Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng (2)

Cần mở một entry mới, vì dung lượng của entry cũ đã đầy nên không bổ sung thêm được nữa.

Cập nhật thông tin mới từ 21/3/2020.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng (2)
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh

---




CẬP NHẬT





BỔ SUNG A
(về các âm mưu và phân tích)


21.


23/03/2020 19:35



TPO - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, ông có con trai đang du học vùng có dịch Covid-19 nặng nhất ở Mỹ. Ông Chung cho biết, ông khuyên con nên ở trong nhà tại Mỹ đến hết tháng 6 để phòng chống Covid-19 thay vì về nước.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Hà Nội vào chiều 23/3, đại diện Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết, hiện nay có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước.
Tuy nhiên, do các nước đang có chính sách hạn chế xuất nhập cảnh, hơn nữa các hãng hàng không cũng hạn chế đường bay nên nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong việc về nước.
"Công dân muốn về nước gặp khó khăn trong việc xuất nhập cảnh hãy liên hệ với Đại sứ quán trợ giúp", đại diện Cục Lãnh sự nói.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, ông cũng có một người con trai đang du học ở vùng có dịch Covid-19 nặng nhất của Mỹ.
"Cách đây 3 tuần, tôi có khuyên cháu là thôi mua tích trữ thức ăn đến hết tháng 6 và do trường cho ra ngoài rồi nên thuê nhà, đồng thời, ở yên 3 tháng (90 ngày) trong nhà", ông Chung cho hay.
Kết luận hội nghị sau đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để làm sao mọi người phải nhận thức được việc Việt Nam và Hà Nội đang bước vào giai đoạn mới của dịch Covid-19 với tiềm tàng nguy hiểm hơn, phức tạp hơn, nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Ông nói, Hà Nội là một trung tâm có sân bay quốc tế và lượng người qua lại rất lớn nên nguy cơ lây lan bệnh rất cao do đó cần công khai minh bach toàn bộ việc phòng, chống dịch, để người dân hiểu, chấp hành, không hoang mang, dao động.
"Chúng ta phải khẳng định, cho đến giờ thành phố vẫn kiểm soát tốt tình hình, phản ứng nhanh với mọi tình huống", ông Chung nói. Ông nêu thêm, hiện trên địa bàn thành phố xác định, có 9 bệnh nhân lây nhiêm chéo vào tính trên đầu dân thì mới có 1,2 bệnh nhân/1 triệu dân. Còn 30 trường hợp phát hiện khi ở nước ngoài về và đã được lấy mẫu, xét nghiệm, cách ly ngay từ đầu.
Chủ tịch Hà Nội thông tin, thành phố sẽ kích hoạt hệ thống giám sát thực hiện. Trong đó, F2 vẫn cách ly theo dõi 14 ngày.




20.


Đất nước chính thức bước vào 'thời chiến'

Cuộc họp Bộ Chính trị cuối tuần trước, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất”. Thủ tướng khẳng định, “đã chuẩn bị sẵn sàng kể cả tình huống xấu nhất”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TTXVN
Đất nước thực sự bước vào “thời chiến” với dịch bệnh khi Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cùng lúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thừa lệnh Thủ tướng ký Thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Chính trị nhận định hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, đang tác động toàn diện tới kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống của nhân dân, có thể kéo dài, khó dự đoán chính xác thời gian kết thúc. Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh và đang ở trong giai đoạn cần tập trung cao độ để kiểm soát lây nhiễm, tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng.
Còn Thủ tướng phát đi thông điệp, công tác phòng, chống dịch đã bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi quyết tâm cao hơn nữa, sự đoàn kết, trách nhiệm hơn nữa của cả hệ thống chính trị với các giải pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa.
Tuần cuối cùng của tháng 3, được xác định là tuần mở màn cho “cuộc tổng tấn công mùa xuân 2020” vào Covid-19 dự kiến kéo dài trong vòng 2 tuần, với việc thay vì “nín thở” chờ diễn biến, Chính phủ “thập diện mai phục” , truy cùng đuổi tận con virus này.
Theo đó, từ 0h ngày 22/3/2020, tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam. Cũng từ 0h ngày 22/3/2020, tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân.
Từ ngày 23/3 tạm dừng tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và tham quan khu vực Lăng, Quảng trường Ba Đình. Các khu di tích khác cùng đồng loạt đóng cửa ngừng đón khách.
Chiều 22/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Cục Quân y, Bộ Quốc phòng làm việc trực tuyến với 50 điểm cầu trong toàn quân để kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tại đây, người đứng đầu Chính phủ kêu gọi toàn quân, toàn dân chính thức sẵn sàng bước vào thời chiến, bằng một lời hiệu triệu rất dân dã rằng, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!” Tối cùng ngày, điện thoại của người dân đồng loạt nhận được tin nhắn của Thủ tướng nhắn nhủ, “mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh” 
Hiện, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ra Chỉ thị về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống dịch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thời gian này; là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội trong thời bình, trong bất luận tình huống nào quân đội cũng phải sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19.
Vào đầu tháng 3, toàn quân đã tiến hành diễn tập vận hành cơ chế và diễn tập thực binh theo 5 vấn đề huấn luyện tương ứng với các cấp độ dịch, sẵn sàng với dịch ở cấp độ cao nhất là cấp độ 5, là khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng với trên 3.000 đến 30.000 người mắc, đã lây lan vào một số đơn vị quân đội.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch gửi thư tới toàn quân, “với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng toàn quân tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc; tuân thủ nghiêm ngặt, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống, góp phần ngăn chặn thành công dịch bệnh, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân”.
Song hành cùng quân đội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết về một loạt những đầu việc mà Bộ này đang ráo riết thực hiện như chủ động trong kế hoạch dự trù, đảm bảo công tác y tế, hậu cần phòng chống dịch trong tình huống xấu nhất; tăng cường nắm tình hình, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch… Ông Tô Lâm quả quyết, “chiến đấu với dịch bệnh, vừa phải giữ được sức khỏe cho nhân dân, vừa phải giữ được tâm lý bình tĩnh, không hoang mang trong nhân dân”.
Bộ Y tế lên phương án huy động nhân lực bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, kể cả người đã nghỉ hưu, sinh viên trường y cho phòng, chống dịch; nâng cao hơn nữa năng lực xét nghiệm, chuẩn hóa các phòng xét nghiệm và quy trình xét nghiệm, được sẵn sàng trên mọi tuyến đầu chống dịch…
Chính thức bước vào cuộc chiến với dịch bệnh, mở đầu cho phiên họp 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “xin gửi những tình cảm thân thiết, sự trân trọng và lời cảm ơn chân thành với sự tin tưởng sâu sắc tới các cấp chính quyền, đội ngũ những người trong tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là các nhân viên y tế, các nhà khoa học, các chiến sĩ quân đội, công an nhân dân, nhân viên các cơ quan hữu quan, các nhà báo... đã và đang ngày đêm thầm lặng chiến đấu, chấp nhận khó khăn gian khổ để bảo vệ sự an toàn của người dân và đất nước”. 
Chủ tịch Quốc hội nêu những con số cảm động mà bà nhận được về cuộc chiến của toàn dân này. Đó là, đã có gần 7.000 người Việt Nam ở tâm dịch các nước được đón về nước; 700 tiếp viên hàng không, những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong tốp 3 nhưng vẫn đăng ký không nhận lương hoặc nghỉ không hưởng lương 2 đến 3 tháng; gần 300 bác sĩ, y tá về hưu tại Hà Nội đăng ký trở lại bệnh viện để góp phần phòng, chống dịch dù biết rằng mình ở trong độ tuổi nhạy cảm đối với dịch bệnh Covid- 19.
Hơn 10.000 cán bộ, chiến sỹ đã hơn một tháng nay ngủ bạt, ngủ lều để nhường chăn, gối, giường, đệm cho những người bị cách ly; tất cả các khu vực cách ly đều được cung cấp suất ăn miễn phí; đã xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân, khách sạn tư nhân đề nghị cung cấp miễn phí toàn bộ tiền phòng, tiền ăn cho những người nước ngoài bị cách ly ở Quảng Ninh; nhân viên khách sạn lẽ ra được quyền nghỉ nhưng xin ở lại để phục vụ cho người bị cách ly... Chủ tịch Quốc hội thấy, “đó là những con số, những hình ảnh rất đẹp của Việt Nam chúng ta”
Trên những con phố về đêm giờ trở nên rất vắng ở Hà Nội và nhiều thành phố lớn, những tòa nhà vẫn sáng lung linh ánh đèn kết thành lá quốc kỳ đỏ rực cùng dòng chữ “Việt Nam vui lên”, “Việt Nam chiến thắng”.
Cũng trong cuộc họp của Bộ Chính trị cuối tuần trước, một lần nữa, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quay sang Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để chia sẻ rằng, dù khó dự đoán chính xác thời gian kết thúc, nhưng ông rất mong những ngày mà đọc tin chỉ thấy về dịch bệnh sớm qua đi. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước nói, “ngày nào cũng chỉ thấy thông tin về dịch bệnh. Đừng sợ quá mà không dám làm việc gì khác”
Thủ tướng khẳng định Chính phủ dốc sức tổng tấn công đợt này để đưa cuộc sống trở về nhịp bình thường. Chính phủ cũng lường trước được dịch bệnh có thể kéo dài, vì thế, xác định vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất đúng như thời chiến, tuyệt đối không để nền kinh tế “đóng băng”.
Vào lúc này, trẻ em khắp cả nước cũng bắt đầu mong ngóng được đến trường. Chưa bao giờ lũ trẻ được “nghỉ Tết” kéo dài tới gần 3 tháng như vậy. Và những người làm cha mẹ, có lẽ cũng đã sẵn sàng để thích nghi với thời chiến.
Như cậu bé Trần Đăng Khoa, một thủa nào đã kể về những ngày đi học trong mưa bom pháo dội, “chúng tôi tới lớp hàng ngày/ mũ rơm tôi đội túi đầy thuốc men/ ao trường vẫn nở hoa sen/ bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu…”
Đã đến lúc áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19 mạnh hơn

Đã đến lúc áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19 mạnh hơn

Cho đến hiện tại, kết quả phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta quả là đáng khâm phục và tạo niềm tin ....
Theo VGP

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/covid-19-dat-nuoc-chinh-thuc-buoc-vao-thoi-chien-627703.html?fbclid=IwAR0b3XXAORw7dxmqIpmaGQY42QkrAX6d0b0N8NBzXiKmWBi9cWzO1cm-NXE



19. Bà Thái Anh Văn (tổng thống Đài Loan) cảnh báo về phương diện quân sự với Trung Quốc giữa đại dịch





"




  

全世界的疫情緊張,但是中共軍機還是不斷擾台,我們除了謹慎面對疫情挑戰,對於國家安全的守護,也絲毫沒有鬆懈
  
今晨國軍進行 #聯合防空作戰訓練,執行全島制敵及反空襲的訓練。我也去視導空軍第一戰術戰鬥機聯隊,聽取針對「共軍遠海長航」的因應簡報,確保國家的領空安全。
  
這段時間,國軍投入口罩生產,也協助返台班機的消毒工作。不論是防疫,還是守護國土,國軍永遠會站在第一線,堅守崗位,請大家安心
"
https://www.facebook.com/tsaiingwen/posts/10156558152886065




18.






nyteflowr in Current Events, Planet Earth, World Events March 21, 2020 826 Words
LESSONS FROM THE CORONA VIRUS…
Hey Beautiful People,
My cousin sent me this and I immediately wanted to share it with all of you.  This is a lesson, from Bill Gates, on how and why what’s happening is happening.
**Please note, these are not my words. I sharing this with you because it has never been more applicable than right now.**
≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡≡
Bill Gate’s views on the CoronaVirus….
“What is the Corona/ Covid-19 Virus Really Teaching us?
I’m a strong believer that there is a spiritual purpose behind everything that happens, whether that is what we perceive as being good or being bad.
As I meditate upon this, I want to share with you what I feel the Corona/ Covid-19 virus is really doing to us:
–       It is reminding us that we are all equal, regardless of our culture, religion, occupation, financial situation or how famous we are. This disease treats us all equally, perhaps we should to. If you don’t believe me, just ask Tom Hanks.
–       It is reminding us that we are all connected and something that affects one person has an effect on another. It is reminding us that the false borders that we have put up have little value as this virus does not need a passport. It is reminding us, by oppressing us for a short time, of those in this world whose whole life is spent in oppression.
–       It is reminding us of how precious our health is and how we have moved to neglect it through eating nutrient poor manufactured food and drinking water that is contaminated with chemicals upon chemicals. If we don’t look after our health, we will, of course, get sick.
–       It is reminding us of the shortness of life and of what is most important for us to do, which is to help each other, especially those who are old or sick. Our purpose is not to buy toilet roll.
–       It is reminding us of how materialistic our society has become and how, when in times of difficulty, we remember that it’s the essentials that we need (food, water, medicine) as opposed to the luxuries that we sometimes unnecessarily give value to.
–       It is reminding us of how important our family and home life is and how much we have neglected this. It is forcing us back into our houses so we can rebuild them into our home and to strengthen our family unit.
–       It is reminding us that our true work is not our job, that is what we do, not what we were created to do.  Our true work is to look after each other, to protect each other and to be of benefit to one another.
–       It is reminding us to keep our egos in check. It is reminding us that no matter how great we think we are or how great others think we are,
a virus can bring our world to a standstill.

–       It is reminding us that the power of freewill is in our hands. We can choose to cooperate and help each other, to share, to give, to help and to support each other or we can choose to be selfish, to hoard, to look after only yourself. Indeed, it is difficulties that bring out our true colors.
–       It is reminding us that we can be patient, or we can panic. We can either understand that this type of situation has happened many times before in history and will pass, or we can panic and see it as the end of the world and, consequently, cause ourselves more harm than good.
–       It is reminding us that this can either be an end or a new beginning. This can be a time of reflection and understanding, where we learn from our mistakes, or it can be the start of a cycle which will continue until we finally learn the lesson we are meant to.
–       It is reminding us that this Earth is sick. It is reminding us that we need to look at the rate of deforestation just as urgently as we look at the speed at which toilet rolls are disappearing off of shelves. We are sick because our home is sick.
–       It is reminding us that after every difficulty, there is always ease. Life is cyclical, and this is just a phase in this great cycle. We do not need to panic; this too shall pass.
Whereas many see the Corona/ Covid-19 virus as a great disaster, I prefer to see it as a great corrector. It is sent to remind us of the important lessons that we seem to have forgotten and it is up to us if we will learn them
or not.”


May the One who Made all of us Bless us and Protect us. ♥
Please stay safe and healthy and heed the advice of the health professionals in your areas.










19 Votes
Thông điệp sâu sắc của Bill Gates về vi-rút Corona – Quan điểm của Bill Gate về vi-rút Corona / Covid-19 thực sự dạy chúng ta điều gì:
Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng, luôn có một mục đích tâm linh đằng sau mọi thứ xảy ra, cho dù đó là những gì chúng ta cho là tốt hay xấu. Khi tôi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những điều mà tôi thấy là virus Covid-19 đã mang đến cho loài người.
1) Nó nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng với nhau, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính hay mức độ nổi tiếng. Bệnh này đối xử với tất cả chúng ta như nhau, có lẽ đó là điều chúng ta nên làm theo. Nếu bạn không tin tôi, hãy hỏi Tom Hanks.
2) Nó nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối với nhau và một điều gì đó ảnh hưởng đến một người có thể ảnh hưởng đến người khác. Nó nhắc nhở rằng các đường biên giới giả lập mà chúng ta đã tạo ra có rất ít giá trị, vì virus này không cần hộ chiếu. Nó đang nhắc nhở chúng ta, bằng cách áp bức chúng ta trong một thời gian ngắn, về thân phận của những con người bị áp bức suốt đời.
3) Nó nhắc nhở rằng sức khỏe của chúng ta quý giá như thế nào và chúng ta xem thường điều đó bằng cách tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng và nước uống đầy hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.
4) Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống và điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm, đó là giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt cần giúp những người già hoặc bệnh tật. Mục đích của chúng ta không phải là lo đi vét giấy vệ sinh.
5) Nó nhắc nhở rằng xã hội của chúng ta đã trở nên vật chất hoá như thế nào và trong những thời khắc khó khăn, chúng ta sực nhớ rằng chúng ta chỉ cần rất ít những thứ thiết yếu để tồn tại (thực phẩm, nước, thuốc), chứ không phải là những thứ xa xỉ vô bổ.
6) Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình lẫn đời sống điền viên và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó buộc chúng ta ở trong nhà để chúng ta có thể gầy dựng lại tổ ấm.
7) Nó nhắc nhở chúng ta rằng công việc thực sự của chúng ta khác với nghề nghiệp, đó là những gì chúng ta làm, không phải những gì chúng ta được tạo ra để làm. Công việc thực sự của chúng ta là chăm sóc lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau và mang lại lợi ích cho nhau.
8/ Nó nhắc nhở chúng ta nên biết tự vấn về bản ngã của mình. Cho dù chúng ta nghĩ chúng ta vĩ đại đến mức nào hay người khác nghĩ chúng ta tuyệt vời đến thế nào, một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta đứng yên.
9) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể kiểm soát sức mạnh của ý chí. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi, hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ, tích trữ, chỉ chăm sóc bộ lông. Thật vậy, lửa thử vàng!
10) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể bình tĩnh, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn. Chúng ta nên hiểu rằng những tình huống như này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử và rồi cũng qua, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và xem nó là sự kết thúc của thế giới và, do đó, gây hại cho bản thân.
11) Nó nhắc nhở rằng đây có thể là một kết thúc hoặc một khởi đầu mới. Đây có thể là thời gian suy ngẫm và hiểu biết, nơi chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình, hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ mãi tiếp tục cho đến khi chúng ta cũng học được bài học nhất định.
12) Nó nhắc nhở rằng Trái đất này đang bị bệnh. Nó nhắc nhở rằng chúng ta cần xem xét mức độ phá rừng cũng đã khẩn cấp như tốc độ biến mất khỏi kệ của các cuộn giấy vệ sinh. Chúng ta mắc dịch vì ngôi nhà lớn của chúng ta đã đổ bệnh.
13) Nó nhắc nhở rằng sau mỗi khó khăn, sự dễ thở sẽ trở lại. Cuộc sống lặp đi lặp lại theo chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ tuyệt vời này. Chúng ta không cần phải hoảng sợ; điều này cũng sẽ qua.
14) Trong khi nhiều người coi virus Covid-19 là một thảm họa lớn, tôi thích xem nó như là một * sự sửa chữa tuyệt vời -great corrector*.
Nó được gửi đến để nhắc nhở về những bài học mà chúng ta dường như đã quên, và điều quan trọng là liệu chúng ta có thực sự muốn học được gì từ chúng hay không.

——
P/S: Bài viết này được cho là của Bill Gates, ý hay, nên mình dịch nhanh cho cộng đồng đọc và ngẫm nhé! –  Sơn Đặng
Nguyên văn: 
Bill Gate’s views on the CVirus….

What is the Corona/ Covid-19 Virus Really Teaching us?

I’m a strong believer that there is a spiritual purpose behind everything that happens, whether that is what we perceive as being good or being bad.
As I meditate upon this, I want to share with you what I feel the Corona/ Covid-19 virus is really doing to us:
– It is reminding us that we are all equal, regardless of our culture, religion, occupation, financial situation or how famous we are. This disease treats us all equally, perhaps we should to. If you don’t believe me, just ask Tom Hanks.
– It is reminding us that we are all connected and something that affects one person has an effect on another. It is reminding us that the false borders that we have put up have little value as this virus does not need a passport. It is reminding us, by oppressing us for a short time, of those in this world whose whole life is spent in oppression.
– It is reminding us of how precious our health is and how we have moved to neglect it through eating nutrient poor manufactured food and drinking water that is contaminated with chemicals upon chemicals. If we don’t look after our health, we will, of course, get sick.
– It is reminding us of the shortness of life and of what is most important for us to do, which is to help each other, especially those who are old or sick. Our purpose is not to buy toilet roll.
– It is reminding us of how materialistic our society has become and how, when in times of difficulty, we remember that it’s the essentials that we need (food, water, medicine) as opposed to the luxuries that we sometimes unnecessarily give value to.
– It is reminding us of how important our family and home life is and how much we have neglected this. It is forcing us back into our houses so we can rebuild them into our home and to strengthen our family unit.
– It is reminding us that our true work is not our job, that is what we do, not what we were created to do. Our true work is to look after each other, to protect each other and to be of benefit to one another.
– It is reminding us to keep our egos in check. It is reminding us that no matter how great we think we are or how great others think we are, a virus can bring our world to a standstill.
– It is reminding us that the power of freewill is in our hands. We can choose to cooperate and help each other, to share, to give, to help and to support each other or we can choose to be selfish, to hoard, to look after only our self. Indeed, it is difficulties that bring out our true colors.
– It is reminding us that we can be patient, or we can panic. We can either understand that this type of situation has happened many times before in history and will pass, or we can panic and see it as the end of the world and, consequently, cause ourselves more harm than good.
– It is reminding us that this can either be an end or a new beginning. This can be a time of reflection and understanding, where we learn from our mistakes, or it can be the start of a cycle which will continue until we finally learn the lesson we are meant to.
– It is reminding us that this Earth is sick. It is reminding us that we need to look at the rate of deforestation just as urgently as we look at the speed at which toilet rolls are disappearing off of shelves. We are sick because our home is sick.
– It is reminding us that after every difficulty, there is always ease. Life is cyclical, and this is just a phase in this great cycle. We do not need to panic; this too shall pass.
Whereas many see the Corona/ Covid-19 virus as a great disaster, I prefer to see it as a great corrector. It is sent to remind us of the important lessons that we seem to have forgotten and it is up to us if we will learn them or not.
https://sentrangusa.com/2020/03/23/bill-gates-thong-diep-sau-sac-cua-bil-gate-ve-vi-rut-corona/




17. Cô Vy và bài toán sản xuất - xuất khẩu gạo ở Việt Nam










Thách thức tự cường lương nông


24/03/2020 09:16 GMT+7


TTO - Những ngày qua, Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam. Một thị trường lương thực lớn như Trung Quốc mà tăng mua gạo của ta là điều đáng suy nghĩ.

Và nữa, nhiều người ở khắp các nước đổ về các cửa hàng, siêu thị "hốt" sạch mọi loại thực phẩm, để lại quầy kệ trống trơn giữa dịch COVID-19... Chứng kiến những điều này mới thấy vai trò rất quan trọng của an ninh lương thực.
Tại hội nghị mới đây về an ninh lương thực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc "không có lương thực là trả giá, đừng có coi thường hay chủ quan", nhất là trong bối cảnh an ninh lương thực của Việt Nam hiện chỉ xếp 55/113 quốc gia. 
Cha ông cũng đã rút ruột dặn dò: phi nông bất ổn. Ngay cả khi Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hơn 6 triệu tấn/năm, thu về hàng tỉ ngoại tệ, việc phải có đủ nguồn cung lương thực cùng một hệ thống phân phối đảm bảo vận hành thông suốt, đáp ứng bất kể lúc nào trong tình hình đại dịch COVID-19 lan tràn khắp thế giới hiện nay càng trở nên cấp thiết.
Việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, áp lực hội nhập quốc tế, bảo hộ mậu dịch gia tăng đã khiến an ninh lương thực không đơn thuần chỉ là đảm bảo kinh tế mà còn là đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo nguồn cung cũng như khả năng tiếp cận của người dân về vấn đề lương thực trong mọi tình huống. 
Đó chính là lý do để người đứng đầu Chính phủ thừa nhận "sẽ có sai lầm trong chỉ đạo" nếu để nguồn cung lương thực bị hụt đi cục bộ, hệ thống phân phối bị "nghẽn mạch", Nhà nước giữ vai trò điều tiết thị trường nhưng lại đứng ngoài cuộc.
Tự cường lương nông để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống ngày càng trở nên khó khăn hơn khi tốc độ đô thị hóa vẫn tăng chóng mặt, thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất cho sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa quy mô lớn chưa được tháo gỡ quyết liệt. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp. 
Tổn thất sau thu hoạch còn cao vì ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vẫn "xa lạ". Chưa kể chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân chưa đủ mạnh, nên họ có xu hướng giữ ruộng làm vật bảo hiểm mặc dù đã ngừng canh tác, hoặc cho thuê ruộng ngắn hạn phi chính thức...
Tuy nhiên, đảm bảo an ninh lương thực ngày nay không thể chỉ xoay quanh việc làm lúa bao nhiêu, diện tích chừng nào là vừa, năng suất tới đâu là đạt kỳ vọng, dù điều này là cần, nhưng thật sự chưa đủ. 
Đã đến lúc cần hướng an ninh lương thực gần hơn với việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới theo thế mạnh của từng vùng, mở rộng cho nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm khác có giá trị cùng phát triển.
Ở đó, các loại gạo "xịn" cỡ ST25 sẽ xuất hiện nhiều hơn nhờ chất lượng giống liên tục được cải tiến, lai tạo mới. Sản xuất nông nghiệp và lương thực dần theo sát tín hiệu thị trường để tránh cảnh trúng mùa mất giá triền miên. 
Thương hiệu riêng của từng loại thực phẩm được chú trọng xây dựng, cùng với nó là một hệ thống phân phối liên thông, vững chắc theo quy trình sản xuất chuỗi mà thế giới đang ứng dụng.
Có vậy, mục tiêu kéo khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn hẹp hơn nữa so với mức 1,8 lần như hiện nay mà Chính phủ hướng đến mới sớm thành hiện thực, và lời Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường hứa nâng gấp đôi thu nhập cho nông dân mới thành thực tế.
Việt Nam giữ sản lượng 22 triệu tấn gạoViệt Nam giữ sản lượng 22 triệu tấn gạo
TTO - 'Khi Hà Nội xảy ra tình trạng thiếu lương thực cục bộ do COVID-19, nếu các công ty lương thực của Nhà nước không có nguồn, mở cửa bán lương thực đến 23h đêm cho dân thì làm sao bảo đảm an dân được'.

TRẦN VŨ NGHI
https://tuoitre.vn/thach-thuc-tu-cuong-luong-nong-20200324090257372.htm




Tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24-3
Trung Chánh
Thứ Ba,  24/3/2020, 17:14 

(TBKTSG Online) – Tổng cục Hải quan vừa có công điện hỏa tốc gửi Cục hải quan các địa phương và một số đơn đơn liên quan yêu cầu tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với những lo hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24-3.


Tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24-3. Trong ảnh là nhân công chuyển gạo vào kho tại chợ lương thực Bà Đắc (Tiền Giang). Ảnh: Trung Chánh
Trao đổi với TBKTSG Online vào hôm nay (24-3), ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An đã xác nhận thông tin nêu trên.

Theo ông Đức, để đảm bảo vấn đề an toàn an ninh lương thực trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đang bùng phát, cho nên, Tổng cục Hải quan có công điện yêu cầu tạm xuất khẩu gạo.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó cục trưởng Cục hải quan Thành phố Cần Thơ cũng đã xác nhận thông tin nêu trên. “Công điện này yêu cầu tạm ngưng đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo theo kết luận tại cuộc họp mới đây của Chính phủ”, ông cho biết.

Trong khi đó, tại công điện của Tổng cục Hải quan gửi Cục hải quan các địa phương và một số cơ quan liên quan cho biết, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan có yêu cầu:

Đối với Cục Hải quan các tỉnh thành phố, tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lo hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24-3-2020; giải quyết thủ tục thông quan theo quy định đối với các lô hàng xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước 0 giờ ngày 24-3-2020.

Cục quản lý rủi ro thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS: 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu.

Cục hải quan các tỉnh, thành phố, cục điều tra chống buôn lậu chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác đấu tranh, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng gạo các loại qua biên giới và xử lý vi phạm theo quy định.

Liên quan việc tạm dừng xuất khẩu gạo như nêu trên, trao đổi với TBKTSG Online, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, diễn tiến thị trường ra sao còn phải chờ văn bản từ Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu.








Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo

24-03-2020 - 08:12 PM|Kinh tế

(NLĐO)- Bộ Công Thương ngày 24-3 đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP và một số đơn vị trực thuộc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24-3.

Ngày 24-3, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP và một số đơn vị trực thuộc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24-3.
Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo - Ảnh 1.
Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục xuất khẩu gạo - Ảnh: Ngọc Trinh
Theo Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng thực hiện mục b, khoản 2 và một phần mục c, khoản 2 của Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23-3 để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn thực kho thực tế ở các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.
Trước đó, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc về vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo.
Trong công văn do Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành ky đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24-3. Đồng thời, giải quyết thủ tục thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước thời điểm trên.
Tổng cục Hải quan giao giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý rủi ro thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó, Cục Hải quan các tỉnh, TP, Cục Điều tra chống buôn lậu có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác đấu tranh, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng gạo các loại qua biên giới và xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc Tổng cục Hải quan có công văn nêu trên là thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Gạo là một trong số ít mặt hàng không bị tác động bởi dịch Covid-19 khi cả giá trị và sản lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 929.000 tấn, thu về hơn 430 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.
Philippines là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 36% trong tổng kim ngạch, đạt 357.000 tấn, tương đương 155 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng thị trường Iraq trong hai tháng đầu năm 2019 không tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng hai tháng đầu năm 2020, lượng xuất khẩu rất cao 90.000 tấn, tương đương 48 triệu USD.
Malaysia là thị trường nhập gạo Việt Nam lớn thứ ba, tăng 149% về lượng và tăng 128% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 10% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam.
Đáng chú ý là gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.


Minh Chiến






16.



24/03/2020 07:42





TPO - Tại Nga, Điện Kremlin báo cáo số lượng người nhiễm virus coronavirus rất thấp. Tổng thống Vladimir Putin nói rằng đất nước này có COVID-19 nhưng dưới sự kiểm soát. Trong khi đó, các bác sỹ giám sát tổng thống Putin suốt ngày đêm để đảm bảo rằng ông không mắc bệnh.

Nhưng trong khi phần còn lại của thế giới đang bận rộn chống lại sự lây lan của COVID-19, một tài liệu gần đây của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng phương tiện truyền thông Nga đã triển khai một "chiến dịch gây nhiễu thông tin quan trọng" chống lại phương Tây để làm trầm trọng tác động của coronavirus, gây hoang mang và gây mất lòng tin.

Điện Kremlin đã bác bỏ các cáo buộc hôm thứ Tư, nói rằng chúng là vô căn cứ và thiếu ý thức chung, vô trách nhiệm, theo tường thuật của Business Insider.

Tài liệu của EU nói chiến dịch của Nga - đẩy lên mạng các tin tức giả bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Pháp - sử dụng các báo cáo mâu thuẫn, khó hiểu và độc hại để khiến EU khó khăn hơn trong việc truyền đạt phản ứng của mình trước đại dịch.

"Mục đích bao trùm của sự bất đồng Kremlin là làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ở các nước phương Tây ... phù hợp với chiến lược rộng lớn hơn của Kremlin trong nỗ lực lật đổ các xã hội châu Âu", Business Insider dẫn theo tài liệu do bộ phận chính sách đối ngoại thuộc Cơ quan ngoại vụ của EU soạn thảo.

Nina Jankowicz, chuyên gia về thông tin sai lệch tại Trung tâm Wilson (Mỹ) nói rằng thông tin phát ra từ Nga về đại dịch COVID-19 “trông rất giống các chiến dịch làm mất thông tin khác đến từ nước này trong thập kỷ qua”.

Jankowicz nói: "Cả ở châu Âu và ở đây tại Mỹ, chiến lược chiến tranh thông tin của Nga là nắm bắt các mối đe dọa và lo lắng từ trước trong các xã hội và khuếch đại sự ngờ vực trong các tổ chức của chúng tôi. Và đó chính xác là những gì họ đang làm liên quan đến coronavirus. Chúng tôi đã thấy các cáo buộc rằng đây là thứ được tạo ra trong phòng thí nghiệm của Mỹ.

Chúng tôi thấy các báo cáo rằng, bạn biết đấy, Trung Quốc và các quốc gia khác đang làm việc tốt hơn so với Mỹ. Một lần nữa, mọi người đều lo sợ về những gì mọi người lo ngại về những gì sẽ xảy ra với những người thân yêu của họ và cả sự ngờ vực của họ đối với các tổ chức và cách họ xử lý cuộc khủng hoảng này. "
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã đáp trả trước các cáo buộc này. "Đó là một số lời buộc tội vô căn cứ. Trên thực tế, nỗi ám ảnh về người Nga này tưởng chừng sẽ mờ dần trong tình hình hiện tại, nhưng hóa ra không hề", ông Peskov được Tass dẫn lời.









15.



23/03/2020

Thượng tướng Trì Hạo Điền Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trúc Đông Quân dịch và giới thiệu

Cách đây chừng hơn chục năm, trên các trang mạng xã hội đã lưu hành bài viết này, được giới thiệu là bài phát biểu của Thượng tướng Trì Hạo Điền, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bài viết khá dài có nhiều viện dẫn rắc rối, nhưng ý tứ rất logic, chứng minh rằng Hán tộc là dân tộc thượng đẳng nhất thế giới. Dân tộc ấy xứng đáng làm bá chủ thế giới thay cho người Mỹ, và một cuộc chiến tranh để huỷ diệt người Mỹ dứt khoát phải xảy ra trong tương lai. Cuộc chiến tranh ấy phải là một cuộc chiến tranh rất mới, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Đó là cuộc chiến tranh sinh học. Cuộc chiến tranh ấy có thể tiêu diệt một nửa dân số Mỹ và có thể cả mấy trăm triệu dân Tàu, nhưng Tàu Cộng chắc chắn sẽ nắm chắc địa vị thống trị thế giới và đưa dân Tàu sống trên các vùng đất thuộc địa mà họ đáng được sống.
Bản dịch và giới thiệu tiếng Việt là của dịch giả Trúc Đông Quân, được đăng trên mạng điện tử www.peacehall.com và www.boxun.com ngày 23 tháng 4 năm 2005 và rải rác trên nhiều trang mạng xã hội khác. Bản dịch này được sưu tầm từ nguồn mang tên “Nhà báo Việt Thường”:http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/10/dien-van-cua-tri-hao-ien-tau-xam-lang.html.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn  Nhà báo Việt Thường.
Trong quá trình chuẩn bị đưa bài viết lên mạng, chúng tôi chia bài viết thành một số phần, đặt tên các phần để bạn đọc tiện theo dõi, nhưng không làm thay đổi nội dung bài viết.
Nạn đại dịch virus Vũ Hán đang diễn ra rất nghiêm trọng trên thế giới hiện nay phải chăng nằm trong toan tính mà Thượng tướng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trì Hạo Điền đã tuyên bố không úp mở trước công luận từ hơn một thập niên trước đây?
Vũ Cao Đàm
***
Một khuôn mặt xứng đáng thích dấu bôi vôi để toàn thế giới cảnh giác. Những lời phát biểu hung hăng của viên tướng hiếu chiến này vào năm 2010 hoàn toàn tương ứng với nạn dịch Virus Trung Quốc (Chinese Virus) đang lây lan trên toàn cầu hôm nay.
这是应该用石灰标记的脸,以使整个世界保持警惕。 这位将军在2010年的大胆好战言论与当今在全球蔓延的中国病毒流行病非常吻合。
Bạn đọc có thể tra cứu bản gốc bài phát biểu hung hăng của viên tướng hiếu chiến Trì Hạo Điền (迟浩田) do Bauxite Việt Nam sưu tầm trong đường link sau đây: https://bbs.aboluowang.com/thread-27164-1-1.html

Các đồng chí,
Ngày hôm nay tôi rất phấn khởi, bởi vì cuộc thăm dò ý kiến rộng lớn trên mạng điện tử Sina.com đã được thực hiện, cho thấy là thế hệ kế tiếp của chúng ta đầy hứa hẹn và chính nghĩa của đảng chúng ta sẽ được tiếp tục tiến hành. Trong việc trả lời cho câu hỏi “Chúng ta sẽ bắn vào những phụ nữ, trẻ em và tù nhân chiến tranh”, hơn 80% người trả lời rất tích cực, vượt quá những sự kỳ vọng của chúng ta (1).
Hôm nay tôi muốn tập trung vào lý do tại sao chúng ta yêu cầu Sina.com mở cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử này trong dân chúng ta. Bài nói chuyện hôm nay của tôi là phần tiếp nối của bài phát biểu kỳ trước của tôi (2), lúc đó tôi bắt đầu bằng một sự thảo luận về vấn đề “ba hòn đảo” (3), nhắc lại rằng 20 năm của khúc nhạc bình dị “hoà bình và phát triển” đã tới hồi chấm dứt, và kết luận rằng hiện đại hóa dưới sự yểm trợ của quân sự là chọn lựa duy nhất của nước Tàu trong bước kế tiếp. Tôi cũng nhắc nhở rằng chúng ta có quyền lợi sinh tử tại hải ngoại. Hôm nay, tôi sẽ nói chi tiết hơn vào hai vấn đề này.
Vấn đề trọng tâm của cuộc thăm dò ý kiến này là xem coi một người nào đó có nên bắn vào những phụ nữ, trẻ em và tù nhân chiến tranh, nhưng ý nghĩa thực sự của nó vượt qua cả nội dung của câu hỏi. Bề ngoài, chủ đích của chúng ta chính là đoán thử xem người Tàu có thái độ gì đối với chiến tranh: Nếu các người lính tương lai này không ngần ngại bắn giết ngay cả những người thường dân, thì theo lẽ tự nhiên, họ sẽ sẵn sàng gấp đôi và tàn ác gấp đôi khi giết những binh sĩ địch. Vì vậy, sự trả lời cho câu hỏi thăm dò ý kiến có thể phản ánh thái độ tổng quát của dân chúng về chiến tranh.
Tuy vậy, thực ra đây không phải là ý định chân thực của chúng ta. Mục đích của bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng trong việc thực hiện cuộc thăm dò ý kiến này là để tìm hiểu những suy nghĩ của dân chúng. Chúng ta đã muốn biết: Nếu công cuộc phát triển toàn cầu của nước Tàu sẽ cần thiết tạo ra những cái chết hàng loạt trong những nước thù địch thì dân chúng ta có yểm trợ tình huống này hay không ? Dân chúng sẽ ủng hộ hay chống đối lại việc này ?
Như mọi người đều biết, tư tưởng chính yếu của đồng chí Ðặng Tiểu Bình (4) là “Phát triển là sự thật hiển nhiên”. Và đồng chí Hồ Cẩm Ðào (5) cũng đã chỉ ra bằng cách lập đi lập lại và đồng tình rằng “sự phát triển là ưu tiên hàng đầu của chúng ta” mà không được lãng quên ngay trong một lúc. Nhưng có nhiều đồng chí có khuynh hướng hiểu chữ “phát triển” trong nghĩa hạn hẹp của nó, cho là nó chỉ giới hạn trong vấn đề phát triển nội địa. Quả thực là “việc phát triển” của chúng ta nói tới sự phục hưng mạnh mẽ của nước Tàu, mà dĩ nhiên không giới hạn trong vùng đất chúng ta đang có nhưng còn bao gồm cả toàn thế giới nữa.
Tại sao chúng ta lại làm như vậy ?
Cả hai đồng chí Lưu Hứa Quỳnh (6), một người là lãnh đạo của thế hệ già trong đảng chúng ta và đồng chí Hà Tân (7), một chiến lược gia trẻ tuổi trong đảng, đã nhấn mạnh lý thuyết về sự dịch chuyển của trung tâm văn minh thế giới. Khẩu hiệu của chúng ta “phục sinh nước Tàu” dựa trên cách suy nghĩ căn bản của ý tưởng này. Các bạn có thể nhìn vào các báo chí và tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua hay vô mạng điện tử để nghiên cứu hầu tìm ra ai là người đầu tiên đưa ra khẩu hiệu phục sinh đất nước. Ðó chính là đồng chí Hà Tân. Các bạn có biết ai là Hà Tân không ? Ông ta có thể trông hung hăng và thô lỗ khi ông ta nói chuyện trước công chúng, với hai tay áo và ống quấn xắn lên, nhưng viễn kiến lịch sử của ông ta là cả một kho tàng mà đảng chúng ta nên nuôi nấng, ấp ủ.
Trong việc thảo luận đề tài này, chúng ta hãy đi từ khởi đầu.
Trung Hoa chứ không phải Đức là dân tộc thượng đẳng
Như mọi người đều biết, theo những quan điểm được tuyên truyền bởi những học giả phương Tây, thì toàn thể nhân loại bắt nguồn từ một bà mẹ ở Phi Châu. Vì vậy, không có chủng tộc nào có thể tự nhận là chủng tộc thượng đẳng. Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu thực hiện bởi hầu hết các học giả Tàu, thì người Tàu khác những chủng tộc khác trên trái đất. Chúng ta không bắt nguồn ở Phi Châu. Thay vào đó, chúng ta bắt nguồn cách độc lập ở nước Tàu. Người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Ðiếm mà chúng ta thân thuộc, tiêu biểu cho một gia đoạn tiến hóa của tổ tiên chúng ta. “Chương trình tìm kiếm những nguồn gốc của nền văn minh Tàu” hiện đang thực hiện trong nước chúng ta nhắm vào cuộc nghiên cứu bao hàm toàn diện và có hệ thống hơn, về nguồn gốc, tiến trình và sự phát triển của nền văn minh cổ đại Tàu. Chúng ta thường nói, “nền văn minh Tàu đã có một lịch sử năm ngàn năm”. Nhưng bây giờ, nhiều nhà chuyên môn tham dự trong cuộc nghiên cứu trong nhiều lãnh vực bao gồm khảo cổ học, văn hóa các dân tộc, và văn hóa khu vực đã đi tới sự đồng thuận là những khám phá mới như di chỉ văn hóa Hồng Sơn ở Ðông Bắc, văn hóa Liangzhu ở tỉnh Triết Giang, những tàn tích Kim Sa Giang ở tỉnh Tứ Xuyên, và điạ điểm văn hóa của Đế Thuấn ở Hồ Nam tất cả là bằng chứng đầy thuyết phục của sự tồn tại nền văn minh ban đầu của nước Tàu, và họ chứng minh rằng riêng chỉ lịch sử nông nghiệp trồng lúa của nước Tàu có thể truy nguồn xa từ 8,000 tới 10,000 năm. Cái này phản bác lại ý tưởng của “năm ngàn năm văn minh của người Tàu” Vì vậy, chúng ta có thể quả quyết rằng chúng ta là sản phẩm của những cội rễ có văn hóa hơn một triệu năm, văn minh và tiến bộ hơn mười ngàn năm, một quốc gia cổ đại gồm năm ngàn năm, và là một thực thể người Tàu riêng biệt gồm hai ngàn năm. Ðây là nước Tàu mà tự gọi mình “con cháu của Yan và Huang”, nước Tàu mà chúng ta hãnh diện. Hitler của nước Ðức đã từng có lần khoác lác rằng chủng tộc Ðức là chủng tộc siêu đẳng trên trái đất, nhưng sự thực đất nước của chúng ta còn siêu đẳng hơn Ðức.

Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng ta, dân chúng ta đã dàn trải qua suốt tới Châu Mỹ và những vùng dọc theo vành đai Thái Bình Dương, và họ trở thành người Da Ðỏ tại Mỹ Châu và những nhóm chủng tộc Ðông Á ở Nam Thái Bình Dương.
Tất cả chúng ta biết điều đó dựa vào những bằng chứng về sự siêu việt của nước chúng ta, trong thời thịnh đạt, lớn mạnh của nhà Ðường nền văn minh của chúng ta nhất thế giới. Chúng ta đã là trung tâm văn minh của thế giới, và không có nền văn minh khác trên thế giới có thể so sánh với nền văn minh của chúng ta. Sau này, bởi vì sự tự mãn của chúng ta, vì đầu óc hạn hẹp, và tự đóng cửa của nước ta, chúng ta đã bị vượt qua bởi nền văn minh Tây Phương, và trung tâm của thế giới đã bị dịch chuyển sang phía Tây.
Trung tâm văn minh của thế giới sẽ dịch chuyển trở lại Trung Hoa vào thế kỷ 21
Trong việc xem xét lại lịch sử, có thể có người hỏi: Trung tâm văn minh của thế giới sẽ dịch chuyển trở lại nước Tàu chăng ?
Ðồng chí Hà Tân đưa câu hỏi này vào trong bản báo cáo của ông ta gửi tới Ủy Ban Trung Ương năm 1988: Nếu sự kiện là trung tâm lãnh đạo của thế giới đã nằm ở Âu Châu vào thế kỷ thứ 18, và sau này dịch chuyển tới Hoà Kỳ trong giữa thế kỷ 20, rồi thì trong thế kỷ 21 này, trung tâm lãnh đạo của thế giới sẽ dịch chuyển tới phía Ðông của hành tinh chúng ta. Và, “phía Ðông ” dĩ nhiên chính là ám chỉ tới nước Tàu.
Quả thực, đồng chí Lưu Hứa Quỳnh đã đưa ra những quan điểm tương tự trong đầu thập niên 1980. Dựa trên một sự phân tích lịch sử, ông ta đã chỉ ra là trung tâm của văn minh thế giới đang dịch chuyển. Nó đã dịch chuyển từ Phương Ðông tới Tây Âu và sau này là tới Hoa Kỳ; bây giờ nó đang dịch chuyển trở lại tới Phương Ðông. Vì vậy, nếu chúng ta nói tới thế kỷ 19 là thế kỷ của nước Anh, và thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoa Kỳ, thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nước Tàu.
Thông hiểu tận tình định luật lịch sử này và để chuẩn bị chào đón sự xuất hiện của thế kỷ của nước Tàu chính là sứ mạng lịch sử của đảng chúng ta. Như mọi người chúng ta biết, vào cuối thế kỷ vừa qua, chúng ta đã xây dựng bàn thờ cho thế kỷ của nước Tàu ở Bắc Kinh. Vào ngay lúc tân thiên niên kỷ đang đến, bộ phận lãnh đạo tập thể của Ủy Ban Trung Ương Ðảng đã tập hợp ở đó để có một cuộc hội họp lớn, giương cao những ngọn đuốc của Chu Khẩu Ðiếm, để tự mình tuyên thệ chuẩn bị chào đón sự khởi đầu của thế kỷ nước Tàu. Chúng ta đang làm việc này để tuân theo định luật của lịch sử và khơi mào cho sự thực thi thế kỷ của nước Tàu như là mục đích của những nỗ lực của đảng ta.
Sau đó, trong báo cáo chính trị của Quốc Hội Toàn Quốc lần thứ 16 của đảng, chúng ta đã xác minh rằng sự phục sinh đất nước là đối tượng lớn lao của chúng ta và chỉ ra rõ ràng trong hiến pháp mới của đảng ta rằng đảng chúng ta là người tiền phong của nhân dân Tàu. Tất cả những bước này đã đánh dấu một sự phát triển chính yếu trong chủ nghĩa Mác-Xít. phản ảnh sự can đảm và khôn ngoan của đảng ta. Như tất cả chúng ta biết, Mác và những người theo Mác đã không bao giờ giao cho bất cứ đảng cộng sản nào làm một người tiền phong của một lớp người nào đó; Mác cũng không nói rằng sự phục sinh đất nước có thể dùng như là một khẩu hiệu của một đảng cộng sản. Ngay đến đồng chí Mao Trạch Ðông, một người anh hùng quốc gia đầy can đảm, cũng chỉ giơ cao ngọn cờ “cuộc cách mạng vô sản toàn cầu”, ngay cả đồng chí ấy đã không có can đảm để cho quảng bá công khai mạnh mẽ nhất khẩu hiệu phục sinh đất nước.
Chúng ta phải chào đón sự xuất hiện của thế kỷ nước Tàu bằng cách giơ cao ngọn cờ phục sinh đất nước. Chúng ta phải chiến đấu cho việc phục sinh của thế kỷ nước Tàu ra sao ? Chúng ta phải mượn những kinh nghiệm quý báu trong lịch sử nhân loại bằng cách lợi dụng những thành quả nổi bật của văn minh nhân loại và rút ra những bài học từ những cái đã xảy ra cho những nhóm dân tộc khác.
Những bài học này bao gồm sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và Ðông Âu, cũng như sự thất trận của Ðức và Nhật Bản trong quá khứ. Mới đây đã có nhiều sự thảo luận về những bài học của sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở cựu Liên Xô và các nước Ðông Âu, vì vậy, tôi sẽ không nhắc chúng ở đây. Hôm nay, tôi muốn nói về những bài học của Ðức và Nhật Bản.
Như tất cả chúng ta biết, Ðức Quốc Xã cũng đã đặt nhiều quan tâm tới chuyện giáo dục dân chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ðảng Quốc Xã và chính quyền đã tổ chức và thiết lập nhiều cơ quan giáo dục và tuyên truyền như “Nha Hướng Dẫn Tuyên Truyền Quốc Gia”, “Bộ Tuyên Truyền và Giáo Dục Quốc Gia”, “Nha Giám Sát về Giáo Dục và Nghiên Cứu Quan Ðiểm Thế Giới”, và “Văn Phòng Thông Tin”, tất cả nhắm vào việc thẩm thấu vô đầu óc dân chúng, từ tiểu học tới đại học ý tưởng rằng dân tộc Ðức là những người siêu đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mạng lịch sử của dòng giống Arian là sẽ trở thành “những chúa tể của trái đất ”, rằng “cai trị khắp thế giới ”. Lúc đó, người Ðức đã đoàn kết nhiều hơn chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, người Ðức đã bị đánh bại cách vô cùng nhục nhã, cùng với đồng minh của nó là Nhật Bản. Tại sao ? Chúng ta đã đi tới vài kết luận tại những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị, trong đó chúng ta đã tìm kiếm những định luật điều khiển những sự thăng trầm của những nước hùng cường, và cố gắng phân tích sự phát triển nhanh lẹ của Ðức và Nhật Bản. Khi chúng ta đã quyết định phục sinh nước Tàu đặt trên khuôn mẫu của nước Ðức, chúng ta không được lập lại những lỗi lầm họ đã mắc phải.
Ðặc biệt, sau đây là những nguyên nhân cơ bản khiến họ bị thất trận: Trước hết, họ đã có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, trong khi đó họ đã lại không tuân thủ nguyên tắc loại bỏ những kẻ thù cùng một lúc; kế đến, họ đã quá hăng tiết, thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì cần thiết để đạt những thành qủa lớn lao; thứ ba, khi tới lúc cần tàn ác thì họ lại trở thành quá mềm yếu. Vì vậy tạo ra những khó khăn rắc rối mà sau này tái xuất hiện cho họ.
Chúng ta hãy giả thiết là vào lúc đó Ðức và Nhật đã có thể giữ cho Hoa Kỳ trung lập và đã đánh một cuộc chiến kéo dài từng bước một trên mặt trận ở Liên Xô. Nếu họ đã thi hành kế sách này, đã kéo dài được thời gian để tiến triển việc nghiên cứu, ngay cả thành công trong việc đạt được kỹ thuật vũ khí nguyên tử và hỏa tiển, và rồi dùng chúng để bất ngờ phóng ra những cuộc tấn công chống lại Hoa Kỳ và Liên Xô, thì Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ không thể tự bảo vệ mình được và sẽ phải đầu hàng. Ðặc biệt Nước Nhật nhỏ bé, đã mắc một sai lầm quá cỡ khi phóng ra cuộc tấn công vụng trộm vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này đã không đánh được những phần quan trọng của Hoa Kỳ. Thay vì vậy, nó kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến, vào hàng ngũ những kẻ đào mồ chôn Ðức Quốc Xã và Nhật.
Dĩ nhiên, nếu họ đã không tự gây ra ba lỗi lầm này và chiến thắng cuộc chiến, lịch sử đã được viết theo một cách khác. Nếu là như vậy, nước Tàu sẽ không ở trong tay chúng ta. Nhật Bản có lẽ đã di chuyển thủ đô của họ tới nước Tàu và cai trị khắp nước Tàu. Sau đó, nước Tàu và khắp Á Châu dưới sự cai trị của của Nhật sẽ thực thi đầy đủ sự khôn ngoan của Phương Ðông, sẽ chiếm Phương Tây đang cai trị bởi Ðức và sẽ thống nhất toàn thế giới. Dĩ nhiên, giả thiết này không có thực. Thôi không lạc đề thêm nữa.
Như thế, lý do cơ bản cho những sự thất trận của Ðức và Nhật là do lịch sử đã không đặt để họ là những “chúa tể của trái đất ”, xét cho cùng ra, vì họ là như vậy, họ không phải là chủng tộc siêu đẳng nhất.
Bề ngoài, khi so sánh, nước Tàu ngày nay có sự tương đồng đáng kinh sợ như là Ðức xưa kia. Cả hai đều coi mình là những chủng tộc siêu đẳng nhất; cả hai có một lịch sử bị bóc lột bởi những thế lực ngoại quốc, vì vậy muốn báo thù; cả hai có truyền thống tôn thờ giới lãnh đạo của mình; cả hai cảm thấy là họ thiếu trầm trọng không gian sinh sống; cả hai giơ cao hai ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và xã hội và tự nhận mình như là “xã hội chủ nghĩa có tinh thần dân tộc”; cả hai tôn thờ “một nước, một đảng, một lãnh tụ, và một học thuyết”.
Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự làm một sự so sánh giữa Ðức và Tàu, thì như đồng chí Giang Trạch Dân nhận xét, Ðức chỉ là “những đứa trẻ con” – quá tầm thường để được so sánh. Dân số của Ðức lớn bao nhiêu ? Lãnh thổ Ðức to lớn ra sao ? Và lịch sử của Ðức dài được bao lâu ? Chúng ta đã loại bỏ tám triệu quân Quốc Dân Ðảng chỉ trong vòng 3 năm. Bao nhiêu quân thù mà người Ðức đã giết ? Họ nắm quyền lực chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhiều hơn 12 năm một chút trước khi họ tan biến, trong khi chúng ta vẫn tràn đầy năng lực sau khi cai trị hơn 80 năm. Dĩ nhiên lý thuyết của chúng ta về sự chuyển dịch trung tâm văn minh thế giới thâm sâu hơn lý thuyết “các chúa tể trái đất” của Hitler. Nền văn minh của chúng ta thâm sâu và rộng lớn đã xác định rõ ràng chúng ta khôn ngoan hơn họ nhiều.
Người Tàu của chúng ta khôn ngoan hơn người Ðức bởi vì, một cách cơ bản, chủng tộc chúng ta siêu việt hơn chủng tộc của họ. Thành ra, chúng ta có một lịch sử lâu dài hơn, nhiều người hơn, diện tích đất đai lớn hơn. Trên nền tảng này, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta hai di sản chính yếu, đó là thuyết vô thần và sự thống nhất lớn lao. Chính Khổng Tử, người khai sáng văn hóa nước Tàu chúng ta, người cho chúng ta những di sản kế thừa này.
Hai di sản này xác định rằng chúng ta có một khả năng mạnh mẽ hơn để sinh tồn so với Phương Tây. Ðó là lý do tại sao chủng tộc Tàu đã có thể thịnh vượng lâu dài. Cho dù thiên tai khốc liệt do thiên nhiên, do nhân tạo và những tai ương của đất nước ra sao, số mạng của chúng ta là “không bị đè bởi trời, chôn bởi đất”. Ðây là lợi thế của chúng ta.
Hãy lấy việc ứng phó với chiến tranh là một thí dụ. Lý do mà Hoa Kỳ tồn tại tới ngày hôm nay là do Hoa Kỳ chưa bao giờ nhìn thấy chiến tranh trên nội địa nước mình. Một khi các kẻ thù của Hoa Kỳ nhắm vào nội địa Hoa Kỳ, trước khi quốc hội Hoa Kỳ làm xong cuộc tranh luận và giao quyền cho tổng thống khai chiến, thì kẻ thù của Hoa Kỳ đã tiến tới thủ đô Washington rồi. Nhưng đối với chúng ta, chúng ta không phí phạm thời gian vào những trò trẻ con này. Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình đã từng nói “bộ phận lãnh đạo của đảng lập tức ra những quyết định. Một khi quyết định đã được đưa ra, nó lập tức được thi hành. Không có phí phạm thời gian vào những việc vụn vặt như tại các nước tư bản. Ðây là lợi thế của chúng ta”. Chế độ trung ương tập quyền dân chủ được xây dựng trên truyền thống thống nhất vĩ đại. Mặc dù Ðức Quốc Xã cũng đã nhấn mạnh vào chế độ trung ương tập quyền ở tầng cao cấp, họ chỉ tập trung vào quyền lực của những người điều hành đất nước, nhưng bỏ quên sự lãnh đạo tập thể của nhóm trung ương. Ðó là lý do tại sao Hitler bị phản bội bởi nhiều người vào lúc cuối đời của ông ta, tạo ra sự suy yếu cơ bản khiến Ðức Quốc Xã mất khả năng chiến đấu.
Cái làm chúng ta khác với Ðức là chúng ta hoàn toàn vô thần, trong khi Ðức chính yếu là một nước Công Giáo và Tin Lành. Hitler chỉ là nửa vô thần. Mặc dù Hitler cũng tin tưởng rằng những công dân bình thường có sự thông minh thấp, vì vậy những nhà lãnh đạo phải làm những quyết định, và mặc dầu dân Ðức tôn thờ Hitler lúc đó, nhưng dân Ðức đã không có truyền thống tôn thờ những nhà hiền nhân trên một căn bản rộng rãi. Xã hội Tàu chúng ta luôn luôn tôn thờ các nhà hiền triết là bởi vì chúng ta không tôn thờ bất cứ thần linh nào. Một khi tôn thờ một thần linh, bạn không thể đồng thời tôn thờ một cá nhân, trừ khi bạn công nhận cá nhân đó như là người đại diện cho vị thần kia, giống như những nước ở Trung Ðông đang làm. Mặt khác, một khi bạn công nhận một cá nhân như là hiền nhân, dĩ nhiên bạn sẽ muốn ông ta là lãnh tụ của bạn, thay vì bạn giám sát và chọn lựa ông ta làm lãnh tụ. Ðây là nền tảng của thể chế trung ương tập quyền dân chủ của chúng ta.
Tóm lại, chỉ có nước Tàu, chứ không phải nước Ðức là lực lượng đáng tin tưởng trong công cuộc chống lại hệ thống dân chủ đặt nền tảng trên sinh hoạt nghị trường. Sự độc tài của Hitler ở Ðức có lẽ không gì ngoài sai lầm thoáng qua của lịch sử.
Có lẽ bây giờ bạn đã hiểu tại sao chúng ta đã vừa quyết định quảng bá thêm cho chủ nghĩa vô thần. Nếu chúng ta để cho thần học Phương Tây vào nước Tàu và làm tâm hồn chúng ta trống vắng, nếu chúng ta để tất cả người Tàu lắng nghe lời Chúa và theo Chúa thì ai sẽ vâng phục, lắng nghe chúng ta và theo chúng ta ? Nếu những dân bình thường không tin đồng chí Hồ Cẩm Ðào là một người lãnh đạo có khả năng, rồi thách thức quyền lực của đồng chí ấy và muốn giám sát đồng chí, nếu các tín đồ tôn giáo trong xã hội chúng ta đặt câu hỏi tại sao chúng ta là Thượng Ðế lãnh đạo trong các nhà thờ, thì thử hỏi đảng chúng ta có thể tiếp tục lãnh đạo nước Tàu được không ?
Giấc mộng của nước Ðức là trở thành “chúa tể của trái đất” đã bị thất bại, bởi vì trên hết, lịch sử đã không trao tặng sứ mạng vĩ đại này cho họ. Nhưng ba bài học kinh nghiệm của nước Ðức là những thứ chúng ta phải ghi nhớ trong khi chúng ta hoàn tất sứ mạng lịch sử của chúng ta và phục sinh nòi giống chúng ta. Ba bài học đó là: Giữ chặt khoảng không gian sinh sống của đất nước, giữ chặt sự kiểm soát của đảng trên toàn đất nước, và giữ chặt đường lối tổng quát nhắm vào việc trở thành “người chúa tể của trái đất ”.
Đưa Tàu Cộng trở thành chúa tể trái đất
Kế, tôi muốn trình bày ba vấn đề liên quan chủ đề này.
Vấn đề thứ nhất là khoảng không gian sinh sống. Ðây là sự tập trung to lớn nhất của công cuộc phục sinh nòi giống Tàu. Trong bài diễn văn mới đây của tôi, tôi đã nói rằng cuộc chiến đấu về những tài nguyên sinh sống cơ bản (bao gồm cả đất đai và đại dương) là nguyên nhân chính yếu lớn lao gây ra các cuộc chiến tranh trong lịch sử. Ðiều này có thể thay đổi trong thời đại tin học, nhưng không thay đổi một cách cơ bản. Nguồn tài nguyên tính theo mỗi đầu người của chúng ta kém hơn nhiều so với nước Ðức thời Quốc Xã. Thêm nữa, sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm vừa qua đã có một tác động tiêu cực, và khí hậu đang thay đổi mau chóng theo hướng tệ hại. Nguồn tài nguyên của chúng ta chỉ cung cấp được trong ngắn hạn. Môi sinh bị ô nhiễm tệ hại, đặc biệt là đất đai, nước và không khí. Chúng ta không chỉ có khả năng chống đỡ mà còn có thể phát triển giống nòi, nhưng cho dù giống nòi ta vẫn sinh tồn thì nó vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, tới một mức độ còn lớn lao hơn dân Ðức hồi đó.
Bất cứ ai đã từng ở các nước Tây Phương đều biết là khoảng không gian sinh sống của họ tốt đẹp hơn của chúng ta. Họ có những cánh rừng dọc theo các xa lộ, trong khi chúng ta hầu như không có bất cứ cây cối nào dọc các con đường. Bầu trời của họ thường xanh với những đám mây trắng, trong khi bầu trời chúng ta bị bao phủ với một lớp bụi đen mù mịt.
Nước uống từ vòi của họ sạch sẽ đủ để uống, trong khi ngay cả nước dưới lòng đất của chúng ta cũng bị ô nhiễm đến độ ta không dùng chúng được nếu không được lọc sạch. Họ có ít người hơn trên đường phố, và hai hay ba người có thể cư ngụ một căn dân cư nhỏ; trái lại, đường xá chúng ta luôn luôn lúc nhúc người, và dăm bảy người chia nhau một căn phòng.
Cách đây nhiều năm, có một quyển sách mang tựa đề Họa Da Vàng, trong đó tác giả nói rằng vì chúng ta chạy theo lối tiêu thụ của người Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên có giới hạn của chúng ta không còn có thể chống đỡ được dân số và xã hội ta bị sụp đổ, một khi chúng ta đạt tới dân số 1 tỷ 300 triệu. Bây giờ dân số chúng ta đã vượt qua con số giới hạn này, và chúng ta đang lệ thuộc vào nhập cảng để chống đỡ cho sự tiêu thụ của đất nước. Không phải chúng ta không quan tâm tới vấn đề này. Bộ Tài nguyên Ðất đai đã chú trọng tới chuyện này.
Nhưng danh từ “khoảng không gian sinh sống” quá liên hệ gần gũi với Ðức Quốc Xã. Lý do chúng ta không muốn thảo luận chuyện này quá công khai vì chúng ta muốn tránh không bị Tây Phương xem chúng ta giống như Ðức Quốc Xã, vì điều này có thể củng cố thêm quan điểm xem nước Tàu như là một sự đe dọa. Vì vậy, khi nhấn mạnh lý thuyết mới của đồng chí Hà Tân “Nhân quyền chính là những quyền sinh sống”, chúng ta chỉ nói về “sinh sống”, nhưng không nói về “khoảng không gian” để tránh dùng từ “khoảng không gian sinh sống”. Từ cái nhìn bao quát của lịch sử, lý do mà nước Tàu bị đối diện với vấn đề của không gian sinh sống là vì các nước Tây Phương đã phát triển vượt hơn các nước Ðông Phương. Các nước Tây Phương đã thiết lập các thuộc địa khắp thế giới, thành ra họ một lợi thế về vấn đề không gian sinh sống. Ðể giải quyết chuyện khó khăn này, chúng ta phải dẫn dắt người Tàu chúng ta khỏi nước Tàu để họ có thể phát triển bên ngoài nước Tàu.
Vấn đề thứ hai là sự tập trung của chúng ta vào khả năng lãnh đạo của đảng. Chúng ta thực hiện chuyện này tốt hơn đảng Ðức Quốc Xã. Mặc dù Ðức Quốc Xã trải dài quyền lực tới mọi ngõ ngách của chính quyền nước Ðức, họ đã không chú trọng vào vai trò lãnh đạo tuyệt đối của họ như chúng ta chú trọng. Họ không coi vấn đề điều hành quyền lực của đảng là ưu tiên số một, trong khi chúng ta lại có. Khi đồng chí Mao Trạch Ðông tóm tắt “ba bửu bối” thắng lợi của đảng ta trong việc chinh phục đất nước, đồng chí ấy đã coi “bửu bối” quan trọng nhất là việc phát triển đảng Cộng sản Tàu và làm vững mạnh vai trò lãnh đạo của đảng.
Chúng ta phải tập trung vào hai điểm để củng cố vai trò lãnh đạo và cải tiến khả năng lãnh đạo của chúng ta.
Thứ nhất là quảng bá lý thuyết “Ba Ðại Diện” (8), nhấn mạnh là đảng của chúng ta là đảng tiền phong của nòi giống Tàu, thêm nữa, là người tiền phong của giai cấp vô sản. Trong chốn riêng tư, nhiều người nói “Chúng tôi không bao giờ bầu cho quý vị, cho đảng Cộng sản để đại diện cho chúng tôi. Làm sao quý vị lại tự nhận là đại diện cho chúng tôi ?”. Không cần phải lo âu về chuyện này. Ðồng chí Mao Trạch Ðông đã nói là nếu chúng ta có thể dẫn đưa những đồng minh của chúng ta tới chiến thắng đem lại tư lợi cho họ, họ sẽ yểm trợ chúng ta. Vì vậy, bao lâu chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu, giải quyết sự thiếu thốn khoảng không gian sinh sống, thì dân Tàu sẽ yểm trợ chúng ta. Lúc này đây, chúng ta không phải lo âu về nhãn hiệu “chế độ chuyên chế ” hay “chế độ độc tài ”. Việc chúng ta có thể đại diện cho dân Tàu mãi mãi hay không lệ thuộc vào chuyện chúng ta có thể thành công trong việc dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không.
Ðiểm thứ hai, việc chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu ra khỏi nước Tàu hay không, nó mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất về vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu.
Tại sao tôi lại nói như vậy ?
Mọi người đều biết là nếu không có sự lãnh đạo của đảng ta, nước Tàu sẽ không tồn tại tới ngày nay. Vì vậy, nguyên tắc cao nhất của chúng ta là bảo vệ vai trò lãnh đạo của đảng mãi mãi. Trước ngày mùng 4 tháng 6 (lời người dịch: Ðây là ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn năm 1989) chúng ta đã nhận thấy lờ mờ là bao lâu nền kinh tế của nước Tàu được phát triển, dân chúng sẽ ủng hộ và yêu mến đảng Cộng sản. Vì vậy, chúng ta đã phải dùng nhiều thập niên của thời hòa bình để phát triển kinh tế đất nước. Cho dù chủ nghĩa gì đi nữa, cho dù là một con mèo trắng hay mèo đen, nó là con mèo tốt khi nó có thể phát triển được kinh tế nước Tàu. Nhưng lúc đó, chúng ta không có những tư tưởng rõ ràng là nước Tàu sẽ đối phó ra sao với những tranh chấp quốc tế sau khi kinh tế Tàu được phát triển.
Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình đã nói rằng những chủ đề chính trên thế giới là hòa bình và phát triển. Nhưng cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 đã cho đảng ta một cảnh báo và cho chúng ta một bài học vẫn còn tươi mới. Áp lực của cuộc cách mạng hòa bình của nước Tàu khiến chúng ta tái nhận xét chủ đề chính của thời đại chúng ta. Chúng ta thấy rằng, hai vấn đề này, hòa bình và phát triển không thể giải quyết được cùng một lúc. Các lực lượng chống đối Phương Tây luôn luôn thay đổi thế giới theo các viễn kiến của họ, họ muốn thay đổi nước Tàu và sử dụng cuộc cách mạng hòa bình để lật đổ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ phát triển kinh tế, chúng ta vẫn đối đầu với khả năng mất quyền lãnh đạo.
Cuộc bạo loạn mùng 4 tháng 6 đó gần như đã thành công trong việc chuyển tiếp ôn hòa, nếu không nhờ một số lớn các đồng chí kỳ cựu vẫn còn sống và vào giờ phút sinh tử họ đã loại bỏ Triệu Tử Dương và những người theo ông ta, rồi thì tất cả chúng ta đã bị bắt vào tù. Sau khi chết, chúng ta có lẽ sẽ quá xấu hổ để đi trình diện Mác. Mặc dù chúng ta đã vượt qua sự thử thách ngày mùng 4 tháng 6, nhưng sau khi nhóm các đồng chí lãnh đạo niên trưởng của chúng ta đã qua đời, nếu không có sự kiểm soát của chúng ta, cuộc cách mạng hòa bình có thể vẫn xảy ra cho nước Tàu như nó đã xảy ra tại cựu Liên Xô. Trong năm 1956, Liên Xô đã đè bẹp cuộc nổi dậy của dân Hung Gia Lợi và đánh bại các cuộc tấn công của những kẻ theo chủ nghĩa xét lại là Tito và người của ông ta tại Nam Tư, nhưng Liên Xô đã không chống lại được Gorbachev chừng ba mươi năm sau. Khi các đồng chí niên trưởng tiền phong qua đời, thì quyền lực của đảng Cộng sản Liên Xô đã bị lấy đi bởi cuộc cách mạng hòa bình.
Sau khi cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 bị dẹp tan, chúng ta đã suy nghĩ làm sao để ngăn ngừa nước Tàu không bị cuộc cách mạng hòa bình và làm sao duy trì vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản. Chúng ta đã nghĩ đi nghĩ lại nhưng đã không đưa ra được bất cứ ý kiến hay ho nào, nếu chúng ta không có bất cứ ý kiến hay ho nào, nước Tàu chắc chắn sẽ thay đổi cách hòa bình, và chúng ta sẽ trở thành những tội đồ trong lịch sử. Sau vài suy nghĩ sâu xa, cuối cùng chúng ta đi tới kết luận này: Chỉ bằng cách biến sức mạnh của công cuộc phát triển đất nước của chúng ta thành sức mạnh của một cú đấm hướng ra bên ngoài - chỉ bằng cách dẫn dắt đồng bào chúng ta ra bên ngoài – thì chúng ta mới có thể chiếm được sự ủng hộ và yêu thương của dân Tàu với đảng Cộng sản chúng ta mãi mãi. Ðảng ta sẽ đứng trên vị trí vô địch và dân Tàu sẽ phải lệ thuộc vào đảng Cộng sản ta. Họ mãi mãi sẽ đi theo đảng Cộng sản với con tim, khối óc, như đã được viết trong hai vần thơ mà thường được nhìn thấy ở vùng quê cách đây vài năm: “Hãy nghe lời Mao chủ tịch, hãy đi theo đảng Cộng sản!”. Vì thế, cuộc bạo loạn ngày mùng 4 tháng 6 đã khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải phối hợp việc phát triển kinh tế với việc chuẩn bị chiến tranh và dẫn dắt đồng bào đi ra ngoài thế giới. Vì vậy, kể từ đó, chính sách quốc phòng đã quay 180 độ và từ đó chúng ta tập trung thêm và thêm nữa “phối hợp hòa bình và chiến tranh”. Tất cả sự phát triển kinh tế của chúng ta là để sửa soạn cho nhu cầu của chiến tranh. Bên ngoài, chúng ta vẫn nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế là trọng tâm của chúng ta, nhưng trong thực tế, căn bản của phát triển kinh tế chính là chiến tranh!
Chúng ta đã thực hiện một nỗ lực kinh khủng để xây dựng “kế hoạch Vạn Lý Trường Thành” để xây dựng dọc bờ biển, những vùng biên giới cũng như chung quanh các thành phố cỡ lớn và trung bình một bức Vạn Lý Trường Thành vĩ đại, vững chắc dưới mặt đất mà có thể chịu đựng một cuộc chiến tranh nguyên tử. Chúng ta cũng tích trữ tất cả những vật liệu cần thiết cho chiến tranh.Vì vậy, chúng ta không ngần ngại tham gia Ðệ Tam Thế Chiến, để dẫn dắt đồng bào ta ra bên ngoài và bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng ta. Trong bất cứ tình huống nào, chúng ta, ban Trung Ương Ðảng sẽ không bao giờ rút lui khỏi sân khấu lịch sử! Chúng ta chả thà buộc cả thế giới, hay ngay cả toàn thể địa cầu, chia sẻ cái sống, chết với chúng ta hơn là lùi bước khỏi sân khấu lịch sử !!! Bộ không có một lý thuyết “tù nhân của bom nguyên tử” sao ? Nghĩa là vì vũ khí nguyên tử đã dính chặt vào sự an ninh của toàn thế giới, tất cả sẽ cùng nhau chết nếu cái chết không thể tránh được. Theo quan điểm của tôi, có loại “tù tội” khác và số mạng của đảng ta bị cột chặt với số mạng của toàn thế giới. Nếu chúng ta, đảng Cộng sản Tàu bị tiêu diệt, thì nước Tàu cũng sẽ bị tiêu diệt và toàn thế giới cũng sẽ bị tiêu diệt.
Sứ mạng lịch sử của đảng chúng ta là dẫn dắt đồng bào ra ngoài, nếu chúng ta có viễn kiến, chúng ta sẽ thấy rằng lịch sử đã đưa chúng ta vào con đường này. Trước tiên, lịch sử lâu dài của nước Tàu đã tạo ra dân số lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả người Tàu ở tại nước Tàu lẫn ở hải ngoại. Thứ hai, một khi chúng ta mở các cửa, những tay tư bản tìm kiếm lợi nhuận Tây Phương sẽ đầu tư tiền bạc và kỹ thuật vào nước Tàu để giúp chúng ta phát triển để họ có thể thống lãnh thị trường lớn lao nhất thế giới này. Thứ ba, số lượng to lớn người Tàu hải ngoại của chúng ta giúp chúng ta tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu vốn, kỹ thuật và những kinh nghiệm tiên tiến ngoại quốc để đưa vào nước Tàu. Như vậy, nó bảo đảm rằng chính sách cải cách và mở cửa sẽ đạt những thành quả to lớn. Thứ tư, sự bành trướng kinh tế to lớn của Tàu sẽ chắn chắn dẫn đến sự suy giảm khoảng không gian sinh sống tính theo đầu người của dân Tàu, điều này sẽ khuyến khích nước Tàu nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm khoảng không gian sinh sống mới. Thứ năm, sự bành trướng kinh tế vĩ đại của nước Tàu sẽ chắn chắn dẫn tới sự phát triển đầy ý nghĩa về sức mạnh quân sự của chúng ta, tạo ra những điều kiện cho chúng ta bành trướng ra hải ngoại. Ngay trong thời đại của Napoleon, Tây Phương đã được cảnh báo về khả năng có thể thức giấc của con sư tử đang ngủ là nước Tàu. Bây giờ, con sư tử ngủ đang đứng dậy và tiến vào thế giới, và không ai có thể ngăn chặn nó.
Vấn đề thứ ba là cái gì, mà chúng ta phải chú tâm mạnh mẽ để hoàn thành sứ mạng lịch sử phục hưng đất nước ? Ðó là tập trung mạnh mẽ vào vấn đề “Hoa Kỳ”.
Ðồng chí Mao Trạch Ðông đã dạy chúng ta là chúng ta phải có một sự cương quyết và có chiều hướng chính trị đúng đắn. Chiều hướng chính trị đúng đắn và chính yếu của chúng ta là gì ? Ðó là giải quyết vấn đề Hoa Kỳ.
Cái này có vẻ gây chấn động, nhưng lô-gic của nó thì qủa thiệt rất đơn giản.
Phải giải quyết vấn đề Phương Tây và Hoa Kỳ
Ðồng chí Hà Tân đã đưa thẳng một sự xét đoán rất cơ bản và rất hợp lý. Ông viết trong bản báo cáo gửi tới Ủy Ban Trung Ương là: Sự phục hưng nước Tàu có những sự xung khắc cơ bản với quyền lợi chiến lược của Phương Tây, vì thế chắc chắn Tây Phương sẽ làm mọi thứ có thể làm được để cản trở sự phục hưng này. Vì vậy, chỉ còn cách là đập tan sự ngăn cản này của Tây Phương mà đứng đầu là Mỹ thì nước Tàu mới có thể phát triển và di chuyển ra ngoài thế giới được!
Hoa Kỳ sẽ cho phép chúng ta tiến ra bên ngoài để lấy khoảng không gian sinh sống mới chăng ? Trước tiên, nếu Hoa Kỳ nhất định chặn chúng ta, sẽ khó lòng cho chúng ta làm được bất cứ cái gì có ý nghĩa với Ðài Loan và vài nước chung quanh ta! Kế đến, ngay cả nếu chúng ta có thể chiếm lấy một ít đất của Ðài Loan, Việt Nam. Ấn Ðộ, hay cả Nhật Bản, chúng ta có thể có thêm bao nhiêu khoảng không gian sinh sống ? Rất là không đáng kể! Chỉ có các nước như Hoa Kỳ, Canada và Úc là có đất đai rộng lớn đủ để thoả mãn cho nhu cầu thuộc địa lớn lao của chúng ta.
Vì vậy, giải quyết vấn đề “Hoa Kỳ” là chuyện căn bản để giải quyết tất cả những vấn đề khác. Trước tiên, chuyện này làm chúng ta có thể có điều kiện đưa nhiều người di cư sang Mỹ và ngay cả thiết lập một nước Tàu khác dưới cùng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu. Nước Mỹ nguyên thủy được khám phá bởi tổ tiên của giống da vàng, nhưng Kha Luân Bố đã dành công trạng cho giống da trắng. Chúng ta là con cháu của nước Tàu được quyền làm chủ mảnh đất Hoa Kỳ này ! Người ta nói rằng những cư dân da vàng có điạ vị xã hội thấp ở Hoa Kỳ. Chúng ta cần giải phóng họ. Thứ hai, sau khi giải quyết “vấn đề Hoa Kỳ”, các nước Tây Phương ở Âu Châu sẽ cúi đầu trước chúng ta, không kể Ðài Loan, Nhật Bản và những nước nhỏ khác. Vì vậy, giải quyết “vấn đề Hoa Kỳ” là sứ mạng được lịch sử chỉ định cho các đảng viên Cộng sản Tàu.
Tôi đôi khi nghĩ thiệt nghiệt ngã làm sao khi để cho nước Tàu và Hoa Kỳ là những kẻ thù của nhau mà lại đụng nhau trên một con đường hẹp! Quý vị có nhớ một cuốn phim về quân đội giải phóng lãnh đạo bởi Lưu Bố Thành và Ðặng Tiểu Bình ? Tựa đề dường như là “Trận chiến quyết định ở Trung Nguyên”. Có một lời bình luận nổi tiếng trong phim mang đầy sức mạnh và vẻ hùng tráng: “Những kẻ thù đụng nhau trên con đường hẹp, chỉ những kẻ can đảm mới chiến thắng!”. Chính cuộc tranh đấu mang tinh thần chiến thắng hay là chết khiến chúng ta đã có thể chiếm được quyền lực ở nội địa nước Tàu. Ðó là định mệnh của lịch sử để cho nước Tàu và Hoa Kỳ sẽ đi tới sự đối đầu không thể tránh được trên con đường hẹp và đánh lẫn nhau! Hoa Kỳ không như Nga và Nhật Bản, đã chưa bao giờ chiếm cứ và làm hại nước Tàu, và cũng đã yểm trợ nước Tàu trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Nhưng nhất định Hoa Kỳ sẽ là một sự cản trở, cản trở to lớn nhất! Trong đường dài, sự liên hệ giữ nước Tàu và Hoa Kỳ là một cuộc tranh đấu sống chết.
Có lần, vài người Hoa Kỳ tới thăm viếng và cố gắng để thuyết phục chúng ta rằng quan hệ giữa nước Tàu và Hoa Kỳ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Ðồng chí Ðặng Tiểu Bình trả lời theo một cách lịch sự là: “Hãy về nói với chính phủ của quý vị, nước Tàu và Hoa Kỳ không có một quan hệ phụ thuộc và hổ tương liên đới như vậy”. Quả thiệt, đồng chí Ðặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng rằng “Quan hệ giữ nước Tàu và Hoa Kỳ là quan hệ tranh đấu sống chết”. Dĩ nhiên, ngay bây giờ chưa phải là lúc để gây hấn với Hoa Kỳ cách công khai. Công cuộc cải cách và mở ra với thế giới bên ngoài của chúng ta vẫn còn nhờ cậy vào tiền bạc và kỹ thuật của họ, chúng ta vẫn còn cần Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta phải làm mọi chuyện có thể để tăng tiến sự liên hệ với Hoa Kỳ, học hỏi từ Hoa Kỳ về mọi khía cạnh và dùng Hoa Kỳ như là một ví dụ cho việc tái kiến trúc đất nước chúng ta.
Chúng ta hành xử chuyện đối ngoại ra sao trong các năm này ? Mặc dù chúng ta đã ngụy trang một khuôn mặt tươi cười để làm vừa lòng họ, mặc dù chúng ta đã đưa má phải ra sau khi họ đã đánh má trái của chúng ta, chúng ta vẫn phải tiếp tục chịu đựng để đẩy mạnh thêm quan hệ với Hoa Kỳ. Quý vi, có nhớ nhân vật Wuxun trong phim “Câu chuyện của Wuxun?”. Ðể hoàn thành nhiệm vụ, anh ta đã chịu đựng bao nhiêu là đau đớn, khổ đau, biết bao là đánh đập, đấm đá! Hoa Kỳ là nước thành công nhất trên thế giới ngày nay. Chỉ sau khi chúng ta đã học hỏi tất cả những kinh nghiệm hữu ích của họ, chúng ta mới có thể thay thế họ trong tương lai. Mặc dù hiện nay chúng ta đang bắt chước giọng điệu của Hoa Kỳ “Nước Tàu và Hoa Kỳ lệ thuộc vào nhau và cùng chia sẻ những “vinh- nhục”, chúng ta không được quên rằng lịch sử của chúng ta đã dạy đi dạy lại chúng ta rằng một ngọn núi không thể có hai con cọp sống chung.
Chúng ta cũng không bao giờ được quên rằng đồng chí Ðặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh “Hãy tự kiềm chế để khỏi tiết lộ các tham vọng và làm cho kẻ khác không canh phòng ta”. Lời nhắn nhủ có ẩn ý này nghĩa là: Chúng ta phải kiên nhẫn nhịn nhục Mỹ; chúng ta phải che dấu những mục đích tối hậu của chúng ta, hãy che dấu các khả năng và chờ đợi thời cơ. Có như vậy, đầu óc chúng ta mới sáng tỏ. Tại sao chúng ta không sửa đổi quốc ca của chúng ta cho có vẻ đầy tính hiếu hòa ? Tại sao chúng ta không thay đổi những vần điệu chiến tranh trong bài quốc ca ? Thay vì vậy, khi tu sửa Hiến Pháp lần này, lần đầu tiên chúng ta đã dứt khoát ghi rõ bài “Hành khúc những người xung phong” là quốc ca của chúng ta. Như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng tại sao chúng ta liên tục to tiếng về “vấn đề Ðài Loan” mà không phải là “vấn đề Hoa Kỳ”. Tất cả chúng ta đều biết nguyên tắc “nói một đàng, làm một nẻo”. Nếu người bình thường chỉ có thể nhìn thấy hòn đảo nhỏ Ðài Loan trong mắt họ, thì quý vị, như là những tinh hoa của đất nước, quý vi phải nhìn thấy nguyên bức tranh của mục tiêu chúng ta. Trong những năm đó, theo sự sắp xếp của đồng chí Ðặng Tiểu Bình, một phần lớn đất của chúng ta ở phía Bắc đã được tặng cho Nga; quý vị có thực sự nghĩ là Ủy Ban Trung Ương Ðảng chúng ta là một kẻ khờ dại ?
Vũ khí sinh học có thể là một phương tiện để quét sạch Hoa Kỳ?
Ðể giải quyết vấn đề Hoa Kỳ, chúng ta phải có thể vượt quá những ước lệ và những giới hạn thường tình. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại một nước khác hay chiếm cứ một nước khác, nó không có thể giết tất cả mọi người trong nước bị chinh phục, bởi vì hồi đó quý vị không thể giết người đạt hiệu qủa bằng kiếm hay bằng giáo mác dài, ngay cả bằng súng ống hay súng máy. Vì vậy, không thể chiếm cứ một giải đất mà không giữ dân chúng của vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục Hoa Kỳ bằng cách này, chúng ta không thể đưa nhiều người của chúng ta di dân tới Hoa Kỳ được.
Chỉ bằng cách dùng những phương tiện đặc biệt để “quét sạch” Hoa Kỳ, điều này mới làm chúng ta có thể dẫn dắt người Tàu tới đó sống được. Ðây là chọn lựa duy nhất còn lại cho chúng ta. Ðây không phải là vấn đề xem chúng ta có sẵn lòng làm hay không. Lọai phương tiện đặc biệt nào có sẵn trong tay để chúng ta “quét sạch” Hoa Kỳ ? Các loại vũ khí quy ước như máy bay, ca-nông, hỏa tiễn và chiến hạm sẽ không làm được; những vũ khí có sức hủy diệt cao như vũ khí nguyên tử cũng sẽ không làm được. Chúng ta không ngu để cùng biến mất với Hoa Kỳ bằng cách xử dụng vũ khí nguyên tử, mặc dù sự kiện là chúng ta đã liên tục la lên rằng chúng ta sẽ giải quyết vấn đề Ðài Loan bằng mọi gía. Chỉ bằng cách xử dụng những vũ khí không hủy diệt mà có thể giết càng nhiều người càng tốt, chúng ta mới có thể lưu giữ lại được đất nước Hoa Kỳ cho chúng ta xử dụng. Ðã có những phát triển mau lẹ về kỹ thuật vũ khí sinh học hiện đại, và những vũ khí sinh học loại mới được tiếp tục phát minh, cái này sau cái kia. Dĩ nhiên chúng ta đã không ngồi yên; trong những năm qua, chúng ta đã nắm bắt những cơ hội để quán triệt những loại vũ khí sinh hóa này. Chúng ta có khả năng đạt được mục đích của chúng ta trong việc “quét sạch” cả Hoa Kỳ bất thình lình. Khi đồng chí Ðặng Tiểu Bình vẫn còn sống với chúng ta, Trung Ương Ðảng đã sáng suốt làm ngay quyết định đúng đắn là không phát triển các hàng không mẫu hạm, thay vậy, tập trung vào việc phát triển các vũ khí giết người mà có thể hủy diệt dân số lớn lao của nước thù địch.
Từ một cái nhìn bao quát về nhân đạo, chúng ta nên đưa ra lời cảnh cáo cho dân chúng Hoa Kỳ và thuyết phục họ rời Hoa Kỳ và dời đất đai mà họ đang sống để cho người Tàu. Hay ít ra họ nên dành nửa phần đất Hoa Kỳ để làm thuộc địa của Tàu, bởi vì Mỹ Châu được khám phá ra đầu tiên bởi người Tàu. Nhưng chuyện này làm được không ? Nếu chiến lược này không thực hiện được, thì chỉ có một chọn lựa duy nhất cho chúng ta, đó là dùng những phương tiện có tính cách quyết định để “quét sạch” Hoa Kỳ và dành nước Mỹ cho chúng ta sử dụng tức thời. Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta đã chứng tỏ rằng một khi chúng ta làm cho việc đó xảy ra, không có ai trong thế giới này có thể làm bất cứ cái gì với chúng ta. Thêm nữa, nếu Hoa Kỳ như là người lãnh đạo thế giới đã bị tiêu diệt, thì những kẻ thù khác phải đầu hàng chúng ta thôi.
Các vũ khí sinh học chưa hề được sử dụng cho nên chưa ai thấy sự tàn độc của chúng. Nhưng nếu Hoa Kỳ không chết thì người Tàu phải chết. Nếu người Tàu bị mắc kẹt trong vùng đất Tàu hiện nay, thì một sự sụp đổ xã hội toàn diện đang gần kề. Theo sự tính toán của tác giả cuốn sách “Họa Da Vàng”, hơn nửa dân Tàu sẽ chết và rằng con số này sẽ là hơn 800 triệu người! Chỉ sau khi giải phóng nước Tàu, vùng đất màu vàng của chúng ta chỉ nuôi được gần 500 triệu người, hôm nay con số chính thức của dân số là hơn 1 tỉ 300 triệu. Vùng đất màu vàng đã đạt tới sự giới hạn khả năng của nó. Một ngày nào đó, ai biết được nó sẽ tới nhanh thế nào, sự sụp đổ ghê gớm nhất sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và hơn nửa dân số Tàu sẽ chết đi.
Chúng ta phải tự chuẩn bị cho hai tình huống. Nếu các vũ khí sinh học thành công trong việc tấn công bất ngờ Hoa Kỳ, người Tàu sẽ có thể giữ sự tổn thất thấp nhất khi chống lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và khơi mào một sự trả đũa bằng nguyên tử từ Hoa Kỳ, nước Tàu có lẽ sẽ chịu đựng một tai ương trong đó hơn nửa dân số Tàu sẽ bị tiêu diệt. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần chuẩn bị các hệ thống phòng không cho những thành phố cỡ trung bình và lớn của chúng ta. Cho dù bất cứ trường hợp nào, chúng ta chỉ có thể đi tới không sợ hãi vì đảng và vì đất nước và tương lai của nước chúng ta, bất kể những khó khăn mà chúng ta phải đối diện và những hy sinh mà chúng ta phải chấp nhận. Ngay cả nếu hơn nửa dân số phải bị tiêu diệt, thì dân ta vẫn có thể sinh sôi nảy nở tiếp. Nhưng nếu đảng sụp đổ, mọi thứ đều tan biến và tan biến mãi mãi.
Trong lịch sử nước Tàu, trong khi thay đổi các vương triều, kẻ tàn ác luôn luôn chiến thắng và những kẻ nhân từ luôn luôn thất bại. Ví dụ điển hình nhất là việc Hạng Võ, vua nước Sở sau khi đánh bại Lưu Bang đã không tiếp tục truy đuổi Lưu Bang và tiêu diệt lực lượng của Lưu Bang. Tính khoan dung này của Hạng Võ làm ông ta chết và khiến Lưu Bang chiến thắng (trong thời kỳ chiến tranh giữa nhà Sở và nhà Hán sau khi triều đại Tần {221-206 BC} bị lật đổ). Vì vậy, chúng ta phải nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc chấp nhận những giải pháp cứng rắn, cương quyết. Trong tương lai, hai đối thủ Tàu và Hoa Kỳ cuối cùng sẽ đụng nhau trên một con đường hẹp, và sự khoan dung của chúng ta với Hoa Kỳ sẽ có nghĩa là gây khổ đau, tàn ác cho dân Tàu. Ở đây, có vài người sẽ hỏi tôi: Còn dăm bảy triệu đồng bào Tàu của chúng ta tại Hoa Kỳ thì sao ? Họ cũng có thể hỏi: Chúng ta không phải là không chống lại việc người Tàu tiêu diệt người Tàu sao ?
Những đồng chí này quá là đạo đức rởm; họ không đủ thực dụng. Nếu chúng ta đã cứ khăng khăng tuân thủ nguyên tắc là người Tàu không giết người Tàu, liệu chúng ta đã giải phóng được nước Tàu không ? Ðối với dăm bảy triệu người Tàu đang sống tại Hoa Kỳ thì đây là một vấn đề lớn. Vì thế, trong những năm vừa qua, chúng ta đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những vũ khí di truyền, tức là những thứ vũ khí mà không giết người da vàng. Nhưng để đạt được kết qủa nghiên cứu về các loại vũ khí này rất là khó khăn. Trong cuộc nghiên cứu về các loại vũ khí di truyền này, Do Thái dẫn đầu thế giới. Các vũ khí di truyền của họ chế ra để nhắm vào người Ả Rập và để bảo vệ người Do Thái. Dù vậy, Do Thái chưa đạt được giai đoạn mang loại vũ khí này ra ứng dụng. Chúng ta đã hợp tác với Do Thái trong một số nghiên cứu về loại vũ khí này. Có lẽ chúng ta có thể học hỏi vài kỹ thuật được người Do Thái dùng để bảo vệ người Do Thái và sửa đổi những kỹ thuật này để bảo vệ giống da vàng. Nhưng các kỹ thuật của Do Thái chưa tiến bộ đủ và khó lòng cho chúng ta vượt qua họ trong vài năm tới. Nếu phải cần năm tới mười năm nữa trước khi có các tiến bộ đột phá về loại vũ khí di truyền này, chúng ta không có đủ khả năng để chờ đợi lâu hơn nữa.
Những đồng chí cao niên cũng như chúng ta, không thể chờ đợi lâu như vậy, vì chúng ta không có nhiều thời gian để sống. Những chiến binh cao niên vào tuổi tôi có lẽ có thể chờ đợi năm hay mười năm, nhưng những người trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật hay vài chiến binh Hồng Quân lớn tuổi không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Thành ra chúng ta phải từ bỏ những hy vọng về các lọai vũ khí di truyền này. Dĩ nhiên, từ hướng nhìn khác, đại đa số những người Tàu đang sinh sống ở Hoa Kỳ trở thành gánh nặng cho chúng ta bởi vì họ đã bị làm cho đồi bại quá lâu bởi những giá trị tự do trưởng giả, như vậy sẽ khó cho họ chấp nhận sự lãnh đạo của đảng ta. Nếu họ sống sót sau cuộc chiến tranh này, trong tương lai, chúng ta cũng phải đưa ra những chiến dịch để đối phó với họ để cải tạo họ. Quý vị, vẫn còn nhớ là khi chúng ta vừa đánh bại bọn Quốc Dân Ðảng và giải phóng lục địa Tàu, có rất nhiều người thuộc thành phần trưởng giả và trí thức chào đón chúng ta rất nồng nàn, nhưng sau này chúng ta đã đưa ra những chiến dịch như “Tiêu diệt bọn phản động” và “Phong trào chống bọn Hữu khuynh” để quét sạch họ và cải tạo họ ? Vài người trong họ đã ẩn náu khá lâu và không bị lộ ra cho tới khi có cuộc cách mạng Văn Hóa. Lịch sử đã chứng minh là bất cứ sự hỗn loạn xã hội nào, hầu như đều có nhiều người bị chết. Chúng ta có thể nói như vầy: Chết chóc là cỗ máy đẩy lịch sử đi tới. Trong thời kỳ Tam Quốc (9), có bao nhiêu người chết ? Khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục Trung Á, bao nhiêu người chết ? Khi nhà Thanh xâm lăng nước Tàu, bao nhiêu người chết ? Không có nhiều người chết trong thời kỳ cách mạng 1911, nhưng khi chúng ta lật đổ bọn Ðế quốc, Quan lại và Tư bản thư lại (10) và trong các chiến dịch chính trị như “Diệt bọn phản động”, “Ba chống”, “Năm chống” thì có ít nhất là 20 triệu người chết. Chúng ta e rằng một số giới trẻ ngày nay khi nghe về những cuộc chiến và sự chết chóc như vậy, sẽ sợ run lên. Trong thời chiến, chúng ta thường nhìn thấy người ta chết. Máu thịt bay khắp nơi, xác chết chất đống khắp các cánh đồng và máu chảy như suối. Chúng ta đã thấy tất cả. Trên các mặt trận, mắt mọi người đỏ ké vì say máu bởi vì đó là cuộc chiến đấu sống chết và chỉ có những người gan dạ mới sống sót.
Quả thật là tàn nhẫn khi giết một hai trăm triệu người Mỹ. Nhưng đó là con đường duy nhất mà sẽ bảo đảm chúng ta làm ra được thế kỷ của người Tàu, một thế kỷ trong đó đảng Cộng sản Tàu lãnh đạo thế giới. Chúng ta, những người theo chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, nên chúng ta không muốn chết chóc. Nhưng nếu lịch sử buộc chúng ta phải chọn lựa giữa cái chết của người Tàu và người Mỹ, chúng ta sẽ chọn lựa cái chết cho người Mỹ, vì đối với chúng ta, bảo vệ mạng sống của người Tàu và của đảng ta thì quan trọng hơn. Bởi vì sau hết, chúng ta là người Tàu và là đảng viên đảng Cộng sản Tàu. Kể từ ngày chúng ta gia nhập đảng, sinh mạng của đảng luôn luôn được đặt trên hết tất cả các thứ khác! Lịch sử sẽ chứng minh rằng chúng ta đã chọn lựa đúng.
Bây giờ, khi tôi sắp nói xong, quý vị có thể hiểu tại sao chúng ta tiến hành cuộc thăm dò trên mạng điện tử này. Ðơn giản thôi, qua cuộc thăm dò này, chúng ta muốn biết xem dân chúng sẽ đứng lên chống chúng ta không nếu một ngày nào đó chúng ta bí mật thi hành phương pháp tàn độc để “quét sạch” người Mỹ. Sẽ có thêm người ủng hộ chúng ta hay chống chúng ta. Ðây là sự phán đoán cơ bản của chúng ta: Nếu dân chúng ta đồng ý bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít, rồi thì họ cũng sẽ đồng ý việc “quét sạch” người Mỹ của chúng ta. Trong hơn hai mươi năm qua, nước Tàu đã an hưởng hòa bình, và cả một thế hệ đã không được chiến tranh thử thách. Ðặc biệt kể từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến, đã có biết bao sự thay đổi về hình thái chiến tranh, lý thuyết về chiến tranh và về các mặt đạo đức của chiến tranh. Ðặc biệt kể từ khi cựu Liên Xô và các nước Cộng sản Ðông Âu bị sụp đổ, hệ tư tưởng của Phương Tây đã thống trị toàn thế giới, và học thuyết nhân bản cũng như nhân quyền của Tây Phương đã gia tăng lan tỏa trong những người trẻ ở nước Tàu. Cho nên, chúng ta không chắc lắm về thái độ của người dân. Cơ bản, nếu dân ta chống lại việc “quét sạch” người Mỹ thì chúng ta phải chọn những phương cách tương ứng khác.
Thay vì qua mạng điện tử, tại sao chúng ta đã không thực hành cuộc thăm dò ý kiến qua những phương tiện hành chánh? Chúng ta đã làm điều này vì một lý do chính đáng.
Trước hết, chúng ta làm chuyện này để giảm bớt sự suy luận không khách quan và để chắc chắn rằng chúng ta đọc được suy nghĩ thật sự của người dân. Vả lại, đây là chuyện khá bảo mật và nó sẽ không lộ ra mục đích thật sự của cuộc thăm dò ý kiến này. Nhưng điều quan trọng nhất là, đa số những người mà có thể trả lời các câu hỏi trên mạng điện tử, đều từ các nhóm xã hội mà tương đối là những người có trình độ giáo dục khá và xuất sắc. Họ chính là những nhóm lãnh đạo và lực lượng nòng cốt trung kiên giữ một vai trò quyết định trong dân chúng ta. Nếu họ ủng hộ chúng ta, thì toàn thể dân chúng cũng sẽ nghe theo chúng ta; nếu họ chống đối chúng ta, họ sẽ giữ vai trò nguy hiểm trong việc xúi dục dân chúng và tạo ra những bất ổn xã hội.
Chúng ta an tâm là những người tham dự thăm dò đã không gởi lại bản thăm dò trống trơn. Quả thật, họ đã trả lại bản thăm dò với điểm trên 80. Ðây là những thành quả tuyệt vời do công sức tuyên truyền, giáo dục trong hơn mấy thập niên qua của đảng ta.
Dĩ nhiên, có vài người dưới ảnh hưởng của Phương Tây đã chống lại việc bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít. Vài người trong họ đã nói: Thiệt là chấn động và kinh sợ khi chứng kiến quá nhiều người đồng ý bắn vào đàn bà, trẻ em. Mọi người điên khùng à ? Vài người khác lại nói “Dân Tàu thích gán cho mình là những người yêu hòa bình, nhưng thiệt ra họ là những người tàn ác nhất. Những ý tưởng này âm vang sự chết giết chóc, thảm sát, làm tâm hồn tôi rùng mình ớn lạnh”.
Mặc dù không có nhiều người có quan điểm này và họ sẽ không ảnh hưởng tới tình trạng chung chút nào, nhưng chúng ta vẫn cần củng cố mạnh sự tuyên truyền để hoá giải những lối suy nghĩ như trên.
Ðó là tuyên truyền mạnh mẽ bài viết mới nhất của đồng chí Hà Tân mà đã được tường trình cho chính quyền trung ương. Quý vị có thể xem bài này trên mạng điện tử toàn cầu.
Nếu quý vị vào mạng điện tử toàn cầu này, dùng những chữ chính yếu để tìm kiếm, quý vị sẽ thấy là mới cách đây, trong buổi phỏng vấn của tờ Tin Tức Thương Mại Hong Kong , đồng chí Hà Tân đã chỉ ra là: “Hoa Kỳ có một âm mưu gây chấn động”. Theo điều đồng chí ấy có trong tay, từ ngày 27 tháng 9 tới mùng 1 tháng 10 năm 1995, Tổ chức có tên Mikhai Sergeevich Gorbachev, được tài trợ bởi Hoa Kỳ, đã tập họp ở khách sạn Fairmont tại San Francisco với 500 người quan trọng nhất của thế giới gồm các vị lãnh đạo các nước, các kinh tế gia và khoa học gia, kể cả George W. Bush (ông ta lúc đó chưa là tổng thống nước Mỹ), Baroness Thatcher, Tony Blair, Zbigniew Brzezinski, cũng như George Soros, Bill Gates, nhà tương lai học John Naisbitt, v.v., cùng tất cả những nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới khác tham dự một cuộc hội nghị cao cấp bàn tròn để thảo luận về những vấn đề về toàn cầu hóa và làm sao để hướng dẫn nhân loại bước vào thế kỷ 21. Theo điều đồng chí Hà Tân có trong tay, những tham dự viên xuất sắc của nhân loại đó nghĩ là vào thế kỷ 21, chỉ cần 20% dân số nhân loại cũng sẽ đủ để duy trì sự thịnh vượng và kinh tế của thế giới, còn 80% còn lại hay 4/5 của dân số địa cầu sẽ chỉ là thứ người cặn bã không thể tạo ra những thứ năng suất mới. Những người tham dự hội nghị này nghĩ rằng 80% thặng dư dân số này sẽ là dân số phế thải và những phương tiện “kỹ thuật cao” nên được xử dụng để loại bỏ họ từ từ.
Vì những kẻ thù này bí mật hoạch định việc tiêu diệt dân tộc chúng ta, nhất định chúng ta không thể khoan dung, thương xót họ vô bờ bến được. Bài viết của đồng chí Hà Tân xuất hiện vào đúng thời điểm, nó chứng minh sự đúng đắn của phương pháp chiến đấu ăn miếng trả miếng, chứng minh cái viễn kiến vĩ đại của đồng chí Ðặng Tiểu Bình khi dàn trận địa chống lại chiến lược quân sự của Mỹ.
Nhất định, khi tuyên truyền quan điểm của đồng chí Hà Tân, chúng ta không thể in tài liệu này trong những tờ báo của đảng để tránh làm cho kẻ thù đề cao cảnh giác. Buổi nói chuyện của đồng chí Hà Tân có thể nhắc nhở kẻ thù là chúng ta đã có được kỹ thuật và khoa học tối tân, kể cả kỹ thuật nguyên tử “sạch”, kỹ thuật về vũ khí di truyền cũng như vũ khí sinh học, và chúng ta có thể dùng những phương pháp mạnh mẽ để tiêu diệt dân Mỹ trên một quy mô lớn.
Chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt trận quân sự cho chiến tranh sinh học
Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói là nắm vững kỹ lưỡng các chuẩn bị về mặt trận quân sự.
Hiện thời, chúng ta đang ở con đường tiến tới hay lùi lại. Vài đồng chí đã nhìn thấy những khó khăn tràn ngập mọi nơi trên đất nước chúng ta - vấn đề tham nhũng, vấn đề về công ty quốc doanh, vấn đề về các tài khoản xấu của ngân hàng, các vấn đề môi sinh, các vấn đề an ninh xã hội, các vấn đề giáo dục, vấn đề bệnh AIDS và nhiều vấn đề nguy ngập khác. Các đồng chí này bị chao đảo trong sự quyết tâm chuẩn bị cho trận chiến này. Họ đã nghĩ; trước hết họ phải giải quyết vấn đề cải tổ chính trị, tức là cuộc cải tổ chính trị của chúng ta phải được làm trước. Sau khi giải quyết những vấn đề đối nội, chúng ta mới có thể đối phó với vấn đề mặt trận quân sự nước ngoài.
Ðiều này nhắc tôi về thời kỳ sinh tử trong năm 1948 trong cuộc cách mạng Tàu. Lúc đó, quân Giải Phóng Nhân Dân như là “những con ngựa đang uống nước” trên sông Dương Tử. Nhưng họ phải đối đầu với những tình trạng cực kỳ phức tạp và những vấn đề khó khăn ở mọi nơi trong những vùng được giải phóng, và lãnh đạo trung ương đã nhận được những báo cáo khẩn cấp hàng ngày. Làm gì đây ? Chúng ta có nên ngưng để giải quyết trước tiên chuyện hậu phương và những vấn đề nội bộ đã, trước khi tiến tới, hay xúm lại để vượt qua sông Dương Tử bằng những cố gắng cao độ ? Chủ tịch Mao, với sự khôn ngoan và can đảm cực độ đã ra lệnh hành quân “Tiến hành cuộc cách mạng tới tận cùng”, và đã giải phóng cả nước Tàu. Những vấn đề trước đó được cho là xung khắc nghiêm trọng, tất cả đã được giải quyết trong một khí thế cách mạng vĩ đại đang chuyển mình về phía trước
Giờ đây, dường như chúng ta đã lại ở thời điểm sinh tử như “những con ngựa đang uống nước” trong những ngày trên sông Dương Tử trong thời kỳ cách mạng, bao lâu chúng ta còn nắm chặt nguyên tắc cơ bản nhất trong sự chuẩn bị cho mặt trận quân sự, Ủy ban Trung Ương tin tưởng rằng bao lâu chúng ta giải quyết vấn đề Hoa Kỳ bằng một cú đấm thì những vấn đề đối nội của chúng ta, tất cả sẽ giải quyết dễ dàng. Cho nên, sự chuẩn bị mặt trận quân sự của chúng ta bề mặt nhắm vào Ðài Loan, nhưng thiệt sự là nhắm vào Hoa Kỳ, và sự chuẩn bị này vượt xa mức độ của cuộc tấn công các hạm đội hay vệ tinh.
Mác đã từng nói là: bạo động là bà mụ khai sinh một xã hội mới. Vì thế, chiến tranh là bà mụ khai sinh thế kỷ cho người Tàu. Trong khi chiến tranh đang đến gần, tôi tràn đầy hy vọng vào thế hệ kế tiếp của chúng ta.
T.Đ.Q. dịch và giới thiệu 17.12.2007 Nguồnhttp://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/10/dien-van-cua-tri-hao-ien-tau-xam-lang.html * Ghi chú:
(1) Sina.com là một trong những tổ hợp thông in điện tử lớn nhất ở Tàu. Cuộc thăm dò ý kiến điện tử được thực hiện bởi chi nhánh Sina thuộc Quân đội (jczs.sina.com.cn) của sina.com. Nó bắt đầu vào ngày mùng 2 tháng 2 và kết thúc ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004 và có 31872 người trả lời cuộc thăm dò ý kiến này. Trang mạng điện tử (web page) về cuộc thăm dò ý kiến này ở “http://jczs.sina.com.cn/2004-02-02/1644180066.html” nhưng trang này đã bị gỡ bỏ và không thể xem được nữa. Câu hỏi đó là: “ Nếu bạn là một người lính, và nếu dưới những mệnh lệnh của các cấp chỉ huy, bạn sẽ bắn vào các đàn bà, trẻ em và tù nhân chiến tranh hay không ? ”,
- 34% người trả lời là họ sẽ bắn dưới bất cứ hoàn cảnh nào cho dù không có phép của cấp trên,
- 48,6% trả lời là họ sẽ bắn khi mạng sống của họ hay đồng đội, bạn bè của họ bị đe dọa.
- 3.8% trả lời là sẽ không bắn dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Những người mà đồng ý bắn đa số là dưới 25 tuổi.
(2) “Chiến tranh đang đến gần chúng ta”
(3) “Ba hòn đảo” nói về Ðài Loan, Ðiếu Ngư ( Diaoyu Islands ) và Trường Sa ( Spratly Islands )
(4) Ðặng Tiểu Bình (1904-1997). Chính thức, Ðặng Tiểu Bình đã là lãnh đạo của đảng Cộng sản Tàu và nước Tàu từ năm 1978-1989. Quả thiệt, sau khi Mao chết năm 1976, Ðặng thành lãnh đạo trên thực tế của nước Tàu cho tới khi Ðặng chết năm 1997.
(5) Hồ Cẩm Ðào (1942-), người lãnh đạo thuộc thế hệ thứ bốn của những đảng viên Cộng sản Tàu. Năm 2003, Hồ thành chủ tịch của nước Cộng Hòa Nhân Dân Tàu
(6) Lưu Hứa Quỳnh (1916-). Chỉ huy của Hải quân Quân đội Nhân dân Tàu từ năm 1982 tới 1988, phó chủ tịch của Ủy ban Quân Ủy Trung Ương Tàu (cho tới 1997). Lưu được coi như là người chịu trách nhiệm cho những nỗ lực hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu.
(7) Hà Tân (1949-) Giảng viên cao cấp của Học viện Khoa Học Xã hội Tàu.
(8) Thuyết “Ba Ðại Diện” tuyên bố rằng đảng Cộng sản Tàu đại diện cho sự cần thiết để phát triển những lực lượng sản xuất tiến bộ, một định hướng về văn hóa tiến bộ, và những quyền lợi cơ bản của tuyệt đại đa số dân Tàu. Nó được đẩy mạnh bởi Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch nước Tàu.
(9) Tam Quốc là nhắc tới nhà Ngụy, Thục và Ngô, ba nước mà đất đai bao trùm nước Tàu trong thời kỳ 220-80 AD.
(10)“ Ba ngọn núi vĩ đại” (theo diễn tả của đảng Cộng sản Tàu) mà đã đè lên lưng dân Tàu là - đế quốc, giới quan lại (phong kiến), tư sản thư lại.
Dịch giả Vũ Cao Đàm gửi BVN









14.



Thứ Hai 23/03/2020 - 06:37



Dân trí Các bác sĩ đã nhận thấy một căn bệnh "viêm phổi lạ" tại vùng Lombardy, miền bắc Italia từ tháng 11 năm ngoái, thậm chí trước khi nó bùng phát ở Trung Quốc.





















Covid-19 có thể đã âm thầm lan ở Italia trước khi bùng phát ở Trung Quốc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Italia hiện có nhiều người chết vì Covid-19 nhất thế giới. (Ảnh minh họa: AFP)

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), bệnh viêm phổi lạ đã xuất hiện ở miền bắc Italia từ tháng 11/2019, vài tuần trước khi giới y tế xác định được dịch viêm phổi (Covid-19) cấp do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra bùng phát tại Trung Quốc.
“Họ nhớ đã phát hiện một căn bệnh viêm phổi rất lạ, rất nghiêm trọng, đặc biệt ở người cao tuổi vào tháng 12 năm ngoái, thậm chí từ tháng 11”, Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện nghiên cứu Dược Mario Negri ở Milan, Italia, cho biết với Đài phát thanh quốc gia Mỹ ngày 22/3.
Ông Remuzzi, một trong những chuyên gia y tế hàng đầu ở châu Âu, cho biết thêm: “Điều này có nghĩa là virus đã âm thầm lây lan, ít nhất là ở vùng Lombardy và trước khi chúng ta biết đến dịch này bùng phát ở Trung Quốc”.
Bình luận của ông Remuzzi đưa ra trong bối cảnh giới khoa học tiếp tục tìm hiểu xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Đầu tháng này, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn nói rằng, mặc dù Trung Quốc ghi nhận ca bệnh đầu tiên, song virus này có thể bắt nguồn từ một nơi khác.
Ông Remuzzi nói, chỉ gần đây ông mới được nghe các bác sĩ Italia nói về dịch Covid-19, điều đó có nghĩa là mầm bệnh đã tồn tại và lây lan mà con người không hề hay biết.
Mặc dù Italia ghi nhận ca mắc Covid-19 nội địa đầu tiên tại Lombardy vào ngày 21/2 năm nay, song Italia đã ghi nhận các ca “nhập khẩu” từ trước đó. Cộng đồng khoa học vẫn cho rằng ca Covid-19 đầu tiên ở Lombardy là một công dân Italia tiếp xúc với một người Trung Quốc hồi cuối tháng 1. Tuy nhiên, nếu đúng SARS-CoV-2 đã tồn tại và âm thầm lây lan ở Italia từ tháng 11 năm ngoái, giới khoa học sẽ có thêm giả thuyết mới về nguồn gốc của virus này.
Italia hiện đã trở thành điểm nóng bùng phát dịch mạnh nhất với hơn 5.400 ca tử vong và gần 60.000 ca mắc bệnh. Tại Trung Quốc, nước này đến nay có hơn 81.000 ca mắc bệnh, trong đó hơn 3.200 người đã tử vong.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái.
Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, ca nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán vào khoảng ngày 1/12/2019. Tuy nhiên, SCMP dẫn nguồn thạo tin nói rằng, ca mắc bệnh đầu tiên tại Trung Quốc được phát hiện khoảng giữa tháng 11/2019.
Minh Phương
Theo SCMP












13.


Cuba lần đầu cử “đội quân áo trắng” giúp Italia chống dịch Covid-19

Dân trí Cuba lần đầu tiên cử một nhóm bác sĩ và y tá tới Italia để giúp nước này đối phó với dịch Covid-19 khi số ca tử vong và nhiễm bệnh liên tục tăng lên.




















Cuba lần đầu cử “đội quân áo trắng” giúp Italia chống dịch Covid-19 - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Các bác sĩ Cuba cầm ảnh của cố lãnh tụ Fidel Castro trước khi lên đường tới Italia ngày 21/3. (Ảnh: Reuters)

Kể từ sau cuộc cách mạng năm 1959, Cuba nhiều lần gửi các “đội quân áo choàng trắng” tới các khu vực xảy ra thảm họa trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là các nước nghèo. Các bác sĩ Cuba từng xuất hiện ở các tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch tả ở Haiti và dịch ebola ở Tây Phi trong thập niên 2000.
Với nhóm bác sĩ gồm 52 người, đây là lần đầu tiên Cuba gửi một đội hỗ trợ khẩn cấp tới Italia, một trong những nước giàu có nhất thế giới, để giúp đối phó với dịch Covid-19.
Các bác sĩ tới Italia là nhóm y tế thứ 6 được Cuba cử đi trong những ngày gần đây để góp phần kiểm soát sự lây lan của virus corona. Trước đó, các bác sĩ Cuba đã được điều động tới Venezuela, Nicaragua, Jamaica, Suriname và Grenada.
“Tất cả chúng tôi đều lo sợ, nhưng chúng tôi có nghĩa vụ cách mạng cần thực hiện, vì vậy chúng tôi đã gạt đi nỗi sợ hãi và bỏ nỗi sợ hãi đó qua một bên. Những người nói không sợ là siêu anh hùng, nhưng chúng tôi không phải là siêu anh hùng, chúng tôi là các bác sĩ cách mạng”, ông Leonardo Fernandez, 68 tuổi, một chuyên gia về chăm sóc đặc biệt, nói với Reuters trước khi lên đường.
Fernadez cho biết đây là sứ mệnh quốc tế thứ 8 của ông. Trước đó, ông từng tới Liberia để tham gia cuộc chiến chống dịch ebola.
Italia hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 bên ngoài Trung Quốc, trong đó vùng Lombardy ở phía bắc là ổ dịch lớn nhất. Số ca tử vong vì Covid-19 tại Italia đã tăng lên hơn 5.000 người, trong khi số ca nhiễm cũng lên tới gần 60.000 trường hợp.
“Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ cao cả, dựa trên nguyên tắc đoàn kết”, bác sĩ Graciliano Díaz, 64 tuổi, cho biết.
Ngay cả khi điều động các bác sĩ ra nước ngoài để thực hiện nghĩa vụ quốc tế, Cuba vẫn là một trong những nước có tỷ lệ bác sĩ trên đầu người cao nhất thế giới. Các nước cũng đánh giá cao sự thiện chí của Cuba.
“Trong giai đoạn khủng hoảng, chính phủ Cuba, người dân Cuba đã xuất hiện, họ lắng nghe lời kêu gọi của chúng tôi và họ đã đáp lại”, Bộ trưởng Y tế Jamaica Christopher Tufton phát biểu hôm 21/3 khi đón 140 y bác sĩ Cuba tại sân bay quốc tế Kingston.
Anh tuần trước cũng cảm ơn Cuba vì cho phép một du thuyền của Anh cập cảng và tạo điều kiện để sơ tán hơn 600 hành khách, sau khi con tàu này bị một số cảng ở Caribe từ chối tiếp nhận.
Trong khi đó, Cuba cũng tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở trong nước. Tính đến nay, Cuba đã ghi nhận 25 ca mắc Covid-19.
Chủ tịch Miguel Diaz-Canel ngày 20/3 tuyên bố Cuba sẽ đóng cửa biên giới với các công dân nước ngoài từ ngày 24/3, bất chấp nguy cơ tổn hại tới ngành du lịch - lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn cho Cuba. Hàng nghìn bác sĩ và sinh viên y khoa Cuba cũng đang gõ cửa từng nhà để theo dõi tình hình dịch bệnh.
Nga điều máy bay vận tải đưa lực lượng y tế tới hỗ trợ Italia 
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này bắt đầu cử lực lượng hỗ trợ y tế tới Italia từ ngày 22/3 nhằm giúp quốc gia châu Âu ứng phó với dịch Covid-19. Động thái này diễn ra sau khi quân đội Nga nhận được mệnh lệnh từ Tổng thống Vladimir Putin.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay vận tải quân sự nước này sẽ chở 8 lữ đoàn quân y lưu động, các phương tiện khử trùng đặc biệt và các thiết bị y tế khác tới Italia. Hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này sẽ điều động khoảng 100 chuyên gia quân sự về virus và dịch bệnh.
CNN dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, chính phủ Italia đã đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho phép quân đội Mỹ hỗ trợ Italia trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Italia đã đề nghị quân đội Mỹ hỗ trợ về thiết bị và vật dụng y tế như khẩu trang, máy thở. Ngoài ra, chính phủ Italia cũng đề nghị quân đội Mỹ đồn trú tại Italia hỗ trợ giới chức Italia trong việc cung cấp các bệnh viện dã chiến và đội ngũ quân y để giúp quân đội Italia ứng phó với thảm họa dịch bệnh.
Thành Đạt
Tổng hợp












12.



22/03/2020 16:34































Trung Quốc tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam khi diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam tăng lên...



























Keyword đầu tiên có dấu
Số người mắc Covid-19 Việt Nam tăng, Trung Quốc lại siết chặt biên giới.

Còn hơn 1.100 xe chở hoa quả tồn ở cửa khẩu với Trung Quốc

Theo thông tin từ Bộ Công thương, hiện nay, phía Trung Quốc đang tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam khi diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn.

Hơn nữa, số lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều khiến các cửa khẩu bắt đầu đã dẫn đến tình trạng ùn ứ.

Theo số liệu thống kê, từ ngày 5/2 đến hết ngày 19/3, lượng xuất khẩu hàng hóa các loại qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc 24.345 xe, trong đó Lạng Sơn 10.860 xe; Lào Cai 10.665 xe; Quảng Ninh 1.482 xe; Hà Giang 956 xe; Lai Châu 310 xe; Cao Bằng 72 xe.
Lượng nhập khẩu hàng hóa các loại 23.265 xe, trong đó Lạng Sơn 12.589 xe; Lào Cai 6.770 xe; Quảng Ninh 3.882 xe, Cao Bằng 16 xe, Lai Châu 8 xe.
Tuy nhiên, năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế (như tại cửa khẩu Tân Thanh, trung bình mỗi ngày chỉ xuất khẩu được từ 130-150 xe, trong đó sang tải hàng hóa chỉ đạt 50%, số còn lại phải tồn lại tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Pò Chài - Trung Quốc).
Tính đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.141 xe, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn đã là 1.068 xe, chủ yếu là thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít.
Bắt đầu ùn ứ hàng tại cửa khẩu qua Lào, Campuchia
Trước tình hình đó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa có công văn hỏa tốc gửi Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.
Công văn đề nghị chủ động theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
Ngoài ra, đối với tuyến phía Tây và phía Tây Nam, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cả Việt Nam, Lào và Campuchia đã bắt đầu áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn tại cửa khẩu biên giới đất liền, hạn chế và thậm chí ngừng hẳn việc cho phép công dân qua lại biên giới.
Tại đây, đã bắt đầu phát sinh hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu ở các tỉnh giáp biên giới với Lào và Campuchia.
Hiện nay, Bộ Công thương đã có nhiều văn bản gửi Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đề nghị giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng quy trình về kiểm dịch y tế đối với người và phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không để thống nhất áp dụng trên toàn quốc.

Đồng thời, giao UBND các tỉnh biên giới phía Tây, phía Tây Nam làm việc với Chính quyền địa phương phía “bạn” để thống nhất áp dụng ngay sau khi có quy trình thống nhất.















11.

Lãnh tụ Iran thấy lạ khi Mỹ muốn hỗ trợ Iran chống dịch






Lãnh tụ tối cao của Iran gửi thông điệp năm mới. Ảnh: AP




Lãnh tụ tối cao của Iran gửi thông điệp năm mới. Ảnh: AP

(PLO)- Ông Khamenei đặt nghi vấn việc Mỹ đang thiếu thốn trang thiết bị nhưng lại muốn hỗ trợ Iran.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 22-3 đã từ chối bất kỳ hình thức viện trợ nào của Mỹ cho công dân Iran, tuyên bố rằng Mỹ có thể đang lên kế hoạch sử dụng thuốc men để hại Iran, theo đài CNN.
Lãnh tụ Iran thấy lạ khi Mỹ muốn hỗ trợ Iran chống dịch - ảnh 1
Lãnh tụ Tối cao Iran gửi thông điệp năm mới. Ảnh: AP
"Có lẽ thuốc được cung cấp cũng là một công cụ khác để khiến bệnh nặng thêm, vì vậy chúng tôi không bao giờ có thể tin tưởng họ" - ông Khamenei phát biểu trên truyền hình quốc gia Iran nhân dịp năm mới. 

Ông nói thêm rằng, ông thấy "rất kỳ lạ" rằng Mỹ đang muốn cung cấp thuốc cho Iran. "Mỹ đang thiếu hụt, họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về các công cụ phòng ngừa" - ông Khamenei nói thêm.

Hàng năm, Lãnh tụ Tối cao Khamenei xuất hiện để phát biểu tại thành phố Mashhad của Iran. Năm nay, bài phát biểu đã được gửi từ xa.

Iran là quốc gia bị thiệt hại nặng nhất ở Trung Đông trong đợt đại dịch COVID-19 với hơn 20.000 người bị nhiễm bệnh và 1.500 người chết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Iran đang chật vật chống dịch COVID-19 trong bối cảnh nước này phải gánh chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ, vốn được Washington áp đặt trở lại đối với Tehran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn giữa Iran và các cường quốc thế giới vào năm 2018.
Tú Quyên












10.


Ông Trump gửi thư cho Kim Jong Un, đề nghị hợp tác chống COVID-19


22/03/2020 05:46 GMT+7

TTO - Hãng tin KCNA cho biết Triều Tiên đã đón nhận 'bức thư hữu hảo' từ Tổng thống Mỹ gửi cho Chủ tịch Kim, đồng thời gọi đây là dấu hiệu cho “mối quan hệ cá nhân đặc biệt và vô cùng bền chặt” giữa 2 nhà lãnh đạo.


Ông Trump gửi thư cho Kim Jong Un, đề nghị hợp tác chống COVID-19 - Ảnh 1.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un - Ảnh: REUTERS
Theo thông tấn KCNA của Triều Tiên, trong thư Tổng thống Trump đã thể hiện sự ngưỡng mộ đối với nỗ lực bảo vệ người dân trước dịch bệnh COVID-19 của Chủ tịch Kim.
Ông Trump "bày tỏ ý định hợp tác trong công tác chống dịch, nói rằng ông rất ấn tượng với những nỗ lực của chủ tịch để bảo vệ người dân của mình khỏi mối đe dọa nghiêm trọng của dịch bệnh", KCNA viết.
Tuy nhiên, bức thư cũng nhấn mạnh dù quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo rất tốt đẹp, "nếu bị sự tham lam và những ý định đơn phương thay chỗ cho sự vô tư và cân bằng, mối quan hệ song phương sẽ trở nên trầm trọng hơn".
Kể từ khi hai bên tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 cuối tháng 6-2019, các đàm phán về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng vẫn rơi vào bế tắc.
Sau cuộc đàm phán, Triều Tiên đã thực hiện một loạt thử nghiệm phóng tên lửa nhằm gây áp lực buộc Mỹ và đồng minh tháo dỡ trừng phạt kinh tế.
KCNA không đề cập thời điểm bên Triều Tiên nhận được bức thư.
Mặc dù Washington chưa chính thức lên tiếng về bức thư trên, một quan chức cấp cao thuộc chính phủ Mỹ đã xác nhận với Reuters.
Người này cho biết bức thư "phù hợp với những nỗ lực của ông (Tổng thống Trump) nhằm thu hút các nhà lãnh đạo toàn cầu cùng hợp tác trong lúc đại dịch đang diễn ra".
Tổng thống Mỹ cũng kỳ vọng tiếp tục đối thoại cùng Chủ tịch Kim, theo vị quan chức trên.
COVID-19 làm đảo lộn thế giới: lỗi của loài dơi hay loài người?

TTO - Virus có thể bắt nguồn từ động vật nhưng theo giáo sư Andrew Cickyham từ Hiệp hội Động vật học London, con người đã khiến chúng ‘nhảy loài’ và lây lan mầm bệnh.









9.




21/03/2020 09:03 GMT+7

TTO - Nước Mỹ đang đi trên con đường của châu Âu trong đại dịch COVID-19, nếu không hành động quyết liệt thì có thể tổn thất lớn về nhân mạng.

Tổng thống Donald Trump bất thình lình đổi quan điểm chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Những kệ hàng trống trơn trong một siêu thị ở bang California của Mỹ - Ảnh: AFP
Mỹ đang chạy đua với thời gian để đưa ra mô hình dự báo tương đối nhất về dịch COVID-19, cụ thể là những tổn thất, hỗn loạn nó có thể gây ra trong xã hội.
Thời gian không còn nhiều, nếu so sánh với dữ liệu của Ý, Mỹ đang có tốc độ lây nhiễm tương đương và chỉ đi sau tâm dịch châu Âu này khoảng 10 ngày, đến hôm qua Mỹ đã có 217 người chết vì virus corona.

Đại dịch không chỉ là hữu hình, nó còn mang theo một cái bóng gọi là đại dịch tâm lý và tổn thương xã hội.
Bà MONICA SCHOCH-SPANA (nhà nhân chủng học y tế)
Cảnh báo với ông Trump
Đầu tuần này đánh dấu một thay đổi lớn trong quan điểm chống dịch của Tổng thống Donald Trump. Từ chỗ khuyến khích người dân "tiếp tục cuộc sống bình thường", ông chuyển sang kêu gọi họ làm việc tại nhà, không tụ tập quá 10 người...
Ông còn yêu cầu chính quyền các địa phương đóng cửa trường học, quán bar, nhà hàng... để giảm nguy cơ lây nhiễm. Ở các nước phương Tây như Mỹ, người dân coi trọng tự do và riêng tư, nên có thể nói đưa ra những khuyến cáo như thế không đơn giản với ông Trump.
Theo báo Washington Post, nguồn cơn sự thay đổi bất thình lình của ông Trump là một báo cáo khoa học gửi cho Nhà Trắng từ nước Anh.
Trong nội dung, các nhà dịch tễ học xứ sương mù đã nói thẳng với nhà lãnh đạo Mỹ rằng corona là con virus đường hô hấp nguy hiểm nhất thế giới từng chứng kiến kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Dựa trên mô hình tính toán, nhóm nghiên cứu COVID-19 của Trường Imperial College London dự đoán nếu nước Mỹ không hành động để làm chậm tốc độ lây lan của virus, khoảng 2,2 triệu người có thể chết trong trận dịch lần này.
Chưa dừng lại ở đó, nhà dịch tễ học Neil Ferguson, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích ngay cả khi Mỹ áp dụng các chiến lược như cách ly người nghi nhiễm, bảo vệ người lớn tuổi... con số tử vong chỉ có thể giảm một nửa, xuống còn 1,1 triệu người, mặc dù nó cũng giúp giảm tải cho hệ thống y tế khoảng 2/3.
Báo cáo của Anh nhấn mạnh các biện pháp ngăn dịch quyết liệt phải được duy trì trong một thời gian dài, cho dù là ngắt quãng, cho đến khi khoa học tìm ra văcxin ngừa COVID-19, và quá trình này có thể mất từ 12-18 tháng trong điều kiện tốt nhất.
Tổng thống Donald Trump bất thình lình đổi quan điểm chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.
Đồ họa: T.ĐẠT
Tránh vết xe đổ của Ý, Vũ Hán
Sáng 17-3, thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, thông báo số ca nhiễm ở bang này khả năng sẽ đạt đỉnh trong 45 ngày nữa, tức vào khoảng đầu tháng 5.
Bang New York có chừng 53.000 giường bệnh, bao gồm 3.000 giường chăm sóc đặc biệt (ICU), bấy nhiêu chỉ đáp ứng được 1/2 bệnh nhân, riêng ICU cần gấp... 11 lần số thực tế.
Một ngày trước thông báo, Northwell Health - hệ thống bệnh viện lớn nhất bang New York - đã hủy toàn bộ các cuộc phẫu thuật theo yêu cầu để giải phóng thêm giường bệnh và bác sĩ.
"Chúng tôi đang nhìn vào nước Ý, họ đi trước chúng tôi khoảng 10 ngày và đó là những gì họ làm" - bác sĩ Maria Carney, trưởng khoa lão của Northwell Health, cho hay.
Một lý do khiến bà Carney và các bác sĩ Mỹ lo lắng: Ở Trung Quốc, tỉ lệ tử vong tại tâm dịch Vũ Hán là 5,8%, nhưng các vùng khác trên cả nước chỉ khoảng 0,7%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiều cái chết xảy ra do hệ thống y tế bị quá tải.
Theo bác sĩ Carney, các bệnh viện Mỹ trong điều kiện bình thường có nơi đã chạy đến 95% công suất, nếu bệnh nhân COViD-19 tràn vào thì xem như "vỡ trận".
Đó là chưa kể tính đến đầu tuần này, đã có 18 nhân viên y tế của Northwell bị nhiễm virus corona, và thêm 200 người khác phải tự cách ly tại nhà do phơi nhiễm.
Một nhân viên văn phòng Phó tổng thống Mỹ dương tính với corona

TTO - Một thành viên thuộc đội ngũ giúp việc cho Phó Tổng thống Mike Pence đã dương tính với virus corona, đây là trường hợp nhân viên đầu tiên tại Nhà Trắng nhiễm bệnh.


Phúc Long


..





---













BỔ SUNG B

(tin tức về đại dịch)



26.

Họp phụ huynh cũng... trực tuyến vì Covid-19

- Vì dịch Covid-19 mà không chỉ học sinh học trực tuyến, giờ đây, cuộc họp phụ huynh của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng được chuyển sang hình thức này.

“Kính mời các bậc phụ huynh tham gia buổi họp phụ huynh học sinh lớp 6A11 vào lúc 15h Chủ Nhật ngày 22/3 qua ứng dụng Zoom meeting (ứng dụng các con đang học trực tuyến) với ID của cô Thanh: 511-505-****. Phụ huynh đăng nhập và kiểm tra đường truyền 10 phút trước cuộc họp. Trân trọng kính mời”.
Sau thông báo này từ cô giáo chủ nhiệm, đúng 3 giờ chiều ngày chủ nhật 22/3 vừa qua, chị Trịnh Thúy Giang (quận Cầu Giấy) cùng tất cả phụ huynh của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng bật máy tính để dự họp. Chỉ có điều, lần họp này chị Giang không phải nghĩ nhiều đến chuyện trang phục hay đi lại mà tập trung hơn vào "mò mẫm" ứng dụng.
Họp phụ huynh cũng... trực tuyến vì Covid-19
Cuộc họp phụ huynh trực tuyến của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Lớp con chị có 49 học sinh thì chỉ một số ít vắng mặt. 
Phụ huynh được hướng dẫn họp ngay trên chính ứng dụng mà các con của mình đang học trực tuyến hằng ngày - ứng dụng Zoom.
“Các bố mẹ có thể cái đặt ứng dụng này trên máy tính hoặc điện thoại thông minh của mình. Cô giáo gửi mã của buổi họp tương tự mã lớp học hằng ngày của các con, và những ai có mã sẽ tham gia được”, chị Giang kể.
Khi mỗi phụ huynh đăng nhập, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu đặt theo tên con để tiện theo dõi và tương tác. Chị Giang đăng nhập với tên hiển thị ngay dưới cam quay trực tiếp mình là PHHS. Nguyễn Minh Phương.
Cuộc họp phụ huynh của lớp lần này được tổ chức nhằm trao đổi về sự phối hợp giữa thầy cô và gia đình trong tổ chức, kiểm soát học online và học trên truyền hình sao cho hiệu quả.
Sau khi giới thiệu, cô giáo chủ nhiệm Ngô Thị Phương Thanh nghe lần lượt tất cả phụ huynh phát biểu qua màn hình trực tuyến.
“Họp trực tuyến nên cô mời lần lượt. Đến phiên ai thì người đó sẽ bật micro để tránh mọi người cùng nói sẽ gây ồn. Những người trùng quan điểm thì có thể xin không góp ý. Nhiều bố mẹ lần đầu sử dụng ứng dụng công nghệ này nên chưa quen phải nhờ con mở và cài đặt hộ”, chị Giang kể.
Sau đó, cô giáo tóm lược các ý kiến và trao đổi lại. “Trong cuộc họp, các phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp đã bàn về những nội dung như cách thức thông tin, trao đổi; tình hình phòng chống dịch bệnh, vệ sinh trường lớp. Quan trọng nhất đó là trao đổi về cách các con học qua truyền hình và trực tuyến. Có tầm 9 nhóm ý kiến. Qua màn hình trực tuyến, cô trả lời hết các nội dung và phụ huynh chúng tôi thấy rất hài lòng”, chị Giang kể.
Họp phụ huynh cũng... trực tuyến vì Covid-19
Theo chị Giang, đây là lần đầu tiên mà các phụ huynh nhìn thấy và biết được nhau hết.
Cuộc họp phụ huynh trực tuyến hôm đó kéo dài trong một tiếng rưỡi.
Thời gian không quá dài, nhưng chị Giang cho rằng hình thức họp phụ huynh trực tuyến cũng rất hiệu quả, thậm chí có những điểm ưu việt hơn so cả với họp truyền thống.
“Đến trường họp trực tiếp tại lớp nhiều khi phụ huynh không biết hết được nhau. Còn lần họp trực tuyến này cũng là lần đầu tiên mà phụ huynh chúng tôi nhìn thấy nhau hết. Ai cũng được phát biểu và trao đổi rất đầy đủ thông tin, đều thấy nhau như nói chuyện trước mặt nên rất vui. Với câu hỏi của phụ huynh, cô giáo có thể giải đáp ngay và rõ ràng. Những ứng dụng trực tuyến này còn cho phép nhắn tin, nên khi phụ huynh khác đang trao đổi, mình muốn góp ý có thể nhắn luôn cho tất cả mọi người”.
Chưa kể, theo chị Giang, họp như vậy còn đỡ mất thời gian và công di chuyển. “Ở đâu có mạng là ở đó có thể tham gia họp được”, vị phụ huynh chia sẻ cảm nhận về ưu điểm của phương thức họp trực tuyến.
Để triển khai họp phụ huynh trực tuyến với các lớp, trước đó, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức họp trực tuyến với đại diện cha mẹ học sinh các lớp.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, họp phụ huynh trực tuyến cũng là một hình thức hiệu quả khi đảm bảo những trao đổi tương tác kịp thời, đồng thời tránh được việc tụ tập đông người.
Thanh Hùng



25. Tin về Ấn Độ cách li tuyệt đối trong 21 ngày




Thủ tướng Modi vừa lên truyền hình quốc gia và tuyên bố từ 12:00 đêm nay ngày 24/03/2020 sẽ cấm toàn bộ người dân Ấn Độ dù ở thành phố hay vùng quê hẻo lánh, kể cả các nhà ngoại giao, đều không được bước chân ra khỏi nhà.
Thế là đất nước 1,3 tỷ dân này sẽ tự cách ly với nhau và với thế giới bên ngoài trong 21 ngày tới !
Đây là quyết định mang tính lịch sử, cực kỳ quan trọng và là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại để trách kịch bản được dự báo là giữa 15/4/2020 sẽ có khoảng 1 triệu người nhiễm bệnh và 30 nghìn người chết.
Xin bà con hãy tự bảo trọng, thắt chặt dây an toàn vì tàu chuẩn bị vào vùng tâm bão !







https://www.facebook.com/sanhchau.pham/posts/10220871464126645






24.


















東京オリンピック・パラリンピックをめぐり、安倍総理大臣は、IOC=国際オリンピック委員会のバッハ会長と電話会談し、1年程度の延期を提案したのに対し、バッハ会長は、全面的に同意する意向を示し、遅くとも来年夏までに開催することで合意しました。
安倍総理大臣は、24日夜8時から、およそ45分間、総理大臣公邸で、IOCのバッハ会長と電話会談を行い、大会組織委員会の森会長や東京都の小池知事、橋本担当大臣らも同席しました。


会談で、安倍総理大臣とバッハ会長は、選手や各国の競技団体などの意向を踏まえ、東京オリンピック・パラリンピックの中止はないということを確認しました。



そして、安倍総理大臣が、「開催国・日本として、現下の状況を踏まえ、世界のアスリートの皆さんが最高のコンディションでプレーでき、観客の皆さんにとって、安全で安心な大会とするためにおおむね1年程度延期することを軸に検討してもらいたい」と述べたのに対し、バッハ会長は、「100%同意する」と述べ、東京大会は延期せざるをえないという認識で一致しました。



そして、安倍総理大臣とバッハ会長は、IOCと大会組織委員会、東京都など、関係機関が一体となり、遅くとも来年夏までに開催することで合意しました。



会談のあと、安倍総理大臣は記者団に対し「今後、人類が新型コロナウイルス感染症に打ち勝った証しとして完全な形で東京大会を開催するためにバッハ会長と緊密に連携していくことで一致した。日本は、開催国の責任をしっかりと果たしていきたい」と述べました。
https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200324/k10012348191000.html?utm_int=news-new_contents_list-items_006&fbclid=IwAR01PoGadLM3_B22hHwD9UiK7VzeFg0gveQ86RbMp1q355TDoP9oU3W4R2M






20:28 - 24/03/2020






Tây Nguyên

Nhật Bản và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã đạt được quyết định trì hoãn Olympic 2020 tại Tokyo năm nay sang năm 2021 do cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 trên toàn cầu.











Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo về việc đạt được thỏa thuận hoãn Olympic 2020 /// AFP

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo về việc đạt được thỏa thuận hoãn Olympic 2020
AFP

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 124 năm Olympic đã bị hoãn lại trong thời bình. Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch IOC Thomas Bach vào ngày 24.3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Olympic 2020 diễn ra vào ngày 24.7 đến 8.9 sẽ được lên lịch lại cho mùa hè năm 2021.











Olympic 2020 chính thức hoãn sang mùa hè năm 2021 - ảnh 1

Chủ tịch IOC Thomas Bach sẽ đối mặt với nhiều thách thức phía trước
"Chúng tôi đã yêu cầu chủ tịch Bach xem xét hoãn khoảng một năm để các vận động viên có thể thi đấu trong điều kiện tốt nhất và giúp sự kiện này trở nên an toàn cho khán giả. Chủ tịch Bach cho biết ông đồng ý 100%.”, Thủ tướng Shinzo Abe nói. Ngay sau đó, IOC cũng phát đi một tuyên bố xác nhận việc hoãn Olympic 2020 sang năm 2021.
Sở dĩ quyết định trên được đưa ra sớm hơn dự kiến (trước đó IOC cho biết sẽ thông báo trong vòng 4 tuần) là do áp lực đối với IOC và ông Bach đã tăng tốc nhanh chóng trong những ngày gần đây, trong đó Canada và Úc tuyên bố tẩy chay Olympic 2020 nếu diễn ra như kế hoạch. Các vận động viên cũng kêu gọi hoãn Olympic năm nay vì những rủi ro về sức khỏe và gián đoạn trong quá trình tập luyện của họ khi các cơ sở tập luyện đều bị đóng cửa trên khắp thế giới.











Olympic 2020 chính thức hoãn sang mùa hè năm 2021 - ảnh 2
Sau quyết định trên, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nói với các phóng viên rằng Olympic dù bị trì hoãn vẫn sẽ được gắn tên "Tokyo 2020". Tuy nhiên, với thỏa thuận trên, IOC và Nhật Bản sẽ đối mặt với nhiều thách thức về việc sắp xếp lịch trình, địa điểm thi đấu và các công tác hậu cần khác. Theo tính toán của các nhà kinh tế học Nhật Bản, việc hoãn Olympic 2020 sẽ khiến nước chủ nhà mất ít nhất 5 tỉ euro.



23.



16:20 - 23/03/2020



Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, kiến nghị không sử dụng khách sạn làm khu cách ly người về từ vùng dịch Covid-19, vì sẽ không đủ nhân viên y tế theo dõi, đồng thời nguy cơ lây nhiễm chéo cao.

















Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quân về phòng, chống dịch Covid-19 /// Ảnh Trần Vương



Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quân về phòng, chống dịch Covid-19
Ảnh Trần Vương

Nêu ý kiến tại cuộc họp trực tuyến toàn quân của Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống dịch Covid-19, thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô, cho biết Bộ Tư lệnh thủ đô được giao 2 nhiệm vụ là tiếp nhận vận chuyển toàn bộ công dân, hành khách người nước ngoài từ vùng dịch về Nội Bài tới các cơ sở cách ly của quân đội, đồng thời tổ chức khu vực doanh trại để tiếp nhận cách ly công dân đủ 14 ngày.


Current Time0:12
/
Duration3:50
Auto



Bộ đội vào rừng, nhường chỗ ở cho người từ nước ngoài về cách ly
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện nhiệm vụ này có rất nhiều khó khăn, vướng mắc, như lực lượng quân y của Bộ Tư lệnh thủ đô mỏng, tổ chức biên chế khác nhau, lại không có bệnh viện; chưa có xe chuyên trách vận chuyển.
Bên cạnh đó, theo tướng Duyệt, giai đoạn 1 phòng ngừa các trường hợp về từ Trung QuốcHàn Quốc tốt, nhưng giai đoạn 2 từ đầu tháng 3 tới nay thì có biểu hiện lỏng ở một số điểm.
Theo vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô, một số du học sinh ở khu vực châu Âu trở về nhìn chung con cháu của gia đình có điều kiện, nên khi về đến sân bay Nội Bài có hiện tượng một số thiếu hợp tác với cơ quan chức năng.
“Một số phải dùng công an, an ninh hàng không gần như cưỡng chế cho lên xe thì mới vận chuyển được về các địa điểm cách ly”, tướng Duyệt nói, và cho biết vừa qua có thông tin quân đội không đủ phương tiện vận chuyển công dân từ sân bay Nội Bài về các khu cách ly là không chính xác.


Current Time0:10
/
Duration2:32
Auto



TP.HCM thêm 3 ca mới, Việt Nam có 121 bệnh nhân nhiễm virus corona

Không thể xin cách ly chỗ này hay chỗ kia

Tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, cho biết quân đội đã triển khai việc tiếp nhận, cách ly công dân từ vùng có dịch về nước. Đến nay đã tiếp nhận, cách ly được 36.767 người tại 110 điểm cách ly. Hiện đang cách ly 18.009 người.
Cục Quân y kiểm tra, duy trì nghiêm các quy định để chống lây chéo trong khu cách ly, chống lây nhiễm cho lực lượng tham gia phục vụ tại các điểm cách ly tập trung người nhập cảnh từ vùng dịch.
Tướng Kiên nhìn nhận, dịch bệnh giai đoạn 2 diễn biến phức tạp do số ca bệnh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc quản lý khi nhập cảnh chưa chặt, dẫn tới khó kiểm soát quá trình tiếp xúc và lây truyền. “Nguy cơ dịch bùng phát là có thể, nếu không kiểm soát tốt và có nguy cơ dịch xâm nhập vào quân đội”, ông Kiên cho hay.
Về vấn đề cách ly người từ vùng dịch về, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Quốc phòng, yêu cầu bộ đội tăng cường giải thích chủ trương cách ly tập trung cho người dân hiểu và chia sẻ, đây là "biện pháp bắt buộc theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm mục đích tốt cho bản thân mỗi người, gia đình và cộng đồng".
"Quân đội có trách nhiệm lo cho toàn dân, mọi người nên ủng hộ và tự giác chấp hành, không thể xin cách ly chỗ này chỗ kia, hay xin về cách ly ở gần nhà", ông Đơn nói.





22.

安倍首相が「五輪延期」の可能性を示唆。カナダも選手派遣を拒否




2020.03.23
 
1
 
by MAG2NEWS編集部 NK

安倍首相は23日、東京オリンピック・パラリンピックを含む国際オリンピック委員会(IOC)の新方針について、「仮にそれ(完全な形での大会の実施)が困難な場合には、アスリートの皆さんのことを第一に考え、延期の判断も行わざるを得ない」と初めて延期について言及したと、時事通信共同通信読売新聞などが報じた。また、「判断を行なうのはIOC」と述べた上で、「中止は選択肢にない点は、IOCも同様だと考えている」と強調したという。

IOC「中止は議題になっていない」

IOCは、東京オリンピック・パラリンピックの実施について、大会組織委員会などと協議し、4週間以内に結論を出す方針を示した。臨時理事会後に出した声明では「さまざまな国で新型コロナの感染が劇的に拡大している。新たな計画に向け次のステップをとる必要があると判断した」と述べ、中止の可能性については「何の解決にもならず誰のためにもならない。議題になっていない」と強く否定したという。これまでは予定通りの開催をめざしており、IOCが延期の可能性を言及したのは初めてのこと。

カナダ「選手の派遣しない」

BREAKING: The Canadian Olympic Committee and Canadian Paralympic Committee will refuse to send athletes to the Tokyo Olympics if the event is not postponed.The 2020 Games are currently set to begin on July 24. News release:



















Twitterで画像を見る



また、カナダのCBCニュースによると、カナダオリンピック委員会とカナダパラリンピック委員会は、東京オリンピックが延期されず予定通りのスケジュールで開催されることになった場合、アスリートの派遣はしないと発表した。23日午前11時現在ではカナダ以外の国からの発表はないが、同様に選手の派遣拒否を考えている国は多いことが予想される。


選手の国際団体が延期要請

国際的なアスリートらによる団体「グローバル・アスリート」は22日、「選手は大会に向けて十分な準備ができておらず、彼らの健康を安全を第一に考えないといけない」とし、東京オリンピック・パラリンピックの開催延期を求める声明を発表。米国オリンピック・パラリンピック委員会が選手ら300人を対象に行なった調査では、70%が開催延期を支持したという。

世界陸連も延期要請

世界陸連のコー会長は、選手が練習環境を確保できていない点について触れ、「公平な競争にならない」と指摘。「誰も五輪が延期されるのを見たくはないが、あらゆるもの、特に選手の安全を犠牲にしてまで開催すべきではない」と延期を求めている。また、各地域の連盟はすべて延期に賛成していると明かした。
セルビアとクロアチアの各国内オリンピック委員会も、「人命を最優先するため、(予定通りの開催は)支持できない」「予定通りの実施は不可能だと思う。数カ月間は延期されるべきだし、そうなるだろう」と延期の考えを示している。

Twitterの声

東京五輪はまず予定通りにできないだろうし延長するなりして夏は開催するべきじゃない。中止、延期になったイベントをいつかやれるように配慮もしてほしい。
自粛させるだけして経済が~..とか言うなら全部責任取れ。自粛延長してる中でオリンピックイベントやったらそれこそバカが湧くだろうね





2週間、2週間って自粛延長されるとますます望みが潰される(自粛して延期してくれたイベントもまた自粛で諦めざるを得なくなる)からもう最初から来年5月あたりまでは大規模イベント全部自粛って言えよ…当然オリンピックもやるなよ…




そりゃ延期や中止なんか誰だって嫌だけど
オリンピックって日本だけでやるわけじゃないし
しゃーないじゃんね





去年一昨年のことを考えたら、新型コロナ対策と共に、夏以降は台風や豪雨に対して万全の備えが必要なはずなのに、いまだオリンピックオリンピック浮かれてるのは怖すぎる
いまだに東日本大震災は言わずもがな、大阪地震や西日本豪雨、千葉の台風被害の復興もできてないのに





オリンピックが延期または中止の可能性(というのも正しいかわからない。もう裏では決まっていて根回しと調整段階じゃね?)が出てきて冷静な判断だなと思う一方、中止になったら夏までのイベント軒並み中止か延期になるんだろうなと心配。


「オリンピックはやるじゃん!」が使えなくなる






オリンピック延期の外堀が埋まっていってるな。オリンピックなくても夏は北海道で過ごすけど。



※本記事内のツイートにつきましては、Twitterのツイート埋め込み機能を利用して掲載させていただいております。

21.



23/03/2020 06:30 GMT+7

TTO - Theo kênh CNN, ít nhất 32.149 trường hợp ở Mỹ đã được ngành y tế xác nhận là dương tính với virus, 400 người đã chết. Ông Rand Paul, thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên có kết quả dương tính...


Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 1.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
* Bản tin cập nhật lúc 9h20 ngày 23-3
Canada không cử vận động viên tham dự Olympic và Paralympic 2020
Ủy ban Olympic Canada (COC) và Ủy ban Paralympic Canada (CPC) ngày 22-3 thông báo nhóm các vận động viên Canada sẽ không tham gia Olympic và Paralympic vào hè 2020.
Ngoài ra, COC và CPC cũng kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế và Ủy ban Paralympic Quốc tế cùng Tổ chức Y tế Thế giới hoãn Olympic và Paralympic trong một năm, theo Reuters.
Trong khi đó, Ủy ban Olympic Úc ngày 23-2 nói rằng các vận động viên của nước này nên chuẩn bị cho Olympic Tokyo vào mùa hè năm 2021. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Ủy ban Olympic Quốc tế cân nhắc khả năng có thể hoãn Olympic hè này ở Nhật vì COVID-19.
Châu Phi hơn 1.000 ca nhiễm và 37 người thiệt mạng
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi ngày 22-3 cho biết đã có 1.198 ca COVID-19 tại 41 quốc gia của châu lục này. Trong đó, có 7 quốc gia đã ghi nhận tổng cộng là 37 ca tử vong, theo đài BBC. Ngoài ra, 108 người nhiễm virus corona chủng mới tại châu Phi cũng đã hồi phục.
Số ca nhiễm ở Hàn Quốc lên gần 9.000
Theo Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, tính đến hết ngày 22-3, Hàn Quốc ghi nhận thêm 64 trường hợp nhiễm virus corona mới. Tổng số người nhiễm bệnh hiện nay là 8.961 trường hợp.
Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 22-3, Trung Quốc ghi nhận 39 trường hợp nhiễm virus corona mới, tất cả đều từ nước ngoài, chủ yếu là sinh viên Trung Quốc về nước.
Tại thành phố Vũ Hán, tâm dịch của tỉnh Hồ Bắc, nhà chức trách tiếp tục nới lỏng các biện pháp phong tỏa do địa phương này không có ca nhiễm mới trong 5 ngày liên tiếp. 
Tại Mexico, Bộ trưởng Y tế vừa công bố thêm 65 trường hợp dương tính mới với virus corona, tổng số người nhiễm bệnh ở Mexico hiện nay là 316 ca.
Theo báo NZherald, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 23-3 cho biết New Zealand sẽ nâng mức cảnh báo lên mức tối đa, tất cả các dịch vụ không thiết yếu (quán cà phê, nhà hàng…), trường học, công sở sẽ đóng cửa trong 48 giờ tới và kéo dài 4 tuần.
Người dân xứ Kiwi cũng sẽ chuẩn bị tinh thần tự cách ly. Thông báo của bà Ardern đưa ra trong bối cảnh New Zealand ghi nhận 36 ca nhiễm mới trong ngày 22-3 và có 2 ca liên quan đến lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhiễm của New Zealand hiện là 102.
Thủ tướng Nhật Bản: có khả năng phải hoãn Olympic
Thủ thướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa phát biểu trước nội các nước này rằng Nhật Bản vẫn quyết tâm "hoàn thành" đại hội thể thao Olympic 2020, song nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp diễn, việc đảm bảo an toàn cho Olympic và các vận động viên là điều bất khả thi, và có thể khả năng phải hoãn Olympic là không thể tránh khỏi.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thừa nhận khả năng Olympic có thể không diễn ra như kế hoạch vào ngày 24-7 sắp tới.
Bác sĩ tiêm ngừa cho Thủ tướng Đức bị nhiễm virus
Hãng tin Reuters ngày 22-3 dẫn lời người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert, xác nhận bà Angele Merkel, 65 tuổi, đã tự cách ly tại nhà. Cuối tuần qua bà đi tiêm ngừa phế cầu khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, và bác sĩ tiêm cho bà sau đó có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. 
Bà Merkel sẽ được xét nghiệm trong vài ngày tới. Khi cách ly, bà vẫn làm việc bình thường.
Trong ngày 22-3, Đức ghi nhận thêm 8 ca tử vong mới vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số người thiệt mạng ở nước này lên 92 trường hợp. Số ca dương tính mới là 2.350.
Cho đến nay, tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Đức là 24.714, cao thứ 4 thế giới.
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 2.
Nhiều người Đức vẫn ra công viên trong ngày 22-3 - Ảnh: BBC
Theo BBC, để dịch bệnh chậm lây lan, Đức cấm các cuộc tụ tập có hơn hai người, trừ sinh hoạt của các thành viên sống cùng nhà. Đức không cấm hoạt động của người dân ở ngoài nhưng vi phạm quy định tụ tập từ 3 người trở lên sẽ bị phạt. 
Các tiệm tóc, làm đẹp, massage và các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đều đóng cửa. 
Anh có thể giới nghiêm để ngăn dịch
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 3.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 22-3 cho biết có thể cần áp dụng biện pháp giới nghiêm và hạn chế di chuyển nếu người dân vẫn phớt lờ những khuyến cáo của ngành y tế - Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Anh Boris Johnson  ngày 22-3 cho biết Anh có thể cần áp dụng biện pháp giới nghiêm và hạn chế di chuyển để làm chậm lại sự lây lan của virus corona nếu người dân vẫn không chú ý đến những khuyến cáo về việc mỗi người phải cách xa nhau 2 mét của ngành y tế. 
Mặc dù các quán rượu, câu lạc bộ và phòng gym đã đóng cửa nhưng người Anh vẫn ra công viên, siêu thị và phớt lờ cảnh báo mỗi người phải cách xa nhau 2 mét.
Hiện Anh có 281 trường hợp tử vong do COVID-19. Số trường hợp nhiễm mới là 655 ca. Tổng số ca nhiễm virus ở Anh là 5.683
Thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên "dính" COVID-19
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 4.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul, đến từ bang Kentucky là thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên bị mắc bệnh COVID-19 - Ảnh: NBCNews
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul, đến từ bang Kentucky xác nhận ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới trong ngày 22-3. Đây là thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên bị mắc bệnh COVID-19.
Chia sẻ trên tài khoản Twitter, ông Rand Paul viết: mình cảm thấy ổn và đang được cách ly. Ông không có triệu chứng nhưng được xét nghiệm để đề phòng do di chuyển nhiều nơi và tham dự nhiều sự kiện. Ông không nhớ đã tiếp xúc trực tiếp với ai người bị nhiễm bệnh.
Theo kênh CNN, ít nhất 32.149 trường hợp đã được ngành y tế xác nhận là dương tính với virus, 400 người đã chết.
Ý: 60.000 người nhiễm, 5.400 ca tử vong
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 5.
Động viên nhau, trẻ em và người Ý vẽ, treo tranh cầu vồng với thông điệp: Mọi thứ rồi sẽ ổn - Ảnh: The Guardian
Trong ngày 22-3, Ý ghi nhận thêm 651 trường hợp tử vong, giảm hơn 100 ca so với ngày hôm trước. Tổng số người tử vong do COVID-19 ở Ý đã hơn 5.400 trường hợp.
Tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc ở Ý là gần 60.000 người.
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 6.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 7.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết - Ảnh 8.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
1 tỉ người đang bị

TTO - Các biện pháp hạn chế đi lại của hàng chục nước đã khiến cuộc sống của hàng trăm triệu người bị đảo lộn. Những biện pháp này là cần thiết trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong liên tục chạm những cột mốc đáng buồn.











20.



23/03/2020 10:44 GMT+7

TTO - Thêm 3 ca bệnh COVID-19 vừa được ghi nhận tại Việt Nam, trong đó có một bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.


Thêm 3 người bệnh COVID-19, trong đó có 1 bác sĩ, tổng cộng 116 ca - Ảnh 1.
Hành khách nhập cảnh khai báo y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh chụp chiều 18-3) - Ảnh: NAM TRẦN
Theo đó bệnh nhân 114 là nam, 19 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Hoàng Mai, Hà Nội. Anh là du học sinh Việt Nam tại Hà Lan về nước ngày 15-3 trên chuyến bay SQ176 (quá cảnh tại Singapore). Kết quả sàng lọc lúc nhập cảnh cho kết quả âm tính, sau đó anh được cách ly tập trung tại Sơn Tây. 
Ngày 19-3 anh có biểu hiện sốt 38 độ C, đau họng, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh để tiếp tục cách ly. Kết quả xét nghiệm sàng lọc ngày 21-3 của Bệnh viện bệnh nhiệt cho kết quả dương tính, mẫu bệnh phẩm được gửi sang viện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.
Bệnh nhân 115 là nữ, 44 tuổi, quốc tịch Việt Nam, sống tại Cộng hòa Séc. Bà là con gái của bệnh nhân 94 (là 1 trong 5 người trong cùng một gia đình từ Cộng hòa Séc về Việt Nam trên chuyến bay SU290). 
Bà nhập cảnh qua sân bay Nội Bài ngày 18-3 trên cùng chuyến bay (SU290, ghế 28C) với bệnh nhân 94 (SU290, ghế 28A) và bệnh nhân 93 (SU290, ghế 27B). Kết quả xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 18-3 là âm tính và bà được chuyển về khu cách ly tập trung tỉnh Bắc Giang cùng bệnh nhân 94. 
Ngày 20-3 bà được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính, mẫu bệnh phẩm được gửi sang viện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.
Bệnh nhân 116 là nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bác sĩ khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh. 
Anh tham gia chống dịch COVID-19 từ 31-1-2020 với các công việc: khám sàng lọc các bệnh nhân nghi COVID-19 đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng. 
Trong quá trình làm việc, anh được cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Sau giờ làm việc anh nghỉ và sinh hoạt ở khu vực cách ly dành cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
Ngày 19-3 anh xuất hiện triệu chứng đau rát họng, ngày 20-3 triệu chứng ho, đau mỏi cơ, sốt. Ngày 21-3 anh tự cách ly tại khu vực đệm của khoa cấp cứu, được xét nghiệm cho kết quả xét nghiệm tại bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2 và gửi mẫu bệnh phẩm sang viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Các nhân viên y tế cùng làm với bệnh nhân 116 đã được đưa vào diện giám sát. Xét nghiệm lần đầu ngày 21-3 tất cả các nhân viên này âm tính với virus SARS-CoV-2.
Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

https://tuoitre.vn/them-3-nguoi-benh-covid-19-trong-do-co-1-bac-si-tong-cong-116-ca-20200322210949338.htm








19. Một nữ Việt kiều ở Đông Âu tâm sự thực tế trên Fb



"


Ngày anh cu thứ 2 nhà mình sắp qua Anh học, mình muốn con chơi với các bạn Việt Nam, nên dặn, sang đó thì nhớ kết thân với các bạn từ Việt Nam sang con nhé. Cu cậu vốn ngoan, nghe lời mẹ, nên sang làm quen luôn với một nhóm bạn từ Việt Nam qua, học cùng trường.
Được ít bữa, cậu chat hỏi mẹ: Việt Nam là nước giầu hay nghèo hả mẹ?
Mẹ bảo, Việt Nam nghèo, con ạ. Cậu ấy bảo, sao các bạn giầu thế, bạn nào cũng iphone đời mới nhất, tiêu rất nhiều tiền, cuối tuần nào cũng đi mua sắm nhiều đồ hiệu.
Một thời gian sau cu con lại kể, các bạn ấy toàn đánh bài ăn tiền thôi, một lúc có khi thua mấy trăm bảng (bằng tiền con mình tiêu cả tháng). Mẹ cháu nghe sợ quá, may cu con cũng không thấy hợp với các bạn, nên dần dà không chơi nữa.
Bữa nay nhìn mấy bé đi học từ Mỹ từ Anh về VN tránh dịch toàn ngồi ghế hạng thương gia, tự nhiên nhớ chuyện con trai kể.





"








18.






Khánh Châu



07:57 - 22/03/2020


Tiền đạo người Argentina Paulo Dybala đã trở thành cầu thủ thứ ba của CLB Juventus có kết quả dương tính với COVID-19. Ngoài ra, huyền thoại Maldini và con trai của ông cũng đang chiến đấu với căn bệnh này. 


























Dybala là người thứ 3 ở Juventus dương tính Covid-19. /// AFP



Dybala là người thứ 3 ở Juventus dương tính Covid-19.
AFP

"Xin chào mọi người. Tôi chỉ muốn cho các bạn biết rằng tôi và Oriana Sabatini (bạn gái của Dybala) đã nhận được kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19. May mắn thay, chúng tôi hoàn toàn ổn. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn", Dybala viết trên tài khoản Twitter sau khi nhận kết quả dương tính với COVID-19.
Ngay sau đó, đội Juventus cho biết Dybala đã tự cách ly kể từ ngày 18.3. "Anh ấy (Dybala) sẽ tiếp tục được theo dõi. Anh ấy khỏe mạnh và không có triệu chứng bệnh”, CLB Juventus nói trong một tuyên bố.
Trước đó, COVID-19 đã “tấn công” các ngôi sao khác của Juventus kể từ khi bóng đá Ý ngưng hoạt động vì dịch bệnh. Đó là hậu vệ tuyển thủ Ý Daniele Rugani và tiền vệ Blaise Matuidi (người đăng quang World Cup 2018 cùng tuyển Pháp). Đến nay, chỉ riêng ở Serie A (giải hàng đầu Ý) đã có hơn 14 trường hợp dính COVID-19, trong đó có nhiều thành viên của CLB Sampdoria.


























Huyền thoại Maldini và ngôi sao Juventus Dybala nhiễm COVID-19 - ảnh 1



Huyền thoại Maldini và con trai của ông cũng đang điều trị bệnh
Ảnh chụp màn hình
Hôm 21.3, CLB AC Milan cũng cho biết Paolo Maldini, hiện là giám đốc kỹ thuật của đội bóng, và con trai 18 tuổi Daniel - một cầu thủ đội trẻ, cũng đang chiến đấu với căn bệnh này. "Cả Paolo và Daniel đều khỏe mạnh và đã hoàn thành hai tuần cách ly ở nhà mà không tiếp xúc với bất kỳ ai. Bây giờ họ sẽ vẫn được kiểm dịch cho đến khi phục hồi lâm sàng, theo các phác đồ y tế được các cơ quan y tế vạch ra”, một tuyên bố từ AC Milan cho hay.
Maldini năm nay 51 tuổi và được coi là một trong những hậu vệ vĩ đại nhất mọi thời đại. Anh đã giành được 5 danh hiệu Champions Leagues với AC Milan và ra sân trong 647 trận đấu.









17.




Chủ Nhật 22/03/2020 - 01:50



Dân trí Số người mắc và tử vong vì Covid-19 ở Italia tiếp tục tăng mạnh với tốc độ chưa từng thấy bất chấp các biện pháp ứng phó của chính phủ.
































Ngày đen tối nhất Italia: Gần 800 người chết, hơn 6.500 người mắc Covid-19 - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Số ca mắc và tử vong vì Covid-19 ở Italia tiếp tục tăng mạnh. (Ảnh minh họa: Reuters)


Reuters dẫn số liệu từ Cơ quan phòng vệ dân sự Italia cho biết, trong ngày 21/3, nước này ghi nhận thêm 793 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người chết vì dịch viêm phổi cấp tại đây lên 4.825. Đây cũng là ngày Italia ghi nhận nhiều ca tử vong vì Covid-19 nhất kể từ khi dịch bùng phát 1 tháng qua.

Cũng trong ngày hôm qua, Italia có thêm 6.557 ca mắc Covid-19, nâng số người nhiễm bệnh tại nước này lên 53.578, nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Đến nay hơn 6.000 người đã được chữa khỏi hoàn toàn các triệu chứng của bệnh, trong khi gần 3.000 người đang phải điều trị tích cực.
Lombardy tiếp tục là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Italia với 3.095 ca tử vong, hơn 25.500 ca mắc bệnh tính đến cuối ngày 21/3.
Số ca tử vong và mắc Covid-19 ở Italia tiếp tục tăng mạnh bất chấp các biện pháp ứng phó của chính phủ bao gồm lệnh phong tỏa toàn quốc. Thủ tướng Italia Thủ tướng Giuseppe Conte trong tuần này cho biết sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp ứng phó, song hiện chưa rõ các biện pháp đó là gì.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc cuối năm 2019 và đã lan ra hơn 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dịch khiến gần 12.600 người tử vong trên thế giới, trong đó châu Âu chiếm khoảng 7.200 ca, châu Á gần 3.500 ca.
Châu Âu đang trở thành tâm dịch Covid-19 của thế giới khi số ca mắc bệnh và tử vong đồng loạt tăng mạnh ở nhiều quốc gia trong khu vực. Tính đến hôm qua, Tây Ban Nha đã ghi nhận hơn 1.300 ca tử vong, gần 25.000 người mắc Covid-19. Trong khi đó, Đức ghi nhận hơn 2.700 ca mắc trong một ngày, nâng tổng số người mắc bệnh tại nước này lên hơn 16.600.
Tại Pháp, số người mắc bệnh đã vượt 12.600, trong khi số ca tử vong là 450. Không quân Pháp đã buộc phải tham gia vận chuyển bớt bệnh nhân đến miền tây nước này để giảm tải cho các bệnh viện ở miền đông. Ngoài ra, Pháp cũng bắt đầu xây các bệnh viện dã chiến ở vùng Alsace, miền đông nước này sau khi các bệnh viện ở thành phố Mulhouse và Colmar đều quá tải.
Đức và Thụy Sĩ hôm qua thông báo họ sẽ mở cửa các bệnh viện để tiếp nhận một số bệnh nhân Covid-19 từ Pháp.
Minh Phương
Theo AFP














16.
































(PLVN) - Từ 0 giờ ngày 22/3/2020, tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân.

Từ 0 giờ ngày 22/3/2020, tạm dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài vào Việt Nam
Từ 0 giờ ngày 22/3/2020, tạm dừng nhập cảnh vào Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 118/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Thông báo nêu rõ:
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống COVID-19. Trong đó:
Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ 0 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2020.
Riêng đối với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao...), Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện cấp thị thực (nếu cần) và các thủ tục kiểm tra, khai báo y tế bắt buộc tại khu vực riêng và được cách ly phù hợp tại cơ sở lưu trú theo đúng quy định. Cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam có hình thức cam kết thực hiện giám sát y tế đối với công dân nước mình trong thời gian công tác ở Việt Nam.
Tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân, áp dụng từ 0 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2020. Giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh cả đường biển, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không.
Tiếp tục hạn chế kịp thời, tối đa và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài (vì dễ dẫn đến quá tải các khu cách ly). Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo ngành hàng không thực hiện ngay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay chở hành khách là người nước ngoài rời khỏi Việt Nam.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục vận động, khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài (học sinh, sinh viên, người lao động, Việt kiều) hạn chế tối đa về nước trong thời điểm hiện nay và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở nước sở tại.
Trường hợp thực sự có nhu cầu về nước phải đăng ký với Cơ quan đại diện để kịp thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo ngành hàng không tổ chức theo từng chuyến bay thương mại và phải đăng ký, tuân thủ sự sắp xếp theo từng chuyến, đợt, thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, cách ly theo đúng quy định.
Người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đi công tác nước ngoài khi về nước phải tuân thủ thực hiện kiểm dịch, khai báo y tế tại cửa khẩu theo quy trình phòng chống dịch hiện nay và thực hiện yêu cầu cách ly bắt buộc theo đúng quy định./.



4 nhận xét:

  1. 21.

    Dịch COVID-19 sáng 23-3: Ít nhất 32.149 người Mỹ dương tính, 400 người chết


    23/03/2020 06:30 GMT+7

    TTO - Theo kênh CNN, ít nhất 32.149 trường hợp ở Mỹ đã được ngành y tế xác nhận là dương tính với virus, 400 người đã chết. Ông Rand Paul, thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên có kết quả dương tính...

    Trả lờiXóa
  2. 17. Cô Vy và bài toán sản xuất - xuất khẩu gạo ở Việt Nam


    Thách thức tự cường lương nông

    24/03/2020 09:16 GMT+7

    TTO - Những ngày qua, Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam. Một thị trường lương thực lớn như Trung Quốc mà tăng mua gạo của ta là điều đáng suy nghĩ.
    An ninh lương thực VN chỉ xếp 57/113 quốc gia, Thủ tướng yêu cầu bàn những yếu kém
    Trung Quốc lo lương thực cho 50 triệu dân bị phong tỏa ở Hồ Bắc ra sao?
    Tôm giống Đồng bằng sông Cửu Long: Mua 1 con, tặng 1/2 con!
    Và nữa, nhiều người ở khắp các nước đổ về các cửa hàng, siêu thị "hốt" sạch mọi loại thực phẩm, để lại quầy kệ trống trơn giữa dịch COVID-19... Chứng kiến những điều này mới thấy vai trò rất quan trọng của an ninh lương thực.

    Trả lờiXóa
  3. 25. Tin về Ấn Độ cách li tuyệt đối trong 21 ngày


    SanhChau Pham
    50 phút ·

    Thủ tướng Modi vừa lên truyền hình quốc gia và tuyên bố từ 12:00 đêm nay ngày 24/03/2020 sẽ cấm toàn bộ người dân Ấn Độ dù ở thành phố hay vùng quê hẻo lánh, kể cả các nhà ngoại giao, đều không được bước chân ra khỏi nhà.
    Thế là đất nước 1,3 tỷ dân này sẽ tự cách ly với nhau và với thế giới bên ngoài trong 21 ngày tới !
    Đây là quyết định mang tính lịch sử, cực kỳ quan trọng và là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại để trách kịch bản được dự báo là giữa 15/4/2020 sẽ có khoảng 1 triệu người nhiễm bệnh và 30 nghìn người chết.
    Xin bà con hãy tự bảo trọng, thắt chặt dây an toàn vì tàu chuẩn bị vào vùng tâm bão !

    Trả lờiXóa
  4. 19. Bà Thái Anh Văn (tổng thống Đài Loan) cảnh báo về phương diện quân sự với Trung Quốc giữa đại dịch

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.