Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/11/2018

"Bốn con hổ ở Trường An" và "Bốn người đại tài của nước Nam" (bài Quách Hiền 2007)

Hôm nay, lại có việc, nhắc đến bốn chàng hotboy của một thời này.

Đó chính là Trường An tứ hổ hay An Nam đại tứ tài ở nửa đầu thế kỉ 18.

Bốn người ấy là: Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh, Nguyễn Bá Lân. Có xuất nhập một chút về các vị, nhưng Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Bá Lân thì đều là những văn nhân lừng tiếng đương thời.

Tôi đã viết về bốn chàng này trong các năm 1993-1995 (tức khoảng 25 năm trước), có nhắc lại năm 2012.  Và bây giờ thì nhắc lại thêm.

Chạy ở dưới một bài của Quách Hiền đã công bố năm 2007.

---




  Thông báo Hán Nôm >> Năm 2007
Quách Thu Hiền
28. Những vấn đề văn bản, tác gia, tác phẩm của Vịnh sử thi quyển
Cập nhật lúc 15h43, ngày 11/08/2009







QUÁCH THU HIỀN
                                                                                Viện Văn học
1. Văn bản Vịnh sử thi quyển
Hiện nay trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu giữ 2 bản Vịnh sử thi quyển (VSTQ) ký hiệu A.849 và A.1314. Cả hai đều là các bản chép tay trên chất liệu giấy dó, được bảo quản ở tình trạng nguyên vẹn.
Mô tả văn bản. VSTQ A.1314 khổ giấy cao 27cm, rộng 15cm, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng 14 chữ, viết bằng lối chữ chân, có chấm son và gạch son. Các câu thơ được trình bày theo trật tự một câu ở trên, một câu ở dưới, có khoảng trống để ngăn cách giữa các câu thơ. Những câu thơ chép thiếu được chèn vào dòng dưới đầu đề bài thơ, viết bằng lối chữ hành, thảo, cỡ chữ cũng nhỏ hơn so với các câu thơ khác.
VSTQ A.849 khổ giấy cao 30cm, rộng 20,5cm, mỗi trang có 9 dòng, mỗi dòng có 21 chữ, viết bằng chữ Chân đều đặn, ở cửa sách có ghi tên Sử thi quyển, có đánh số trang, các dòng bố trí theo lối sách in. Cách bố trí các bài thơ trong bản A.849 như sau: tên đầu đề bài thơ được ngắt thành một cột riêng, các câu thơ được chép nối tiếp nhau liền mạch từ đầu cho đến hết bài. Khi kết thúc thì mới ngắt dòng chuyển sang dòng khác chép bài thơ mới.
Nguyên chú: Toàn văn bản có 264 bài thơ, trong bản A.849 có 143 bài ghi rõ chú thích về triều đại (thời gian) hoặc nguồn gốc sử liệu của nhân vật hay sự kiện lịch sử được vịnh. Nhưng trong A.1314 con số này là 137 bài, có nghĩa là có 6 bài A.849 có nguyên chú, trong khi A.1314 không có. Đó là các trường hợp:

Tên bài
A.849
A.1314
Bạch Hổ quán
Hán
Không có
Đặng Vũ phần hoả
Hán
Không có
Tam cố thảo lư
Hán
Không có
Tô Vũ tiết
Hán
Không có
Phong thanh hạc lữ
Tấn
Không có
Quý phi nhi
Đường
Không có

Những triều đại được ghi chú trong văn bản là: Địa Hoàng (), Toại Nhân (), Phục Hy (), Thái Hạo (), Hoàng Đế (), Thương Đế (), Đường Nghiêu (), Thuấn (), Hạ (), Thương (), Chu (), Hán (), Tấn (), Tùy (), Đường (), ...
Những sử liệu được ghi chú như: Thi (), Hán sử(), Hậu Tần thư(), Sử thượng (), ...
Chữ kiêng húy: Trong cả hai bản, duy nhất chúng tôi nhận thấy chữ thì () có chỗ được viết theo cách kiêng huý thìn () thời vua Tự Đức (1848-1883) nhưng cũng có chỗ viết thông thường, không kỵ huý.
Khảo sát sai dị giữa hai bản:

bµi
Trong c©u
B¶n A.1314
B¶n A.849
Ch÷
Phiªn ©m
Ch÷
Phiªn ©m
§oµn Can Méc l (bµi 1)
Qu¸ m«n thøc ®¾c Nguþ loan d
thøc
thøc
Trung Quèc h÷u th¸nh nh©n
ViÔn lai hoµng tÈu trïng tam dÞch
dÞch
dÞch
Th¸i C«ng ®iÕu VÞ Thuû
D· tri ph¬ng nhÞ ®iÕu qu©n minh
nhÞ
nhÞ
H¸n V¬ng trëng gi¶
L·o phô n¨ng dung ®é ®iÖc hoµn
老父
l·o phô
父老
phô l·o
H¸n v¬ng c
Bång bång ng« sinh thª dÉn phîng
thª
thª
Gi¸ ngù kh«ng thi bÊt tr¾c ©n
tr¾c
tr¾c
TrÇn B×nh vi tÓ
VËn dùc tr¶m xµ k× kÕ xuÊt
xuÊt
thæ
Mü n÷ ®å
Hµo ®oan  xuÊt phu c¬ dÞ
Tø h¹o vi phô
Phîng khuyÕt tham båi dùc H¸n nhi
båi
båi
Tho¸t v·n lé y d¬ng cõu
Oanh oanh cËn gi¸ nh©n hu v·n
cËn
h¹c
T« Vò môc ®ª
TuÕ cöu väng mª Hå b¾c h¶i
cöu
thø
H¹o trung khiÕt tuyÕt
H¹o trung khiÕt tuyÕt
khiÕt
khiÕt
Väng ©n ®µi
Väng ©n ®µi
©n
t
§Õ toµ kh¸ch tinh
§Õ kh¸ch y nhiªn t¹i thîng phï
t¹i
tån
T tríc Nghiªm Quang
Tr¹ng m¹o v«  ¸c thñ th×
phi
Nghiªm L¨ng l¹i
Ti phÊt than ®Çu cung thîng chÝ
phÊt
liÔu
NhÊt th¸p nhÊt chu
K× ngé nguyªn lai nhÊt l·ng trµo
trµo
trµo
Canh ®iÕu Phó Xu©n
Hiªu hiªu b¸o S»n v©n quyÓn
y
canh
XÝch bÝch ho¶
XÝch BÝch y thuú vËn háa nhiªn
y
y
DÞ tµn Tµo diÖm ph¬ng hu©nnhËt
hu©n
hu©n
B¹ch hæ qu¸n
§Þa bèc híng T©y khai ngäc vò
khai
quan
§Æng Vò phÇn ho¶
PhÇn ho¶ nh c«ng kh¸nh tËn trung
phÇn
th¸n
V¬ng nhung hiÕu Lý
H¬ng lÝ ngo¹i hµnh®»ng b¶o gi¸
ngo¹i
nguþ
Th¸i b×nh ngäc chóc
LuËt ®iÒu tø tù xiÓn giai k×
律 調
luËt ®iÒu
律 回
luËt håi
Lan L¨ng c«ng chóa viªn
DiÔm d¬ng dung trÞ ®Þa v« c¬
dung
dung
DiÔm d¬ng dung trÞ ®Þa v« 
hµn
BÊt lôc nhÊt nh©n
§iÓm huyÕt na hoµ VÞ Thñy ®an
hßa
tri
Vò ni ph¸t trëng
§Çu thîng v©n thïy c¶nh quang
c¶nh
¶nh
Giai nhi giai phô
NhÊt giíi trung hiÒn t phã th¸c
hiÒn
trinh
NhÊt giíi trung hiÒn t phã th¸c
th¸c
th¸c
Chóc c«ng ngò kinh
L©n chØ tinh vi cïng ®¹o tÈu
麟旨
l©n
chØ
麟趾
l©n chØ
Ngìng nh s¬n ®Êu
Tiªn sinh sinh hËu ho¶ng tån s¬
tån
nh
CËp ®Ö xuÊt th©n h÷u sai
§iÖn tiÒn thøc s¸ch sÜ v©n ao
thøc
Ca nhi vò sÜ
û tÞch la diªn trî th¸c nhµn
la
la
¤n tÈu tõ tiÒn
Kh¼ng tham tÊn ®Ó ph¬ng tª nhËt
晉邸
tÊn ®Ó
晉底
tÊn ®Ó
ThØ th¹ch giao h¹ nh vò
Tinh thiÒu chiªn b¸i ®µn phong c«ng
b¸i


Gia nghiªm h÷u ph¸p
Tiªn tÒ cao hé quy nghi thøc
cao
nghi
B¸c hîp ®a v¨n c«ng
PhÈm thøc kham truy cæ sø ®ång
thøc
thøc
Ngu tri vu tr¸ng  ng«n trung
dôc
H¹ng Vò tõ (k× nhÞ)
¤ så tóc quÖ b¸ ®å kh«ng
kh«ng
vong

So sánh hai bản, xét ngữ cảnh, tình huống, cấu trúc của các bài thơ, chúng tôi nhận thấy trong A.849 có nhiều chữ đã bị chép sai nhiều hơn so với A.1314. Những lỗi chép sai chữ này xuất hiện trong các trường hợp:
- Các chữ trùng âm đọc nhưng khác về nghĩa. Ví dụ trong bài Mỹ nữ đồ, nhắc đến việc Mao Diên Thọ vẽ chân dung của Chiêu Quân, bản A.1314 dùng chữ “tả” (vẽ, mô tả), trong khi bản A.849 chép là “tả” (một loại bệnh). Hoặc trong bài Hạo trung khiết tuyết vịnh Tô Vũ bị đày ở Bắc Hải phải chịu đói nuốt tuyết, bản A.1314 dùng chữ khiết (cắn, nuốt) trong khi bản A.849 dùng chữ khiết (thanh khiết, trong sạch)...
- Những chữ có nghĩa, hoặc chức năng ngữ pháp tương tự nhau nhưng lại khác về tự dạng. Ví dụ trong bài Đế toà khách tinh bản A.1314 dùng chữ tại bản A.849 dùng chữ tồn ... Bài Tư trước Nghiêm Quang, bản A.1314 dùng chữ vô , bản A.849 dùng chữ phi 
Tính không đầy đủ và thiếu chính xác của bản A.849 còn thể hiện thông qua các trường hợp chép thiếu chữ, hoặc lẫn lộn hai bài thơ vào làm một. Điển hình như bài Lâu thành ngự cái bị cắt bớt, chép lẫn lộn với bài Biện kinh đại tuyết (Bản A.849, tr.45a, 45b).
Hơn nữa trong bản A.1314 ngoại trừ những nguyên chú về nguồn gốc sử liệu hoặc triều đại, trong một vài trường hợp chúng tôi còn thấy có những chú thích về nội dung của bài thơ. Đó là chú thích của các bài Kim thành thiên lý, Thiên tử tỉ phủ, Hoa sơn vân đài quán. Hiện tượng này không xuất hiện ở bản A.849.
Kết luậnTừ những khảo sát về văn bản trên chúng tôi đi đến kết luận bản A.1314 là bản Vịnh sử thi quyển có trước, là bản đầy đủ, đáng tin cậy về mặt chữ nghĩa hoàn toàn có thể sử dụng làm bản nền khi tiến hành nghiên cứu.
2. Về những tác giả có thơ được tuyển trong VSTQ
Văn bản VSTQ chia làm hai phần, phần chính văn và phần Phụ di. Ở trang đầu của văn bản, người biên soạn sách đã nói rõ tác giả của những bài thơ trong VSTQ là bốn người nổi tiếng tài năng của An Nam (An Nam đại tứ tài 安南大四才) bao gồm: Nguyễn Tông Quai(1), Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Bá Lân, Ngô Tuấn Cảnh (trong bản A.849, chữ ban đầu viết là (bộ đã được sửa thành bộ ). Bên cạnh còn có một dòng chữ nhỏ nhất danh tứ hổ 一名四虎(còn có tên gọi là Tứ hổ).Nhưng trong quá trình khảo sát văn bản, chúng tôi phát hiện ngoài những bài thơ của bốn tác giả được ghi trên, trong cả hai văn bản VSTQ còn có thơ của Nguyễn Quỳnh (16 bài) và Trần Hiền (63 bài).
Trong phần Phụ di, ở trang cuối cùng của văn bản có chép bài thơ Cổ giả điếu Hạng Vương nhưng không ghi rõ tác giả là ai. Cũng bài thơ này trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, truyện Hạng Vương từ kýđã nói rõ tác giả là Hồ Tông Thốc, một tác giả đời Trần. Vì sao nó lại bị chép lẫn vào trong văn bản VSTQ. Hơn nữa trong phần này chúng tôi thấy xuất hiện lại một số bài thơ đã có trong chính văn (như bài Đốt đốt Tử Lăng, Bác lãm kinh kinh truyện..)… Điều này cho thấy phần Phụ di là do người sao chép bổ sung thêm sau này vì mục đích kinh tế(2).
2.1. An Nam đại tứ tài (còn gọi là Trường An tứ hổ)
Danh xưng Trường An tứ hổ chúng tôi không tìm thấy ở các thế kỉ trước. Sự xuất hiện lần đầu tiên và tập trung của những nhóm tác gia văn học được ca ngợi là An Nam đại tứ tài (ANĐTT), hay Trường An tứ hổ (TATH), Trường An thất hổ ở thế kỉ XVIII phải chăng gắn liền với những hoạt động văn hóa diễn ra sôi động ở kinh thành Thăng Long giai đoạn này.
Trong các bộ sử chính thống viết về thế kỉ XVII, XVIII như Đại Việt sử kí tục biên, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều tạp kỉ… có chép nhiều sự kiện liên quan đến các nhân vật Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Bá Luân, (riêng Ngô Tuấn Cảnh không xác định được tiểu sử), nhưng tuyệt nhiên không có một dòng nào nhắc đến tên Trường An tứ hổ hay An Nam đại tứ tài… Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có chép tiểu sử và hành trạng của Nguyễn Bá Lân, hay trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, có hẳn một mục truyện chép về Nguyễn Tông Quai, ca ngợi tài năng thơ ca của ông nhưng tuyệt nhiên không nói đến việc các ông là thành viên của nhóm An Nam đại tứ tài hay TATH.
Những văn bản nhắc đến TATH hoặc ANĐTT mà chúng tôi khảo sát dưới đây là những nhóm văn bản mang tính chất ghi chép cá nhân, không chính thống.
1/ Nhóm gia phả
Văn bản trực tiếp nhắc đến Trường An tứ hổ chính là trong gia phả họ Nguyễn ở Cổ Đô được chép trong Chính HòaTiến sĩ đề danh bi ký, ký hiệu A.421, tr.13b:
公 名 阮 伯 璘 原 祖 貫 在 京 北 懷 抱 社自 四 代 祖 移 居 山 西 之 安 邦 今 稱 古 都 其 父 名 阮 公 完 後 改 清 完 中 鄉 貢 第 二 名 胸 中 錦秀矢 口 成 章 人 稱 長 安 四 虎 公 為 之 首 。
(Công danh Nguyễn Bá Lân, nguyên tổ quán tại Kinh Bắc, Hoài Bão xã, tự tứ đại tổ, di cư Sơn Tây chi An Bang, kim xưng Cổ Đô. Kỳ phụ danh Nguyễn Công Hoàn, hậu cải Thanh Hoàn, trúng hương cống đệ nhị danh, khâm trung cẩm tú, thỉ khẩu thành chương, nhân xưng Trường An tứ hổ, công vi chi thủ).
(Ông tên là Nguyễn Bá Lân, nguyên tổ quán tại xã Hoài Bão, Kinh Bắc. Từ ông tổ đời thứ tư thì di cư về An Bang, Sơn Tây, nay gọi là Cổ Đô. Cha của ông tên Nguyễn Công Hoàn, sau đổi là Thanh Hoàn, trúng Hương cống đệ nhị, trong bụng như chứa gấm vóc, xuất khẩu thành thơ, Trường An tứ hổ được người đời ca ngợi thì ông (Nguyễn Công Hoàn) là đứng đầu trong số đó).
Gia phả này cũng cung cấp thông tin cho chúng tôi về nhóm Trường An tứ hổ ngoài Nguyễn Công Hoàn còn có Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, Lê Tuấn. Con trai Nguyễn Công Hoàn là Nguyễn Bá Lân thuộc về nhóm An Nam đại tứ tài cùng các ông Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh(3).
2/ Trong các sách do cá nhân biên soạn
Ngược lại, trong cuốn Vũ trung tùy bút (kí hiệu R.1069 tại TVQG)(4) trong mục Trường An tứ hổ lại chép: Nguyễn Tân cùng với Nguyễn Bá Lân và hai người Khê, Toại (hai người này không khảo được họ) được gọi là Trường An tứ hổ. Trong giới sĩ lâm có câu Khê Lân Tân Toại”.
Khảo sát trong các văn bản có niên đại muộn hơn, chúng tôi thấy trong Nam quốc nữ lưu văn học sử (Sở Cuồng - H.1929), và Nam Hải dị nhân truyện Đoàn Thị Điểm (Phan Kế Bính, Nxb. VH-TT, 2002) đề cập đến nhóm Trường An tứ hổ với các thành viên là: Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Huy Kỳ, Trần Doanh Tấn và Vũ Toại.
3/ Trong giai thoại văn học
Tiếp xúc với bộ phận giai thoại văn học, chúng tôi cũng bổ sung thêm thông tin cho danh sách thành viên của nhóm Trường An tứ hổ vốn đã rất dài trước đó
Trong Giai thoại kẻ sĩ Việt Nam (Thái Doãn Hiểu, Hoàng Liên - Nxb. VHDT), mục “Nguyễn Bá Lân” có ghi “Nguyễn Bá Lân là một trong bốn con hùm hay chữ đất Trường An. Trường An tứ hổ gồm: Nguyễn Bá Lân, Đỗ Huy Kỳ, Trần Công Hân, Vũ Diệm (hay Vũ Diễm?- người viết)”. (Lưu ý: trong bản Vũ trung tùy bút (R.1069), truyện Trường An tứ hổ lại chép việc Đỗ Huy Kỳ kị tài Nguyễn Tân và Nguyễn Bá Lân).
Trong Kho tàng giai thoại Việt Nam, mục Những giai thoại chung quanh Đoàn Thị Điểm, truyện Cuộc rút lui của Trường An tứ hổ có nhắc đến nhóm Trường An tứ hổ, nhưng chỉ nói cụ thể đến một nhân vật là Vũ Diễm "người xuất sắc nhất của “tứ hổ”, còn những thành viên khác không thấy nhắc tên(5).
Đối chiếu vào những nhóm TATH trong các tư liệu đã thống kê ở trên chúng tôi nhận thấy:
- Những nhóm TATH được nhắc đến trong các bản Vũ trung tuỳ bút (R.1069-TVQG) (Khê Lân Tân Toại), Nam Hải dị nhân (Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Huy Kỳ, Trần Doanh Tấn, Vũ Toại), hay trong các giai thoại (Nguyễn Bá Lân, Đỗ Huy Kỳ, Trần Công Hân, Vũ Diệm), trừ Nguyễn Bá Lân phần lớn đều là những nhân vật không rõ thân thế.
- Họ đều được nhắc đến như những người nổi tiếng tài năng văn học nhất nhưng không có tác phẩm lưu lại (hoặc đã tán lạc, hoặc không được ghi chép lại...).
- Trong các giai thoại về họ, phần lớn lưu truyền những câu chuyện về khí phách cứng cỏi, cá tính độc đáo, sự ứng đối linh hoạt trong các tình huống ứng xử, hay trong những mối quan hệ rắc rối, đố kị giữa các văn nhân... mà không nói đến những đóng góp, hay ảnh hưởng của họ đến văn học đương thời. Họ chỉ được nhắc đến chung chung là những người có tài năng văn học mà không được xác định là nổi trội với thể loại văn học nào.
Ngược lại, nhóm tác gia trong VSTQ, trừ Ngô Tuấn Cảnh (chưa xác định được thân thế), còn lại Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trác Luân đều là những nhân vật có tiếng tăm trên văn đàn thế kỷ XVIII được sử sách, được những danh sĩ đương thời và hậu thế ghi nhận.
- Họ được thừa nhận là những văn thần nổi tiếng đương thời về tài năng văn học. Theo đánh giá của nhiều danh sĩ, Nguyễn Tông Quai là "lãnh tụ" về thi luật thời ấy(6), Nguyễn Bá Lân nổi tiếng đương thời với tài phú Nôm, còn như Nguyễn Trác Luân “vì có văn học nên được chúa yêu”(7).
- Với văn nghiệp phong phú của từng cá nhân (như thơ của Nguyễn Tông Quai, phú Nôm của Nguyễn Bá Lân) có thể nói họ đã đóng góp và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận động của văn chương thế kỉ XVIII(8). Đặc biệt, tên tuổi của họ, danh xưng của họ lại xuất hiện và gắn liền với một thể thơ chính thống nhất trong dòng văn học chính thống trung đại-thể thơ vịnh sử. Không có sự khẳng định tài năng nào lại có thể cao hơn thế.
- Cuộc đời và tài năng của họ không phải chỉ là "giai thoại" mà là "sự thực" lịch sử, có ảnh hưởng và được ghi nhận trong nền văn học trung đại.
Có thể nói Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh chính là "bốn con hổ Trường An" trong tâm thức và quan niệm của các danh sĩ đương thời và hậu thế. Họ là TATH nguyên mẫu. Những nhóm TATH còn lại được "truyền tụng trong dân gian", thậm chí trong một số giai thoại, đôi khi vì mục đích đề cao một nhân vật khác nên đã "hạ thấp" danh tiếng của TATH (9). Các tư liệu ghi chép về họ thiếu cơ sở sử liệu, không trích dẫn nguồn gốc thông tin. Những nhóm TATH này chắc chắn "hình thành" muộn , có lẽ là dị bản từ bốn người trong VSTQ, mà Nguyễn Bá Lân chính là nguyên mẫu duy nhất còn sót lại trong hành trình "giai thoại hoá" về TATH.
2.2. Những tác giả khác
Về trường hợp Trần Hiền, trong VSTQ không có chú thích để có thể xác định ông là ai. Chúng tôi chỉ có thể dự đoán ông chính là Hoè Hiên Trần Hiền (1684-1742), cùng sống vào giai đoạn cuối thế kỉ XVII đầu XVIII như các tác gia khác của ANĐTT. Trần Hiền không được biết đến như là thành viên của nhóm TATH, nhưng trong VSTQ ông lại có đến 63 bài thơ, chỉ đứng sau Nguyễn Tông Quai về số lượng. Trong bài Hoè Hiên Trần Hiền (1684-1742) người hiền đất Vân Canh(10)tác giả Việt Anh đã giới thiệu về thân thế và nội dung 193 bài thơ chữ Hán của Trần Hiền (do con trưởng là Trần Tân sao chép), xem đó như là những sáng tác còn lại không nhiều của ông. Sau khi so sánh, chúng tôi thấy 193 bài thơ chữ Hán của Trần Hiền (trong Tiến sĩ Trần Thị giảng lí lịch (A.694)) mặc dù có nhiều thơ vịnh sử, nhưng không có bài nào trùng với những sáng tác của ông trong VSTQ. Nếu như Trần Hiền trong VSTQ và Hòe Hiên Trần Hiền cùng là một người, vậy thì 63 bài thơ vịnh sử trong VSTQ là những sáng tác chưa được phát hiện của tác gia này.
Tương tự như vậy, với trường hợp Nguyễn Quỳnh chúng tôi cũng chỉ có thể đoán rằng ông chính là Nguyễn Quỳnh (1677-1748) quê ở Bột Thượng, Hoằng Hoá. Tuy nhiên theo những ghi chép về hành trạng của ông trong Bản quốc kỉ sự (A.1788, tr.46a) thì ông "trường ư quốc âm" (長於國音) (có sở trường về quốc âm), tính tình thích trào lộng, ngoài ra chép kèm theo một vài bài thơ Nôm mang nội dung bỡn cợt, không đề cập gì đến những sáng tác thơ chữ Hán của ông. Một lưu ý nữa là trong Sơn cư tạp thuật (ký hiệu A.822) mục truyện Không được không được cũng nhắc đến một Nguyễn Quỳnh, là thành viên của nhóm Trường An thất hùng: bao gồm Ngô Tuấn Cảnh, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, Trần Huệ Triêm (hay Chiêm), Nguyễn Tuấn Dị, Nguyễn Bạt Điểm và Hoàng Dật. Không có điều kiện đi sâu khảo sát độ tin cậy về mặt văn bản của Bản quốc kỉ sự, xung quanh nhân vật này lại đang có nhiều tranh cãi(11) nên chúng tôi dè dặt cho rằng: nếu 16 bài thơ trong tập VSTQ đích xác là của Nguyễn Quỳnh thì đây là một phát hiện lý thú về ông.
3. Từ những vấn đề của TATH thử xác định thời gian định bản và người định bản cho VSTQ
Có nhiều dấu vết cho thấy hai bản VSTQ đang lưu giữ tại kho sách VHN đã qua nhiều lần sao chép, biên tập bổ sung. Trong nhiều bài thơ có hiện tượng chép thêm câu kết, câu luận, hay câu thực giống như muốn chỉnh lý hoặc viết lại, hoàn thiện lại những câu kết, câu thực, câu luận của chính văn. Ví dụ trong các bài Hạng vương từ của Nguyễn Trác Luân và Chỉ thụ hạ của Trần Hiền, bên cạnh chính văn còn có một dòng chú thích nhỏ hựu kết cú (又結句) sau đó là hai câu kết khác. Hay như trong bài Đại phong Tây bắc khởi của Nguyễn Trác Luân, bên cạnh hai câu thực của chính văn cũng có thêm hai câu thực khác cùng diễn đạt một ýtương tự… Những chú thích diễn giải rõ thêm về nội dung bài thơ có trong bản A.1314 mà chúng tôi đã lưu ý ở trên cũng là một dấu hiệu cho thấy có sự bổ sung, chỉnh lý văn bản.
TATH không phải là những người trực tiếp biên soạn hợp tập này. Vậy rốt cục ai là người định bản cho VSTQ? Chỉ có thể suy đoán, vì các tác giả có thơ tập hợp trong VSTQ đều sống ở đầu thế kỷ XVIII nên người biên soạn cũng phải sống cùng thời, hoặc là thế hệ sau của những tác giả trong VSTQ.
Trong bốn người, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trác Luân và Ngô Tuấn Cảnh (trừ Ngô Tuấn Cảnh chưa xác định được thân thế), có 3 người làm quan đồng triều, là bề tôi qua các đời chúa Trịnh Cương (1709-1729), Trịnh Giang (1729-1740), Trịnh Doanh (1740-1767). Ra vào phủ chúa, tham dự việc triều chính, họ còn tham dự vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa đương thời. Lấy một ví dụ về một buổi sinh hoạt như thế, Đại Việt sử ký tục biên chép, "Chúa Trịnh Khương (Giang) thích văn nghệ, thường những khi ngoài buổi triều hội, mời các bầy tôi thi tụng vào ăn yến trong lầu gác. Có lúc ở nhà Dưỡng Chính, đình Bát Giác, Tây Tung, Phượng Các cho các bầy tôi được xem, bàn bạc sách vở, nghiên cứu đúng rõ nghĩa văn. Hoặc cho xem viết chữ chân, thảo, triện. Hoặc hạn vần bảo làm thơ. Hoặc bảo tìm các bức thư, các bài ký, tụng, minh, châm, truyện, dẫn, chiếu, chế triều, đề vịnh cảnh vật. Ai thi trúng thì khen thưởng trước mặt. Lại sai biên tập thi văn nước ta, chia ra từng mục, loại, rõ cả họ tên tác giả để khi xem được đầy đủ…"(12).
Giả thiết VSTQ chính là tập hợp sáng tác của các văn thần trong một buổi tụ họp như thế không phải là không có cơ sở. Trong một buổi tụ hội tương tự, các văn thần đã cùng làm thơ với đề tài vịnh Bắc sử. Mỗi người chọn cho mình một giai đoạn lịch sử, một sử kiện, một nhân vật lịch sử khác nhau để vịnh, cuối cùng tập hợp thơ nhau lại để cùng phẩm bình. (Trong VSTQ có sự phân chia rất rõ, mỗi tác giả phụ trách một giai đoạn, hoặc một mảng nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử riêng, và được kết nối lại theo trật tự thời gian. Điều này chính là lí do để chúng tôi đặt giả thiết những bài thơ vịnh sử của họ được sáng tác trong một buổi sinh hoạt văn học cung đình). Những câu kết, câu luận, hay câu thực được phụ chép thêm bên cạnh chính văn có thể là dấu ấn của những người tham dự. Trong quá trình phẩm bình, họ đã cùng sửa thơ lẫn cho nhau. Điều này không phải là hiếm thấy trong lịch sử.
Nếu vậy, người biên soạn VSTQ phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau :
- Có sự quen biết tương đối, nếu không nói là có "thiện cảm", hay cao hơn là có quan hệ thân thiết với những tác giả trong VSTQ.
- Phải là người có học vấn, có sự tiếp xúc với nguồn văn hiến cổ, với sách vở trong phủ chúa.
Mọi suy đoán của chúng tôi xuất phát từ dòng chữ nhỏ Bùi thị gia tàng 裴 氏 家 藏ngay ở trang đầu văn bản. Dòng chữ này cho phép chúng tôi hiểu rằng văn bản này nằm trong tàng thư hoặc là kho sách của dòng họ Bùi. Việc gia tộc họ Bùi cất giữ cuốn sách này có hai khả năng; thứ nhất có thể đây là cuốn sách do một thành viên trong họ biên soạn, thứ hai đây là cuốn sách mà họ sưu tầm được. Sau khi tham khảo gia phả của các dòng họ Bùi, chúng tôi thấy Bùi thị gia tộc có khả năng nhất lưu giữ và truyền bản văn hiến chỉ có thể là gia tộc của Bùi Huy Bích. Đây là gia tộc nổi tiếng có truyền thống thi thư, trước tác của các thành viên trong gia tộc để lại cũng rất phong phú, đặc biệt là Bùi Huy Bích với các tuyển tập thơ văn lớn.
Bùi Huy Bích (1744-1802) là một trong những học trò của Lê Quý Đôn. Ông đỗ Hoàng giáp Đình nguyên năm 1769. Từ năm 1782 đến năm 1786 giữ chức Tham tụng (một trong những chức vụ văn thần cao nhất trong phủ chúa) nắm quyền ở Hoàng các. Xét về sở trường cũng như ham thích cá nhân, Bùi Huy Bích là người rất am hiểu Bắc sử, và cũng đã tham gia vào công việc soạn sử của triều đình. Ông còn giảng dạy ở Quốc tử giám, là người làm sách toát yếu cho các kinh điển Nho gia. Được sử dụng kho sách trong phủ chúa (Hoàng các) nơi lưu giữ rất nhiều văn hiến cổ, Bùi Huy Bích đã tổ chức sắp xếp, phân loại và biên tập các tổng tập thơ văn lớn như Hoàng Việt văn tuyểnHoàng Việt thi tuyển... Ông và gia tộc của mình có công rất lớn trong việc lưu giữ, chỉnh lý vốn văn hiến cổ(13). Rất có thể VSTQ là một trong những trước tác nằm trong số tư liệu của Hoàng các đã được họ Bùi sưu tầm cất giữ. Hoàn toàn có cơ sở nếu nó là tập hợp sáng tác của các văn thần trong một buổi tụ hội sinh hoạt văn học như chúng tôi đã dự đoán thì không có lí gì nó lại không được lưu lại trong Hoàng các. Vì vậy, có thể trong quá trình soạn các bộ hợp tuyển Bùi Huy Bích đã tập hợp sáng tác của các văn thần lại, trong đó có VSTQ, hoặc cũng có thể chính ông là người đầu tiên chấp bút tập hợp sáng tác của những tác giả đó lại để tạo thành văn bản VSTQ như chúng ta thấy ngày nay.
Giả thiết khác cho trường hợp này, có thể Bùi Huy Bích đã kế thừa những ghi chép của thầy mình là Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn là học trò của Nguyễn Tông Quai. Mối quan hệ giữa ông và Nguyễn Bá Lân cũng khá đặc biệt. Năm 1762, Nguyễn Bá Lân và Lê Quý Đôn cùng được làm học sĩ trong thư các để duyệt sách vở(14). Hơn nữa ông có ơn với Nguyễn Bá Lân, người đã từng xin phục chức cho ông(15). Một điểm đáng lưu ý nữa là Lê Quý Đôn có quan hệ thông gia với Trần Hiền. Các mối quan hệ mang tính chất riêng tư như vậy luôn ảnh hưởng phần nào đến trí thức phong kiến. Có thể Lê Quý Đôn là người đầu tiên tập hợp, biên soạn các bài thơ vịnh sử của những tác gia trên do mục đích công việc cũng có, do sở thích cá nhân cũng có. Và Bùi Huy Bích đã kế thừa những ghi chép sưu tầm của thầy về nhóm An Nam đại tứ tài giống như ông đã kế thừa phương pháp tuyển chọn, khảo chứng của thầy Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt văn hải để soạn Hoàng Việt văn tuyển, Hoàng Việt thi tuyển. Ông có thể bổ sung, biên tập và truyền bản những ghi chép ấy bởi ông có vị thế và điều kiện thuận lợi để làm việc đó.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn có một điểm băn khoăn và nghi ngờ. Nếu như chính Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích là người biên tập VSTQ, không có lý do nào để họ không viết một lời bạt, hoặc tựa cho tập sách. Cho dù chỉ là đôi dòng ngắn ngủi nói về mục đích biên soạn giống như cách thức thường thấy ở chính họ và các tác gia trung đại khác. Điều này chỉ có thể lí giải là để đi đến được hai văn bản hiện nay lưu tại kho sách Viện Hán Nôm theo chúng tôi VSTQ đã trải thêm nhiều lần sao chép, chỉnh lý, bổ sung hoặc lược bớt từ tuyển bản ban đầu. Và trong quá trình sao chép, văn bản đã không còn giữ được nguyên trạng.
4. Kết luận cuối cùng cho những nghi vấn về văn bản và tác giả của VSTQ
1. Như vậy, VSTQ là tập hợp chính những bài thơ vịnh sử của bốn tác giả: Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh. Việc hai tác giả Nguyễn Quỳnh và Trần Hiền xuất hiện trong văn bản VSTQ có thể được lí giải bằng hai khả năng:
- Có thể VSTQ là một tập hợp những sáng tác thơ vịnh sử của một buổi sinh hoạt văn học trong phủ chúa, trong buổi sinh hoạt đó có Trần Hiền và Nguyễn Quỳnh. Giả thiết này sẽ không thuyết phục nếu Nguyễn Quỳnh với Nguyễn Quỳnh quê ở Bột Thượng Hoằng Hóa là một người vì theo tiểu sử, Nguyễn Quỳnh chỉ đỗ đến Hương cống không thể là văn thần trong phủ chúa. Phải chăng Nguyễn Quỳnh trong VSTQ là một người khác, giống như Ngô Tuấn Cảnh, là một nhân vật "ẩn thân" của thời cuộc?
- Có thể họ được người biên soạn phụ chép thêm vào (ngay khi định bản hoặc thêm vào sau này trong quá trình truyền bản) với mục đích hoàn thiện văn bản. Họ sống trong cùng giai đoạn lịch sử với bốn tác giả trên, những sáng tác của họ phù hợp với mục đích của người biên soạn là tập hợp những bài thơ vịnh Bắc sử theo trật tự thời gian lịch sử. Theo chúng tôi mặc dù trật tự thời gian này chỉ mang tính tương đối, nhưng rõ ràng có sự phân bổ mang tính mục đích. Phần đầu là thơ vịnh thời Thượng cổ và Tam đại của Nguyễn Trác Luân và Ngô Tuấn Cảnh, sau đó là thơ vịnh đời Hán của Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Tông Quai, thơ vịnh đời Đường của Nguyễn Quỳnh và Trần Hiền, đời Tống của Nguyễn Bá Lân... (Xem bảng danh mục tác giả tác phẩm-Phụ lục).
Tuy chỉ là phụ chép, nhưng chúng tôi vẫn xếp những bài thơ vịnh sử của họ vào bộ phận thơ vịnh Bắc sử thế kỉ XVIII, nằm trong đối tượng chúng tôi đang nghiên cứu.
2. Khẳng định bốn người: Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh chính là TATH, là ANĐTT ở giai đoạn đầu thế kỉ XVIII. Tuy vậy, dù được sử sách chứng thực và ghi nhận là những bậc văn nhân tài hoa (Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân…) nhưng đối với những nhà nghiên cứu văn học trung đại, những tác gia như họ vẫn kém thu hút và nhận được sự tán thưởng "khiêm tốn" hơn so với nhiều văn nhân khác. Có hai lí do để giải thích điều này.
Thứ nhất, thế kỉ XVIII là giai đoạn giao thời có rất nhiều cải cách và biến động. Là thời điểm manh nha của nhiều thể loại văn học cũng là giai đoạn mà kẻ sĩ chịu tác động của thời cuộc nên có nhiều bước chuyển biến nhận thức dữ dội. Văn nhân tài hoa nhiều nhưng trong sáng tác chưa có thể loại nổi trội đặc biệt như giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu XIX.
Thứ hai, họ khẳng định mình ở những thể tài chính thống (thơ vịnh sử, thơ đi sứ), thể loại thơ "tải đạo ngôn chí" khó tìm được hứng thú nghiên cứu theo tiêu chí thẩm mĩ của người hiện đại.
3. Mặc dù còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa thể lí giải cặn kẽ (thiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo lại không nhiều) nhưng với những gì chúng tôi đã khảo sát trên đây, VSTQ thực sự là một văn bản có giá trị. Văn bản là minh chứng duy nhất còn sót lại khẳng định tài năng thi ca của những người vốn ít được nhắc đến trong lịch sử như Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh. VSTQ cũng cung cấp thêm một lượng tác phẩm thơ vịnh sử, được xem là phát hiện mới cho những tác giả như Trần Hiền và Nguyễn Quỳnh. Riêng trường hợp Nguyễn Quỳnh, nếu như những bài thơ vịnh sử trong VSTQ thực sự là của ông, và nếu như Nguyễn Quỳnh được ghi trong VSTQ với Cống Quỳnh ở Bột Thượng là một, thì đó sẽ là những phát hiện có giá trị về ông.
VSTQ còn là một hợp tập về thể loại thơ tiêu biểu cho văn chương chính thống-thơ vịnh sử thế kỉ XVIII. Muốn nhìn nhận sự đóng góp đích thực của TATH, trả lại cho họ một vị trí xứng đáng trên văn đàn, phải xuất phát từ chính những tác phẩm trong VSTQ. Là những sáng tác của những tác gia sống ở thế kỉ XVIII, VSTQ phản ánh rất rõ nét sự chuyển động trong nhận thức, trong lí tưởng thẩm mĩ của các tác gia giai đoạn này. VSTQ cũng phản ánh sự chuyển động của chính thể loại thơ vịnh sử trong sự vận động chung của dòng văn học chính thống thời trung đại.
PHỤ LỤC
Chú thích:
(1) Chữ có tác giả đọc là Khuê, có tác giả đọc là Quai. Chúng tôi tán thành cách đọc là Quai. Xem Chu Xuân Giao Đi tìm căn cứ gốc cho danh xưng của tác giả "Sứ hoa tùng vịnh", Khuê hay QuaiTạp chí Hán Nôm, số 1, 1994.
(2 ) Viễn đông Bác cổ thuê người sao chép và trả tiền cho họ theo số trang hay số chữ.
(3) Tham khảo Nguyễn Bá Lân con người và sự nghiệp (Nhiều tác giả ), phần gia phả họ Nguyễn ở Cổ Đô-TT UNESCO, H. 2000.
(4) Trần Thị Kim Anh khảo cứu văn bản, dịch, chú thích, giới thiệu, Nxb. KHXH, H. 2003, phần Phụ lục, tr.246.
(5) Vũ Ngọc Khánh, Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nxb. Văn hóa, tr.267.
(6) Phạm Đình Hổ: Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Vũ trung tùy bút, Thể thơ, Nxb. Thế giới, T2, tr.107.
(7) Đại Việt sử kí tục biên, Nxb. KHXH, H. 1991, tr.148.
(8) Theo Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút: "Thời Lê trung hưng thì chỉ câu nệ về khuôn phép, xu thế thấp kém, không kể làm gì. Trong khoảng thời gian Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng, các bậc tiền bối danh công có nhiều ông lưu ý về thi luật, Nguyễn Tông Quai thực là một tay lãnh tụ về thời ấy…".
(9) Xem Cuộc rút lui của Trường An tứ hổ, (Vũ Ngọc Khánh, Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nxb. Văn hóa, tr.267).
(10) Xem Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2000, tr.33.
(11) Tham khảo thêm Đào Thái Tôn, Nguyễn Quỳnh có phải Trạng Quỳnh hay khôngTạp chí Hán Nôm, số 3, 1994, tr. 53.
(12) Đại Việt sử kí tục biên, Nxb. KHXH, H. 1991, tr.148.
(13) Xem Hoàng Văn Lâu, Hoàng các di văn-một bộ sưu tập các văn kiện đời Lê có giá trịTạp chí Hán Nôm, số 1, 1987.
(14) Đại Việt sử kí tục biên, năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (1762) chép việc: "Đặt thư các. Cho Nguyễn Bá Lân, Lê Quý Đôn làm học sĩ, để duyệt sách vở", Nxb. KHXH, H. 1991, tr.273.
(15) Đại Việt sử kí tục biên, năm Đinh Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767), chép việc: "(Lễ Trạch hầu) Nguyễn Bá Lân dâng lời nói rằng: chính sự của vua chúa cảm thông đến trời… Nay chúa mới coi chính sự, nên chuộng khoan hậu… nay xin cho bọn Lê Quý Đôn, Phan Cẩn, để cất nhắc người bị khuất trệ đã lâu…", Nxb. KHXH, H. 1991, tr.308./.


http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1487&Catid=597

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.