Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-quang-đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-quang-đình. Hiển thị tất cả bài đăng

19/05/2020

Đạo sĩ Cát Hồng gắn bó với phương Nam (một cái nhìn nhanh)

Cát Hồng là một đạo sĩ danh tiếng của Đạo giáo Trung Quốc. Ông và Đỗ Quang Đình (đọc nhanh lại ở đây) là những đạo sĩ có nhiều trước thuật quan trọng được đưa vào bộ Đạo tạng (kinh điển của Đạo giáo).

Chúng tôi tính du lãng một số địa điểm mà Cát Hồng đã từng du lãng trong cuộc đời đặt chí hướng vào luyện đan và tu tiên của ông, nhưng dịp Cô Vy làm cho ách tắc hết. Không đi đâu được.

Sử sách ghi Cát Hồng từng làm huyện lệnh (đại khái như Chủ tịch huyện) Câu Lậu. Mà rắc rối là nhiều học giả Việt Nam bảo Câu Lậu tức núi Trâu, tức là địa danh Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam ngày xưa. Nhưng các học giả Trung Quốc thì lại bảo không phải thế, là đất nội địa Trung Quốc mà thôi.

12/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : bia xá lị năm 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh

Mảnh bia này mới được tìm thấy ở vùng Bắc Ninh - được xem là chỗ đóng đô của bộ máy cai trị phương Bắc thời xưa. Cũng khoảng gần chục năm về trước rồi.

Đó là thời nhà Tùy ở Trung Quốc. Còn Giao Châu, thì là thời thuộc Tùy - một đoạn trong cả một ngàn năm Bắc thuộc.

Thời thuộc Tùy cách chúng ta tới khoảng 1600 năm. Vượt qua quãng thời gian tới tận 16 thế kỉ, với bao nhiêu binh hỏa chiến tranh, bao nhiêu đổi thay, mà vẫn có một vài mảnh bia sót lại (mảnh ở Thanh Hóa liên quan đến Lê Ngọc thì đọc ở đây, còn mảnh đang nhắc đến là ở Bắc Ninh).

Về không khí của nhà Tùy trong quan hệ với các đạo sĩ thời đó, thì có thể đọc một truyện truyền kì do đạo sĩ trứ danh Đỗ Quang Đình viết - bản dịch tiếng Việt của chủ nhân Giao Blog từ đầu thập niên 1990 (xem lại bản dịch ấy ở đây hay ở đây).

28/03/2020

Ở yên và vui trong động sâu cả 10 năm (Khương Công Phụ ẩn cư tại đất Tuyền châu hồi thế kỉ 8)

Từ  0 h ngày 28/3 năm 2020, nước Đại Việt giới nghiêm.

Đang đại dịch Cô Vy, nên kể chuyện ẩn cư của người xưa.

Mà nhắc đến ở đây là chuyện về cụ Khương Công Phụ - người của thời nhà Đường (Trung Quốc), tức là sống trước thế kỉ X. Có nghĩa là sống cách chúng ta hơn cả 1000 năm. Cụ vốn là đất Việt (người đất châu Ái hồi đó) mà đã thi đỗ Tiến sĩ ở Trung Nguyên, tức tại kinh đô của Đại Đường Đông Thổ, nên được vua Đường mến mộ mà tuyển dụng.

Cụ trải qua nhiều chức quan trong triều đình nhà Đường, có lúc làm tới chức Tể tướng - tức ngang với hàng Thủ tướng bây giờ, đại khái thế.

22/03/2020

Ông vua Lê gốc Hán đóng đô ở vùng Thanh Hóa hồi thế kỉ 6 - 7, sau được dân Việt đời đời thờ phụng

Đó là vị thái thú các quận Nhật Nam và Cửu Chân thời nhà Tùy, có tên tục là Lê Ngọc (hay Lê Cốc). Ông là người Hán được các triều đại phong kiến Trung Quốc (Lương, Tùy) phái xuống cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay. 

Câu chuyện của thế kỉ 6 - thế kỉ 7. Tức là thời Bắc thuộc, cách nay tới mười mấy thế kỉ. Cụ thể là thời Tùy Dạng Đế.

1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).

Tùy Dạng Đế trong truyện của Đỗ Quang Đình chính là người đã phái Lê Ngọc tới cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.

22/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 (in lại 2006) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 và in lần đầu năm 1995, thì đã nói nhanh ở đây. Đó là bản dịch đã được chuyên gia Vương Kim Địa điểm nhanh trong một bài viết học thuật đã xuất bản năm 1995 ở Trung Quốc (kỉ niệm 280 năm ngày mất của Bồ Tùng Linh).

Bản in lần đầu năm 1995 là trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Đó là khoảng thời gian chúng tôi có điều kiện thi thoảng gặp cụ Cù Huy Cận ở nhà 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội (đã kể nhanh về việc gặp nhà thơ chuyên đi xe mi-ni nữ ở đây, tháng 12/2014).

Dưới là bản in lại vào năm 2006 trên báo Đại biểu Nhân dân.

Cũng lần đầu tiên, đến hôm nay, tôi biết bản in lại này.