muộn lại một năm, nhóm nhà văn Tạ Duy Anh đi thăm Quang Thiện (Kim Sơn - Ninh Bình)

Năm ngoái. Chính xác là cuối tháng 9 năm 2018, dịp Trung Thu, chúng tôi đã đi Quang Thiện. Đấy là vùng huyện Kim Sơn do cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa lãnh đạo việc quai đê lấn biển mà lập nên. Hệt như là bên Tiền Hải quê của chúng tôi (ví dụ đọc ở đây).

Trước hôm du lãng tới đó, chúng tôi đã quan sát ở đây.

Hôm chúng tôi trở lại đó, vì đã trở đi trở lại trong nhiều năm qua, cuối tháng 9 năm 2018, thì là một ngày mưa to gió lớn như bão. Tầm tã. Tã tượi. Đã viết nhanh một du kí ở đây. Viết trên đường du lãng.

17/03/2019

Cuối tuần xem lại một bài văn bia viết năm 1339 của ông Thăng Phủ (tức Trương Hán Siêu)

Vừa rồi du lãng chốn Non Nước, có tạt ngang tạt dọc vào những di tích có liên quan đến cụ Thăng Phủ nổi danh ở đời Trần.

Con cháu họ Trương đang trùng tu tôn tạo nơi thờ tự cụ.

Về nhà, xem lại một tấm bia cụ đã viết năm 1339 cho một ngôi chùa ở Bắc Ninh. Bia sau này mờ đi, nên người địa phương đã khắc lại vào thời Tây Sơn hay thời Nguyễn gì đó. Nghe đâu là bác Nguyễn Huệ Chi có về địa phương khảo sát năm 1969.

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

30/09/2018

Trên đường du lãng : Kim Sơn một ngày mưa, ở xã Quang Thiện

Mưa rất to. Xối xả bất ngờ. Trời đang quang như vậy mà bỗng chốc tối sầm. Vẫn có thể tính là dịp tết Trung Thu được. Bánh dành riêng cho Trung Thu, hoa cũng là của mùa Trung Thu.

Gió cũng bỗng chốc ào ạt, ngay việc giương ô lên cũng đã khó. Lúc bật được cái chốt, thì khung nhôm của ô cũng run bấy lên, tưởng như sẽ gãy hết.

22/09/2018

Góc nhìn từ Nhật Bản: "bệnh virus hiếm và độc hại", cùng 6 lần điều trị từ tháng 7 năm 2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/9/2018 (ông bắt đầu ở chức vị chủ tịch nước từ tháng 4 năm 2016, xem lại ở đây).

Ngay trong ngày, nhóm người Nhật hoạt động trong hội Asaba-Việt Nam đã thể hiện sự tiếc thương. Họ hoàn toàn bất ngờ, vì mới tháng 5 năm 2018, khi được gặp gỡ trực tiếp, vẫn còn thấy chủ tịch rất khỏe. Xem ở tư liệu 1.

06/11/2017

"Rác cao cấp" bủa vây các di tích trên toàn quốc : quan ta đã viết bậy vẽ láo từ lâu rồi

"Rác cao cấp" vây ráp các danh lam thắng cảnh hiện nay, thì chúng ta thấy báo chí, và nhất là mạng xã hội, lên tiếng từ lâu rồi. Ví dụ đã nói ở đây (từ năm 2012).

Nhưng đâu chỉ có quan thời nay, thời mà chúng ta đang sống.

Đâu chỉ nhức nhối với đám quan lại thời nay.

Một bài thơ khắc đá trên núi Dục Thuý lần đầu được sưu tầm và dịch thuật

Núi Dục Thúy, tức Dục Thúy sơn, ở thành phố Ninh Bình ngày nay. Tên quen gọi là "núi Non Nước".

Bài của Trần Lâm Bình (một tác giả tôi hiện chưa biết, lần đầu tiên đọc bài).