Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiên-hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiên-hương. Hiển thị tất cả bài đăng

22/04/2024

Ghi chép ngày tiệc Chầu Đệ tứ 2024 - ở Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác

Hôm nay, ngày 22/4/2024 nhằm ngày 14 tháng Ba ta, là ngày tiệc Chầu Đệ tứ trong hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Giao Blog mở một entry này để thu thập tin tức từ trung tâm là Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác.

Tư liệu (lời văn và ảnh/video) lấy nguyên từ các nơi về, không chỉnh sửa.

01/04/2024

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Tổng quan 10 ngày Hội thời 1940s của Tri huyện Phạm Quang Phúc

Chúng ta hãy cùng đọc lại miêu tả tổng quan đã được Tri huyện Vụ Bản viết trong cuốn Hội Phủ Giầy – bản in năm 1942.

Ở miêu tả tổng quan này, Tri huyện Phạm Quang Phúc có cho biết các thông tin:

- Phủ Giầy tọa lạc ở xã Tiên Hương (thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản).

- Phủ Giầy không có phong cảnh đẹp như các nơi khác (chùa Hương, chùa Yên Tử).

Phủ Giầy chỉ có là một ngôi đền nhỏ bán cổ bán kim, xung quanh có nhiều ngôi đền phụ thuộc châu tuần vào.

- Trước mặt Phủ Giầy có một dãy núi đất làm thành bình phong.

- Các ngày hội đông vui nhất trong Tháng Ba ta là: mùng 3, mùng 6, mùng 7.

29/02/2024

Cố đồng đền Phủ Chính - Phủ Dầy, cụ Trần Thị Duyên vừa tạ thế (1930-2024)

Cụ ông Trần Viết Đức và cụ bà Trần Thị Duyên được chính quyền xã Kim Thái cử ra trông coi Phủ Chính từ năm 1988 (xem thêm ở đây). Lúc bấy giờ, các cụ mới gần 60. 

Trước đó, các năm 1986-1987, cụ Đức đã viết loạt đơn thư tay cho trung ương và Bộ Văn hóa trình bày nguyện vọng được khôi phục dòng tín ngưỡng thờ Mẫu từ thực tế Mẫu Phủ Giầy(Dầy).

31/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 2 (Mộ tổ tiên của dòng họ Trần Lê)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

27/12/2023

Cập nhật tên gọi di tích Phủ Chính ở tháng 12 năm 2023

Đầu tiên là bài vừa lên trên báo Văn hóa (cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bản điện tử đã có từ trưa nay (ngày 27/12/2023). Bài báo có sau báo cáo của Bộ đề ngày 25/12/2023 gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

13/01/2022

Ghi nhớ tại Phủ Chính Tiên Hương (Nam Định) : đã ghi rõ "năm 1683" vào ngày 13/1/2022

Cần ghi nhớ điều này, vào chính ngày hôm nay (Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022), viết rõ bằng bút bi màu đen, tại sân Phủ Chính Tiên Hương.

Chúng tôi cùng nhau xuất phát sớm từ Hà Nội. Mưa bay bay trên đường đi và khắp cả vùng Phủ Giầy/Dầy. Chỉ có một ít phút hửng lên vào khoảng giờ Ngọ - lúc quay những thước phim cuối cùng, rồi sau đó là nghỉ ăn trưa.

Đây là ghi chú quan trọng về một đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) của triều đình nhà Lê Trịnh cho Liễu Hạnh công chúa. Cụ thể như sau.

04/06/2021

Phủ Giầy Vân Cát - nhà cũ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, 10 năm về trước (2011-2021)

Đó là tháng 6 năm 2011.

Chúng tôi tới nhà cũ của Thánh Mẫu vào một sáng mùa hè tương đối mát, bầu trời hôm ấy mây kéo tới dọa mưa tiếp. Một trận mưa chắc đã đổ xuống đêm qua, nên đường làng vẫn còn nhiều vũng nước.

18/01/2021

Bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm 1478 (khắc dựng năm 1484), và tên danh sĩ Trần Bích Hoành

Chúng tôi tính du lãng xứ Nam, có ghé qua nơi chốn cũ của cụ Trần Bích Hoành ở huyện Vụ Bản ngày nay.

Tên tuổi cụ được ghi ở nhiều tư liệu cấp quốc gia. 

Trên bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất - Hồng Đức 9 (năm 1478) thì thấy rõ tên của cụ. Bia này được soạn và khắc dựng vào năm Hồng Đức  15 (năm 1484), tức là muộn lại vài năm. Năm ấy, hoàng đế Lê Thánh Tông sai bọn Thân Nhân Trung soạn văn, khắc đá, dựng bia của nhiều khoa thi cùng một lúc.

Thân Nhân Trung và Ngô Sĩ Liên được vua giao nhiệm vụ độc quyển trong kì thi năm 1478.

Tư liệu ở dưới là bản trực tuyến của Viện Nc Hán Nôm - đã nằm sẵn trên mạng từ lâu. Tuy nhiên, bản hiện nay (đang xem ngày 18/1/2021) thì lại có nhầm lẫn sau: đưa nhầm ảnh chụp văn bia (cụ thể là đưa  nhầm ảnh chụp đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất, nhưng là đời Cảnh Hưng, mà không phải đời Hồng Đức !).

11/03/2020

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".