Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-corona. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-corona. Hiển thị tất cả bài đăng

29/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : sau đổ lỗi nhau về âm mưu, là sự thấu hiểu và nỗ lực chung

Dần dần, vào cuối tháng 3 năm 2020, lúc đại dịch Cô Vy bùng phát với tốc độ khủng khiếp ở châu Âu và nước Mĩ, thì thế giới phải cùng trầm tĩnh lại. Các bên ít đổ lỗi lẫn nhau về những âm mưu này nọ, chuyển sang không khí cùng thấu hiểu và cùng nỗ lực.

28/03/2020

Ở yên và vui trong động sâu cả 10 năm (Khương Công Phụ ẩn cư tại đất Tuyền châu hồi thế kỉ 8)

Từ  0 h ngày 28/3 năm 2020, nước Đại Việt giới nghiêm.

Đang đại dịch Cô Vy, nên kể chuyện ẩn cư của người xưa.

Mà nhắc đến ở đây là chuyện về cụ Khương Công Phụ - người của thời nhà Đường (Trung Quốc), tức là sống trước thế kỉ X. Có nghĩa là sống cách chúng ta hơn cả 1000 năm. Cụ vốn là đất Việt (người đất châu Ái hồi đó) mà đã thi đỗ Tiến sĩ ở Trung Nguyên, tức tại kinh đô của Đại Đường Đông Thổ, nên được vua Đường mến mộ mà tuyển dụng.

Cụ trải qua nhiều chức quan trong triều đình nhà Đường, có lúc làm tới chức Tể tướng - tức ngang với hàng Thủ tướng bây giờ, đại khái thế.

24/03/2020

Từ sáng nay, nhiều đền phủ nguyện cầu hệ thần Thánh Mẫu Liễu Hạnh giúp tiêu tan đại dịch Cô Vy

Mùng Ba tháng Ba thường năm là ngày tiệc Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đặc biệt là lễ hội Phủ Giày (huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) - quê hương của Thánh Mẫu. 

Năm 2020, bởi đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, mà lễ hội Phủ Giày đã bị hủy. Một năm không có lễ hội Phủ Giày. Đã điểm tin ở đây.

Sáng sớm nay, sáng Mùng Một tháng Ba, nhằm ngày 24/3/2020 (Thứ Ba), các đền phủ thiết lễ cầu nguyện Thánh Mẫu "khuông phù xã tắc được quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu tan". Việc nguyện cầu này đang thấy ở khắp nơi trên thế giới (ví dụ xem ở đây).

21/03/2020

Tiếp tục cầu nguyện Thần và Phật đuổi dịch Cô Vy : vẩy quạt và vãi muối ở Bắc Hải Đạo

Ở Việt Nam, vào giữa tháng 3 vừa rồi, thì võ sư Huỳnh đã thiết đàn tống tiễn ôn thần Cô Vy về lại mảnh đất quê hương Vũ Hán (xem lại ở đây).

Ở Đài Loan, bà tổng thống Thái Anh Văn đi lễ đền thờ nữ thần danh tiếng Mã Tổ (xem lại ở đây).

Bây giờ là điểm thêm tin tức ở Nhật Bản.

Như đã điểm tin trên Giao Blog (ở đây), từ ngày 31/1/2020 (Thứ Sáu) đến hôm nay, ngày 21/2 (Thứ Bảy), đã là gần hai tháng. Trong gần hai tháng ấy, tại ngôi đền lớn Kasuga ở thành phố Nara (Nhật Bản), lễ cầu nguyện đuổi dịch Cô Vy vẫn được nhà đền tổ chức đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày sẽ có lễ buổi sáng và lễ buổi tối. Sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi hết đại dịch Cô Vy.

20/03/2020

Giữa đại dịch toàn cầu, võ sư Huỳnh tiễn thần ôn Cô Vy về Vũ Hán !

Nhiều năm trước, võ sư Huỳnh đã thiết đàn để đuổi bầy đàn sư đệ nhóm Cao Biền (đã trấn yểm sông Tô Lịch ở Hà Nội) về lại Trung Quốc. Ông bắt các vong  Trung Quốc hàng ngàn năm trước ấy vào các tháp. Xem lại cụ thể ở đây.

Ông cũng từng tiễn Quan Công về lại Trung Quốc vào năm 2017 (xem lại ở đây).

1. Tháng 3 năm nay, sau sự kiện chiếc máy bay định mệnh VN54 từ Anh quốc về Hà Nội có nguy cơ làm toang phòng tuyến chống giặc Cô Vy của thủ đô và cả nước, thì võ sư Huỳnh lại thiết đàn để đuổi thần ôn Cô Vy về lại Vũ Hán.

2. Đuổi Cao Biền và đệ tự của hắn, tức nhóm Đạo sĩ có phép thuật cao tay của nhà Đường bên Trung Quốc đến Việt Nam từ thời Bắc thuộc, cách nay tới hơn ngàn năm.

Cũng đuổi luôn thần ôn En Cô Vy, theo võ sư Huỳnh là vừa được sinh ra tại Vũ Hán, phải về ngay lại Vũ Hán, không được làm hại người Việt Nam và nhân dân toàn thế giới.

3. Võ sư tâm sự thủ thỉ với đệ tử của Cao Biền, lại cũng trò truyện lí lẽ với thần ôn Cô Vy. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng chính là một nét đẹp của Đạo giáo - một kĩ thuật và cũng là một phép thuật của Đạo giáo có gốc từ Trung Hoa (chỗ này, phải có kiến thức về Đạo giáo Trung Hoa mới hiểu được). 

19/03/2020

Thoát cách li và bắt đầu đi cách li của "F các loại" tại Hà Nội : chia sẻ từ các cá nhân

Có một số cô bác anh chị em ở Hà Nội thuộc vào diện F (đại khái F0 thì là người mắc Cô Vy, người tiếp xúc trực tiếp với F0 sẽ là F1, rồi cứ thế lân đi thành F2, F3, F4,...).

F0 thì là F không. Đọc là "ép không".

15/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng

Nước Mĩ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Đồ Nam Trump đã chuẩn bị tinh thần xét nghiệm Cô Vy.

Châu Âu đang bắt đầu khủng hoảng thực sự.

Giữa lúc đó, Trung Quốc phát đi những thông điệp rợn người. 

14/03/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc lại "Thoát Á luận" của giữa đại dịch toàn cầu Cô Vy 19

Về phương diện văn bản học thì Thoát Á luận 脱亜論 ra đời vào tháng 3 năm 1885. Chính xác là 16 tháng 3 năm đó.

Đã 135 năm rồi. Câu nổi tiếng trong đó là: "Văn minh, đúng văn minh phương Tây, thì đang lan truyền đi tựa như bệnh truyền nhiễm, giả dụ như bệnh sởi ấy" (nguyên văn tiếng Nhật của 135 năm về trước là: 文明は猶麻疹の流行の如し; ở đây dịch ra tiếng Việt hiện đại một cách vui vui). Đại ý, văn minh phương Tây đã lan đi toàn cầu, như một loại bệnh truyền nhiễm, mà phương Đông không có cách nào chống đỡ nổi ! Phải chung sống với nó mà thôi ! Phương Đông phải tự mình mạnh lên, tự mình trở thành người chiến thắng nó, khuất phục nó. Đó là cách lựa chọn của người phương Đông thông minh trước "bệnh truyền nhiễm".

Nước Nhật hiện đại hóa để đuổi kịp và chiến thắng "bệnh truyền nhiễm" là bắt đầu với tư tưởng như vậy.

Thoát Á luận của Fukuzawa vốn không có tiêu đề như vậy. Vốn chỉ là một bài xã luận cho tờ Thời sự tân báo vào năm Minh Trị 18 (1885). Một bài viết không dài, chỉ có hơn 2000 chữ, nếu tính giấy viết bản thảo kiểu cũ thì khoảng hơn 5 tờ (5 mặt). Sau này, thì bài xã luận ấy mới được gọi là Thoát Á luận.

Nếu so với bây giờ, có khi chỉ tựa như một bài viết trên blog hay Fb cá nhân mà thôi.

13/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn

Tin đồn khắp nơi trong thời gian bệnh dịch. 

Cuộc sống đảo lộn vì bệnh dịch, rồi bệnh dịch lại phát sinh chủng mới (đọc ở đây). Tin đồn, theo đó, cũng phát sinh các chủng mới.

Dĩ nhiên trong tin đồn vẫn mang những gợi ý về thông tin. Chúng ta cần bình tĩnh hơn lúc nào hết, để tự miễn dịch được với chúng, thì sẽ thấy được những gợi ý hữu ích, loại bỏ những thứ virut nguy hiểm trộn trong đó.

11/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng

Tin mới cập nhật từ 11/3/2020.

Virut đã biến chủng. Tức là một tiểu chủng của Cô Vy 19 đã được xác nhận.

Dịch bùng phát ở châu Âu.

Tổng thống Hoa Kì - ông Đồ Nam Trump - đã đồng ý sẵn sàng xét nghiệm Cô Vy.

Các thông tin được đưa dần lên như mọi khi, mở đầu là tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia của Việt Nam.

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.

08/03/2020

Trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ" của Hà Nội : đại dịch Cô Vy ngày 8/3

Từ đêm 7/3, tức là đêm qua, trong nội bộ các nhóm đã truyền tin về trường hợp ông N.Q.T. Sáng nay, tức sáng ngày 8/3, thì các báo chính thống đã đăng tin chính thức về ông N.Q.T 61 tuổi.

Hà Nội quả thực đang đứng trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ".

Nguy cơ "toang rồi", đã có điềm báo từ Giao Thừa chuyển sang năm mới con Chuột 2020. Đã đi ở đây (từ 27/1/2020).

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

01/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh

Một vụ cà khịa ở trên tàu điện, giữa người không đeo khẩu trang và người đeo khẩu trang, tại tỉnh Fukuoka, thì đã rõ. Phong cách cảnh báo bằng còi nhà ga, thì rõ là đặc tính cách Nhật Bản rồi.

Còn vụ ẩu đả, mà tivi FNN của Nhật Bản dùng từ "đến chảy máu", thì là ở thành phố Yokohama, vào mấy ngày trước. Lúc mà khan hiếm khẩu trang, ngươi ta sẵn sàng nhảy xổ vào nhau, đánh lộn, để giành giật lấy... khẩu trang.

28/02/2020

CDC - hệ thống phòng bệnh của các nước, nhìn nhanh nhân đại dịch Cô Vy 19 - 20

Thấy một số nơi bàn luận về hệ thống CDC trong y tế của nhiều quốc gia hiện nay (Mĩ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Việt Nam,...).

Hệ thống này ra sao, nhìn từ khả năng đối ứng của nó trước Cô Vy 19 - 20, sẽ biết được phần nào.

Mình có một chút trải nghiệm thực tế về CDC. Bây giờ là sưu tập từ các nơi, làm dần dần. Bài đầu tiên là về CDC ở Đài Loan - một quốc gia hiện chưa gia nhập WHO, nhưng đang tự cho rằng họ đã đối ứng tốt với Cô Vy sớm hơn so với Trung Quốc đại lục.