Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-sử. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ một tháng 9 đi hành hương ở Tứ Quốc (Nhật Bản) hơn 20 năm trước

Bây giờ, tháng 9 ở Hà Nội, qua cập nhật Fb, mà theo dõi không thường xuyên một cuôc hành hương về Tứ Quốc (miền Trung nước Nhật) của một người Việt Nam. Đó là một đàn em cùng thuộc VASS (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), là em Nguyễn Sử. Sử đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Waseda và dành kì nghỉ hè 2023 để đi hành hương.

Bây giờ điều kiện IT thật tuyệt vời, chúng ta có thể "vừa đi đường vừa kể chuyện" tự do tự tại trên Fb được. Bởi vậy, hôm nay có thể thấy Nguyễn Sử đang ở ngôi chùa nào, mai thì biết em ấy đang tay bị tay gậy đến quãng đường nào,... tất cả đều có thể trực tuyến toàn cầu.

1. Hành hương ở Tứ Quốc là một chặng đường rất dài, nếu tính toàn bộ, lên tới cả ngàn cây số, mà có 88 điểm chính (không kể các điểm phụ), là 88 ngôi chùa. Tuyến hành hương qua 88 ngôi chùa này là gắn với nhà sư Không Hải - cũng là Hoằng Pháp đại sư - một danh sư của Nhật Bản, hâu như không có người Nhật nào mà không biết đến ông ! Về như sư Không Hải, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2018).

20/04/2020

Thư pháp Hán Nôm của người Việt (xung quanh cuốn sách của Nguyễn Hữu Sử)

Cuốn Thư pháp Việt Nam của Nguyễn Hữu Sử, sau khi ra đời, bên cạnh một số lời khen, thì liền có một nghi vấn đạo văn nặng nề. Xem cụ thể loạt bài của Lê Quốc Việt viết về việc Sử đã biển thủ tư liệu các loại như thế nào, ở đây (lên bài từ tháng 8 năm 2017).

Ở đây, đưa ba bài điểm sách với âm hưởng chủ đạo là khen, xuất hiện trước khi và sau khi sách ra. Hai bài trên báo chính thống của Việt Nam (Nhân DânTia Sáng), một bài trên mạng tiếng Trung.

19/03/2020

Thoát cách li và bắt đầu đi cách li của "F các loại" tại Hà Nội : chia sẻ từ các cá nhân

Có một số cô bác anh chị em ở Hà Nội thuộc vào diện F (đại khái F0 thì là người mắc Cô Vy, người tiếp xúc trực tiếp với F0 sẽ là F1, rồi cứ thế lân đi thành F2, F3, F4,...).

F0 thì là F không. Đọc là "ép không".

30/07/2018

Buồn nhỉ, thêm một nghi án đạo văn kì lạ : thư pháp gia Lê Quốc Việt lên tiếng về "Lịch sử thư pháp Việt Nam"

Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp. 

Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).