Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng

Nước Mĩ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Đồ Nam Trump đã chuẩn bị tinh thần xét nghiệm Cô Vy.

Châu Âu đang bắt đầu khủng hoảng thực sự.

Giữa lúc đó, Trung Quốc phát đi những thông điệp rợn người. 

Cập nhật từ 15/3/2020. Mở đầu là một bài trên Báo Giao thông.


Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog

---



Bài trên Báo Giao thông (Việt Nam)





14/03/2020 08:07

Hàng loạt các hãng truyền thông chính thống của Trung Quốc đã phát đi cảnh báo đối với nước Mỹ.


Keyword đầu tiên có dấu





Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đang bắt đầu lo lắng về tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại nước Mỹ - ảnh tư liệu minh họa.


Hãng Fox News dẫn tuyên bố của các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc ám chỉ rằng Bắc Kinh có thể từ chối, không cung cấp thuốc cứu người Mỹ khỏi đại dịch Covid-19.

Fox News cho hay, giờ đây, khi số người mới nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đang giảm đi, Trung Quốc lại đang tăng cường các mối đe dọa chống lại phương Tây, với một cảnh báo đặc biệt khó chịu về việc tiếp cận với các loại thuốc cứu sống sinh mạng cho người Hoa Kỳ.

Trong một bài báo trên tờ Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước, tiếng nói của ĐCSTQ, Bắc Kinh đã tự hào về chiến dịch xử lý dịch Covid-19, một loại virus nguy hiểm có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán, vốn đã lan truyền ra khắp thế giới với hơn 100.000 ca nhiễm và hơn 5.000 người đã chết.






Keyword đầu tiên có dấu
Mỹ thừa nhận thiếu những thành phần cơ bản trong hoạt động sản xuất thuốc men trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Bài báo này cũng tuyên bố rằng Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu các dược phẩm phòng chống Covid-19 và sẽ đẩy Mỹ vào tình thế trở thành "biển virus Corona".

Theo Fox News, các mối đe dọa đáng lo ngại nói trên từ Trung Quốc không phải không có cơ sở, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đang tạo ra những hậu quả đáng sợ. Nếu Trung Quốc thực sự kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của mình đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, mối đe dọa này sẽ trở thành sự thật.

Vừa qua, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã phải thừa nhận rằng tình trạng thiếu thuốc điều trị liên quan đến dịch Covid-19. Dù không tiết lộ loại thuốc nào đang bị thiếu hụt, FDA nói rằng họ không thể có được đầy đủ các thành phần nguyên liệu cơ bản, cần thiết vì chúng được sản xuất tại Trung Quốc.

Điều đó không gây ngạc nhiên cho Thượng nghị sĩ Marco Rubio, R-Fla, người đã nói với hãng Fox News vào hôm thứ Năm vừa qua rằng Mỹ "phụ thuộc nguy hiểm" vào Trung Quốc trong hoạt động sản xuất những hàng hóa quan trọng, bao gồm các nguyên, phụ liệu cơ bản, cần thiết để chế tạo thuốc men chống lại dịch Covid-19.






Keyword đầu tiên có dấu
Ông Yanzhong Huang.

Dù Hoa Kỳ vẫn là quốc gia số một trên trên giới trong nghiên cứu y dược nhưng phần lớn việc sản xuất thuốc cứu người đã chuyển ra nước ngoài. Nhà máy cuối cùng của Mỹ sản xuất thành phần chính trong thuốc kháng sinh penicillin đã đóng cửa năm 2004.

Kể từ đó, các công ty dược phẩm Trung Quốc đã chuyển đến tiếp quản, cung cấp từ 80% đến 90% nhu cầu kháng sinh của người Mỹ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã cung cấp 70% nhu cầu về thuốc hạ sốt (acetaminophen) và khoảng 40% nhu cầu về thuốc chống đông máu (heparin) cho thị trường Mỹ , ông Yanzhong Huang - một thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại tổ chức “Hội đồng Quan hệ đối ngoại”, cho biết.

Nếu Trung Quốc không đe dọa suông về việc cắt đứt nguồn cung ứng dược phẩm cho Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Marco Rubio tin rằng hậu quả là rất lớn, Hoa Kỳ có thể bị tê liệt.


Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Ngày 13/3 (theo giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch Covid-19 và cam kết sẽ mau chóng nâng cao quy mô cũng như tăng tốc khả năng xét nghiệm bệnh cho người dân.

Ông Donald Trump cho biết, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia với dịch Covid-19 có nghĩa là cần phải chi thêm 50 tỉ USD từ ngân sách cho các bang để tiến hành chống dịch.

Quyết định này chính quyền Mỹ cũng giúp miễn trừ các quy định cụ thể để đẩy nhanh hơn việc xét nghiệm, điều trị cho người bệnh.





Keyword đầu tiên có dấu
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19.

Tổng thống Trump cho rằng động thái này cũng sẽ xóa bỏ tình trạng thiếu thốn xét nghiệm mà giới chuyên gia y tế cho rằng đang gây cản trở khả năng chống dịch của nước Mỹ.

Những ngày gần đây, giới quan chức phụ trách y tế của chính quyền Hoa Kỳ cảnh báo người dân trong nước về việc tình hình dịch dự kiến sẽ tồi tệ hơn. Nhiều sự kiện thể thao bị đình lại, các khán phòng biểu diễn nghệ thuật phải đóng cửa chờ thông báo mới. Nhiều người Mỹ đã được yêu cầu tự cách ly.

Ông chủ Nhà Trắng cũng thông báo về một loạt thỏa thuận với các công ty tư nhân, trong đó có Google, Target và Walmart, nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc xét nghiệm virus.

Hai công ty Target và Walmart cho biết sẽ dành các bãi đỗ xe rộng của họ làm nơi xét nghiệm. Trong khi Google cam kết lập trang web giúp định vị nơi nào có người cần xét nghiệm và những nơi người dân có thể được xét nghiệm.

Nhà lãnh đạo Mỹ dự tính sẽ có thêm 1,4 triệu xét nghiệm trong tuần tới và 5 triệu xét nghiệm trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên ông cũng khuyến cáo người dân không nên ồ ạt đổ xô đi làm xét nghiệm.

Gần đây, chính quyền Mỹ đối mặt với những chỉ trích của dư luận về việc chính quyền của ông đã không đáp ứng đủ nhu cầu xét nghiệm cũng như nguồn lực cần thiết để chống dịch. Quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia với dịch COVID-19 của ông Trump đã nhận được phản ứng tích cực của giới đầu tư Phố Wall và cả của các thành viên đảng Dân chủ.


Mỹ triệu Đại sứ Trung Quốc, phản ứng thuyết âm mưu về dịch Covid-19













Keyword đầu tiên có dấu
Ông Thôi Thiên Khải.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông David Stilwell, đã trao công hàm phản đối nghiêm túc với Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải.
"Trung Quốc đang tìm cách làm chệch hướng dư luận chỉ trích với nước này về vai trò của họ trong việc gây ra một đại dịch toàn cầu và không thông báo với thế giới", hãng AFP của Pháp dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
Theo nguồn tin, việc phát tán những thuyết âm mưu là rất nguy hiểm và lố bịch. Chúng tôi muốn cảnh báo chính quyền Trung Quốc là Hoa Kỳ sẽ không dung thứ điều đó, vì lợi ích của người dân Trung Quốc và thế giới.


..


---







BỔ SUNG A
(về các âm mưu và phân tích)


8.
Ngày 21 Tháng 3, 2020 | 05:16 PM


Bị chất vấn về dịch bệnh, Tổng thống Trump quát phóng viên


Trước câu hỏi của phóng viên NBC, ông Trump bất ngờ phản ứng với giọng điệu giận dữ, gợi nhớ tới những lần “khẩu chiến” trước đây của ông với cánh nhà báo.

Peter Alexander, phóng viên Nhà Trắng của NBC News, đặt câu hỏi cho ông Trump: “Ông nói gì với người dân Mỹ đang dõi theo ông và đang cảm thấy lo sợ” - một câu hỏi được coi là dễ so với các buổi họp báo Nhà Trắng.
Nhưng ông Trump không trả lời câu hỏi, mà bất ngờ nổi giận: “Nói gì thì tôi sẽ nói anh là một phóng viên tồi. Tôi sẽ nói vậy. Tôi nghĩ đó là một câu hỏi xấu xa, và tôi nghĩ đó là tín hiệu xấu mà anh đang gửi đến người Mỹ”.
Lời hỏi đáp trên diễn ra ngày 20/3 tại cuộc họp báo tổ công tác chống dịch Covid-19 của Nhà Trắng.
Bị chất vấn về dịch bệnh, Tổng thống Trump quát phóng viên - Ảnh 1.
Phóng viên Peter Alexander của NBC (ngồi dưới, đang giơ tay) đang đặt câu hỏi với ông Trump. Ảnh: AFP.

Ông Trump hứa hẹn thuốc trị Covid-19 vì “cảm thấy được”

Câu hỏi của phóng viên Alexander bắt nguồn từ việc Tổng thống Trump đề cao một loại thuốc trị sốt rét, chloroquine, và nói đó có thể là thuốc trị Covid-19.
“Có thể trị được, mà cũng có thể không”, ông Trump nói. “Tôi cảm thấy được, chỉ là cảm giác thôi, tôi là một người thông minh... mà không có gì để mất, bạn biết câu người ta hay nói đấy, ‘có mất cái gì đâu’”.
Nhưng “cảm giác” trên của ông Trump nhanh chóng được cải chính bởi tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia về Bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng. Ông Fauci lập luận rằng bằng chứng về tác dụng của chloroquine chỉ mang tính “riêng lẻ”, chưa thể coi là thuốc chữa.
“Về cơ bản, tôi nghĩ có thể an toàn, nhưng tôi muốn có bằng chứng trước đã”, tiến sĩ Fauci nói.
Tới đây, Alexander, phóng viên NBC hỏi tổng thống: “Liệu việc ông thường xuyên xoay chiều để chọn ra góc nhìn tích cực có đang cho người Mỹ hy vọng sai lầm hay không?”.
Tổng thống trả lời một cách mơ hồ theo cách thường thấy: “Tôi không nghĩ vậy... có thể có tác dụng, có thể không. Tôi cảm thấy được, chỉ thế thôi, đó là cảm giác”.
Sau đó, nhà báo Alexander hỏi tổng thống muốn nói gì với người Mỹ đang lo sợ, và ông Trump mắng lại Alexander là “phóng viên tồi”.
Bị chất vấn về dịch bệnh, Tổng thống Trump quát phóng viên - Ảnh 2.
Tổng thống Trump đang trả lời phóng viên Peter Alexander ngày 20/3. Ảnh: AP.

Ông nói thêm: “Anh đang muốn gây sốc... đưa tin như vậy là kém. Phải quay về với việc đưa tin”.
Rồi ông khẳng định mình luôn đúng, còn người khác sai. “Tôi đã đúng rất nhiều lần... anh nên tự xấu hổ”.
Bốn phóng viên khác của CNN, ABC, PBS và AP - các phóng viên ngồi cách xa nhau, tuân thủ nguyên tắc “giữ khoảng cách” - sau đó tiếp tục hỏi tổng thống vì sao ông lại công kích phóng viên giữa một cuộc khủng hoảng quốc gia, và điều đó gửi thông điệp gì. Tổng thống tiếp tục phê phán nghiệp vụ của phóng viên Alexander.

Phản ứng giận dữ trước một câu hỏi “dễ xơi”

CNN bình luận phản ứng của tổng thống là “đáng lên án” trước một câu hỏi công bằng, hợp lý. Trả lời trên MSNBC, phóng viên Alexander nói câu hỏi của ông được coi là “dễ xơi” (softball), cho tổng thống cơ hội gửi thông điệp trấn an người Mỹ.
“Tôi nghĩ điều này hé lộ sự bất lực, có thể là hoang mang về sự nghiệp chính trị của ông ta, về tình hình đang vượt ngoài tầm kiểm soát theo vòng xoáy như ta đang chứng kiến”, ông Alexander nói.
Giám đốc của NBC News Andy Lack bảo vệ câu hỏi của nhân viên dưới quyền là “công bằng, đơn giản và cần thiết”.
Bị chất vấn về dịch bệnh, Tổng thống Trump quát phóng viên - Ảnh 3.
Tổng thống Trump tại phòng Bầu dục ngày 18/3 khi gặp tổng thống Phần Lan. Ảnh: New York Times.

Art Fleischer, thư ký báo chí Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush nói không có gì sai với câu hỏi của Alexander. “Nhưng nó làm tổng thống không thích vì ông đang nói về hy vọng, triển vọng của một loại thuốc mới”, New York Times dẫn lời ông Fleischer.
Suzanne Nossel, CEO của nhóm bảo vệ nhân quyền cho ký giả PEN America, nói việc ông Trump công kích báo chí đã “trở thành vở tuồng mỗi ngày tồi tệ và là nỗi xấu hổ quốc tế cho nước Mỹ”, theo New York Times.
ABC, CBS, NBC, Fox, CNN, MSNBC đều truyền trực tiếp họp báo ngày 20/3, cho thấy sự nghiêm trọng của dịch Covid-19 với nước Mỹ, và lượng khán giả mở lên xem cũng tăng vọt so với bình thường. Chẳng hạn, 8 triệu người xem buổi họp báo ngày 13/3 của ông Trump trên ba kênh, so với chỉ 1,75 triệu người xem vào đúng ngày Chủ nhật này của năm ngoái, theo New York Times.
Tại cuộc họp báo, chính quyền Mỹ thông tin về lệnh đóng cửa biên giới Mỹ - Mexico sau lệnh tượng tự giữa Mỹ - Canada . Mọi người nhập cư bất hợp pháp qua biên giới sẽ không được hưởng quy trình xin tị nạn như trước, mà sẽ bị trả về ngay lập tức vì tình thế khủng hoảng, theo Guardian.
Tổng thống cũng cho biết đã dựa vào luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu sản xuất “hàng triệu” khẩu trang - tuyên bố mơ hồ gây ra một chút khó hiểu - và cho biết sẽ miễn các khoản tiền trả nợ vay học phí đại học.
Ngày 19-20/3, liên tiếp các bang của Mỹ, bao gồm California, Illinois, New York và Connecticut ra lệnh cho người dân ở nhà, ảnh hưởng tới hơn 60 triệu người, giữa lúc số ca nhiễm ở Mỹ tăng vọt lên hơn 19.000 sau khi đẩy mạnh xét nghiệm.
Theo Zing.vn
http://giadinh.net.vn/bon-phuong/bi-chat-van-ve-dich-benh-tong-thong-trump-quat-phong-vien-20200321171639516.htm



7.



Bị cáo buộc 'lãng phí những ngày quý giá chống dịch', Trung Quốc nói Mỹ 'dối trá'


THỜI SỰ QUỐC TẾ Thứ Bảy, 21/03/2020 07:59:11 +07:00

(VTC News) - Ngoại trưởng Mike Pompeo chỉ rõ việc Bắc Kinh đã lãng phí thời gian quý giá chống Covid-19, Trung Quốc nói Mỹ dối trá và phủ nhận cáo buộc trên.




Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News, Ngoại trưởng Pompeo nói Bắc Kinh "lãng phí những ngày quý giá" khi để hàng trăm nghìn người rời "tâm dịch" Vũ Hán di chuyển khắp nơi trên thế giới.
"Trung Quốc đã làm không đúng, khiến vô số người gặp rủi ro vì điều đó", ông Pompeo nói.
Đáp trả lời Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter rằng: "Đừng dối trá trắng trợn. Vì các chuyên gia của WHO đã thông báo về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn hàng trăm nghìn ca nhiễm bệnh".


Bị cáo buộc 'lãng phí những ngày quý giá chống dịch', Trung Quốc nói Mỹ 'dối trá' - 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. (Ảnh: IC)

Trên Twitter, bà Hoa cho biết Trung Quốc lần đầu tiên thông báo với Mỹ về đợt bùng phát dịch vào ngày 3/1 và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo công dân ở Vũ Hán hôm 15/1.
"Bây giờ họ đỗ lỗi cho Trung Quốc trì hoãn. Điều đó là nghiêm túc ư?", bà Hoa viết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus sau đó cũng tham gia vào cuộc tranh cãi giữa 2 bên. Ông Ortagus cho biết, tại thời điểm 3/1 mà bà Hoa đề cập, Trung Quốc đang tìm cách che giấu dịch và kiểm duyệt thông tin trên mạng.
"Bà Hoa nói đúng. Đây là một cột mốc mà thế giới phải xem xét kỹ lưỡng", ông Ortagus nói.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn vào thời điểm Trung Quốc dường như đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, trong khi số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đang tăng nhanh.
Trong một động thái leo thang căng thẳng, Mỹ tuần trước triệu tập Đại sứ Trung Quốc để trao công hàm phản đối việc Bắc Kinh cáo buộc quân đội Mỹ mang virus sang Trung Quốc.
Tổng thống Trump những ngày qua cũng liên tục dùng thuật ngữ "virus Trung Quốc" bất chấp những chỉ trích từ Bắc Kinh.
Video: Y tá Anh khóc vì không mua được hàng hóa giữa mùa dịch
https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te/bi-cao-buoc-lang-phi-nhung-ngay-quy-gia-chong-dich-trung-quoc-noi-my-doi-tra-ar534741.html




6.

18/3/2020






Thất bại trọn vẹn của các hệ thống y tế phương Tây: Nguồn gốc và Hậu quả

Dù giầu bao nhiêu, các nước “tư bản tiên tiến” của phương Tây hiện nay ko có năng lực xét nhiệm có thể vì không có một nước Tây nào mà đã qua SARS, qua MERS v.v. và, do đó, đã còn thiếu tâm nhìn…
Vì thế, trong bo nhiêu năm qua từ SARS và MERS chính phủ của các nước này đã không ưu tiên cho một hệ thống xét nhiệm, chống dịch hữu hiệu. Không may cho họ (và sắp tới cho nhiều nước khác trên thế giới, nhất là các nước nghèo), không thế nào có được một hệ thống xét nhiệm, chống dịch hữu hiệu trong vòng mấy tháng.
Việc các hệ thống y tế trên thế giới bị thương mại hóa quá nhiều, chạy theo tiền cũng hạ thấp hiệu quả, dẫn đến tình trạng “Ko điều trị được rồi, Chú về nhà chờ xem.”
Ghi chép: Mới biết sáng nay gia đình hàng xóm trên con phố rất nhỏ của chúng tôi có virus. Chúng tôi (gia đình tôi) thấy họ mỗi buổi sáng và mỗi ngày trong năm qua cửa sổ của hai ngôi nhà, chỉ cách nhau vài mét. Nhóm whatsapp nhỏ của bọn chúng tôi đang hỗ trợ họ. Sẽ không ngạc nhiên nếu tôi / chúng tôi nhận được nó sớm. Hãy xem nào.
JL, Hà Lan
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2020/03/18/that-bai-tron-ven-cua-cac-he-thong-y-te-phuong-tay-nguon-goc-va-hau-qua/


5.



18/03/2020 07:21 GMT+7


TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17-3 (giờ Mỹ) bảo vệ cách sử dụng 'Virus Trung Quốc' khi mô tả dịch bệnh COVID-19, giải thích rằng ông sử dụng cụm từ này bởi vì Trung Quốc đã vu khống cho quân đội Mỹ, theo Đài CNN.

Ông Trump nói gọi Virus Trung Quốc là cụm từ rất chính xác - Ảnh 1.
Tổng thống Trump lắng nghe ý kiến trong cuộc họp với các lãnh đạo ngành du lịch ở Nhà Trắng ngày 17-3. Ảnh: REUTERS
"Tôi không đánh giá cao việc Trung Quốc cho rằng quân đội Mỹ đưa virus vào Trung Quốc. Quân đội chúng tôi không đưa virus cho bất kỳ ai" - ông Trump nói trong một cuộc họp ở Nhà Trắng.
"Trung Quốc đã tung tin sai lệch rằng quân đội chúng tôi mang virus vào nước họ. Đây là thông tin sai. Tôi phải gọi virus này bằng cái tên mà nó xuất hiện đầu tiên hơn là tranh luận với họ. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do đó, tôi nghĩ đây là một cụm từ rất chính xác", ông Trump nêu.
Tổng thống Trump cũng phản ứng với các ý kiến cho rằng sử dụng cụm từ "Virus Trung Quốc" là kỳ thị.
"Tôi không nghĩ vậy. Tôi cho rằng chính việc (Trung Quốc) nói quân đội Mỹ đưa virus vào Trung Quốc mới tạo ra sự kỳ thị" - ông Trump khẳng định.
Hôm 17-3, ông Trump viết trên Twitter, lần đầu tiên dùng cụm "Virus Trung Quốc" (Chinese Virus): "Nước Mỹ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các ngành như hàng không và các lĩnh vực khác đang bị ảnh hưởng đặc biệt do virus Trung Quốc. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết!".
Trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) là một con "virus nước ngoài".
Ngay sau bài đăng này, tài khoản Facebook của trang Nhân Dân Nhật Báo (People's Daily) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng một bài bình luận phản bác. Dưới cùng bài viết có ghi tên tác giả là Curtis Stone.
"Rõ ràng cái tweet của ông ấy đã sai vì cái tweet này đánh đồng người dân Trung Quốc với một căn bệnh và xem Trung Quốc là một cái bao đấm boxing" - bài bình luận có đoạn.
Cũng trong ngày 17-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối tweet của ông Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng cách gọi "Virus Trung Quốc" của ông Trump là bôi nhọ Bắc Kinh. Ông nói rằng trước hết Mỹ nên quan tâm các vấn đề của Washington.
Ông Trump gọi Ông Trump gọi 'virus Trung Quốc', báo Trung Quốc phản bác ngay
TTO - Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump sử dụng cụm 'virus Trung Quốc' trên Twitter, làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khi mỗi bên đổ lỗi cho bên còn lại về dịch COVID-19.
https://tuoitre.vn/ong-trump-noi-goi-virus-trung-quoc-la-cum-tu-rat-chinh-xac-20200318071504846.htm?fbclid=IwAR23DHvya3RB3Z_aOBCCcjv_ZrXpjw_sNvnEnwo1FuthgTgGOtmx1mKj1xU




4.



Giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, gây tổn thất nghiêm trọng và làm đảo lộn cuộc sống của người dân ở hầu khắp thế giới, có một thứ hầu như không thay đổi là sự đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc.

Đều là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do sự bùng phát của virus corona chủng mới, cả Mỹ và Trung Quốc đều trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, tìm cách hạn chế di chuyển, nhập cảnh cũng như áp dụng các biện pháp tự cách ly để ngăn chặn mầm bệnh lây lan.
Cuộc chiến chống Covid-19, mặt trận xung đột mới giữa Mỹ và TQ
Tuy nhiên, theo giới quan sát, thay vì lãnh đạo thế giới đương đầu với đại dịch toàn cầu đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.500 người, hai nước tiếp tục lún sâu vào một cuộc ganh đua quyền lực, nhất quyết đánh giá đối thủ qua lăng lính của những thuyết âm mưu và sự thù địch.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc hồi cuối năm ngoái, Washington và Bắc Kinh đã không ngừng khẩu chiến, chỉ trích lẫn nhau về mọi thứ, từ nguồn gốc của virus cho đến việc các chuyên gia y tế Mỹ có được phép đến thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc để tìm hiểu tình hình dịch bệnh hay ai đáng bị đổ lỗi về sự bùng phát đại dịch.
Trước đây, mối quan hệ Washington - Bắc Kinh vốn đã "cơm không lành, canh chẳng ngọt" vì một loạt vấn đề nóng như chiến tranh thương mại, biển Đông, Hong Kong, số phận của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei... Hai bên đáng lẽ có thể tận dụng việc bùng phát Covid-19 như cơ hội hiếm hoi để dẹp bỏ các khác biệt và hợp tác. Song, đáng tiếc, không bên nào dường như quan tâm đến việc đó, theo nhận định của An Gang, cựu quan chức ngoại giao chuyên về các vấn đề Mỹ hiện đang là chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Chiến lược quốc tế và An ninh tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Với việc bỏ lỡ cơ hội, mối quan hệ song phương tiếp tục lún sâu vào một chu kỳ bất đồng mới, đầy nguy hiểm. Các trao đổi chính thức giữa Mỹ và Trung Quốc gần như bị ngưng trệ, việc đi lại và giao lưu văn hóa bị hạn chế nghiêm trọng hoặc gián đoạn trong bối cảnh gia tăng đối đầu và sụt giảm niềm tin giữa chính phủ hai nước. Nhà nghiên cứu An nói trên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng rằng, thực trạng này là "đáng tiếc nhưng không hoàn toàn gây ngạc nhiên".
Sự ngờ vực đó hiển hiện ngay sau khi nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu cho phong tỏa Vũ Hán, tâm chấn của dịch Covid-19 hôm 23/1. Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên đã đưa hàng trăm công dân của họ khỏi thành phố này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nâng cảnh báo về Trung Quốc lên mức cao nhất, kêu gọi các công dân Mỹ không đi du lịch quốc gia Đông Bắc Á này vì dịch bệnh bùng phát.
Trong những tuần sau đó, hơn 60 quốc gia cũng áp lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc và hơn 20 nước đã đưa các công dân khỏi Vũ Hán. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đặc biệt nổi giận vì "phản ứng thái quá" của Mỹ, nhấn mạnh rằng nước này đã "tạo gương xấu" cho các quốc gia khác noi theo.
Bộ Ngoại giao và các quan chức Trung Quốc đã lên án Mỹ. Bắc Kinh cáo buộc các động thái của Mỹ dựa trên sự kỳ thị và mang động cơ chính trị, "kích động sự hoảng loạn không cần thiết" như phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị an ninh Munich cách đây một tháng.
"Thành thật mà nói, tại thời điểm khủng hoảng như thế này, chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ cư xử cao thượng và thể hiện sự ủng hộ nhiều hơn cho Trung Quốc. Nhưng hóa ra, Mỹ tiếp tục theo đuổi lập trường cứng rắn lâu nay của họ với Trung Quốc", Yun Sun, một chuyên gia tại Trung tâm Stimson ở Washington (Mỹ) bày tỏ.
Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa từng công khai đổ lỗi cho Trung Quốc. Tuần trước, ông thậm chí còn khen ngợi Bắc Kinh vì đã "chia sẻ dữ liệu". Song, điều đó không chấm dứt việc các quan chức hàng đầu trong chính quyền Trump, kể cả Ngoại trưởng Mike Pompeo, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow và Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien chỉ trích cách Bắc Kinh ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Khi tình hình kiểm soát dịch có dấu hiệu tiến triển tốt ở Trung Quốc (số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 ở đại lục có xu hướng giảm vài tuần trở lại đây), căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới lại leo thang. Các nhà phân tích nhận định, Bắc Kinh dường như muốn khắc phục sự tổn hại danh tiếng toàn cầu và đặc biệt nhạy cảm trước các phát biểu quy kết cách ứng phó dịch của nước này giai đoạn đầu với sự bùng nổ các ca lây nhiễm virus khắp thế giới trong vòng một tháng trở lại đây, cũng như việc các quan chức Mỹ cố tình gọi tên chủng virus mới này là “virus Vũ Hán”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng buộc tội các quan chức Mỹ đang chơi trò đổ lỗi. Một đồng nghiệp của ông - Zhao Lijian thậm chí nêu giả thuyết rằng, có thể chính binh lính Mỹ đã mang virus chết người đến Trung Quốc khi tham dự Thế vận hội quân sự (Đại hội thể thao quân sự quốc tế tổ chức 4 năm một lần) ở Vũ Hán vào tháng 10 năm ngoái, vài tuần trước khi thành phố xác nhận sự bùng phát của Covid-19 vào tháng 12/2019.
Trong một thông điệp chính thức đăng tải trên Twitter hôm 12/3, ông Zhao dẫn chứng một đoạn video quay Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) Robert Redfield dường như đang thừa nhận Mỹ có một vài ca tử vong từ virus corona chủng mới trước khi họ có thể xét nghiệm mầm bệnh, đồng thời kêu gọi CDC nên minh bạch. Bộ Ngoại giao Mỹ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải tới để phản đối.
Các hãng thông tấn và phóng viên cũng trở thành nạn nhân của sự đối đầu giữa hai nước. Tháng trước, Trung Quốc đã trục xuất 3 nhà báo thuộc tờ Wall Street Journal của Mỹ khỏi văn phòng đại diện ở Bắc Kinh, với lí do họ đã cho đăng tải bài viết mô tả Trung Quốc là "bệnh nhân thực sự của châu Á" mà không xin lỗi. Động thái diễn ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ xếp 5 cơ quan báo chí lớn nhất Trung Quốc là những tổ chức, cơ quan chính phủ phải tuân thủ Đạo luật phái bộ nước ngoài.
Đáp trả, hồi đầu tháng này, Washington ra lệnh giới hạn số nhân viên làm việc cho 5 cơ quan báo chí lớn nhất Trung Quốc ở Mỹ xuống chỉ còn 60 người.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa hẹn hợp tác phòng chống virus corona chủng mới trong một cuộc điện đàm đầu tháng Hai, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều tỏ ra hoài nghi. Theo George Magnus, một nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford (Anh), kỳ vọng mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn vì cuộc khủng hoảng Covid-19 là ý tưởng "hay nhưng thiếu thực tế".
Bruno Macaes, cựu Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu ở Bồ Đào Nha cho rằng, đại dịch Covid-19 mở ra một chiến trường mới cho Mỹ và Trung Quốc. Thay vì cạnh tranh trong nền tảng thông thường, quen thuộc của hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu do Mỹ đứng đầu, mối đe dọa mới đang thay đổi cuộc chơi quyền lực địa chính trị bằng cách phơi bày nhược điểm của các hệ thống quản trị và chăm sóc y tế của mỗi nước.
"Mỹ hiện đối mặt với một mối đe dọa tinh vi và nguy hiểm hơn nhiều so với những đe dọa từ năng lực sản xuất hoặc các công nghệ kỹ thuật số quan trọng của Trung Quốc. Virus corona đang buộc Mỹ phải cạnh tranh với Trung Quốc trên nền tảng của một mối đe dọa chính trị và công nghệ mới, đầy bất ngờ đối với sự ổn định xã hội", ông Macaes viết trong một bài xã luận đăng tải trên tạp chí National Review.
Ông Magnus và các chuyên gia khác cũng tin, những bất đồng đang kéo căng quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ không thay đổi và vẫn tồn tại ở đó ngay cả khi thế giới ngăn chặn được đại dịch Covid-19. Một số học giả thậm chí lo lắng, Tổng thống Trump có thể theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc vào giai đoạn quan trọng này trong cuộc đua tái tranh cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng.
Nhà nghiên cứu An lưu ý, những xung đột kéo dài cùng với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến dư luận Mỹ mất đi thiện cảm với Trung Quốc. Một cuộc thăm dò dư luận hồi tháng trước của Gallup cho thấy, chỉ có 33% người Mỹ được hỏi nhìn nhận Trung Quốc một cách tích cực, thấp hơn 20% so với năm 2018 và rơi xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979.
Bất chấp điều đó, ông An tin rằng hiện vẫn còn cơ hội cho hai "ông lớn" xoay chuyển tình hình, cải thiện hợp tác song phương và quốc tế.
"Không thể giải quyết một cuộc khủng hoảng toàn cầu nếu không có sự hợp tác toàn cầu. Điều quan trọng với Trung Quốc là phải hành động trước tiên vì Mỹ đang ở giữa cuộc khủng hoảng. Hành động như một lãnh đạo và vạch ra một loạt các giải pháp chính là các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Việc đó sẽ giúp sửa chữa và khôi phục hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc, bất kể Mỹ chọn cách đáp trả như thế nào", ông An nhấn mạnh.
Tuấn Anh
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/cuoc-chien-chong-covid-19-mat-tran-xung-dot-moi-giua-my-va-tq-624701.html




3.












Tổng thống Trump gọi virus corona là “virus Trung Quốc”, Bắc Kinh phản ứng giận dữ

VietTimes -- Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên sử dụng cụm từ “Virus Trung Quốc” trên Twitter để chỉ virus corona, làm tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khi hai bên đang đổ lỗi cho nhau đã gây ra đại dịch toàn cầu.











Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi virus corona chủng mới là "Virus Trung Quốc" (Ảnh: API)
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi virus corona chủng mới là "Virus Trung Quốc" (Ảnh: API)

Tổng thống Trump, người từng gọi virus corona là “virus nước ngoài”, đã viết trên Twitter trong hôm 17/3 rằng: “Mỹ sẽ tích cực hỗ trợ các ngành công nghiệp như hàng không và các ngành khác vốn đang chịu ảnh hưởng nặng bởi virus Trung Quốc”. Trước đó ông Trump từng dẫn loại một đoạn tweet khác có sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc”.
Trong bối cảnh virus corona đang tiếp tục lan từ Trung Quốc sang Mỹ và trên phạm vi toàn thế giới, cả hai quốc gia đang tranh luận căng thẳng về nguồn gốc của virus. Tranh cãi về việc nên gọi virus này như thế nào được xem là chương mới nhất trong cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong buổi họp báo hôm 17/3 nói rằng, việc ông Trump sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc” trong đoạn tweet nọ là một sự xúc phạm đối với Bắc Kinh.
“Chúng tôi rất tức giận và cực lực phản đối điều này” – ông Cảnh Sảng nói – “Mỹ nên sửa sai và ngừng tung các đòn công kích vô căn cứ nhằm vào Trung Quốc”.
Chỉ vài giờ trước khi ông Trump đăng tải đoạn tweet, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nói với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng chính quyền Trump cực lực phản đối việc Trung Quốc “tìm cách đổ lỗi” cho phía Mỹ về virus corona chủng mới; theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoại trưởng Pompeo “nhấn mạnh rằng đây không phải lúc để phát tán thông tin sai lệch và những lời đồn thổi kỳ dị, mà là lúc để tất cả các quốc gia trên thế giới chung tay chống lại mối đe dọa chung”.
Tuần trước, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên, đã đưa ra một thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ có thể đóng vai trò trong việc phát tán virus corona chủng mới.
Trong cuộc điện đàm mới đây, ông Dương Khiết Trì nói với ông Pompeo rằng “mọi hành động nhằm bôi nhọ Trung Quốc đều sẽ thất bại, và mọi hành động gây tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đáp trả tương xứng”, theo Tân Hoa Xã.





2.

Sau khi tiếp xúc với vài người duơng tính với Wuhan Virus, trò ỡm ờ lơ lửng xét nghiệm - không xét nghiệm, là một vở kịch lớn. Tác giả, đạo diễn đồng thời là diễn viên chính không ai ngoài Donald Trump!
Không phải đến lúc này khi kết quả xét nghiệm ông Trump KHÔNG BỆNH vào lúc 6h30 sáng nay. Mà ngay hôm qua trong một bài viết tôi đã khẳng định ông Trump đã bất nhiễm. Vì sao? Như cô Nhung17, cô Trang34 cả tuần nay đã làm tưng bừng Việt Nam và cộng đồng mạng như đang đòi xé xác họ. Vậy thì một Tổng thống có tiếp xúc với người bệnh, chưa làm xét nghiệm y tế lại đi giao tiếp thoải mái, bắt tay vô tư với những chính khách tầm cỡ thế giới. Nếu gây ra hậu quả thì 3 đời nhà Trump cũng không gánh nổi. Chẳng lẽ ông Trump không biết điều này ?
- Vì sao ông Trump không nhiễm ?
Vì đã có Vacxin

- Đã có Vacxin tại sao Mỹ không công khai ?
Vì chưa phải lúc .

- Thời điểm nào là đúng lúc ?
8 tuần nữa .

- Lâu vậy để làm gì ?
Để bắt thủ phạm .

Để thế giới, nhất là Châu Âu và giới tư bản Mỹ sáng mắt về sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng của TQ. Từ đó cũng lệ thuộc nhiều vấn đề khác.
- 8 tuần ( 2 tháng ) là thời gian khá dài, liệu nền kinh tế Mỹ có ảnh hưởng gì không ?
Tất nhiên là ảnh hưởng, tuy nhiên, nội lực của nền kinh tế Mỹ là rất vững. Bằng chứng là tốc độ tăng trưởng với mức 3-4% trong 3 năm qua và chỉ số Dow Jones kỷ lục là gốc rễ nội lực nền kinh tế Mỹ. Qua “cơn bệnh”, nền kinh tế Mỹ như được tiêm Vacxin, sẽ loại bỏ những virus và vi khuẩn có hại. Đồng thời cũng là cơ hội hiếm có để gói hỗ trợ Nhà nước đến tay từng doanh nghiệp, mà không vi phạm luật bảo hộ Nhà nước của WTO ! ( Cũng cần “cám ơn“ WHO về Công bố đại dịch toàn cầu!). Loại bỏ vi khuẩn, được uống thuốc bổ. Thì nền kinh tế Mỹ sẽ cất cánh là hiển nhiên không cần hỏi !

- Vậy game show này nhằm mục đích gì ?
Mục đích rất lớn: Vừa gài bẩy vừa ngầm thông điệp cho những người Biết và Hiểu !

BẪY:
* Giới Truyền thông thổ tả (TTTT), Đảng Dân chủ, những người ghét Trump đã lộ mặt cho mọi người thấy chút Nhân tính cuối cùng cũng không còn. Họ đem lòng nhỏ nhen và ác độc để thỏa mãn tư thù cá nhân. Họ sẽ trả giá qua sự minh xét của người dân vào tháng 11 sắp tới !
* Ngay thời điểm nhạy cảm, ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mà không một phản đối nào của Dân chủ.
TTTT và đảng Dân chủ như vớ được vàng: Nước Mỹ đã đến hồi tan nát! Họ vui mừng ra mặt, bình loạn đủ điều, chỉ trích Trump thậm tệ.

Ngay cơn say hí hửng của Dân chủ. TT Trump đề xuất gói cứu trợ khẩn cấp 50 tỷ USD, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống, đề xuất của ông Trump đã được 2 lãnh đạo Dân chủ là Pelosi và Schumer ở 2 viện gật đầu cái rụp!
Lưu ý: Trong sắc lệnh khẩn cấp quốc gia có rất nhiều nội dung, trong đó quyền hành pháp của TT được trao cho rất nhiều. Sắp tới ông Trump sẽ khai thác điểm này.
50 tỷ đến tay người dân qua hình thức y tế, qua việc bù lương. Công trạng này ông Trump ghi đủ!

* Một kẻ hí hửng khác cũng đã sụp bẫy, đó là Tàu cộng (TC).
TC tuyên bố sẽ dừng nguồn cung nguyên liệu sản xuất thuốc và đe dọa sẽ nhấn chìm nước Mỹ trong biển Wuhan Virus hùng mạnh ??? - Bộ mặt lưu manh đã lộ rõ.
Cầm Sắc lệnh Hành pháp trong tay, chắc chắn ông Trump không thể bỏ qua vụ này với các cty sản xuất thuốc của Mỹ đang mua nguyên liệu từ TC!
Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi tuyên bố ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia, TT Donald Trump có nói một câu rất đáng chú ý : "Tôi có thể làm được nhiều điều và có những điều mà mọi người không đoán được". Điều thứ 6 trong đạo luật này được bảo mật báo hiệu ông Trump sẽ quyết tâm dồn toàn bộ sức mạnh của Mỹ và các đồng minh để chống lại kẻ thù của Hoa Kỳ cả trong và ngoài nước Mỹ.
THÔNG ĐIỆP NGẦM
Kết quả xét nghiệm KHÔNG BỆNH lúc 6h30 sáng nay là cú thông điệp ngầm cho những người biết và hiểu: Tớ đã miễn nhiễm !!! Lý do các bạn hẳn đã biết, không cần giải thích !
Nhật Bản đồng minh thân cận nhất, có lẽ bắt sóng sớm nhất đã tuyên bố: Sẵn sàng tổ chức mà không dỡ bỏ, Thế Vận Hội sẽ diễn ra sau 2 tháng nữa !
——

Không hổ danh là bậc lão luyện trong làng Showbiz . Từ sự kiện game show dậy sóng , đến những chiêu thức biến hoá và những bước chiến lược khác người. Donald Trump đã truất phế và đè bẹp nhóm quyền lực thứ 4 ( TTTT ). Đã phá bỏ và lột mặt ánh hào quang của những giải Nobel kinh tế. Và biến những chính trị gia sa lông thành những con gà mắc dây thun!
Lược trích Trần Ngọc Giàu

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1076921536008858&id=100010730657667


1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 12/3 đã chia sẻ một đoạn video cuộc điều trần của Quốc hội Mỹ do cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Thời báo Hoàn Cầu đăng, từ đó suy luận rằng “quân đội Mỹ đem dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đến Vũ Hán”, tuy nhiên, một bản tin của kênh kinh tế của Đài Truyền hình Hồ Bắc đã khiến cho lời nói dối của ĐCSTQ bị lật tẩy. 


















Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: chụp màn hình video)

Phóng viên điều tra độc lập, tác gia Tăng Tranh (Jennifer Zeng), đã công bố trên Twitter một bản tin của kênh kinh tế Đài Truyền hình Hồ Bắc, từ ngày 18/9, sân bay Thiên Hà ở Vũ Hán đã tiến hành hoạt động diễn tập xử lý ứng phó sự kiện đột phát ở cửa khẩu, dùng hình thức thực chiến, mô phỏng quá trình xử lý khi lối đi ở cửa khẩu sân bay phát hiện một trường hợp lây nhiễm virus corona. Khi đó còn 30 ngày nữa mới tổ chức Thế vận hội quân sự, mà ĐCSTQ còn có thể biết trước quân đội Mỹ sẽ đem virus này truyền đến Vũ Hán, đúng là “liệu việc như thần”. 
Bản tin nói, toàn bộ quá trình diễn tập mô phỏng như sau: Hải quan sân bay Thiên Hà, Vũ Hán nhận được báo cáo của công ty hàng không “Trên máy bay nhập cảnh có một hành khách không khỏe, hô hấp khó khăn, có dấu hiệu sống không ổn định”. Hải quan sân bay lập tức khởi động phương án khẩn cấp, nhanh chóng triển khai vận chuyển “bệnh nhân” này, sau hai tiếng đồng hồ, Trung tâm Cấp cứu Vũ Hán phản hồi “bệnh nhân” được chẩn đoán lâm sàng lây nhiễm virus corona chủng mới.
Bà Tăng Tranh nói: “ĐCSTQ hiện đang đẩy nhanh việc đổ lỗi cho người khác, muốn vu vạ cho quân đội Mỹ truyền viêm phổi Vũ Hán đến Vũ Hán. Ngược lại tôi muốn hỏi: “Tháng 9 năm ngoái, trước khi diễn ra Thế vận hội quân sự, khi các người làm diễn tập, vì sao trong hàng triệu loại virus lại vừa khéo chọn đúng loại virus này?”


Nước ngoài không chấp nhận những phát biểu của Triệu Lập Kiên

Phát biểu của ông Triệu Lập Kiên vừa mới được công bố, cũng đã khiến cho cộng đồng quốc tế náo động. Phóng viên Gady Epstein của Tạp chí The Economist nói trên Twitter rằng, “Vị quan chức Bộ Ngoại giao ĐCSTQ có 272.000 người theo dõi trên Twitter này đang triệt để phát tán những ngôn luận điên cuồng – quân đội Mỹ có khả năng đã đem dịch bệnh đến Vũ Hán. Việc ĐCSTQ sử dụng truyền thông mạng xã hội để tung ra những ngôn luận không đúng sự thực đang trở lên ngày càng nghiêm trọng.”


Hồi tháng Hai, ông Gady Epstein đã có bài phân tích Bộ Ngoại giao ĐCSTQ làm thế nào thông qua Twitter xuất khẩu chiến thuật tuyên truyền dư luận.
Những phát biểu của Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ Robert Redfield đã bị truyền thông của ĐCSTQ lợi dụng, tiến hành sao chép tuyên truyền rầm rộ. Ông từng nói: “Twitter bị phong tỏa tại Trung Quốc, nhưng khi ĐCSTQ cố gắng mở lớn tiếng nói trên toàn cầu, thì Twitter lại nhanh chóng trở thành công cụ được ĐCSTQ coi trọng.”
Ông Tiêu Cường, Giáo sư Học viện Thông tin Đại học California-Berkeley, nói với tờ Washington Post rằng, đúng lúc ĐCSTQ do che giấu dịch bệnh nên hình tượng quốc tế bị tổn hại nghiêm trọng, truyền thông mạng xã hội trong nước Trung Quốc đã kịp thời và đầy rẫy những “ngôn luận chống Mỹ”, đây tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên.
Ông cho rằng, “Đây là việc được ĐCSTQ dày công chuẩn bị, thông qua các kênh khác nhau tiến hành vận động toàn diện, kế hoạch chuẩn bị một cách hiếm thấy, đây là phản công.”
Ông Michael Caputo, chính trị gia Đảng Cộng hòa, Cố vấn truyền thông, đã phê bình những ngôn luận của ông Triệu Lập Kiên một cách thẳng thắn trên Twitter rằng: “Virus khởi nguồn từ Vũ Hán. Đây là virus có nguồn gốc từ các ông, các ông biết nguyên nhân. Không có ai tin những lời vô ích của ông. Hãy tự thu dọn đống thối nát của ông, để tránh gây hại cho toàn thế giới.”


2/2 CDC was caught on the spot. When did patient zero begin in US? How many people are infected? What are the names of the hospitals? It might be US army who brought the epidemic to Wuhan. Be transparent! Make public your data! US owe us an explanation!
This virus originated in Wuhan. You own it, and you know why.

Nobody believes your bullshit.

Take your lumps and clean up your act so you don’t kill the world.




Trang web chính trị Axios tại Mỹ có bài viết hôm 11/3 cho biết, “Chúng ta đã thoáng thấy Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng thủ đoạn tuyên truyền mạnh mẽ như thế nào để che đậy sự thật, thủ đoạn này cũng đang được thực hiện tương tự ở Trung Quốc”.

ĐCSTQ chỉ đạo “Ngũ mao” làm thế nào để đánh thắng trong cuộc chiến thông tin mạng

Gần đây lan truyền một văn kiện ĐCSTQ chỉ đạo “thủy quân” trên mạng và Ngũ mao (đội ngũ dư luận viên trên mạng) làm thế nào để đánh thắng cuộc chiến thông tin dư luận trên mạng, chỉ đạo chi tiết phương pháp làm việc của Ngũ mao.
Văn kiện trên có tiêu đề: “Đề cương vấn đáp về tuyên truyền trong thời kỳ dịch viêm phổi virus corona chủng mới”, nội dung liệt kê chi tiết các vấn đề có khả năng gặp phải, và “chuẩn tắc trả lời” đối với những vấn đề này. Trong đó, một cột có nội dung “Nếu Mỹ không bùng phát dịch bệnh, thì nên ứng phó thế nào?”, phương hướng kích động trong văn kiện là “cần ra sức tuyên truyền virus là do Mỹ triển khai chiến tranh sinh học đối với Trung Quốc, nhưng chỉ có thể để truyền thông cá nhân đỏ đi thực thi việc tuyên truyền này.”


(Ảnh: Tài liệu hỏi đáp của ĐCSTQ về chỉ đạo tuyên truyền tẩy não người dân trong thời kỳ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán)
Trí Đạt
https://trithucvn.net/trung-quoc/lat-tay-phat-ngon-quan-my-dem-dich-benh-den-vu-han.html?fbclid=IwAR0rpjyeKQpGjo5Ne1O_III6XUWp_n5EFEda6RyAk6Uz7W2Qm7CBUEPzWHs





---

BỔ SUNG B
(tin tức về đại dịch)



15.


Liên Châu, Vũ Hân

23:52 - 19/03/2020


Tối 19.3, Bộ Y tế công bố số ca mắc Covid-19 thứ 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85. Hầu hết các bệnh nhân mới này là du học sinh, hoặc người trở về từ Anh.



Nhân viên y tế mệt mỏi khi phải chia 3 ca thường trực lấy mẫu tại sân bay Nội Bài /// Ảnh Hoàng Mạnh Thắng

Nhân viên y tế mệt mỏi khi phải chia 3 ca thường trực lấy mẫu tại sân bay Nội Bài
Ảnh Hoàng Mạnh Thắng
Bệnh nhân thứ 77 là nữ, 25 tuổi, địa chỉ ở Nhân Chính, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 17.3 trên chuyến bay QR976.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với SARS-CoV-2. Tối ngày 18.3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Bệnh nhân thứ 78 là nam, 22 tuổi, địa chỉ ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 17.3 trên chuyến bay EK394.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với Covid-19. Tối ngày 18.3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Bệnh nhân thứ 79 là nữ, 48 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải, Bạc Liêu. Bệnh nhân sống tại Anh gần 2 năm nay.
Ngày 14.3, bệnh nhân từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK4, số ghế 72J và sau đó về Việt Nam ngày 15.3 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK392, số ghế 33J. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Q.12, TP.HCM.
Ngày 16.3, bệnh nhân có sốt, ho và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi lúc 18h00 cùng ngày. X-Quang phổi lúc nhập viện có tổn thương như mô tạng kẽ và được lấy mẫu xét nghiệm.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm dương tính vào khuya ngày 17.3. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM; kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 13 giờ ngày 18.3.
Hiện nay bệnh nhân được tiếp tục điều trị, cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Bệnh nhân thứ 80 là nam, 18 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải, Bạc Liêu, con của bệnh nhân 79. Bệnh nhân sống cùng mẹ tại Anh gần 2 năm nay.
Ngày 14.3, bệnh nhân cùng mẹ từ London - Anh đi Dubai, số ghế 72K; và sau đó về Việt Nam trên chuyến bay EK392, số ghế 33K. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Q.12 và được lấy mẫu bệnh phẩm.
Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 14 giờ ngày 18.3.
Bệnh nhân thứ 81 là nam, 20 tuổi, địa chỉ ở Konplông, Kom Tum. Ngày 14.3, bệnh nhân từ Paris - Pháp lên chuyến bay của hãng hàng không AirFrance, số hiệu AF258, số ghế 44L và về tới Việt Nam ngày 15.3. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Q.12 và được lấy mẫu bệnh phẩm.
Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 1 giờ ngày 19.3.
Bệnh nhân thứ 82 là nữ, 16 tuổi, địa chỉ ở Q.5, TP.HCM; con của bệnh nhân thứ 79. Ngày 14.3, bệnh nhân cùng mẹ từ London (Anh) đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK30, số ghế 12B và sau đó về Việt Nam ngày 15.3 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK364, số ghế 7K.
Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Q.12 và được lấy mẫu bệnh phẩm.
Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 1 giờ ngày 19.3.
Bệnh nhân thứ 83 là nữ, 50 tuổi, quốc tịch Mỹ, trú tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Trong 14 ngày trước nhập cảnh, bệnh nhân đi Phuket - Thái Lan và từ Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ lên chuyến bay của hãng hàng không Turkish Airline, số hiệu TK162, số ghế 14K về tới Việt Nam ngày 15.3. Khi nhập cảnh, bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở, chuyển cách ly tập trung tại Q.12 và được lấy mẫu bệnh phẩm.
Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 1 giờ ngày 19.3.
Bệnh nhân thứ 84 là nam, 21 tuổi, địa chỉ ở Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 18.3 trên chuyến bay VN0054.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với Covid-19. Ngày 19.3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Bệnh nhân thứ 85 là nam, 20 tuổi, địa chỉ ở Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 18.3 trên chuyến bay VN0054.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với Covid-19. Ngày 19.3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh; tình trạng sức khoẻ ổn định.




14.


(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến  cáo từ nay đến 31/3, người dân cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt.


Chiều nay, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 với các quận, huyện trên địa bàn Tp Hà Nội, chủ tịch Nguyễn Đức Chung  cảnh báo thời gian cao điểm của TP về dịch có thể xảy ra trong 3-4 ngày tới và có thể còn kéo dài. Ông cho rằng những ngày tới là những ngày rất vất cả khi số ca nhiễm tăng lên.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố sẽ diễn biến phức tạp, khó lường trong khoảng 15 ngày tới. Đây là khoảng thời gian có nhiều nguồn lây nhiễm, bởi những ngày vừa qua, chúng ta tiếp nhận một lượng lớn công dân về từ các nước có dịch. Đây là có nguồn lây nhiễm có nguy cơ lớn.
"Từ nay đến 31-3, mọi người cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt, hạn chế ra đường vì nguồn lây nhiễm đang ẩn nấp trong cộng đồng. Các trường hợp có bệnh nền thì cố gắng hạn chế đi lại",Chủ tịch UBND TP Hà Nội chho biết. 
Ông cũng đặc biệt lưu ý về nguy cơ khi trên địa bàn TP đang có 1,4 triệu người từ 60 tuổi trở lên - đây là những trường hợp có nguy cơ cao nếu bị mắc Covid-19.
Ông cũng thông báo hiện nay, trên địa bàn TP đang có từ 6 đến 8 ca xét nghiệm lần 1 là dương tính rồi, hiện đang xét nghiệm chéo để khẳng định. Trong hôm nay và ngày mai có thể tăng thêm 7-8 ca mắc bệnh nữa.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là phát hiện kịp thời, cách ly nhanh chóng. Chủ tịch Tp Hà Nội lưu ý người dân: Người về từ vùng dịch mà có triệu chứng ho, sốt là phải nhanh chóng cách ly, phải đưa vào bệnh viện bằng xe y tế, không tự đi taxi hay các phương tiện khác.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ với những trường hợp cách ly tại gia đình.
Với lực lượng phản ứng nhanh, ông Chung lưu ý cần phân công cụ thể, ứng trực 24/24 giờ để sẵn sàng cho mọi tình huống./.



13.




18/03/2020 22:38 GMT+7

TTO - Bệnh nhân mới nhất đến Việt Nam ngày 10-3 qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), 52 tuổi, quốc tịch Pháp.

Bộ Y tế thông báo ghi nhận bệnh nhân COVID-19 thứ 76, ca thứ 10 trong ngày - Ảnh 1.
Trong chốt kiểm tra sau khi phát hiện bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo Bộ Y tế, bệnh nhân 52 tuổi đi chuyến bay TK 162 ngày 10-3, hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). 
Từ ngày 10 đến 16-3, bệnh nhân đã đi TP.HCM, Cần Thơ, Hội An và Huế, sau đó đến Ninh Bình và được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại đây. Kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa cho biết đã dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương - cơ sở Đông Anh (Hà Nội) trong tình trạng ổn định. Đây là bệnh nhân thứ 76 ở Việt Nam và là bệnh nhân thứ 10 trong ngày hôm nay 18-3. 
Ngày 18-3 cũng là ngày ghi nhận nhiều bệnh nhân, nhiều thứ 2 kể từ đầu mùa dịch ở Việt Nam.
Bộ Y tế thông báo ghi nhận bệnh nhân COVID-19 thứ 76, ca thứ 10 trong ngày - Ảnh 2.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Dịch COVID-19 ngày 18-3: Cảnh báo "thổi bay" 25 triệu việc làmDịch COVID-19 ngày 18-3: Cảnh báo 'thổi bay' 25 triệu việc làm
TTO - Liên minh châu Âu (EU) phải cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với người ngoài khối nhằm kiềm chế sự lây lan của SARS-CoV-2. Các nước Đông Nam Á cũng cập nhật những con số đáng ngại.

https://tuoitre.vn/bo-y-te-thong-bao-ghi-nhan-benh-nhan-covid-19-thu-76-ca-thu-10-trong-ngay-20200318223050473.htm




12.



Tuan V. Nguyen FAHMS

Fellow of the Australian Academy of Health and Medical Sciences

​Fellow of the American Society for Bone and Mineral Research



Thử dự báo dịch Vũ Hán ở Việt Nam

March 18, 2020
Mấy ngày gần đây, tình hình dịch Vũ Hán ở VN có diễn biến tương đối bất ngờ. Tuy nhiên, vì dữ liệu từ VN chưa được công bố đầy đủ như bên Tàu, nên rất khó xây dựng được những mô hình dự báo dịch tễ học. Cái note này chỉ là một nỗ lực sơ khởi để tìm hiểu tình hình dịch và dự báo rất thô về diễn biến trong tương lai ở Việt Nam.

Diễn biến về số ca nhiễm 

Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm đầu tiên vào ngày 23/1/2020. Những ngày sau đó, có lát đát vài ca được ghi nhận thêm. Từ 14/2 đến 5/3 thì không có ca nào mới. Nhưng bắt đầu từ ngày 7/3 thì số ca tăng đột biến, nhưng giảm sau đó, và lại tăng nhẹ. Cho đến nay, VN đã có 61 ca dương tính cho SARS-Cov-2. Rất may mắn là chưa có ca tử vong.

Biểu đồ dịch tễ học dưới đây (Biểu đồ 1) thể hiện số ca hàng ngày trong thời gian từ 23/1 đến 16/3/2020. Biểu đồ 2 thể hiện số ca tích lũy theo thời gian. Biểu đồ này cho thấy có 2 giai đoạn bộc phát. Giai đoạn 1 từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 2; giai đoạn 2 từ ngày 6/3/2020 trở về sau.


Hình 1: Biểu đồ dịch tễ học (phần trên) thể hiện số ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày, tính từ 2 ca đầu tiên vào ngày 23/1/2020. Mỗi ô vuông là 1 ca. Biểu đồ phía dưới thể hiện số ca tích lũy theo từng ngày. Chúng ta thấy có 2 xu hướng tăn trưởng về số ca, với xu hướng hai (từ đầu tháng 3) tăng nhanh hơn thời gian đầu. Tính đến nay (16/3) Việt Nam đã ghi nhận 61 ca dương tính.


Mô phỏng số ca nhiễm và số ca bình phục

Với những dữ liệu đơn giản như thế, chúng ta có thể dự báo gì về tương lai? Câu trả lời là không nhiều. Một cách thực tế và nằm trong tầm tay nhà nghiên cứu trong điều kiện thiếu dữ liệu là ... mô hình hóa.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng mô hình dịch tễ học đơn giản nhứt: SIR (Hình 2). Như tên gọi, mô hình này mô phỏng số ca có nguy cơ nhiễm (S = susceptible); từ nguy cơ sang nhiễm (I = infected); và sau can thiệp thì sẽ đến tình trạng hồi phục (R = recovered). Tôi hay dịch (và vài bạn đồng nghiệp hay cười) là "Mô hình Nguy - Nhiễm - Phục".

Mô hình này có thể mô tả như đồ thị trong một bài giảng dưới đây. Đại khái rằng chúng ta có một quần thể có nguy cơ lây nhiễm (gọi là S); một số trong những người này sẽ bị nhiễm (I); và sau một thời gian họ sẽ bình phục (R).
Hình 2: Minh họa cho mô hình dịch tễ học SIR để dự báo diễn biến của dịch bệnh.

Không cần đi vào chi tiết kĩ thuật đằng sau của mô hình (mà các bạn có thể tham khảo tài liệu để hiểu) sợ làm loảng vấn đề, ở đây tôi chỉ nói qua về tham số và ý nghĩa của chúng. Xác suất đi từ trạng thái S đến I là beta, và từ I đến R là gamma. Vấn đề là xác định beta và gamma để mô phỏng.

Hóa ra, 2 tham số này có thể ước tính từ vài dữ liệu thực tế. Nếu gọi N là dân số Việt Nam (95 trên 97 triệu có nguy cơ nhiễm), P là xác suất nhiễm, thì beta có thể xấp xỉ bằng tích số của N và P. Tôi cho P = 0.05 (hơi bảo thủ). Còn gamma thì đơn giản hơn: 1/T. Trong mô hình này tôi đặt T = 5 ngày. Do đó, hệ số lây nhiễm R0 chỉ đơn giản là tỉ số của beta trên gamma. Từ đó, hệ số truyền nhiễm R0 là 2.5, tức tương đương với ước tính của WHO. OK, xem ra các giả định này khá gần thực tế.

Việt Nam đã có 61 người bị nhiễm. Dùng dữ liệu thực tế đó, tôi mô phỏng diễn biến của dịch Vũ Hán tại Việt Nam trong vòng 90 ngày tới. Kết quả có thể tóm tắt như sau (Hình 3):

• Dịch sẽ đạt đỉnh điểm vào ngày 37 (đường màu đỏ) và sau đó sẽ suy giảm dần dần đến tháng thứ 3;

• Số ca hồi phục sẽ đạt 80% vào tháng thứ 2.

Hình 3: Kết quả mô phỏng diễn biến của dịch Vũ Hán ở Việt Nam. Trục hoành là thời gian, tính bằng ngày (từ lúc bộc phát). Trục tung là tỉ lệ (tính trên phần trăm dân số). Đường màu xanh dương thể hiện số ca có nguy cơ nhiễm (tức susceptible); đường màu đỏ là số ca bị nhiễm; và đường màu xanh lá cây là số ca bình phục.


Dự báo về diễn biển như trên có ích gì cho nhà chức trách? Phải nhấn mạnh một lần nữa là kết quả mô phỏng trên không chỉ phụ thuộc vào các giả định về xác suất lây nhiễm và số ca tiếp xúc, mà còn giả định về can thiệp nữa. Giả định là nếu nhà chức trách không làm gì thì tình hình sẽ như mô tả qua biểu đồ. Trong thực tế thì họ phải can thiệp. Biểu đồ trên cho thấy chiến lược can thiệp làm giãn phân bố số ca nhiễm theo thời gian có lẽ là thực tế nhứt và hữu hiệu nhứt.

Chiến lược kiểm soát dịch

Vấn đề đặt ra là làm sao để kiểm soát dịch cho tốt. Nhìn chung, mỗi nước có một chiến lược kiểm soát dịch [1]. Chiến lược của họ thường dựa vào chứng cớ khoa học, nhưng một số nước thì làm theo kinh nghiệm thực tế trước đây. Nhìn sang các nước trong vùng tôi thấy Tàu là nước có những biện pháp rất hà khắc (mà có không ít người Việt ủng hộ). Nhưng trong các nước dân chủ thì các biện pháp hà khắc đó sẽ khó thực hiện, thậm chí không được nghĩ đến (nói như một chuyên gia Đài Loan nói).

(a) Hàn Quốc: chiến lược của họ là xét nghiệm ở qui mô cộng đồng để phát hiện dịch. Họ có những đội nhân viên lưu động lấy mẫu sinh phẩm và phân tích, với kết quả trong vòng vài giờ. Cách làm này giảm áp lực cho các bệnh viện. Nhà chức trách còn dùng hệ thống báo động những địa phương có dịch cho mỗi người dân qua hệ thống điện thoại di động. Qua 4 tuần can thiệp, với số xét nghiệm hơn 270,000 người, kết quả là số ca hàng ngày đã giảm từ 900 vài tuần trước xuống còn 76 vào ngày hôm qua.

(b) Úc: ở đây chúng tôi sắp vào mùa lạnh, nên nhà chức trách rất quan tâm vì sợ dịch có thể bùng phát. Chiến lược phòng chống dịch đã được bàn luận từ hai tháng trước khi dịch Vũ Hán đang ở đỉnh điểm. Nhà chức trách Úc áp dụng biện pháp hạn chế tiếp xúc như triển khai làm việc từ nhà, họp qua mạng (thay vì trực tiếp), nhưng không đóng cửa trường học. Ngoài ra, Chính phủ Úc khuyến cáo hạn chế du lịch ra nước ngoài, và người nước ngoài vào Úc sau ngày 16/3 sẽ tự cách li 2 tuần. Úc không đóng cửa trường học [2] và không khuyến cáo đeo khẩu trang đại trà [3] như ở Nhật.

(c) Singapore, Đài Loan, và Hồng Kông có cách kiểm soát dịch tương đối giống nhau. Thoạt đầu, họ hạn chế du khách từ Tàu vào nước và đồng thời hạn chế công dân đi nước ngoài. Đối với cộng đồng, họ áp dụng biện pháp 'social distancing' (tức hạn chế tiếp xúc) như hạn chế họp hội, tự cách li, làm việc từ nhà (thay vì vào cơ quan), đóng cửa trường học, và tăng cường chiến dịch vệ sinh cá nhân. Ở Singapore với dân số 5.7 triệu cho đến nay chỉ có 187 ca, không có tử vong; Đài Loan (23.6 triệu dân) ghi nhận 50 ca, và 1 tử vong; và Hồng Kông (7.5 triệu dân) ghi nhận 131 ca chủ yếu là từ nước ngoài, trong đó 4 tử vong.

Biện pháp chống và kiểm soát dịch Vũ Hán ở một số nước Á châu và Úc.


Sự thành công kiểm soát dịch ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Singapore cung cấp cho chúng ta nhiều bài học [1]. Sự thành công (hay thành công ban đầu) của các nước trên có 2 mẫu số chung: minh bạch thông tin và tận dụng công nghệ thông tin. Nhà chức trách công bố số ca nhiễm và địa điểm, nhưng bảo mật tuyệt đối cho bệnh nhân. Điều này có hiệu quả tốt là tạo sự tin tưởng ở người dân. Họ cũng sử dụng công nghệ thông tin và mạng để gởi đi những thông điệp phòng bệnh và khuyến cáo kịp thời đến từng gia đình và cá nhân, chớ không 'tuyên truyền' cộng đồng. Hồng Kông còn sử dụng siêu máy tính để tìm ra những trường hợp đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm nhanh.

Việt Nam và xét nghiệm cộng đồng


Còn Việt Nam thì sao? Tôi nghĩ còn quá sớm để biết Việt Nam kiểm soát dịch thành công hay không, vì số ca nhiễm còn tương đối thấp. Cũng có thể đó là thành công bước đầu.

Hôm kia, khi được hỏi, tôi nói rằng vấn đề tương đối nguy hiểm là những ca tiềm ẩn, mà chúng ta không biết được. Những gì chúng ta quan sát (61 ca đến nay) chỉ là bề mặt; còn nhiều ca tiềm ẩn mà chúng ta chưa biết hay chưa phát hiện. Kinh nghiệm bên Hàn Quốc cho thấy xét nghiệm càng nhiều thì số ca nhiễm cũng càng nhiều.

Tôi nghĩ Việt Nam nên làm xét nghiệm cộng đồng. Úc cũng đang lên kế hoạch xét nghiệm cộng đồng. Nhưng ở một bang (không nêu tên, dù ai cũng biết) đã làm xét nghiệm qua clinic đến 1600 người, và họ phát hiện 1 ca dương tính [4]. Nhưng có lẽ VN chưa hoàn thiện được kĩ thuật và cũng thiếu tài nguyên để làm xét nghiệm cộng đồng. (Mấy hôm trước họ nói là đã phát triển kit xét nghiệm rất tốt [5], nhưng hai hôm sau thì lại nhờ Hàn Quốc giúp đỡ!)

Trả lời trên BBC, tôi nói nếu tôi là nhà chức trách Việt Nam, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm, lấy mẫu ngẫu nhiên theo độ tuổi, và làm xét nghiệm trên những người đó để tìm kháng thể liên quan đến SARS-Cov-2. Kinh nghiệm từ Đức, Ý, và Hàn Quốc cho thấy có những ca nhiễm tồn tại trong cộng đồng có liên quan một cách tiềm ẩn chưa được phát hiện, và những ca này có thể chẳng liên quan gì với những người đã bị nhiễm. Qua cách xét nghiệm ngẫu nhiên này, nhà chức trách sẽ dễ phát hiện thêm những ổ nhiễm mới và can thiệp kịp thời [6.

Chú thích:

[1] https://www.nature.com/articles/d41586-020-00760-8

[2] Chuyên gia giải thích tại sao không cần đeo khẩu trang đại trà:

https://www.facebook.com/watch/?v=218000772914341


[3] Thủ tướng Úc giải thích tại sao Úc không đóng cửa trường học:

https://www.facebook.com/watch/?v=530462094517493


[4] https://www.health.gov.au/news/deputy-chief-medical-officers-press-conference-about-covid-19-on-16-march

[5] VN còn tuyên bố đã xuất khẩu kit xét nghiệm sang Úc. Nhưng tôi sợ đó là “fake news” thôi, vì không có chứng cớ — bất cứ chứng cớ từ peer reviewed paper — nào cả.

[6] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51922994

https://www.nguyenvantuan.info/single-post/2020/03/18/Thu-du-bao-dich-vu-han-o-vietnam




11.

EURO 2020 hoãn 1 năm, UEFA yêu cầu CLB bồi thường

 - UEFA quyết định hoãn EURO 2020 sang mùa hè 2021, tránh đại dịch Covid-19, sau cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ ngày 17/3.

EURO đá mùa hè 2021
Đại diện UEFA (LĐBĐ châu Âu) sau cuộc họp ngày hôm nay tại trụ sở ở Nyon, Thụy Sĩ, đã xác nhận EURO 2020 lùi ngày tổ chức sang mùa hè 2021.
EURO 2020 hoãn 1 năm, UEFA yêu cầu CLB bồi thường
UEFA quyết định hoãn EURO 2020 đến mùa hè 2021
Chủ tịch Aleksander Ceferin là người điều hành cuộc họp trực tuyến - tôn trọng quy định tránh tụ tập gây lây nhiễm virus corona - gồm đại diện UEFA, Hiệp hội Câu lạc bộ châu Âu (ECA), Giải đấu châu Âu (EL), Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Thế giới (FIFPro), cùng 55 Liên đoàn thành viên.
ECA, EL và FIFPro đều thống nhất với UEFA về việc EURO sẽ bắt đầu từ tháng 6/2021.
Cụ thể, EURO sẽ khai mạc ngày 11/6/2021, trận chung kết diễn ra ngày 11/7/2021. Như vậy để được xem trực tiếp bóng đá EURO thì fan hâm mộ giải đấu hấp dẫn này sẽ phải chờ thêm gần 16 tháng nữa, thay vì chỉ 4 tháng như trước.
Với việc EURO 2020 hoãn một năm, Champions League, Europa League và các giải VĐQG sẽ tận dụng một tháng trong mùa hè để hoàn tất các cuộc tranh tài đang dang dở.
UEFA sẽ xây dựng hai nhóm làm việc khác nhau. Một nhóm xây dựng lịch thi đấu mới. Nhóm còn lại đàm phán về các hợp đồng thương mại phải thay đổi.
UEFA yêu cầu CLB bồi thường
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19 ở châu Âu, UEFA gửi thư mời 55 thành viên tham gia cuộc họp video từ hôm 12/3.
EURO 2020 hoãn 1 năm, UEFA yêu cầu CLB bồi thường
UEFA đòi các CLB bồi thường
Sau khi có những CLB trực tiếp phải cách ly vì dương tính virus corona, UEFA mới quyết định dừng các trận còn lại lượt về vòng 1/8 Champions League, và lượt về Europa League.
Nhưng UEFA không muốn hoãn EURO 2020, giải đấu hái ra tiền, với lợi nhuận sau thuế có thể lên đến 1,5 tỷ euro.
Trước cuộc họp được tổ chức ngày hôm nay, UEFA yêu cầu các CLB (ECA) phải bồi thường khoản tiền 250-300 triệu euro để hoãn lại EURO 2020.
Các CLB thành viên UEFA đều muốn giai đoạn còn lại của mùa giải tiếp tục, sau khi Covid-19 được khống chế, thay vì hủy bỏ và lấy kết quả dựa trên xếp hạng hiện nay.
Mùa giải tiếp diễn ảnh hưởng đến EURO 2020. Vì thế, UEFA yêu cầu được nhận tiền bồi thường để hoãn giải vô địch châu Âu lần thứ 16 trong lịch sử.
Cùng với quyết định hoãn EURO 2020, UEFA cũng ấn định thời hạn mới cho các trận chung kết Champions League và Europa League 2019-20.
Theo đó, chung kết Champions League mới diễn ra ngày 27/6 trên sân Olympic Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch cũ đá ngày 31/5.
Trận chung kết Europa League lùi từ 27/5 đến ngày 24/6. Trận đấu được tổ chức ở sân Energa Gdansk, Gdansk, Ba Lan.
Tất nhiên, lịch thi đấu các trận chung kết này chỉ là dự tính, nếu sớm khắc phục được Covid-19.
Kim Ngọc



10. Tình hình ở Pháp ngày 17/3/2020

"
Dưới đây không phải photoshop. Sáng nay, tại Thị Trần Béziers, Miền Nam nước Pháp, vợ đi mua sắm , vài đồ ăn cần thiết trước khi bị cách ly ở nhà , theo quý định của Macron , tối hôm qua . Tại siêu thị "Lecler" mời các bạn xem hàng bày...
Nước Pháp giầu, văn minh, với lãnh đạo có trí tuệ, biết dự kiến và tổ chức ...kiểu "mạnh ai nấy chạy".

"
https://www.facebook.com/andre.menras.1/posts/2602841843286919




9.


Vũ Hân

21:19 - 16/03/2020

Ngay sau khi Hà Nội xuất hiện ca bệnh thứ 2 nhiễm Covid-19 sau khi đã xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo gấp để có sự thay đổi trong xét nghiệm.












Hà Nội phải tăng cường xét nghiệm sau khi có những diễn biến mới của dịch Covid-19 /// Ảnh Tuấn Mark

Hà Nội phải tăng cường xét nghiệm sau khi có những diễn biến mới của dịch Covid-19
Ảnh Tuấn Mark
Cụ thể, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội tối 16.3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội (CDC Hà Nội) tổ chức xét nghiệm miễn phí 2 lần đối với tất cả những người đến từ vùng dịch để loại bỏ nguy cơ như các trường hợp âm tính 1, thậm chí 3 lần, sau đó lại có biểu hiện bệnh và được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Lần xét nghiệm thứ nhất là ngay khi người đến từ vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam, và lần thứ hai là đến ngày cách ly thứ 13, 14. Sau khi xét nghiệm lần 2 âm tính mới để nhưng người này ra khỏi khu cách ly. Toàn bộ kinh phí sẽ do thành phố chi trả.
Theo ông Chung, hiện nay, năng lực lấy mẫu của Hà Nội khoảng 1.500 - 2.000 mẫu/ngày, năng lực xét nghiệm khoảng 1.200 - 1.500 mẫu. Trong những ngày tới, năng lực xét nghiệm có thể lên cao hơn từ 2.000 - 2.500 mẫu.
Theo ông Chung, tất cả các trường hợp có tiếp xúc gần được xét nghiệm âm tính ngay sau khi phát hiện ra người lây nhiễm, cũng chưa phải là yên tâm hoàn toàn.
“Đó mới chỉ là một yếu tố để chúng ta đánh giá thôi. Ngay tại Hà Nội, đã có 2 bệnh nhân mà chúng ta xét nghiệm âm tính ngay từ ban đầu nhưng 7 - 8 ngày sau xét nghiệm lại thì vẫn dương tính (bệnh nhân thứ 39 là hướng dẫn viên du lịch B.C.P và bệnh nhân thứ 59 là tiếp viên của Vietnam Airlines - phóng viên). Cho nên, cần phải lưu ý”, ông Chung nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Hà Nội, thành phố có đủ kít xét nghiệm trong khoảng 4 - 6 tiếng. Tất cả trường hợp F1, F2, các trường hợp đi từ nước ngoài về sẽ được xét nghiệm miễn phí 2 lần. CDC được giao chịu trách nhiệm về việc xét nghiệm.
“Tôi nhấn mạnh, những trường hợp CDC xét nghiệm dương tính thì công bố như có dịch. Mặc dù theo quy định phải có xét nghiệm chéo của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, nhưng nếu thế sẽ mất nhiều thời gian, 6 - 8 tiếng, sẽ chậm. Thêm vào đó, cho đến nay, chưa có trường hợp nào CDC Hà Nội đã xét nghiệm dương tính mà sau đó âm tính. Kit xét nghiệm chúng ta sử dụng bằng công nghệ Realtime - PCR là hiện đại nhất hiện nay, theo chuẩn của WHO”, ông Chung nói.
Các công dân đang ở trong nước có biểu hiện bệnh, có nhu cầu được xét nghiệm, được bác sĩ chỉ định, thì cũng sẽ được xét nghiệm miễn phí.
“Hà Nội là đầu não của đất nước, có tỷ lệ dân số đông, có nhiệm vụ tổ chức cách ly, phòng ngừa và điều trị cho nhiều người. Phải phát huy tinh thần, phấn đấu phát hiện nhanh nhất các trường hợp bệnh, không để dịch bệnh lây lan trong thành phố.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta giữ được phong độ như thế này, 1 tháng nữa, đến cuối tháng 4, có thể hình dịch bệnh sẽ đi xuống và thành phố sẽ an toàn hơn. Giai đoạn này, các nguy cơ vẫn đang theo chiều đi lên, nên chúng ta không được chủ quan, lơ là”, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu.




8.




16/03/2020 19:41

Ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, việc người dân không ăn thịt chó cũng là cách để phòng, chống dịch Covid-19.



Keyword đầu tiên có dấu













Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung


Chiều nay (16/3), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội tiếp tục họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, dịch Covid-19 hiện tại đã được WHO công bố “đại dịch toàn cầu” chính vì thế Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực để phòng chống dịch, có hiệu quả.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã ghi nhận 2 trường hợp ban đầu xét nghiệm âm tính nhưng sau lại cho kết quả dương tính với Covid- 19 (trong đó có trường hợp Long Biên xét nghiệm ban đầu âm tính, nhưng sau 8 ngày xét nghiệm lại dương tính).

“Chúng ta đã xác định xét nghiệm âm tính chỉ là một trong những yếu tố ban đầu. Vì thế những người có tiếp xúc với F1 âm tính trong 1-2 ngày đầu chưa yên tâm hoàn toàn. Đây là vấn đề mà chúng ta cần lưu ý”, ông Chung nhấn mạnh.
Chủ tịch TP Hà Nội khẳng định hiện nay Thủ đô có thể lấy mẫu được 1.500 đến 2000 người trong ngày và cho ra kết quả xét nghiệm Covid-19 là 1.200 mẫu, sắp tới có thể cao hơn là 2.000 kết quả/ngày.
Ông Chung cho biết, tốc độ của những ca nhiễm ở một số nơi được đánh giá vào nhóm siêu lây nhiễm như ở Bình Thuận, lây nhiễm cho 9 người trong 1 thời gian rất ngắn.
"Cho đến giờ phút này ở Hà Nội chưa phát sinh nguồn lây nhiễm mà chúng ta chưa rõ nguồn gốc, 12 ca lây nhiễm trên địa bàn đều xác định lây nhiễm từ Châu Âu và lây nhiễm chéo trên địa bàn", Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận mạnh.
Tại cuộc họp ông Nguyễn Đức Chung cũng đề nghị TP Hà Nội cần phải để ý, lưu tâm đến những người đã được cách ly 14 ngày về địa phương.
“Tôi đề nghị tất cả các trường hợp đã được cách ly 14 ngày ở nơi tập trung khi về nhà phải được tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe, giảm tiếp xúc với những người thân trong gia đình", ông Chung nói.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, chó mèo có thể là nguồn lây nhiễm dịch Covid-19, chính vì vậy Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị người dân Thủ đô không ăn thịt chó. Đây cũng là cách phòng chống dịch Covid-19.




7.





09:41
ANTD.VN - Sáng 16/3, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930-17/3/2020), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu, đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn.
ảnh 1
Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Các đồng chí: Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của Thành phố, cùng tham gia đoàn.
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta cũng như công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; nguyện sẽ phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực, cố gắng để xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Người.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
ảnh 2
Các đồng chí lãnh đạo thành phố bày tỏ lòng thành kính và lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã tới đặt vòng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Các đại biểu nghiêng mình tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến dâng đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ".
https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/lanh-dao-thanh-pho-vieng-chu-tich-ho-chi-minh-va-tuong-niem-cac-anh-hung-liet-si/846733.antd#ref-https://www.facebook.com/





6.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 ĐẾN 10 Giờ 00 ngày 16/3/202016/03/2020

Đến 10 Giờ 00, ngày 16/3/2020 tình hình dịch COVID-19 trên thế giới cụ thể như sau:
- Tổng số trường hợp mắc: 169.554
+ Tại Trung Quốc đại lục: 80.860
TTTỉnh/Thành phốSố ca mắcSố ca tử vong
1Hồ Bắc (Hubei)677983099
2Quảng Đông (Guangdong)13618
3Hà Nam (Henan)127322
4Chiết Giang (Zhejiang)12311
5Hồ Nam (Hunan)10184
6An Huy (Anhui)9906
7Giang Tây (Jiangxi)9351
8Sơn Đông (Shandong)7607
9Giang Tô (Jiangsu)6310
10Trùng Khánh (Chongqing)5766
11Tứ Xuyên (Sichuan)5393
12Hắc Long Giang (Heilongjiang)48213
13Bắc Kinh (Beijing)4468
14Thượng Hải (Shanghai)3553
15Hà Bắc (Hebei)3186
16Phúc Kiến (Fujian)2961
17Quảng Tây (Guangxi)2522
18Thiểm Tây (Shaanxi)2452
19Vân Nam (Yunnan)1752
20Hải Nam (Hainan)1686
21Quý Châu (Guizhou)1462
22Thiên Tân (Tianjin)1363
23Sơn Tây (Shanxi)1330
24Cam Túc (Gansu)1332
25Liêu Ninh (Liaoning)1251
26Cát Lâm (Jilin)931
27Tân Cương (Xinjiang)763
28Nội Mông (Inner Mongolia)751
29Ninh Hạ (Ningxia)750
30Thanh Hải (Qinghai)180
31Tây Tạng (Tibet)10

+ 157 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc: 88.694:
TTQuốc gia / Vùng lãnh thổ / KhácSố ca mắcSố ca tử vong
1Ý247471809
2Iran13938724
3Hàn Quốc823675
4Tây Ban Nha7845292
5Đức581311
6Pháp5423127
7Mỹ377769
8Thụy Sỹ221714
9Anh139135
10Na Uy12563
11Hà Lan113520
12Thụy Điển10403
13Bỉ8864
14Đan Mạch8642
15Áo8601
16Nhật Bản83924
17Tàu Diamond Princess6967
18Malaysia4280
19Qatar4010
20Canada3411
21Hy Lạp3314
22Úc3005
23Séc2930
24Bồ Đào Nha2450
25Phần Lan2440
26Singapore2260
27Slovenia2191
28Bahrain2140
29Israel2130
30Brazil2000
31Iceland1800
32Estonia1710
33Ireland1702
34Hong Kong1494
35Philippines14012
36Romania1390
37Ai Cập1262
38Ba Lan1253
39Iraq12410
40Ả Rập Xê út1180
41Indonesia1175
42Thái Lan1141
43Ấn Độ1122
44Kuwait1120
45San Marino1097
46Li Băng993
47Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất980
48Luxembourg771
49Chile750
50Peru710
51Nga630
52Slovakia610
53Nam Phi610
54Đài Loan591
55Việt Nam560
56Pakistan530
57Bulgaria512
58Brunei500
59Croatia490
60Algeria484
61Serbia480
62Argentina462
63Panama431
64Mexico430
65Albania421
66Palestine380
67Ecuador372
68Costa Rica350
69Colombia340
70Georgia330
71Cyprus330
72Hungary321
73Latvia300
74Morocco281
75Belarus270
76Armenia260
77Senegal240
78Bosnia and Herzegovina240
79Azerbaijan231
80Moldova230
81Oman220
82Malta210
83Tunisia200
84Bắc Macedonia190
85Sri Lanka180
86Thổ Nhĩ Kỳ180
87Venezuela170
88Afghanistan160
89Lithuania140
90Maldives130
91Camphuchia120
92Macao110
93Dominican Republic110
94Faeroe Islands110
95Jordan100
96Bolivia100
97Jamaica100
98Martinique100
99Kazakhstan90
100New Zealand80
101French Guiana70
102Liechtenstein70
103Paraguay70
104Réunion70
105Ghana60
106Uruguay60
107Andorra50
108Bangladesh50
109Puerto Rico50
110Rwanda50
111Guyana41
112Cameroon40
113Bờ Biển Ngà40
114Cuba40
115Ethiopia40
116Uzbekistan40
117Ukraine31
118Burkina Faso30
119Channel Islands30
120French Polynesia30
121Guadeloupe30
122Guam30
123Honduras30
124Kenya30
125Seychelles30
126Monaco20
127Nigeria20
128Aruba20
129Curaçao20
130Cộng hòa Dân chủ Congo20
131Namibia20
132Saint Lucia20
133Saint Martin20
134Trinidad and Tobago20
135Guatemala11
136Sudan11
137Nepal10
138Antigua and Barbuda10
139Bahamas10
140Bhutan10
141Cayman Islands10
142Cộng hòa Trung Phi10
143Cộng hòa Congo10
144Equatorial Guinea10
145Gabon10
146Gibraltar10
147Guinea10
148Vatican City10
149Mauritania10
150Mayotte10
151Mongolia10
152St. Barth10
153St. Vincent Grenadines10
154Suriname10
155Eswatini10
156Togo10
157U.S. Virgin Islands10

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap-ncov/13804/cap-nhat-tinh-hinh-dich-covid-19-den-10-gio-00-ngay-16-3-2020-





5. Đến sáng ngày 16/3/2020



4.


















GS.TS. Lê Thị Hương:

Nếu chọn cách miễn dịch cộng đồng, Việt Nam sẽ có ít nhất 126.000 người tử vong: Ai chấp nhận là 1 trong số đó?

VietTimes – Việc ông Patrick Vallance - cố vấn cao cấp nhất về khoa học của Chính phủ Anh - cho rằng Anh lựa chọn cách “miễn dịch cộng đồng” (herd immunity) để đối phó với dịch virus Corona chủng mới (COVID-19) đã làm dấy lên cuộc tranh luận cả ở Việt Nam. Việt Nam có nên chọn cách miễn dịch cộng đồng để chống dịch và vì sao? Câu trả lời sẽ được GS.TS. Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội - trao đổi cặn kẽ trong cuộc trò chuyện với VietTimes.



















GS.TS. Lê Thị Hương giải đáp các thắc mắc của sinh viên về dịch COVID-19.
GS.TS. Lê Thị Hương giải đáp các thắc mắc của sinh viên về dịch COVID-19.

GS. Lê Thị Hương: Thực tế quan điểm miễn dịch cộng đồng dựa trên một nhận định sai lầm là số tử vong phía ngoài Trung Quốc chỉ ở mức 0,2%, hay bệnh COVID19 chỉ là một bệnh nhẹ như cúm, nên thay vì phòng chống, có thể  sống chung với bệnh được và từ đó có miễn dịch cộng đồng.
Lập luận này sai lầm bởi vì thời điểm đầu, các quốc gia ngoài Trung Quốc chỉ có các trường hợp xâm nhập, hệ thống y tế hoàn toàn có thể điều trị tốt một vài trường hợp lẻ tẻ và rất hiếm tử vong nhưng một bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh như COVID19, khi tấn công vào một quốc gia không áp đặt những giải pháp cách ly phù hợp sẽ kết quả là quá tải hệ thống y tế trong thời gian ngắn và tỉ lệ tử vong sẽ tăng nhanh chỉ sau 15-17 ngày bệnh xâm nhập như những gì xảy ra tại Ý.
Vì vậy, những gì Việt Nam lựa chọn và kiên trì tính đến thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị và thực tế là các quốc gia khác đang học hỏi chúng ta trong xử lý dịch.

+ Một số ý kiến cho rằng Anh là một nước có nền y tế phát triển lại lựa chọn phương pháp đó, thì Việt Nam cũng nên làm theo để sớm khống chế được dịch COVID-19. Theo giáo sư, Việt Nam có thể làm được không? Tại sao?
GS. Lê Thị Hương: Nền y học phát triển có thể giúp phát hiện sớm, điều trị tốt cho một số bệnh, thậm chí là hầu hết các bệnh, tuy nhiên nguồn lực y tế thì không phải là vô hạn. Việc lây nhiễm lại không phụ thuộc vào việc điều trị tốt, mà phụ thuộc rất lớn vào cách ly và khống chế không để dịch lây lan.
Về mặt phát hiện sớm, Việt Nam chưa thể đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh như Anh, hay làm trên diện cực lớn như Hàn Quốc. Việt Nam phải lựa chọn phương án an toàn hơn phụ thuộc vào nguồn lực tại Việt Nam, chứ không đua về nguồn lực như Anh và Hàn Quốc được.
Cho đến thời điểm hiện tại, cách tiếp cận của Việt Nam vẫn bám sát với thế giới, về xét nghiệm, Việt Nam đã phân lập được virus và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu phân lập thành công virus. Về xét nghiệm, kỹ thuật RT-PCR thời gian thực của Việt Nam đạt độ chính xác cực cao, trong dung dịch lấy mẫu, chỉ cần có 10 đến 100 con virus trong đó là xác định dương tính, tức là độ chính xác gần như tuyệt đối. Đây là lý do để có thể tự tin giải phóng các trường hợp tiếp xúc thứ cấp nếu người tiếp xúc gần đã âm tính.
Tuy vậy, điều kiện về hiểu biết chung xã hội và điều kiện kinh tế xã hội của nước ta không thể so với các quốc gia phát triển, việc khống chế dịch theo cách của các nước là không thể sử dụng, Việt Nam phải dùng cách của Việt Nam, và cách đó đến giờ vẫn còn nguyên giá trị.

+ Nếu chúng ta áp dụng như Anh, rủi ro y tế sẽ là gì, thưa giáo sư?
GS. Lê Thị Hương: Quay lại câu hỏi phía trên, với cách phân tích này, nếu ta áp dụng theo cách của Anh Quốc, phải nói thêm là đến giờ bản thân nước Anh cũng đã thừa nhận là sai lầm, tức là để mặc cho dân tự nhiễm. Nếu may mắn, chỉ 0,2% tử vong, vậy số tử vong tại Việt Nam là bao nhiêu với 90 triệu dân và 70% mắc. Số tử vong sẽ là 70%*90 triệu*0,2% là 126000 ngưởi tử vong. Ai sẽ chấp nhận là 1 trong số 126 ngàn người đó.
Thêm nữa, đấy là khi không hề có quá tải y tế. Nếu quá tải y tế như Ý, số tử vong sẽ là 4-7% chứ không phải 0,2% và số chết sẽ là 5-9 triệu người. Ai sẽ chấp nhận là 1 trong số 5 triệu người đó. Chưa nói sẽ rất nhiều bác sĩ tử vong. Và đây mới chỉ là số lý thuyết.
Trong số 50 bệnh nhân đã và đang nằm viện, cũng đã có 10 người triệu chứng nặng (20%). Nếu không có can thiệp y tế rất bài bản, chắc chắn đã có người tử vong, nếu số mắc là hàng loạt, bao nhiêu cái chết sẽ không thể tránh nổi? Đó không phải là vấn đề rủi ro ý tế nữa, đó là vô nhân đạo, là vô đạo đức trong triết lý về phòng chống dịch.
+  Với tư cách một chuyên gia hàng đầu về y tế công cộng, giáo sư đánh giá thế nào về việc xử lý dịch COVID-19 của Việt Nam? Ở giai đoạn 1 đã chứng minh tính hiệu quả là rất cao, nhưng những giải pháp mà chúng ta đã làm ở giai đoạn 1 liệu có phù hợp với giai đoạn 2 đầy thách thức, khi chỉ trong 1 tuần trôi qua, số ca nhiễm đã tăng rất cao, mà theo các chuyên gia, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm?

GS. Lê Thị Hương: Hiện tại, cách xử lý của Việt Nam vẫn chứng minh hiệu quả, có điều là, giải pháp này sẽ thành công với hai điều kiện: sự quyết liệt của chính sách và sự tuân thủ của người dân.
Trước tình hình mắc bệnh ở nước ngoài, hàng ngàn người muốn tháo chạy khỏi các quốc gia có dịch về Việt Nam. Việc các ca bệnh lọt vào Việt Nam là hoàn toàn có thể và chính là lý do số mắc tăng nhanh trong đợt vừa rồi. Vấn đề là, khi lọt vào sẽ còn một mạng lưới giám sát cũng như việc bệnh nhân tự ý thức được sức khỏe và đi khám. Từ đó sẽ tóm bắt được ca bệnh.
Cho đến thời điểm hiện tại, các trường hợp xác định đều có nguồn gốc nhiễm bệnh rõ ràng và ta có cơ sở để tin rằng đó là những trường hợp thực sự cần tóm bắt. Việc có ca bệnh khác không rõ nguồn gốc ngoài cộng đồng hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cả để có thể nói sự tồn tại phần nào khác của tảng băng.
+ Theo giáo sư, cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Việt Nam đang có điều gì thuận lợi nhất và điều gì là thách thức lớn nhất?
GS. Lê Thị Hương: Thuận lợi trong cuộc chiến này là sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị, sự tham gia nhiệt tình của người dân, toàn thể cộng đồng do đó các trường hợp nghi ngờ về từ vùng dịch đều rất nhanh bị phát hiện và được lấy mẫu kiểm tra. Mọi nguồn lực hiện tại đang có đều ưu tiên cho dự phòng và điều trị bệnh, đảm bảo đủ kit xét nghiệm cũng như đảm bảo thuốc và vật tư chống dịch. Từ đó hệ thống vẫn chạy đều cho đến hiện tại.
Việt Nam cũng là quốc gia có kinh nghiệm trong các cuộc chiến trước với tiền nhiệm của virus này/virus SARS-CoV. Đây là cơ sở cho sự thành công của chống dịch. Điều khó khăn là nguồn lực của Việt Nam cũng có hạn và nhiều phương tiện còn phải nhập từ nước ngoài, khi các nước đều phải dồn lực cho chống dịch, Việt Nam sẽ khó khăn trong việc nhập khẩu vật tư cũng như phương tiện chống dịch, nếu Việt Nam vẫn phải căng mình chống dịch còn thế giới không có đáp ứng tương xứng và người về vẫn cứ nhiều thì sẽ đến lúc nguồn lực của ta cạn kiệt và buông xuôi.
 Vì vậy, trong thời gian ngắn trước mắt, cần có phản ứng quyết liệt hơn của chính phủ như ngừng hẳn việc cho phép các chuyến bay về từ châu Âu mới có thể đảm bảo cơ hội thành công cho Việt Nam.

+ Trong khi các nước đều đã có tử vong do dịch COVID-19 mặc dù phương tiện thiết bị y tế họ tốt hơn, thì ở ta đến nay, hầu hết các ca COVID-19 đều nhẹ, chưa ai phải thở máy – trừ 1 người Trung Quốc có bệnh nền nhưng đã hồi phục. Có phải vì ta có phác đồ tốt, hay do khí hậu thời tiết ở ta không phù hợp cho độc lực của virus Sars-Cov-2 phát triển?
GS. Lê Thị Hương: Chưa đủ thời gian để có thể bình luận về điều này. Hiện tại cũng đã có những trường hợp bệnh tiến triển khá nặng trong số 50 bệnh nhân đã và đang điều trị. Việt Nam thành công do ta dồn lực điều trị cho những bệnh nhân này và bệnh nhân cũng không quá lớn tuổi và không quá nhiều bệnh lý nền. Trong thời gian tới hy vọng không có nhiều bệnh nhân để chúng ta tiếp tục được thành công này.
PV: Với tốc độ tăng của dịch ở Việt Nam, trên thế giới và ở Trung Quốc, giáo sư tiên lượng dịch COVID-19 sẽ lên đỉnh ở thời điểm nào trước khi thoái trào?
GS. Lê Thị Hương: Với sự tích cực của Việt Nam trong quá trình giám sát, cách ly và điều trị bệnh, cùng với sự tăng cường kiểm soát đầu vào từ các quốc gia, chúng tôi hy vọng số lượng trường hợp mắc sẽ giữ ở mức tăng rất chậm và dừng khi không còn quốc gia khác xâm nhập.
Nghĩa là nếu thành công tiếp trong chiến dịch này, sẽ không có hiện tượng đỉnh dịch và Việt Nam sẽ công bố thành công khống chế dịch thay vì xuất hiện đỉnh dịch rồi tiến đến thoái trào.
Trong một kịch bản xấu hơn, khi tồn tại các trường hợp mắc âm thầm trong cộng đồng, dịch có thể xuất hiện lẻ tẻ, nhưng sẽ sớm kết thúc trước tháng 5 khi thời tiết trở nên rất nóng và các quốc gia khác trên thế giới đã tiến vào giai đoạn đuôi dịch.
+ Xin cám ơn giáo sư đã trao đổi!
Thanh Hằng (thực hiện)







































https://viettimes.vn/neu-chon-cach-mien-dich-cong-dong-viet-nam-se-co-it-nhat-126000-nguoi-tu-vong-ai-chap-nhan-la-1-trong-so-do-383454.html






3. Tin đến ngày 15/3/2020





2.

Nước Mỹ trong tình trạng khẩn cấp
15/03/2020 08:55 GMT+7

TTO - Ông Trump kêu gọi các bang của Mỹ ngay lập tức thiết lập các trung tâm ứng biến khẩn cấp với COVID-19 và mọi bệnh viện trên cả nước cần kích hoạt kế hoạch phòng bị tình huống khẩn cấp lúc này.

Nước Mỹ trong tình trạng khẩn cấp - Ảnh 1.
Một đôi vợ chồng đi mua sắm ở khu Brooklyn, thành phố New York hôm 13-3 nhưng nhiều kệ hàng trong siêu thị đã bị vét sạch - Ảnh: New York Times
Phát biểu tại Nhà Trắng rạng sáng 14-3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump cho biết với tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nguồn ngân sách bổ sung 50 tỉ USD sẽ được giải ngân để tiếp sức thêm cho các bang, địa phương và các vùng lãnh thổ của Mỹ trong dịch bệnh COVID-19.
Tính đến chiều 14-3 (giờ Việt Nam), đã có 49/50 tiểu bang ở Mỹ có ca bệnh COVID-19, ngoại trừ bang West Virginia. Ông Trump cũng kêu gọi các bang của Mỹ ngay lập tức thiết lập các trung tâm ứng biến khẩn cấp và mọi bệnh viện trên cả nước cần kích hoạt kế hoạch phòng bị tình huống khẩn cấp lúc này.
Người Mỹ là những người mạnh mẽ và bền bỉ nhất trên quả đất và trong những tuần tới đây, tất cả chúng ta sẽ phải có những thay đổi và những hi sinh, nhưng những hi sinh ngắn hạn này sẽ mang lại những thành quả lâu dài.
Tổng thống DONALD Trump phát biểu hôm 14-3.
Người Mỹ cũng vét sạch mì ăn liền, dung dịch khử trùng, giấy vệ sinh...
Việc ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia là một quyền đặc biệt tổng thống Mỹ có thể vận dụng trong những tình huống rất cấp thiết. Trên thực tế, ông Trump đã buộc phải đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của mọi người dân Mỹ. Từ chuyện học hành, công việc, tín ngưỡng, chính trị cho tới vui chơi, giải trí.
Thành phố Boston đã hoãn lại giải thi đấu marathon tiếng tăm, một sự kiện thường niên từ năm 1987, đến mùa thu. Giải golf Masters cũng đã hoãn. Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffett thông báo hội nghị thường niên của họ sẽ chuyển sang tổ chức online. Các sân khấu Broadway buộc phải "tắt đèn" và giới chuyên gia trong ngành ước tính mức thiệt hại lên tới 100 triệu USD.
Bang Louisiana dời cuộc bầu cử sơ bộ cho tới tháng 6. Học khu thống nhất Los Angeles (LAUSD), học khu lớn thứ hai ở Mỹ, cũng đóng cửa mọi trường thuộc hệ thống. Ít nhất 11 bang và hàng chục thành phố khác của Mỹ đã có quyết định này.
Bộ An toàn giao thông Mỹ đã phải chỉnh sửa lại quy định mang chất lỏng lên máy bay khi cho hành khách được phép mang những lọ dung dịch rửa tay lớn hơn.
Trên toàn lãnh thổ Mỹ, theo ghi nhận của tờ Wall Street Journal (WSJ), tại khắp các cửa hàng bán tạp hóa và nhu yếu phẩm gia đình, những hàng dài người nối nhau ngoài cửa.
Nhiều người Mỹ bắt đầu lo sợ tình huống hàng hóa khan hiếm nên đã vét sạch các kệ hàng từ mì sợi cho tới dung dịch khử trùng, giấy vệ sinh. Kỳ lạ hơn khi các nhà bán lẻ súng cũng ghi nhận tình trạng sốt các mặt hàng súng, đạn trong hoàn cảnh này.
Trước khi ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ít nhất 25 bang và thủ đô Washington, D.C. đã ban hành sắc lệnh khẩn cấp trong hai tuần qua. Các thống đốc bang đều đã muốn triển khai những biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn.
Theo cập nhật của tạp chí Newsweek, tính tới 14-3, nước này có gần 2.500 ca bệnh, ít nhất 50 người chết. Những số liệu này dự kiến sẽ tăng nhanh khi năng lực xét nghiệm được cải thiện, đặc biệt sau tuyên bố của ông Trump.
Cải thiện năng lực xét nghiệm
Trong bài phát biểu, ông Trump nhắc tới những nỗ lực của chính quyền trong việc tăng cường năng lực xét nghiệm virus corona.
Dư luận Mỹ những ngày qua dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu thốn xét nghiệm virus corona. Các y bác sĩ tại bang Washington là những người thuộc nhóm đầu tiên đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh. Họ cũng là những người lên tiếng trước tiên về sự chậm chạp của giới chức y tế liên bang, cũng như nỗi bức xúc vì sự thiếu thốn trang thiết bị đã cản trở khả năng chống dịch của họ.
Ông Trump nói chính quyền liên bang sẽ hợp tác với các tổ chức tư nhân để đẩy nhanh năng lực xét nghiệm. Theo ông, chính phủ đang đàm phán với các hãng dược và các nhà bán lẻ để có thể làm những xét nghiệm tiện lợi kiểu "drive-thru", tức là người dân được xét nghiệm nhanh chóng ngay trong xe hơi, không cần phải bước ra ngoài như Hàn Quốc đang áp dụng.
Ngoài ra một kiểu xét nghiệm mới, tốc độ hơn do Công ty Roche Holding AG phát triển cũng đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ phê chuẩn. Xét nghiệm này được thiết kế để thực hiện trên các máy tự động của công ty đã được cài đặt tại hơn 100 phòng thí nghiệm trên toàn nước Mỹ.
Theo đó, cho đến đầu tuần tới, ông Trump ước tính sẽ có thêm nửa triệu xét nghiệm virus corona sẵn sàng và 5 triệu xét nghiệm khác cũng sẽ có trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên Tổng thống Mỹ không khuyến khích tất cả mọi người dân nên làm xét nghiệm. "Chúng tôi không muốn mọi người làm xét nghiệm này. Điều đó hoàn toàn không cần thiết" - ông Trump nói.
Theo ông Trump, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia với dịch COVID-19 cũng sẽ cho phép các cơ quan liên bang trọng yếu miễn bỏ những quy định có thể gây cản trở cho nỗ lực chống dịch. Cụ thể trong đó có những hạn chế liên quan tới việc các bệnh viện có thể điều trị và thu xếp việc tiếp nhận người bệnh COVID-19 như thế nào.
Bài phát biểu của ông Trump rõ ràng đã trấn an các nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán đã khởi sắc sau đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 2.000 điểm (hơn 9%) trong phiên giao dịch 13-3.
Apple đóng cửa hệ thống bán lẻ ngoài Trung Quốc
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Apple cho biết toàn bộ hệ thống bán lẻ của hãng này bên ngoài Trung Quốc đại lục sẽ tạm ngừng hoạt động tới ngày 27-3 tới.
Trong thông báo ngày 14-3, giám đốc điều hành Tim Cook tuyên bố Apple đã có kinh nghiệm xử lý tình hình trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên tới đỉnh điểm tại Trung Quốc và việc tạm đóng cửa là cần thiết để giảm tốc độ lây lan của virus gây bệnh.
Ông Cook cũng cho biết những nhân viên của Apple có thể làm việc từ xa nếu công việc của họ cho phép. (DIỆU AN)
New York huy động Vệ binh quốc gia, lập phong tỏa vùng dịch lớn nhất nước MỹNew York huy động Vệ binh quốc gia, lập phong tỏa vùng dịch lớn nhất nước Mỹ
TTO - Thống đốc New York Andrew Cuomo thông báo sẽ thiết lập 'khu vực ngăn chặn' bán kính 1 dặm xung quanh vùng dịch New Rochelle ở ngoại ô thành phố New York. Đây là vùng dịch lớn nhất nước Mỹ tính đến thời điểm

https://tuoitre.vn/nuoc-my-trong-tinh-trang-khan-cap-20200315081416116.htm





1.


会員限定有料記事 毎日新聞

中国外務省の趙立堅副報道局長がツイッターに「武漢に感染をもたらしたのは米軍かもしれない」などと投稿し、米政府が反発している。米国務省は取材に、13日に駐米中国大使を呼び「中国が感染症発生の責任を回避しようとしている」として、厳重抗議したことを明らかにした。
 趙氏は12日以降、「この感染症は米軍が武漢に持ち込んだものかもしれない」などと相次ぎツイートした。昨年10月に湖北省武漢市で開催され…

..

4 nhận xét:

  1. 9.

    Hà Nội phản ứng gấp trước 2 ca từng xét nghiệm âm tính nhưng vẫn mắc Covid-19

    Vũ Hân

    21:19 - 16/03/2020

    Ngay sau khi Hà Nội xuất hiện ca bệnh thứ 2 nhiễm Covid-19 sau khi đã xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo gấp để có sự thay đổi trong xét nghiệm.

    Trả lờiXóa
  2. 10. Tình hình ở Pháp ngày 17/3/2020

    "




    Menras André
    19 phút ·
    Dưới đây không phải photoshop. Sáng nay, tại Thị Trần Béziers, Miền Nam nước Pháp, vợ đi mua sắm , vài đồ ăn cần thiết trước khi bị cách ly ở nhà , theo quý định của Macron , tối hôm qua . Tại siêu thị "Lecler" mời các bạn xem hàng bày...
    Nước Pháp giầu, văn minh, với lãnh đạo có trí tuệ, biết dự kiến và tổ chức ...kiểu "mạnh ai nấy chạy".

    Trả lờiXóa
  3. 11.
    EURO 2020 hoãn 1 năm, UEFA yêu cầu CLB bồi thường

    Trả lờiXóa
  4. 7.

    Bị cáo buộc 'lãng phí những ngày quý giá chống dịch', Trung Quốc nói Mỹ 'dối trá'
    THỜI SỰ QUỐC TẾ Thứ Bảy, 21/03/2020 07:59:11 +07:00

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.