Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-cử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-cử. Hiển thị tất cả bài đăng

26/03/2023

Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu

Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !

Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.

Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:

- truy dựng,

- truy lập,

- trùng lập (dựng lại),

- lập (dựng mới).

Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?

Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.

Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.

Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.

25/03/2023

Phủ Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) - Nguyễn Mậu trên bia Văn Miếu số 2 (khoa thi 1448, dựng năm 1484)

Cùng năm 1484, vua Lê Thánh Tông (1442-1497, lên ngôi năm 1460) cho dựng nhiều bia Văn Miếu dể ghi danh các tiến sĩ đã đỗ nhiều khoa trước đó (khoa đầu tiên được khắc bia trong Văn Miếu hiện nay là khoa năm 1442, tiếp theo là các khoa: 1448, 1463, 1466, 1475, 1478, 1481).

Năm 1442 thuộc niên hiệu Đại Bảo (vua Lê Thái Tông).

Năm 1448 thuộc niên hiệu Thái Hòa (vua Lê Nhân Tông).

Năm 1463 và năm 1466  thuộc niên hiệu Quang Thuận (vua Lê Thánh Tông).

Các năm 1475-1478-1481 thuộc niên hiệu Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông).

24/02/2023

Tên địa danh "huyện Yên Lãng" và nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu trên bia Văn Miếu (dựng năm 1484)

Đây là tấm bia cổ nhất trong 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ghi tên địa danh "huyện Yên Lãng".

Huyện Yên Lãng thời xưa, sau nhiều lần biến đổi địa danh hành chính, phần cơ bản ngày nay là huyện Mê Linh (hiện huyện này đang thuộc Hà Nội - xem về sự thay đổi khá thú vị của huyện Mê Linh ở đây).

Tên "huyện Yên Lãng" xuất hiện năm 1484 này đi kèm với tên tuổi nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu. Hay chính xác hơn, là nhà vua, vào năm 1484 đã cho dựng tấm bia ghi tên các nhà khoa bảng đã đỗ trong kì thi năm 1475 (tức bia được dựng muộn lại 9 năm), mà tên đó thì được ghi kèm với địa danh quê hương.

Bia có ghi dòng đó như sau: NGUYỄN LI CHÂU 阮驪珠 người huyện Yên Lãng phủ Tam Đới.

Quê nhà của cụ Nguyễn Li Châu hiện là xã Văn Khê huyện Mê Linh.

18/01/2021

Bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm 1478 (khắc dựng năm 1484), và tên danh sĩ Trần Bích Hoành

Chúng tôi tính du lãng xứ Nam, có ghé qua nơi chốn cũ của cụ Trần Bích Hoành ở huyện Vụ Bản ngày nay.

Tên tuổi cụ được ghi ở nhiều tư liệu cấp quốc gia. 

Trên bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất - Hồng Đức 9 (năm 1478) thì thấy rõ tên của cụ. Bia này được soạn và khắc dựng vào năm Hồng Đức  15 (năm 1484), tức là muộn lại vài năm. Năm ấy, hoàng đế Lê Thánh Tông sai bọn Thân Nhân Trung soạn văn, khắc đá, dựng bia của nhiều khoa thi cùng một lúc.

Thân Nhân Trung và Ngô Sĩ Liên được vua giao nhiệm vụ độc quyển trong kì thi năm 1478.

Tư liệu ở dưới là bản trực tuyến của Viện Nc Hán Nôm - đã nằm sẵn trên mạng từ lâu. Tuy nhiên, bản hiện nay (đang xem ngày 18/1/2021) thì lại có nhầm lẫn sau: đưa nhầm ảnh chụp văn bia (cụ thể là đưa  nhầm ảnh chụp đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất, nhưng là đời Cảnh Hưng, mà không phải đời Hồng Đức !).

27/12/2020

Cụ Phan Bội Châu hóa ra cũng đã dự thi hội, nhưng bị hỏng, tức không đỗ tiến sĩ

Trước đây, tôi vẫn đinh ninh là cụ Phan chỉ thi hương, để có tiếng là Cử nhân, rồi theo đó mà vận động cách mạng. Cụ từng nói: sở dĩ chưa đi làm cách mạng ngay, mà phải cố có được cái danh Cử nhân đã, vì cái nước Nam này họ coi trọng danh, không có danh không vận động được.

Không có danh vị như Cử nhân hay Tiến sĩ, nói gì, dân An Nam họ không nghe !

Chỉ nghĩ là cụ dừng ở thi hương, đạt học vị Cử nhân với hạng Giải nguyên (đỗ đầu) trường thi Nghệ An. Năm ấy là năm 1900.

Thế nhưng, bây giờ, mới vỡ lẽ, sau cụ có đi thi hội. Tức là cụ cũng đã nhắm lấy cái học vị Tiến sĩ hồi đó rồi.

Nhưng mà, theo lời bạch của cụ, thì cụ bị trượt. Chỉ đỗ 7/10 phần thôi. Cũng có nghĩa là suýt đỗ ! Cụ đã nhận là: "tuy rằng thi hỏng nhưng có thể viện lệ ra làm quan được".

28/03/2020

Ở yên và vui trong động sâu cả 10 năm (Khương Công Phụ ẩn cư tại đất Tuyền châu hồi thế kỉ 8)

Từ  0 h ngày 28/3 năm 2020, nước Đại Việt giới nghiêm.

Đang đại dịch Cô Vy, nên kể chuyện ẩn cư của người xưa.

Mà nhắc đến ở đây là chuyện về cụ Khương Công Phụ - người của thời nhà Đường (Trung Quốc), tức là sống trước thế kỉ X. Có nghĩa là sống cách chúng ta hơn cả 1000 năm. Cụ vốn là đất Việt (người đất châu Ái hồi đó) mà đã thi đỗ Tiến sĩ ở Trung Nguyên, tức tại kinh đô của Đại Đường Đông Thổ, nên được vua Đường mến mộ mà tuyển dụng.

Cụ trải qua nhiều chức quan trong triều đình nhà Đường, có lúc làm tới chức Tể tướng - tức ngang với hàng Thủ tướng bây giờ, đại khái thế.

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

16/06/2019

Giáo dục phổ thông ở Hà Nội : ví dụ hệ thống THCS ở quận Cầu Giấy 2019

Gần đây, qua thực tế, mới thấy có rất nhiều phụ huynh không nắm rõ thế nào là "công lâp" và "ngoài công lập".

Đợt nóng dữ dội vừa qua, học sinh thủ đô trải qua các kì thi "khắc nghiệt" vào Trung học Cơ sở (cấp 2 ngày xưa) và Trung học Phổ thông (cấp 3 ngày xưa), xem nhanh ở đây.

Bây giờ, lấy ví dụ về hệ thống "công lập" và "ngoài công lập" cấp Trung học Cơ sở ở một quận nội thành Hà Nội - tạm lấy quận Cầu Giấy trước.

03/06/2019

Bàn về quốc học (bài Phan Khôi, 1931)

Đợt trước, đã đưa bài cụ Phạm Quỳnh luận bàn về "cái học của nước Nam" - bài ấy đăng năm 1931 (đọc lại ở đây).

Hồi ấy, các cụ Lê Dư với Khan Khôi cũng góp bàn sôi nổi. 

Lê Dư quả quyết là nước Nam có cái học đàng hoàng. Tức là có học thuật chân chính.

Nhưng Phạm Quỳnh với Phan Khôi bảo nước Nam không có học thuật chân chính, chỉ là "học giả" (giả ảo, giả tạo, giả dối) mà thôi. Chuyện của năm 1931 đó. Bây giờ, vẫn chưa cũ chút nào. Đọc các cụ, vẫn thấy như đang ở thời điểm 2019 giữa Hà Nội bức sốt thi cử vậy !

25/05/2019

Phạt tù giam đối với các phụ huynh chạy trường cho con (chuyện ở Mĩ)

Chạy trường diễn ra ở bất cứ nền giáo dục nào, dưới bất cứ chính thể nào. Nào như Mĩ, như Nhật, như Đức,... của khối tư bản. Nào như Việt Nam, Trung Quốc,... của khối xã hội chủ nghĩa. 

Có nhiều phụ huynh là người nổi tiếng ở Mĩ đã dùng tiền để chạy trường cho con (vào các trường tốt). Các khoản tiền hối lộ được chuyển tới đích bằng nhiều con đường khác nhau.

Các phụ huynh này phải nhận án tù. Có người bị đề nghị tới 20 năm.

Ở Việt Nam, vụ chạy điểm vừa rồi, theo báo chí cho biết, cũng trung bình với giá 1 tỉ đồng/trường hợp. Không kém Mĩ là mấy.

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.

29/11/2018

Phạm Đình Hổ từ chối chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (bài Nguyễn Thu Hoài)

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là chức qui đổi tạm vậy.

Toàn văn ở dưới là của bạn Nguyễn Thu Hoài.

Về tính cách "vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ, gần đây, khi nối được mạch từ đời Lê Trung hưng xuống Lê mạt, rồi đầu Nguyễn, tôi đã biết nguồn của nó chính là Vũ Thạnh. Xem bài ấy ở đây.