Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

09/03/2020

Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII (các thông tin chính thức)

Thấy có một số thông tin trổi nổi trên mạng xã hội, nhiều bạn nghi ngờ về tính xác thực.

Thì, thật sự là như vậy. Là xác thực.

Các sưu tập ở đây là lấy từ các nguồn chính qui. Là các thông tin đã công khai. Không sử dụng tư liệu không chính qui.

Đưa lên dần, mà mở đầu là tin chính thức từ Cổng thông tin Điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một tin từ Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có một ít ảnh, và có video. Thấy rõ các nhân vật quan trọng trong đoàn công tác.

Các bổ sung dán dần ở dưới như mọi khi.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog




Nguồn TTXVN


 Đoàn công tác của Tiểu ban làm việc tại Anh (Ảnh: TTXVN)
Đoàn công tác thăm quan khu thực tế ảo tại Anh (Ảnh: TTXVN)





---

Ngày 02/03/2020-17:14:00 PM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội làm việc tại Ấn Độ và Vương quốc Anh

    (MPI) – Từ ngày 25/02 - 01/3/2020, Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã có chuyến làm việc và nghiên cứu thực tế tại Ấn Độ và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và học hỏi kinh nghiệm về hoạt độ,ng đổi mới, sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 để trình Đại hội XIII của Đảng.
    Việt Nam - Ấn Độ cần tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh
    Nhận lời mời của Cơ quan Cải cách thể chế quốc gia Ấn Độ (NITI Aayog), từ ngày 25-26/02/2020, tại Ấn Độ, Đoàn đã có buổi làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Công Thương Ấn Độ Som Parkash, thảo luận về các biện pháp tăng cường đầu tư, thúc đẩy thương mại song phương.
    Trước đó, Đoàn cũng đã có các buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ và thăm các tập đoàn công nghệ lớn của Ấn Độ như NASSCOM và Wipro, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC), Tập đoàn Essar, NTPC, HCL, GMR... Đồng thời, làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp, Phó Chủ tịch NTTI Aayog, Giám đốc Cơ quan Quản lý hành lang công nghiệp Delhi Mumbai.
    Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì hai buổi tọa đàm về cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) phối hợp tổ chức. Gần 100 doanh nghiệp đến từ các tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ như Essar, HCL, Mahindra… đã tham dự tọa đàm.
    Tại Tọa đàm, ngoài một số doanh nghiệp đang đầu tư thành công ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp tiềm năng của Ấn Độ đã trình bày các đề án đầu tư của họ vào Việt Nam và đưa ra nhiều câu hỏi tới Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng về môi trường đầu tư của Việt Nam.
    Nhiều doanh nghiệp Ấn Độ cho biết, với những câu trả lời chi tiết của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã giúp họ cảm thấy thêm phần tự tin để xúc tiến các dự án đầu tư thương mại ở Việt Nam.
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Ấn Độ là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam và đánh giá, Ấn Độ là một quốc gia có tiềm lực về tài chính và khoa học - công nghệ, với nhiều tập đoàn hoạt động trên toàn cầu. Tuy nhiên, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam hiện còn khiêm tốn và bày tỏ mong muốn ngày càng có nhiều nhà đầu tư Ấn Độ tìm đến với Việt Nam.
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ trên trường quốc tế và cho rằng, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp. Đồng thời, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là trong việc thực hiện mục tiêu thương mại song phương 15 tỷ USD như lãnh đạo hai nước đã đề ra.
    Để đạt được mục tiêu này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hai bên cần tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh như khai khoáng, dệt may, da giày, năng lượng, y tế - dược phẩm, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp và công nghệ thông tin.
    Khẳng định thúc đẩy đầu tư là hoạt động quan trọng trong hợp tác trong thời gian tới, phía Ấn Độ kiến nghị mỗi bên cử ra đầu mối để trao đổi và kết nối đầu tư song phương hướng tới thành lập nhóm làm việc chung về đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ.
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các sản phẩm của nhau, đặc biệt là các sản phẩm trái cây của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, đồng thời hạn chế áp dụng các biện pháp làm cản trở thương mại song phương, như điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp…
    Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp
    Tại Vương quốc Anh, Đoàn đã tới thăm Trung tâm Đổi mới sáng tạo (NET), nghe giới thiệu về quá trình phát triển của Trung tâm, một số mô hình dự án cấp địa phương, vùng, quốc tế và tham quan khu thực tế ảo; làm việc với Bộ Thương mại Quốc tế Anh và gặp gỡ một số tập đoàn lớn của Anh như KPMG, HSBC và ARUP… để khảo sát, học tập, trao đổi về kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
    Qua các buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp Anh đánh giá cao những yếu tố như độ mở của thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao và sự minh bạch trong môi trường kinh doanh sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.
    Trong chương trình công tác, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì tọa đàm về đổi mới và sáng tạo với các doanh nghiệp Anh. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp Anh đã bày tỏ quan tâm, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Kết thúc tọa đàm, phía Anh nhất trí sẽ tổ chức đoàn các doanh nghiệp Anh thông qua đầu mối là công ty Harvey Nash và Nash Tech đến Việt Nam làm việc với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
    Đoàn công tác đã làm việc với Bộ Thương mại Quốc tế Anh, gặp gỡ một số nhà đầu tư tiềm năng của Anh. Phía Anh khẳng định, Việt Nam là thị trường mới nổi nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các doanh nghiệp Anh tại khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực như giáo dục, biến đổi khí hậu, thị trường vốn, năng lượng tái tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng...
    Đoàn công tác đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức buổi gặp mặt với mạng lưới trí thức Việt Nam tại Anh, nghe các ý kiến đóng góp liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam./.
    Tùng Linh (tổng hợp)
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
      Tổng số lượt xem: 21558 
    •  
    •  
    http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45466&idcm=188








    Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng thăm và làm việc tại Anh

    Cập nhật lúc 14:30, Thứ hai, 02/03/2020

    (ĐCSVN) - Đoàn công tác Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng dẫn đầu đã có chuyến công tác tại Vương quốc Anh từ ngày 27/2 đến 1/3.


     Đoàn công tác của Tiểu ban làm việc tại Anh (Ảnh: TTXVN)
    Theo chương trình, Đoàn đã có các buổi khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (2021-2025) để trình Đại hội XIII.
    Bên cạnh đó, Đoàn cũng có các buổi làm việc nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, học hỏi các kinh nghiệm về hoạt động đổi mới và sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp.
    Tại Anh, đoàn đã gặp gỡ, trao đổi với một số tập đoàn lớn của Anh như: KPMG, HSBC và ARUP. Các doanh nghiệp Anh đánh giá cao những yếu tố như độ mở của thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao và sự minh bạch trong môi trường kinh doanh sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách phát triển cần chú trọng đến đầu tư dài hạn, phát triển xanh, bền vững và phải tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
    Dịp này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng Nguyễn Chí Dũng cũng đã chủ trì tọa đàm về đổi mới và sáng tạo với các doanh nghiệp Anh. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp Anh đã bày tỏ quan tâm, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực đổi mới và sáng tạo. Phía Anh nhất trí sẽ tổ chức đoàn các doanh nghiệp Anh thông qua đầu mối là công ty Harvey Nash và Nash Tech đến Việt Nam làm việc với Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới quốc gia (NIC) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
     Đoàn công tác thăm quan khu thực tế ảo tại Anh (Ảnh: TTXVN)
    Đoàn công tác đã đến thăm Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Anh (NET), nghe giới thiệu về quá trình phát triển của trung tâm, một số mô hình dự án cấp địa phương, vùng và quốc tế, và tham quan khu thực tế ảo.
    Đoàn công tác còn làm việc với Bộ Thương mại Quốc tế, gặp gỡ một số nhà đầu tư tiềm năng Anh. Phía Anh khẳng định Việt Nam là thị trường mới nổi nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các doanh nghiệp Anh tại khu vực Đông Nam Á. Anh mong muốn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực như giáo dục, biến đổi khí hậu, thị trường vốn, năng lượng tái tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng...
    Ngoài ra, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức buổi gặp mặt với mạng lưới trí thức Việt Nam tại Anh, nghe các ý kiến đóng góp liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp. Qua đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cơ chế hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
    Trước đó, trong các ngày 25 và 26/2, Đoàn công tác cũng đã thăm và làm việc tại Ấn Độ với nhiệm vụ khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia của Ấn Độ để phục vụ việc xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (2021-2025) trình Đại hội XIII của Đảng./.
    PV (theo MPI)
    http://dangcongsan.vn/tien-toi-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-va-dai-hoi-xiii-cua-dang/tin-hoat-dong/to-bien-tap-tieu-ban-kinh-te-xa-hoi-dai-hoi-xiii-cua-dang-tham-va-lam-viec-tai-anh-549475.html

    Tổ Biên tập Tiểu ban KT-XH Đại hội XIII của Đảng làm việc tại Anh và Ấn Độ

    1 tuần 1 ngày trước
    Đoàn công tác do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư, Tổ trưởng Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIII của Đảng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu vừa có chuyến công tác tại Vương Quốc Anh và Ấn Độ từ ngày 23/2-1/3/2020.
    http://vnews.gov.vn/to-bien-tap-tieu-ban-kt-xh-dai-hoi-xiii-cua-dang-lam-viec-tai-anh-va-an-do

    ..


    ((






    Danh sách Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021

    Cập nhật lúc 11:30, Thứ tư, 14/09/2016

    Kích cỡ font chữ A- A A+

    (ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 35-QĐ/TW về thành phần Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu danh sách Hội đồng.


    Lễ công bố Quyết định thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021

    Lễ công bố Quyết định thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021. (Ảnh: KT)
    Theo Quyết định, Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021, gồm:
    1- Chủ tịch Hội đồng: Đồng chí Tiến sĩ Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
    2- Phó Chủ tịch Hội đồng:
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạo, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng.
    3- Tổng Thư ký kiêm Ủy viên Thường trực Hội đồng: Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông.
    4- Các Ủy viên Hội đồng:
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước.
    - Đồng chí Thượng tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.
    - Đồng chí Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
    - Đồng chí Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
    - Đồng chí Nguyễn Thế Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương.
    - Đồng chí Thạc sĩ Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
    - Đồng chí Tiến sĩ Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
    - Đồng chí Tiến sĩ Đặng Đình Quý, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    - Đồng chí Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân.
    - Đồng chí Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Phòng, Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Huyền, Viện trưởng Viện Kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    - Đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Duy Thụy, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    - Đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Phong, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên - Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    - Đồng chí Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    - Đồng chí Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trưởng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trưởng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
    - Đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
    Ban TLVK
    http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/danh-sach-hoi-dong-ly-luan-trung-uong-nhiem-ky-2016--2021-407335.html
    ..

    Hoạt động của Tổ biên tập Tiểu ban kinh tế - xã hội Đại hội XIII của Đảng

    Cập nhật lúc 23:45, Thứ bảy, 14/12/2019

    Kích cỡ font chữ 

    (ĐCSVN) – Tổ có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra được những phương hướng phát triển của đất nước thông qua những kiến nghị đột phá nhưng không phiêu lưu mà trên nền tảng cơ sở khoa học; đặc biệt là mọi việc đều đặt trong bối cảnh công nghệ thay đổi mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng khi những biến động trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ trưởng Tổ biên tập kinh tế - xã hội trong Tiểu ban
    (Ảnh: MPI)
    Tổ được thành lập và hoạt động theo Quyết định 150-QĐ/TW ngày 26/10/2018 về việc thành lập Tiểu ban kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
    Tổ biên tập của Tiểu ban kinh tế-xã hội là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc “Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020), xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030); xây dựng Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) trình Đại hội XIII của Đảng”.
    Tổ biên tập đưa ra những phương hướng trên tinh thần bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định cho đất nước; đồng thời phải giữ vững được chế độ và bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Đi cùng với các đột phá chiến lược mới, nhưng không phiêu lưu mà phải có cơ sở khoa học. Tất cả phải đặt trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
    Tổ biên tập giao nhiệm vụ nghiên cứu các chuyên đề cho 58 đơn vị. Cụ thể là 3 Ban Đảng, 11 đơn vị của Quốc hội (09 Uỷ ban, Hội đồng Dân tộc và Kiểm toán Nhà nước); 29 Bộ, ngành; 10 viện, trường đại học, liên hiệp hội, hội và 6 địa phương.
    Theo tinh thần từ Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội tại cuộc họp thứ nhất của Tiểu ban diễn ra ngày 9/11/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan giúp việc, thường trực của Tiểu ban có trách nhiệm nghiên cứu kỹ, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn chỉnh Chương trình tổng thể, lộ trình thực hiện; Kế hoạch triển khai và phân công trách nhiệm cụ thể các công việc liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban để đưa ra thảo luận, thống nhất tại cuộc họp Tiểu ban lần tới.
    Theo đó, đồng chí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phân công nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ biên tập kinh tế - xã hội, có các trách nhiệm sau:
    Một là, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Thường trực Tiểu ban với thành phần gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và phân công nhiệm vụ trong Thường trực Tiểu ban.
    Hai là, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan cử người tham gia Tổ biên tập; báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ biên tập do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, thành viên là Đại diện lãnh đạo (cấp Thứ trưởng) của các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh một số địa phương, đại diện các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo bộ phận giúp việc của Tổ trưởng Tổ biên tập tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ cụ thể, cách thức làm việc, tổ chức Tổ biên tập, phân công thành các nhóm, mỗi nhóm gồm Trưởng Nhóm và các thành viên chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực công tác và nhiệm vụ phù hợp. 
    Ba là, xây dựng Quy chế hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và Quy chế hoạt động của Tổ biên tập, trình Thủ tướng Chính phủ ký và đã ban hành, trong đó lưu ý phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của từng thành viên, tổ chức, cá nhân liên quan; xác định rõ yêu cầu công việc, sản phẩm, lộ trình thực hiện cụ thể./.

    ..


    Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ

    15:35 thứ năm ngày 12/09/2019


    TIN LIÊN QUANThủ tướng chủ trì cuộc làm việc của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng XIII với các tỉnh miền núi phía Bắc
    Ngày 24-7, tại tỉnh Yên Bái, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì …
    https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-ngoai/945147/to-bien-tap-tieu-ban-kinh-te---xa-hoi-dai-hoi-xiii-cua-dang-nghien-cuu-thuc-tien-chinh-sach-cua-my

    ..


     21/07/2019 23:18

    Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng họp phiên thứ 3


    Chiều tối 21-7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIII của Đảng đã tham dự phiên họp lần thứ 3 của Tổ biên tập thuộc tiểu ban. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ năm 2021 đến 2030 và phương hướng phát triển kinh tế xã hội từ năm 2021 đến 2025.

    Trong thời gian qua, các công việc mà Tiểu ban Kinh tế-Xã hội giao cho Tổ biên tập thực hiện cơ bản giữ được tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đây là những công việc nhằm cụ thể hóa các nội dung của Đề cương chi tiết dự thảo Chiến lược và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội trong 10 năm và 5 năm tới vừa được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nhóm nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, sản xuất, nội chính, xã hội, quốc phòng-an ninh-đối ngoại và môi trường cần đề cao tinh thần trách nhiệm nghiên cứu, thảo luận một cách kỹ lưỡng nhằm đưa ra được những dự báo về phương hướng phát triển mới của từng lĩnh vực của đất nước phù hợp với tình hình quốc tế, theo tinh thần đổi mới, sáng tạo. 
    Thủ tướng nhấn mạnh, quy mô của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không hề nhỏ, vì thế các thành viên của Tổ biên tập cần phải nghiên cứu và đưa ra được những phương hướng phát triển mới cho đất nước, theo tinh thần đổi mới, sáng tạo để đất nước tận dụng được thời cơ phát triển bứt phá và bền vững.
    Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng họp phiên thứ 3
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng phát biểu. Ảnh: TTXVN. 
    Những nhận định và phương hướng phát triển mới của đất nước được Đảng chấp nhận, nhân dân phấn khởi và quốc tế đánh giá cao về tầm nhìn, tư duy phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thủ tướng chỉ đạo những nhận định và đánh giá trong dự thảo phải theo tư duy mới và từ thực tiễn của đất nước, như kết quả thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân để phát triển đất nước trong mấy năm gần đây, đi theo đó đời sống của người dân trong cả nước được thay đổi. Tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh của đất nước, dự trữ ngoại hối và các cân đối lớn của nền kinh tế luôn tăng cao và được bảo đảm tốt. Thủ tướng cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 sẽ vào hàng cao nhất Đông Nam Á; đặc biệt là uy tín quốc tế của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định.

    Từ tình hình này, Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội phải đưa ra được những phương hướng phát triển của đất nước với quyết tâm, khát vọng và ý chí vượt qua khó khăn, nếu không Việt Nam sẽ tiếp tục tụt hậu. Tổ biên tập cần phải đưa ra được những phương hướng trên tinh thần bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định cho đất nước; đồng thời phải giữ vững được chế độ và bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Đi cùng với các đột phá chiến lược mới, nhưng không phiêu lưu mà phải có cơ sở khoa học. Tất cả phải đặt trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa sử dụng một lần và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. 

    Thủ tướng nhấn mạnh, dù dự thảo Chiến lược và phương hướng phát triển của 10 năm và 5 năm tới sẽ còn được cho ý kiến và hoàn thiện nhưng dự thảo phải có nội dung mới, sáng tạo sâu sắc và tinh túy nhất để trình lên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội cho ý kiến vào đầu tháng 8, trước khi trình Bộ Chính trị. 
    Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập cần nghiên cứu thật kỹ, nhất là những điểm mới, điểm đột phá, chứ không sao chép lại các văn kiện trước đây. Tất cả là nhằm phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình và bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
    TTXVN







    Ngày phát hành: 14/02/2020

    Sáng 14/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

    Cùng dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Thường trực Tổ Biên tập các Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng.
    Bộ Chính trị đã nghe Tổ trưởng Tổ Biên tập các Tiểu ban trình bày Tờ trình, báo cáo bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Chính trị và Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011; Dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội; Dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, trình Đại hội XIII của Đảng.
    Bộ Chính trị ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các Tiểu ban và Tổ Biên tập, đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị, hoàn thiện các dự thảo báo cáo. Về cơ bản, các dự thảo báo cáo đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra; các Tiểu ban và Tổ Biên tập đã rà soát, chỉnh sửa nghiêm túc cả nội dung và hình thức, chuẩn xác hóa trong diễn đạt, làm rõ nội hàm các khái niệm, nội dung, vấn đề, bảo đảm sự nhất quán, tránh mâu thuẫn, trùng chéo, không có sai sót về kỹ thuật văn bản, đủ điều kiện in ấn, gửi phục vụ đại hội đảng bộ cơ sở sắp tới.
    Tuy nhiên, Bộ Chính trị lưu ý, đây mới là dự thảo bước đầu để gửi xin ý kiến đại hội đảng bộ cơ sở, tới đây sẽ tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện nhiều lần, trình lại Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và lấy ý kiến nhân dân trước khi hoàn chỉnh trình Đại hội XIII xem xét, quyết định.   

    Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

    Bộ Chính trị thống nhất cho rằng, những nội dung lớn, quan trọng của dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội; dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng đã bám sát, phù hợp, thống nhất với dự thảo Báo cáo Chính trị, là báo cáo chuyên đề, minh chứng, làm sâu sắc hơn dự thảo Báo cáo Chính trị.
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh các Tiểu ban và Tổ Biên tập đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các dự thảo báo cáo. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu tiếp tục rà lại một lần nữa các dự thảo báo cáo, bảo đảm thống nhất quan điểm tư tưởng, với tinh thần báo cáo chính trị là trung tâm; văn phong chính xác, dễ hiểu.
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý “Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau”. Bởi vậy, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp phải có quan điểm, lập trường, lý lẽ, phương châm là bình tĩnh lắng nghe, trân trọng tất cả các ý kiến, cân nhắc thật kỹ, rồi tiếp thu tối đa. Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp không được đơn giản, dễ dãi về cả hai phía, không tiếp thu cũng là sai, mà nói cái gì tiếp thu ngay cũng là sai. Việc tiếp thu phải có lý lẽ, có thực tiễn, thuyết phục, đúng nguyên tắc, đúng bản lĩnh, hết trách nhiệm và phải bảo vệ cho được ý kiến đúng.

    Theo TTXVN



    ))
    ..



    ---






    BỔ SUNG A

    (thông tin chính thống)


    20.

    Chân dung giáo sư Nguyễn Quang Thuấn, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

    GS-TS Nguyễn Quang Thuấn, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, Phó Chủ tịch hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.

    Chân dung giáo sư Nguyễn Quang Thuấn, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

    Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn.

    GS-TS Nguyễn Quang Thuấn sinh năm 1959 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Kinh tế chính trị vào năm 1983. Sau một thời gian làm cán bộ nghiên cứu Viện Kinh tế thế giới thuộc Ủy Ban Khoa học xã Hội Việt Nam, năm 1990 ông sang Nga làm luận án Tiến sỹ tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga và có bằng tiến sĩ kinh tế năm 1993. Ông được phòng hàm giáo sư năm 2010.
    Trước khi trở thành Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ông từng đảm nhiệm các vị trí: phó Viện Trưởng, Viện trưởng, Tổng Biên tập Trung tâm Nghiên cứu SNG và Đông Âu (nay là Viện Nghiên cứu Châu Âu), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    Các nghiên cứu của ông chủ yếu tập trung ở các chủ đề về: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Các nền kinh tế chuyển đổi; Kinh tế Liên minh Châu Âu và quan hệ kinh tế Việt Nam - Châu Âu.
    Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn đã tham gia và chủ trì nhiều dự án, đề tài khoa học quan trọng, các dự án hợp tác quốc tế như: Liên minh Châu Âu mở rộng và tác động đến Việt Nam; Sự phát triển của Cộng đồng các quốc gia độc lập trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay; Quan hệ Việt Nam – Ukraine trong bối cảnh phát triển mới; Thúc đẩy Hợp tác Việt Nam - EU trong triển khai cơ chế phát triển sạch CDM ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020…
    Ông cũng là tác giả, chủ biên, đồng chủ biên nhiều công trình đã xuất bản như: Cải cách kinh tế ở Ba lan và Việt Nam: thành tựu và những vấn đề (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2001); Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007); Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: Thực trạng và triển vọng (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009); Việt Nam 5 năm gia nhập WTO (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2013); Quản trị Quan hệ biến đổi giữa châu Âu và châu Á: Dấu hiệu từ các nền kinh tế mới nổi Trung Quốc và Việt Nam, xuất bản bằng tiếng Anh - The Governance of Climate Relations between Europe and Asia: Evidence from China and Vietnam as Key Emerging Economies (Nhà xuất bản Edward Elgar, 2013).
    Trong đó, cuốn sách “5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” tác giả đã tổng kết, đánh giá tình hình Việt Nam thực thi cam kết sau 5 năm gia nhập WTO, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhằm đưa ra những phản ứng chính sách kịp thời và hiệu quả hơn trước những tác động bên ngoài.
    Cuốn sách Quản trị Quan hệ biến đổi giữa châu Âu và châu Á: Dấu hiệu từ các nền kinh tế mới nổi Trung Quốc và Việt Nam do GS Thuấn là đồng tác giả được bán trên ebay và hiện đã hết hàng.
    Ngoài ra, GS Thuấn cũng là chủ biên cuốn sách Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp. Nhiều bài viết về chủ đề các nền kinh tế chuyển đổi và thể chế kinh tế thị trường của ông, cũng được xuất bản trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
    Chiều 11/11/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định bổ nhiệm ông Bùi Nhật Quang - ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - giữ chức vụ chủ tịch viện này thay cho ông Nguyễn Quang Thuấn.

    https://vietnamfinance.vn/chan-dung-giao-su-nguyen-quang-thuan-thanh-vien-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-20180504224235563.htm


    19.


    Ngày 19/03/2020-18:25:00 PM
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
      (MPI) – Ngày 19/3/2020, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp ông Tetsuo Konaka, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
      Trưởng đại diện JICA Tetsuo Konaka.
      Ảnh: MPI
      Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chúc mừng ông Tetsuo Konaka đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và nhận nhiệm vụ mới. Đồng thời nhấn mạnh, quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất, trong đó có đóng góp quan trọng của JICA.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam trân trọng và cảm ơn những hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản. Viện trợ của Nhật Bản nói chung và của JICA nói riêng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng. Thời gian tới, các cơ quan của Chính phủ Việt Nam sẽ cùng với JICA tiếp tục tăng cường hợp tác, tạo thuận lợi để các dự án hợp tác phát huy hiệu quả.
      Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được giao nghiên cứu các giải pháp nhằm kích thích nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt là trong bối dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng lan rộng, có nguy cơ bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và tác động, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nhiều nước, đối tác lớn của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để sớm dập dịch bệnh Covid-19 và có giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cung cấp các khoản vay cho Việt Nam với ưu đãi tốt hơn so với trước đây. Trong thời gian tới, hai nước cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra cơ chế, mô hình hợp tác mới.
      Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư cho Trưởng đại diện JICA Tetsuo Konaka đã có thành tích đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Ngành. Đồng thời đánh giá cao những đóng góp của ông Tetsuo Konaka trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.
      Phát biểu tại buổi tiếp, Trưởng đại diện JICA Tetsuo Konaka cảm ơn với Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đón và bày tỏ niềm vui khi được nhận Kỷ niệm chương của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây. Ngoài vốn vay ODA, Nhật Bản cũng có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
      Ông Tetsuo Konaka mong muốn trong thời gian tới, Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục tăng cường các hoạt động đào tạo để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước và khẳng định, dù trên bất kỳ cương vị công tác nào Ông cũng sẽ luôn cố gắng để đóng góp nhiều hơn nữa vì mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới./.
      Minh Hậu
      Bộ Kế hoạch và Đầu tư


      http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45566&idcm=188



      18.




      Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (Nghị quyết 35) đã tổ chức thực hiện được hơn một năm. Với sự nỗ lực quyết tâm của cấp ủy đảng các cấp, bước đầu đã thu được những kết quả thiết thực.
      (Ảnh minh họa)
      Tuy nhiên, trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết 35, chúng tôi nhận thấy còn một số vấn đề cần thống nhất về mặt nhận thức sau đây:
      Một là, về mối quan hệ giữa bảo vệ và đấu tranh.
      Nghị quyết 35 với tiêu đề “Tăng cường bảo vệ nâng tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” có hai hoạt động cơ bản là bảo vệ và đấu tranh, phù hợp với phương châm “xây” và “chống” trong công tác tư tưởng. Trong đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề quan trọng hàng đầu, được đặt lên trước. Vì vậy, thực hiện Nghị quyết này phải lấy bảo vệ là chính. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này đã được Cương lĩnh và Điều lệ Đảng khẳng định. Bảo vệ nền tảng tư tưởng là việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển, hoàn thiện chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, trong bảo vệ phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hiện thực hóa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống và đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch.
      Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, việc phát tán các quan điểm sai trái, thù địch trở nên rất dễ dàng nên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được đặt ngang hàng với bảo vệ nền tảng tư tưởng là điều tất yếu. Dù vậy, thực hiện Nghị quyết 35 vẫn phải lấy bảo vệ là chính, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng là để bảo vệ nền tảng tư tưởng được tốt hơn. Hiện nay, cấp ủy một số địa phương chỉ coi trọng đấu tranh là chưa đúng tinh thần của Nghị quyết.
      Hai là, sự khác nhau giữa quan điểm sai lầm, sai trái, thù địch và mục đích đấu tranh phản bác.
      Trong thực hiện Nghị quyết 35, cần phân biệt quan điểm sai lầm và quan điểm sai trái để khoanh vùng đấu tranh cho phù hợp, tránh tình trạng quy kết, chụp mũ. Quan điểm sai trái là những quan điểm phản ánh không đúng hiện thực khách quan, tức là sai lầm nhưng trái với đường lối, quan điểm của Đảng. Như vậy, quan điểm sai lầm khác với quan điểm sai trái ở mức độ và tính chất của nó. Ai cũng có thể mắc sai lầm vì năng lực tư duy, vì phương pháp nhận thức thiếu khoa học, thiếu dữ kiện, vì chân lý chỉ là tương đối... Trên thực tế, nhận thức sai lầm về sự vật, hiện tượng trong đời sống là khá phổ biến, bởi không phải ai và lúc nào cũng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bản chất và các quy luật của hiện thực khách quan.
      Tuy nhiên, những quan điểm sai lầm thông thường chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một nhóm nhỏ thì không nghiêm trọng, có thể giải quyết bằng các biện pháp thuộc về khoa học. Những quan điểm sai lầm mà đối lập với quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước là sai lầm có phạm vi ảnh hưởng lớn, tính chất nghiêm trọng cần phải đấu tranh phản bác bằng những biện pháp mang tính chính trị, hành chính.
      Quan điểm thù địch bao hàm cả những quan điểm sai trái nhưng khác nhau về mục đích và mức độ. Mục đích của quan điểm thù địch là chủ ý, mang tính phá hoại. Người có quan điểm thù địch vẫn sử dụng những kết quả nhận thức đúng đắn, chân thực để chống phá. Có thể họ biết đó là chân lý nhưng vẫn cố tình phủ nhận sạch trơn, không bao giờ thừa nhận một cách công khai.
      Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là hoạt động có mục đích của Đảng nhằm vạch trần bản chất phản khoa học, phản cách mạng của chúng và góp phần củng cố niềm tin vào hệ tư tưởng của Đảng. Ở đây cần chú ý, mục đích của đấu tranh là bảo vệ, là củng cố niềm tin. Nếu chúng ta đấu tranh phản bác được nhiều quan điểm sai trái, thù địch nhưng niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào hệ tư tưởng, vào sự lãnh đạo của Đảng không tăng lên thì cũng không có ích lợi gì.
      Có người thắc mắc, tại sao không đấu tranh chống hoặc xóa bỏ mà lại đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Phải chăng, chúng ta “đấu” không được nên bây giờ chỉ “cãi nhau” với họ mà thôi. Chúng tôi cho rằng, sử dụng thuật ngữ phản bác là thỏa đáng vì thực tế, bất cứ ở đâu, thời kỳ nào cũng luôn xuất hiện quan điểm sai trái, thù địch. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của truyền thông xã hội, việc ngăn chặn, xóa bỏ hoàn toàn các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet và mạng xã hội là không khả thi.
      Một vấn đề đặt ra là những sản phẩm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (sau đây gọi chung là bài viết) là để cho ai đọc, ai xem, ai nghe? Nếu viết cho kẻ thù của chúng ta thì liệu có thuyết phục được họ, buộc họ thừa nhận hệ tư tưởng của chúng ta, bởi họ vốn không cùng thế giới quan, lập trường, quan điểm, lợi ích với chúng ta. Theo chúng tôi, mục đích của những bài viết phản bác chủ yếu phải hướng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bởi vì đấu tranh là để bảo vệ, giữ vững niềm tin của nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu chúng ta đấu tranh phản bác bằng những nội dung, hình thức trừu tượng, hàn lâm, xa lạ, nếu quần chúng không hiểu được thì cuộc đấu tranh đó cũng không mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, nội dung phản bác cần phải phù hợp với nhận thức của từng đối tượng, phải thể hiện bằng những hình thức phong phú, linh hoạt, phù hợp với giới trẻ, phải lựa chọn những kênh thông tin để các bài viết đến được với đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.
      Ba là, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như thế nào để không trở thành “tuyên truyền không công” cho địch. 
      Hiện nay, trên intrernet và mạng xã hội lan truyền rất nhiều quan điểm sai trái, thù địch. Không ít cán bộ tuyên truyền sử dụng chúng làm nội dung để đấu tranh phản bác. Những quan điểm càng mới, ít người biết, càng cao siêu, mơ hồ lại càng hấp dẫn đối tượng. Trong bối cảnh xã hội có tình trạng suy giảm niềm tin như hiện nay, cách làm này vô tình đã tiếp tay cho các thế lực thù địch.
      Chúng ta nên tập hợp các quan điểm sai trái, thù địch thành các nhóm như sau:
      1) Những quan điểm tấn công trực tiếp vào hệ tư tưởng. Đây là những quan điểm hoặc là phủ nhận sạch trơn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc thừa nhận đúng một phần, đúng trong quá khứ, không đúng trong hiện tại, đúng ở  phương Tây, không đúng với Việt Nam. v. v. 
      2) Những quan điểm tấn công vào đời tư của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh bằng các thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, đặt sai bối cảnh…
      3) Những quan điểm đánh đồng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực với học thuyết, lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
      4) Những quan điểm quy những hạn chế, yếu kém của quá trình đổi mới vào sai lầm của hệ tư tưởng.
      Phân loại như vậy, chúng ta chỉ cần lấy một vài ví dụ phổ biến để chứng minh, phản bác. Đôi khi trong đấu tranh phản bác, chúng ta chỉ cần chứng minh điều ngược lại với các quan điểm sai trái, thù địch là đủ bởi chúng ta có chính nghĩa và thực tiễn lịch sử rất phong phú.
      Bốn là, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch hay với chủ thể của các quan điểm sai trái thù địch.        
      Hiện nay, chúng ta thường tập trung vạch trần bản chất phản khoa học, phản cách mạng của các quan điểm sai trái, thù địch. Theo chúng tôi, đây chỉ là cách đấu tranh ở phần ngọn. Vì nếu chúng ta phản bác được luận điểm này, chúng lại tiếp tục đưa ra các quan điểm khác, ngày càng tinh vi, xảo quyệt và thâm độc hơn. Mặt khác, trong khi hệ tư tưởng của chúng ta hiện nay cũng chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện mới, có những vấn đề đã bị thực tiễn vượt qua; trong khi đó, công cuộc đổi mới vẫn đang còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Như vậy, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch sẽ như “muối bỏ bể”, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta cần truy đến tận gốc, tức là phải xác định chủ thể của các quan điểm sai trái, thù địch để phân loại và có biện pháp đấu tranh phản bác phù hợp.
      Theo chúng tôi, chủ thể, nguồn phát các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay có thể chia làm bốn loại sau đây:
      Kẻ thù giai cấp
      Nền tảng tư tưởng của chúng ta là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, như  vậy những người theo hệ tư tưởng tư sản sẽ chống đối là điều tất yếu. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng, mang tính chiến lược lâu dài. Việc giai cấp tư sản huy động các nhà tư tưởng, lý luận để đưa những quan điểm sai trái, thù địch là không cần phải bàn cãi. Vì vậy, chúng ta không hoang mang và nôn nóng trong cuộc đấu tranh này. Mặt khác, đây là cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng trên phạm vi toàn cầu nên giai cấp tư sản đã có chiến lược, có bộ máy, con người, lộ trình, thủ đoạn, kinh phí, phương tiện dồi dào, hiện đại để chống phá. Vì vậy, chúng ta phải nâng tầm cuộc đấu tranh này lên tầm chiến lược, phải đấu tranh ở tầm trí tuệ, tầm lý luận, học thuyết. Một mặt, chúng ta không dao động, không nhân nhượng, luôn kiên định mục tiêu nhưng mặt khác cũng cần “tương kế, tựu kế” giống như chủ nghĩa tư bản đã rất cám ơn bộ tư bản của Mác vì đã chỉ ra khuyết tật của chính họ, nhờ đó họ đã điều chỉnh và tạo ra sức sống cho chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay.
      Kẻ thù cách mạng
      Chiến thắng của cách mạng đồng thời cũng tạo ra những kẻ thù của cách mạng. Họ là những kẻ đã thất bại trong các cuộc kháng chiến. Sự thất bại luôn đi cùng với mất mát, thiệt hại về sinh mạng, quyền lực chính trị, tinh thần và của cải nên họ rất khó xóa bỏ được tư tưởng thù hận, tham vọng khôi phục những quyền lợi đã mất. Vì vậy, lực lượng này đương nhiên sẽ rất hậm hực khi chứng kiến những thành tựu của công cuộc đổi mới và rất hả hê khi chúng ta gặp khó khăn, thất bại. Mặc dù kẻ thù giai cấp luôn tận dụng, cấu kết với kẻ thù cách mạng để chống phá, nhưng nhìn chung, các quan điểm sai trái, thù địch của lực lượng này thường không sâu sắc, bài bản, hệ thống như kẻ thù giai cấp. Quan điểm chống phá của họ thường nặng về cảm xúc, dễ thay đổi và tính thuyết phục không cao. Lớp người thù hận cũng sẽ dần dần ít đi vì tuổi tác. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ là người Việt nên nắm được tâm lý, tâm linh, văn hóa của người Việt Nam. Các quan điểm sai trái, thù địch của họ dễ thông qua con đường tình cảm gia đình, dòng họ để thẩm thấu vào Việt Nam. Nếu chúng ta biết được nguồn gốc, lịch sử của họ, chúng ta sẽ chỉ cho cán bộ, đảng viên, quần chúng biết họ là ai và lý do vì sao họ lại có quan điểm như vậy, đồng thời chúng ta có thể cảm hóa, lôi kéo họ trở về với dân tộc, đóng góp cho đất nước.
      Những kẻ phản bội cách mạng
      Đây là những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hoặc là những quần chúng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhưng bị lôi kéo, mua chuộc quay lưng lại chống Đảng, chống chế độ. Điều nguy hiểm ở lực lượng này là đa số họ nắm chắc về lý luận chính trị, thực tiễn cách mạng Việt Nam. Một bộ phận trong số họ đã từng giữ cương vị trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đất nước nên nắm được những sai lầm, khuyết điểm của chúng ta. Quan điểm của họ thường được ngụy trang, núp bóng dưới những kiến nghị, đề xuất, sáng kiến canh tân, cải tổ đất nước, vì vậy dễ được quần chúng tin tưởng. Đây là lực lượng nguy hiểm nhất, chúng ta cần  nghiên cứu sâu về năng lực, sở trường của từng phần tử chống đối. Phải có lực lượng theo dõi thường xuyên, kịp thời đấu tranh bằng những luận chứng, luận cứ thuyết phục, sắc bén cùng với các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để phong tỏa thông tin, gắn với làm rõ thân nhân, biểu hiện suy thoái, cơ hội để cán bộ, đảng viên sớm biết rõ bộ mặt thật của họ.
      Những kẻ a dua, hoang tưởng về chính trị
      Đây là những người bất mãn trong cuộc sống, những người nhẹ dạ cả tin, suy thoái về đạo đức, lối sống, công thần, ngạo mạn, chỉ coi mình là trên hết, coi thường lãnh tụ, coi thường tổ chức, theo thuyết âm mưu. Họ là những người vô tình, hay cố ý tán phát quan điểm sai trái, thù địch hoặc tung tin sai sự thật, suy luận vô căn cứ. Những quan điểm này tuy không có sức công phá mạnh nhưng có thể làm rối loạn xã hội, mất ổn định về tư tưởng chính trị. Những quan điểm của họ thường không chặt chẽ, nhiều sơ hở, cộng với những hạn chế về đạo đức, lối sống nên chúng ta có thể sử dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để cảm hóa, thuyết phục kết hợp các biện pháp quản lý hành chính, kỷ luật và công tác kiểm tra, giám sát.
      Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, không thể bằng một vài chiến dịch, cuộc vận động mà có thể thành công. Để giành thắng lợi, đòi hỏi trước tiên là phải có nhận thức đúng mục tiêu, đối tượng, từ đó xác định đúng nội dung, phương thức đấu tranh phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải có quyết tâm chính trị và niềm tin vào chiến thắng, không nôn nóng nhưng cũng không chủ quan, tuyệt đối không để xảy ra “bệnh thành tích” và “bệnh hình thức” trong quá trình thực hiện.
      Theo TS. Lương Ngọc Vĩnh/Tạp chí Tuyên giáo
      http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/may-van-de-can-chu-y-trong-dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-34177.html?fbclid=IwAR2z3MhywjSZTiXd_5ybWDGVPgfzA_V2rvd-np3vwL4fzAOnFY3YpAtpkn0





      17.

      Ngày phát hành: 20/03/2020
      Sáng 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.

      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.

      Tham dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.  

      Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch và những kết quả đạt được thời gian qua, dự báo sắp tới và một số kiến nghị, đề xuất.

      Đến sáng 20/3, trên thế giới đã ghi nhận hơn 230 nghìn người nhiễm COVID-19, hơn 9 nghìn người tử vong tại gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động sâu rộng tới sự phát triển kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hiện đã có 85 người nhiễm COVID-19, trong đó 16 người đã được chữa khỏi, chưa có người tử vong.
      Bộ Chính trị ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua. Cụ thể là Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ dòng người vào từ vùng dịch, tổ chức cách ly kịp thời, hiệu quả, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và đã điều trị thành công cho 16 bệnh nhân. Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất được các bộ kít xét nghiệm SARS-CoV-2, được công nhận và đưa vào sử dụng…

      Sau khi nghe báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, ý kiến của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận, hoan nghênh, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo rất kịp thời, nhạy bén, quyết liệt, cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng vào cuộc, đạt được những kết quả tích cực, được thế giới đánh giá cao, nhân dân tin tưởng, ủng hộ và tích cực tham gia.

      Quang cảnh cuộc họp

      Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu được phát hiện và khi có diễn biến mới. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 tập trung theo dõi, làm việc thường xuyên, chỉ đạo sát sao công tác phòng, chống dịch. Các cấp, các ngành, các địa phương đã nhanh chóng triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản, có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang… đã nỗ lực rất cao, triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch, với mục tiêu cao nhất là vì sức khỏe nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện tốt, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, minh bạch về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn nhân dân chăm sóc sức khỏe, nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch. Các đối tượng phát tán thông tin sai sự thật được xử lý kịp thời, nghiêm minh… 

      Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của nhân dân, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt lưu ý: “Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn”. Trước mắt cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì. Bên cạnh việc chống dịch, còn nhiều công việc khác cần tập trung triển khai thực hiện.

      Phân tích những ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, du lịch, rồi tâm lý xã hội, đời sống nhân dân… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Năm 2020 này, đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Bởi vậy, cần tính toán phương án, có giải pháp cho lâu dài, tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên dưới một lòng, mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận chống dịch, kịp thời ngăn chặn, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm, ưu tiên tạo mọi điều kiện, nguồn lực để dập dịch theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

      Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp; chuẩn bị tốt cho việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020. 


      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thống nhất với nhiều ý kiến phát biểu tại cuộc họp: Cùng với chống dịch, cần chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện thật tốt các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; có kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch, bảo đảm đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân, nhất là vùng có dịch. Bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cũng là thời cơ để tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất kinh doanh. Trước mắt, cần thúc đẩy đầu tư công trên cơ sở nguồn lực đã được bố trí để kích cầu, đồng thời bảo đảm nguồn lực dự phòng; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực, an sinh xã hội, chú trọng thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 



      Theo TTXVN
      http://hdll.vn/vi/tin-tuc/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-chu-tri-hop-bo-chinh-tri-ve-cong-tac-phong-chong-dich-covid-19.html



      16.

      Ngày phát hành: 19/03/2020
      Ngày 19/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban.

      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng
      phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

      Tham dự cuộc họp có các thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Dự cuộc họp còn có các thành viên Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự.

      Tiểu ban đã nghe Tổ giúp việc trình bày Báo cáo về tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Các thành viên Tiểu ban đã thảo luận, cho ý kiến về nội dung Báo cáo.

      Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban hoan nghênh, đánh giá cao Tổ giúp việc, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan, trong một thời gian ngắn, đã tích cực chuẩn bị với tinh thần nghiêm túc, kỹ lưỡng, khoa học các Tờ trình và báo cáo để Tiểu ban cho ý kiến tại cuộc họp này. Tiểu ban cơ bản tán thành các nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo về tổng kết công tác nhân sự Đại hội XII, về đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, một số kinh nghiệm quý báu rút ra từ công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XII. Đây là cơ sở để tiến hành xây dựng Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng với những nội dung rất quan trọng: Mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc của công tác nhân sự, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, độ tuổi và quy trình, cách làm nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Theo chương trình làm việc, Hội nghị Trung ương 12 Khóa XII (dự kiến họp tháng 5/2020) sẽ bàn về phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Đây là một trong hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng. Hiện nay, các đảng bộ trực thuộc Trung ương đang chỉ đạo để tiến hành đại hội đảng bộ các cấp; các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đã gửi để lấy ý kiến đại hội đảng bộ, chi bộ cấp cơ sở.

      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban yêu cầu: Thời gian sắp tới, Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương tập trung dành công sức nhiều hơn cho việc xây dựng Phương hướng công tác nhân sự và việc lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Nội dung họp bàn hôm nay giúp Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương tiến hành một công việc có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội; cần khẳng định và thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của công việc cực kỳ quan trọng này, vì đây là công việc chiến lược gắn liền với sự sống còn của Đảng ta, chế độ ta và tiền đồ phát triển của đất nước. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân. Công tác nhân sự Đại hội là hết sức nặng nề, đòi hỏi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, quyết tâm, nỗ lực rất lớn, có cách làm thật sự công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết.

      Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

      Để làm tốt công việc hệ trọng này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban nhấn mạnh một số vấn đề về tư tưởng, phương châm chỉ đạo, phương pháp, cách làm. Công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương.

      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban yêu cầu, phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội XIII của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình đối với công việc có vị trí, ý nghĩa đặc biệt hệ trọng này, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

      Công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó.

      Các thành viên Tiểu ban Nhân sự và Tổ Giúp việc của Tiểu ban phải nắm chắc, nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc, chế độ, quy chế và lề lối làm việc. Các thành viên Tổ Giúp việc phải thể hiện là những cán bộ thật sự tin cậy, tuyệt đối trung thành, trung thực, công tâm, khách quan, tuyệt đối giữ nguyên tắc, quan hệ công tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, cá nhân có liên quan.

      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban yêu cầu Tổ Giúp việc phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương khẩn trương tiếp thu ý kiến của Tiểu ban, hoàn thiện báo cáo để trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi lấy ý kiến các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương.

      Theo TTXVN
      http://hdll.vn/vi/tin-tuc/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-chu-tri-hop-tieu-ban-nhan-su-dai-hoi-xiii-cua-dang.html




      15.

      Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nêu cao tinh thần phòng/chống dịch covid – 19

      17/03/2020

      Ngay trong ngày đầu đi làm trở lại - ngày 16/3/2020, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (Đoàn Viện Hàn lâm) đã thực hiện nghiêm túc Thông báo số 5 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Viện Hàn lâm.

      Một trong những hoạt động mà Đoàn Viện Hàn lâm thực hiện đó là tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động. Ngay tại lối xe vào cơ quan, Đoàn Viện Hàn lâm đã cắt cử đoàn viên trực tiếp cầm bảng chỉ dẫn, khuyến cáo người lao động nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm cộng đồng về phòng, chống dịch. Tại các cửa ra vào, cầu thang máy ở hầu hết các trụ sở đều có bóng dáng các đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn.
      Hoạt động của Đoàn TN Viện Hàn lâm trong ngày đầu đi làm trở lại
      Đồng chí Nguyễn Phương Thùy, Chuyên trách Đoàn Viện Hàn lâm cho biết: Hiện nay, hầu hết các chi đoàn cơ sở đều đẩy mạnh hoạt động truyền thông, kết nối trực tuyến nhằm trao đổi thông tin về tình hình bệnh dịch. Đối với các trường hợp đoàn viên, thanh niên đang thực hiện cách ly, Đoàn Viện Hàn lâm đều tăng cường trao đổi thông tin, kịp thời động viên tinh thần để các đồng chí và gia đình yên tâm.
      Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ quan trong giai đoạn bệnh dịch đang diễn biến phức tạp hiện nay, Đoàn Viện Hàn lâm cũng khuyến nghị các chi đoàn cơ sở thực hiện nghiêm túc các Thông báo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19, 100% đoàn viên, thanh niên khi tới cơ quan đều thực hiện việc sát trùng bằng dung dịch khử khuẩn được chuẩn bị sẵn trước khi vào thang máy hoặc vào phòng làm việc, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc, thông tin cho nhau các biện pháp phòng dịch hiệu quả nhằm cùng nhau xây dựng môi trường làm việc an toàn cho chính bản thân và đồng nghiệp.
      Đoàn viên Viện Hàn lâm đang hướng dẫn thực hiện việc sát khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn trước khi vào cơ quan tại trụ sở số 1 Liễu Giai
      Với số lượng gần 700 đoàn viên, thanh niên, trong tuần qua ngoài việc kết nối thông tin nội bộ theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch Covid-19, Đoàn Viện Hàn lâm còn triển khai nhiều hoạt động cụ thể khác theo sự hướng dẫn của Ban Thường vụ Đoàn Viện Hàn lâm và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương như tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện đeo khẩu trang tại các nơi công cộng như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện công cộng...; chia sẻ clip hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách; những điều cần lưu ý khi tháo khẩu trang; phổ biến các kiến thức về bệnh dịch; sàng lọc, đấu tranh chống vấn nạn tin giả gây hoang mang dư luận nhằm xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên Viện Hàn lâm.
      Trước đó, để thiết thực chào mừng Tháng Thanh niên (Tháng 3/2020), Đoàn Viện Hàn lâm đã phối hợp với Đoàn thanh niên Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) tổ chức hoạt động “Thanh niên 2 đơn vị chung tay phòng, chống dịch viêm phổi cấp do virus Corona”. Đoàn Viện Hàn lâm đã kêu gọi được các chi đoàn cơ sở, đăng kí thu mua được gần 7000 khẩu trang kháng khuẩn do chính Đoàn Viện Hàn lâm và Đoàn HTU sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng được Viện nghiên cứu Dệt May - Bộ Công Thương kiểm định. Kết quả của hoạt động này đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho đoàn viên, thanh niên Viện Hàn lâm cũng như chung tay phòng chống sự lây lân của dịch bệnh Covid – 19.
      Đoàn viên Viện Hàn lâm tích cực các hoạt động tuyên truyền, cổ động người lao động nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid - 19
      Văn phòng ĐTN Viện Hàn lâm thực hiện nghiêm túc quy định làm việc, tích cực các hoạt động kết nối trực tuyến với các chi đoàn cơ sở nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch Covid - 19
      Với những việc làm thiết thực, cụ thể, Đoàn Viện Hàn lâm đã trở thành một trong những lực lượng xung kích đi đầu trong các hoạt động nêu cao tinh thần phòng/chống dịch covid – 19 ngay trong ngày đầu tiên đi làm trở lại./.
      Phạm Vĩnh Hà
      https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ChungTayDayLuiCovid19/View_Detail.aspx?ItemId=6




      14.

      Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng chưa tới cơ quan đi làm trong hôm nay 16-3

      16-03-2020 - 11:18 AM|Kinh tế

      (NLĐO)- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết ông hết hạn cách ly 14 ngày vào hôm nay 16-3, ngày mai 17-3 sẽ trở lại cơ quan làm việc.

      Sáng nay 16-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết hết hôm nay 16-3, ông sẽ hết 14 ngày cách ly theo quy định để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19). Ngày mai 17-3, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sẽ đi làm trở lại.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sức khoẻ ổn định, ông vẫn thực hiện điều hành công việc của bộ trong thời gian thực hiện cách ly theo quy định.
      Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng chưa tới cơ quan đi làm trong hôm nay 16-3 - Ảnh 1.
      Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng sẽ trở lại đi làm vào ngày 17-3
      Trước đó như Báo Người Lao Động đã đưa tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC) cho biết Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ 3 với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19.
      Hai lần trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng có kết quả âm tính với chủng virus gây bệnh Covid-19 này. Theo Bộ Y tế, các mẫu xét nghiệm này được thực hiện tại 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của Bộ KH-ĐT đi trên chuyến bay VN0054 từ London (Anh) trở về Hà Nội ngày 2-3. Trên chuyến bay này đến nay đã xác định 14 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có bệnh nhân số 21 (ông N.Q.T., SN 1959, trú ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội), là thành viên trong đoàn công tác; và bệnh nhân số 17 (chị N.T.H.N., SN 1993, trú ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội).
      Đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ bệnh nhân số 21, các thành viên còn lại thuộc đoàn công tác của Bộ KH-ĐT đều cho kết quả âm tính. Các thành viên của đoàn đều được cách ly, giám sát y tế chặt chẽ, hiện sức khỏe ổn định, không có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh.
      https://nld.com.vn/kinh-te/bo-truong-kh-dt-nguyen-chi-dung-chua-toi-co-quan-di-lam-trong-hom-nay-16-3-20200316105619655.htm?fbclid=IwAR1dEa2VA7gBnZuUpwhZWzrT6eR2-92Zu-9jLOYCOvS9yQ7FqcHT_0pW8fc




      13. Trang của Hội đồng Lý luận Trung ương lên ngày 15/3/2020 (Chủ Nhật), chép về Giao Blog vào sáng 16/3/2020

      "
      COVID-19: Cuộc chiến cam go toàn cầu và chưa có hồi kết

      Ngày phát hành: 15/03/2020
                Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi Trung Quốc đang dần xoay chuyển được tình thế thì phần còn lại của thế giới vẫn đang phải chật vật đối phó với dịch bệnh đang gia tăng từng ngày. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong nhận định mới nhất đã cho rằng châu Âu hiện là "trung tâm" của đại dịch COVID-19 toàn cầu và cảnh báo không thể biết khi nào dịch bệnh sẽ bùng phát. Thế giới vẫn đang đối mặt với một cuộc chiến cam go và chưa có hồi kết.


                * Một cuộc chiến cam go

      Trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, đến nay Trung Quốc đại lục vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong luôn cao nhất thế giới. Tuy nhiên, trong liên tiếp nhiều ngày gần đây, số ca nhiễm mới và tử vong tại nước này đã và đang giảm mạnh, cho thấy dịch bệnh từng bước được khống chế tương đối thành công.

               Nếu so sánh với thời kỳ đỉnh điểm của dịch COVID-19, khi mỗi ngày Trung Quốc đại lục thông báo hàng nghìn người nhiễm bệnh và vài trăm người tử vong do virus SARS-CoV-2, thì con số 31 người nhiễm và 22 người tử vong ngày 10-3 có thể coi là "kỳ tích" trong khâu kiểm soát dịch bệnh tại nước này. Ngày 12-3, Trung Quốc tuyên bố nước này đã vượt qua cao điểm của dịch với số ca nhiễm mới ngày càng ít. Ngày 13-3, số ca nhiễm mới ở Trung Quốc được ghi nhận chỉ còn ở mức một con số.

      Đây là những con số phản ánh nỗ lực lớn của Trung Quốc trong cuộc chiến đấu với COVID-19. Những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận và đánh giá cao khi cho rằng "trước một loại virus chưa từng được biết đến trước đây, Trung Quốc đã triển khai những biện pháp ngăn chặn… có lẽ là nhanh chóng và tích cực nhất trong lịch sử".

                Bên cạnh Trung Quốc thì Hàn Quốc - nước phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào ngày 20-1 và khiến chính phủ phải nâng mức cảnh báo lên mức “đỏ”, mức cao nhất vào ngày 23-2 - cũng đang ghi nhận tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống COVID-19. Sáng ngày 14-3, nước này đã ghi nhận 107 ca nhiễm mới trong khi đã có 204 bệnh nhân hồi phục và được xuất viện. Đây là ngày thứ hai Hàn Quốc ghi nhận số người hồi phục cao hơn số ca nhiễm mới, thắp lên hy vọng rằng nước này đang dần kiểm soát được COVID-19, ngăn nó tiếp tục lây lan trong cộng đồng.

      Thế nhưng, trong khi một số nước ghi nhận sự chuyển biến tích cực thì ở châu Âu, những nước như Italy, Pháp, Đức, Tây Ban Nha đang trở thành “tâm dịch” với số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ngày càng tăng nhanh chóng. Đặc biệt là Italy, theo Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm và rối loạn miễn dịch thế giới (Waidid) ngày 13-3 cho biết, tỷ lệ tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này hiện ở mức cao nhất thế giới và gấp 12 lần các quốc gia khác. Số liệu mới nhất ngày 14-3 cho thấy chỉ trong 24 giờ, Italy đã ghi nhận thêm 250 ca tử vong và hơn 2.500 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên gần 18 nghìn người, số ca tử vong gần 1.300 người.
                Có thể thấy nếu như 3 tuần trước, Italy vẫn bình thản trước COVID-19 khi chỉ có 3 ca nhiễm, nhiều người khi đó đã nghĩ chuyện phong tỏa đất nước là điều không bao giờ xảy ra. Nhưng giờ đây, với số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng chóng mặt, đất nước này đang phải đối mặt với sự quá tải của hệ thống y tế. Tại những vùng tâm dịch như Lombardy hay Veneto, các bệnh viện đều rơi vào tình trạng kín chỗ hoặc thiếu trang thiết bị y tế, các y, bác sỹ cũng không được nghỉ ngơi suốt nhiều tuần. Theo các chuyên gia, ở Italy, đầu tư cho y tế công cộng chỉ chiếm 6,8% GDP của nước này, thấp hơn nhiều nước trong Liên minh châu Âu như Pháp và Đức. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống y tế Italy không kịp trở tay khi đối mặt với một dịch bệnh khó lường như COVID-19.
                Ngoài Italy thì Pháp, Đức, Tây Ban Nha cũng là những “điểm nóng” về dịch COVID-19 ở châu Âu với số ca nhiễm và tử vong ở mỗi nước đều đã ở mức gần hoặc vượt 4 nghìn trường hợp. Thủ tướng Đức Angela Merkel thậm chí còn cảnh báo một sự thật phũ phàng rằng 70% người Đức có thể nhiễm virus SARS-CoV-2.
                Mỹ cũng là nước bị dịch COVID-19 tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng với hơn 2 nghìn trường hợp nhiễm bệnh, 43 ca tử vong, lây lan ra 42 bang và thủ đô Washington của Mỹ. Dịch bệnh nghiêm trọng đã khiến Tổng thống Trump ngày 13-3 phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, sử dụng một khoản tiền trị giá 50 tỷ USD cho các bang và địa phương nhằm chống lại COVID-19.
                Tại Trung Đông, Iran vẫn đang là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất khi đã có 514 người tử vong và 11.364 người nhiễm COVID-19. Nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn thiết bị và dụng cụ y tế nghiêm trọng để đối phó với dịch COVID-19 do các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến nước này đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
                Còn tại Việt Nam, nếu như cách đây 1 tuần, người dân cả nước khấp khởi mừng thầm trước phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng: “Một tuần không có ca nhiễm mới, chúng ta sẽ tuyên bố hết dịch”. Mọi hoạt động kinh tế, xã hội khi đó đã rục rịch trở lại guồng quay, nhưng rồi sau đó người đứng đầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã phải ngậm ngùi tuyên bố: “Chúng ta bắt đầu lại từ đầu”.
      Bệnh nhân thứ 17 đã đánh dấu việc Hà Nội lần đầu tiên có ca nhiễm COVID-19 (vào tối 6-3). Ngay lập tức trong vòng 48 tiếng sau đó, các cán bộ, chiến sỹ gần như không được ngủ, nghỉ để nhanh chóng xác định hơn 700 người tiếp xúc F1 và F2 với các trường hợp dương tính với COVID-19 trên địa bàn thành phố. Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng phải tạm ngừng đón khách; học sinh, sinh viên tiếp tục kỳ nghỉ dài nhất lịch sử; chứng khoán nhiều phiên nhuốm sắc đỏ; nhiều cửa hàng treo biển nghỉ bán, sang nhượng; nhiều khu phố được rào chắn cách ly. Các khu cách ly tập trung lại càng có thêm nhiều người hơn nữa, đồng nghĩa với việc các y, bác sỹ, cán bộ, chiến sỹ lại tiếp tục hành trình chung sống với đồ bảo hộ thay vì được ăn bữa cơm bên gia đình. Kể từ khi ca nhiễm thứ 17 được công bố, sau một tuần, tổng số ca nhiễm của Việt Nam tính đến chiều ngày 14-3 đã là 53 ca. Một cuộc chiến cam go mới với dịch bệnh COVID-19 lại bắt đầu với chính phủ và nhân dân Việt Nam.



                 * Chưa có hồi kết

               Trước sự diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, rất nhiều quốc gia từ tất cả các châu lục đều khẩn trương áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhìn chung, biện pháp của các nước đều là hạn chế nhập cảnh, đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học, tăng cường làm việc từ xa, cấm các hoạt động tập trung đông người… Tuy nhiên, dường như những nỗ lực trên được xem là chưa đủ.

      Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo ngày 13-3 đã phải tiếp tục cảnh báo số người nhiễm bệnh và các ca tử vong mỗi ngày ở châu Âu nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới ngoại trừ Trung Quốc, và châu Âu hiện đã là “trung tâm” mới của đại dịch toàn cầu COVID-19. Số ca tử vong vì COVID-19 hiện đã vượt quá 5.000 người.  Vì vậy, ông Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia phải tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và xử lý mọi trường hợp, để phá vỡ chuỗi lây truyền bệnh. Mỗi trường hợp được tìm thấy và điều trị sẽ hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ông cho rằng, bất kỳ quốc gia nào có suy nghĩ “dịch bệnh sẽ không xảy ra với chúng tôi” là đang phạm phải sai lầm “chết người”.

      Trước đó vào tối 11-3, WHO cũng đã chính thức tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do virus SARS-CoV-2 gây ra là đại dịch toàn cầu. Việc WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu sau 3 tháng kể từ khi căn bệnh ban đầu được gọi là viêm phổi lạ này bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, phản ánh rằng khả năng lây lan virus trên diện rộng về mặt địa lý khiến WHO lo ngại. Với tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, WHO mong muốn tất cả các nước trên thế giới cần có hành động khẩn cấp và quyết liệt để kiểm soát tình hình và khống chế sự lây lan của virus. 

      Đối với căn bệnh COVID-19 lần này, WHO cũng đã cân nhắc khá thận trọng trước khi tuyên bố đại dịch, bởi trong quá khứ đã có những tranh cãi về việc tuyên bố đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009 gây ra tình trạng hoảng loạn không cần thiết, khiến các cơ sở cấp cứu quá tải và khiến nhiều nước phải bội chi để mua thuốc kháng virus. Chính vì vậy, khi tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, Tổng giám đốc WHO cũng đã nhấn mạnh rằng mục đích chính của việc công bố đại dịch là nhằm nâng cao ý thức, chứ không phải để dẫn đến tình trạng hoảng loạn trên toàn cầu. Theo ông, việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO đối với mối đe dọa của virus SARS-CoV-2, không làm thay đổi những gì tổ chức đang làm và điều này đồng nghĩa các quốc gia cần phải hành động ngay.

      Lịch sử cho thấy ở mỗi giai đoạn dịch bệnh, các nước có thể chọn cách "khoanh tay đứng nhìn", đóng cửa biên giới với vùng dịch hay gửi hỗ trợ, và triển khai các phương án dự phòng tình huống dịch lan tới nước mình. Tuy nhiên, khi dịch bệnh trở thành đại dịch, các nước cần hành động khẩn cấp và quyết liệt hơn, như chuẩn bị cho các bệnh viện tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân, khuyến khích người dân thay đổi hành vi, tránh gặp gỡ, tụ tập đông người, nâng cao tinh thần tự cách ly...
      Bên cạnh đó, các nước có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau để chống dịch, và Trung Quốc đang là một điển hình. Để đạt được thành công lớn trong kiểm soát dịch COVID-19 như hiện nay, nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện quyết liệt rất nhiều biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, như: công tác giám sát, báo cáo và cập nhật tình hình dịch bệnh; tăng cường kiểm soát đi lại và cách ly; công tác điều trị bệnh với nguyên tắc "4 tập trung" gồm tập trung các bệnh nhân, tập trung các chuyên gia y tế, tập trung các nguồn lực và tập trung điều trị trong các cơ sở y tế đặc biệt; công tác điều tra dịch tễ và quản lý tiếp xúc gần được thực hiện khẩn trương đối với mọi trường hợp nghi ngờ và được xác nhận dương tính với virus; giải pháp hạn chế tụ họp đông người, kiểm dịch nghiêm ngặt ở nơi công cộng; và cũng không thể không nhắc đến biện pháp huy động sức mạnh của cộng đồng. Trên bình diện quốc tế, việc chia sẻ thông tin, hợp tác quốc tế và liên khu vực cũng là một biện pháp quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh. Đến nay, Trung Quốc còn tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Italy, Iran, Hàn Quốc chống COVID-19.
      Cũng trong cuộc chiến chống COVID-19, ngoài Trung Quốc thì Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế và chuyên gia y tế đánh giá cao về các biện pháp mạnh mẽ, triệt để, toàn diện, chủ động để chặn sự lây lan virus trong cộng đồng, bao gồm cả minh bạch thông tin, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác phòng chống dịch. Nỗ lực của Việt Nam đã được WHO ghi nhận và đánh giá cao. Liên hợp quốc còn sử dụng kinh nghiệm giai đoạn đầu của Việt Nam để chia sẻ với các nước trên thế giới.
                Và trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn hai của cuộc chiến chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định "Việt Nam có đủ năng lực, nguồn lực, ý chí và kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh COVID-19". Lời khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Nếu tất cả chúng ta cùng đồng lòng, toàn dân Việt Nam đều đồng lòng, toàn dân chống dịch, thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam ta đã từng nhiều lần chiến thắng” chắc chắn cũng sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy trong lúc này, điều cần nhất ở mỗi người dân chúng ta là ý thức chung tay phòng, chống dịch bệnh./.


      Sang Yến TTXVN
      "
      http://hdll.vn/vi/tin-tuc/covid-19-cuoc-chien-cam-go-toan-cau-va-chua-co-hoi-ket.html





      12.

      Xét nghiệm lần cuối trước khi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi làm trở lại

      Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng sau 3 lần xét nghiệm đều có kết quả âm tính với virus corona.

      Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 với những người tiếp xúc gần bệnh nhân số 50 và Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.
      Bộ trưởng KH&ĐT đã có kết quả xét nghiệm lần 3 là âm tính.
      2 lần trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã được lấy mẫu xét nghiệm tại 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả, ông và tất cả thành viên đoàn công tác Bộ KH&ĐT đều âm tính.
      Những người này khoẻ mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh Covid-19.
      Chia sẻ với VietNamNet trước đó, Bộ trưởng khẳng định: “Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, rất ổn. Hết thời hạn cách ly, thứ hai tuần tới, tôi đến Bộ làm việc bình thường”.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của Bộ KH&ĐT ngồi cùng khoang thương gia trên chuyến bay từ London (Anh) trở về Hà Nội với nữ bệnh nhân N.H.N. (bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19). Ông Dũng ngồi ghế 1A, trong khi bệnh nhân N.H.N. ngồi ghế 5K.
      87 người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân số 50. Nhiều người trong số này tiếp xúc với bệnh nhân số 50 trong cuộc họp của VietNam Airlines. Tất cả người tiếp xúc gần và tiếp xúc của tiếp xúc với bệnh nhân này  bước đầu âm tính.
      Bệnh nhân số 50 là nam, 50 tuổi, trú tại phố Núi Trúc, Ba Đình. Bệnh nhân đi công tác tại Paris (Pháp) và về nước sáng 10/3 trên chuyến bay VN18.
      Chiều ngày 10 và 11/3, bệnh nhân đến cơ quan tại quận Long Biên, có tiếp xúc với nhiều người tại cơ quan.
      Ngày 12/3, bệnh nhân ở nhà, thấy mệt và đau đầu. Trưa ngày 13/3, bệnh nhân vào BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, bằng taxi. Tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và chẩn đoán dương tính với Covid-19.
      Cách ly bệnh viện lao phổi Quảng Ninh - nơi bố mẹ bệnh nhân 52 làm việc

      Cách ly bệnh viện lao phổi Quảng Ninh - nơi bố mẹ bệnh nhân 52 làm việc

      113 bệnh nhân cùng toàn bộ nhân viên y tế của BV Lao và phổi Quảng Ninh được cách ly vì bố mẹ bệnh nhân ....
      Trần Thường

      11.

      Thông báo mở cửa đi làm trở lại đối với các trụ sở của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

      13/03/2020

      Căn cứ vào tình hình thực tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thông báo mở cửa đi làm trở lại đối với các trụ sở của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kể từ ngày 16/3/2020 (thứ Hai).
      (Chi tết xem tại file đính kèm).
      Trân trọng!

      File đính kèm
      https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ChungTayDayLuiCovid19/View_Detail.aspx?ItemId=4




      10.












      BÁO NÓI NGÀY NAY
      (Ngày Nay) - Theo kết quả xét nghiệm, toàn bộ những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thứ 17 và bệnh nhân thứ 21 đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

      Trước đó, nữ bệnh nhân N.H.N (BN 17), 26 tuổi, đã đi thăm chị gái tại Anh sau đó cùng chị gái qua Ý du lịch và trở về Hà Nội ngày 1/3 trên chuyến bay VN0054, bệnh nhân sau đó đã được xác định nhiễm COVID-19 vào ngày 06/3 và hiện được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
      Còn bệnh nhân N.Q.T. (BN 21), nam, 61 tuổi, ở Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với BN 17 cũng được xác định nhiễm COVID-19 vào ngày 6/3.
      Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy 46 trường hợp F1 (người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19) của BN 17 đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
      Trong khi đó, có tổng cộng 123 trường hợp F1 của BN 21 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, 1 trường hợp còn lại chưa được lấy mẫu xét nghiệm do đã rời khỏi Việt Nam.
      Theo các chuyên gia y tế, F1 là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (F0) và cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2 m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện.



      9. Bài của VTC ngày 12/3/2020












      Lãnh đạo sống xa hoa, chơi golf hạng sang nhất: Không phải tấm gương để dân học tập


      CHÍNH TRỊ Thứ Năm, 12/03/2020 08:15:00 +07:00 15

      (VTC News) - Chuyên gia cho rằng có những cán bộ có biểu hiện sống xa hoa, hào nhoáng, xa rời quần chúng thì không thể là tấm gương cho người dân học tập.













      Những ngày qua, dư luận cả nước đang xôn xao về trường hợp một cán bộ Hội đồng Lý luận Trung ương sau khi đi công tác nước ngoài về bị nhiễm Covid-19 và phải khai báo tiền sử dịch tễ.
      Vị cán bộ này khai báo ăn uống ở khách sạn 5 sao, chơi ở sân golf đắt đỏ bậc nhất miền Bắc, có phí thẻ hội viên cá nhân lên tới hơn 3 tỷ đồng.
      Lối sống xa hoa này trái ngược với phẩm chất giản dị, trong sạch, liêm khiết, gần gũi cần có của một cán bộ, vượt ra suy nghĩ của những người bình thường.
      Trả lời VTC News, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, thời gian gần đây, có không ít những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước có những biểu hiện xa rời lối sống trong sạch, giản dị, lành mạnh mà Đảng, Bác Hồ đã đề ra.
      Vừa qua, có vị cán bộ lãnh đạo cấp cao đi công tác nước ngoài, khi trở về nước từ vùng dịch truyền nhiễm nhưng vẫn đi giao lưu hết nơi này đến nơi khác, để đến giờ có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra hàng trăm người, gây khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh ở trong nước.
      Tôi cũng nhận được thông tin vị cán bộ này cũng đi gặp gỡ, đi chơi golf rồi vào những nhà hàng sang trọng với nhiều người, đó là điều rất không nên”.












      Lãnh đạo sống xa hoa, chơi golf hạng sang nhất: Không phải tấm gương để dân học tập - 1
      Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

      Theo ông Tiến, cán bộ lãnh đạo thì phải sống khiêm tốn giản dị, sinh hoạt cũng phải theo các tiêu chuẩn của người cán bộ lãnh đạo, không thể ăn chơi, xa xỉ.
      Chưa nói đến trong bối cảnh cả nước đang có dịch thì bản thân người cán bộ đó phải tự có trách nhiệm, đừng làm khó khăn thêm tình hình chống dịch bệnh trong nước.
      Dưới con mắt của người dân và cán bộ cấp dưới, người ta thấy đây rõ ràng không phải là tấm gương để họ học tập”, ông Tiến nói.
      Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến cảnh báo, hiện tại là thời điểm rất nhạy cảm, bởi đang là năm cuối để đầu sang năm Đại hội Đảng, chuẩn bị cho việc chuyển giao của các cơ quan Đảng và Nhà nước, những biểu hiện tiêu cực cũng rất dễ phát sinh.




























      Lãnh đạo sống xa hoa, chơi golf hạng sang nhất: Không phải tấm gương để dân học tập - 2
      Sống xa hoa, hào nhoáng thì không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân đồng chí đó mà còn ảnh hưởng chung đến sự lãnh đạo của Đảng và niềm tin của nhân dân, của cấp dưới đối với cán bộ cấp cao
      Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến
      Có không ít những cán bộ có biểu hiện như tôi từng nói là ‘chuyến tàu vét’, tranh thủ để ký đề bạt, bổ nhiệm, ký những dự án, đề tài, đề án lớn. Các dự án càng to thì phần trăm nhảy vào túi cá nhân càng nhiều.
      Hoặc cuối nhiệm kỳ, chuẩn bị nghỉ thì lại hết đoàn nọ đến đoàn kia, từ Trung ương đến cấp tỉnh kéo nhau đi nước ngoài.
      Nói là để đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nhưng đi rồi về nghỉ thì đi học tập gì, hoặc nghỉ rồi mà vẫn đi để làm gì? Đó chính là biểu hiện của việc đi du lịch trá hình và hưởng thụ”, ông Tiến bày tỏ lo ngại về hiệu quả của những chuyến đi công tác nước ngoài của không ít cán bộ.
      Vị chuyên gia này nhấn mạnh, cán bộ sống không phải ở một lãnh địa riêng mà xung quanh có nhân dân, có cấp dưới. Vì vậy ảnh hưởng của một cán bộ cấp cao là rất lớn, việc nêu gương của cán bộ càng phải đề cao hơn.
      Nếu càng gương mẫu, càng nêu gương thì càng tốt, còn khi đã có những biểu hiện xa rời nhân dân, sống xa hoa, hào nhoáng thì không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân đồng chí đó mà còn ảnh hưởng chung đến sự lãnh đạo của Đảng và niềm tin của nhân dân, của cấp dưới đối với cán bộ cấp cao”, ông Tiến nói.
      Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến cũng nhấn mạnh việc sống xa hoa, hào nhoáng, ăn uống ở những khách sạn 5 sao, chơi ở những sân golf tiền tỷ là những biểu hiện xa rời bản chất vốn có của đảng viên, xa rời tiêu chuẩn cán bộ, xa rời sự giản dị, gần gũi quần chúng.
      Trong đó, cán bộ, đảng viên cấp cao thì càng phải gương mẫu.
      Đặc biệt, việc dùng ngân sách nhà nước để lãng phí, ăn chơi xa xỉ là không thể chấp nhận được. Chính người dân khi nhìn vào họ sẽ thấy sự rất khác biệt của cán bộ đối với những người dân bình thường, những người dân làm ăn lam lũ, rất vất vả để kiếm được đồng tiền.
      Tôi nhận được phản ánh của cử tri về việc một số cán bộ đưa nhau vào ăn một bữa tới 50-70 triệu, vào những nơi rất sang trọng, ở những khách sạn nhiều triệu đồng/ngày đêm. Đó có phải là bản chất của người cán bộ lãnh đạo hay không?”, ông Tiến đặt câu hỏi.
      Video: 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng



      8. Tin của VOV ngày 11/3/2020

      Thứ 4, 22:31, 11/03/2020


      VOV.VN - Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thứ 21 này đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, song vẫn được cách ly theo quy định 14 ngày.
      Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thứ 21 mắc Covid-19 tại Việt Nam này là cư dân một chung cư trên địa bàn phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
      Thông báo ngày 10/3 của Ban Quản lý gửi tới Ban Quản trị và cư dân khu chung cư nêu rõ, điều tra dịch tễ với bệnh nhân thứ 21 là ông N.Q.T, 61 tuổi phường Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội cho thấy, một cư dân đang ở trong tòa nhà R2 của khu chung cư này đã tiếp xúc trực tiếp với ông T. 
      cach ly them mot nguoi tiep xuc voi benh nhan mac covid-19 thu 21 hinh 1
      Phun khử khuẩn ở hành lang chung cư. (Ảnh minh họa).
      Ngày 8/3, cơ quan chức năng đã tiến hành cách ly tập trung cư dân này theo đúng quy định. Một cư dân khác tại đây ở tòa nhà R6 có tiếp xúc với người đi cùng trên chuyến bay VN0054 từ London (Anh) về Hà Nội với ca bệnh thứ 17 N.H.N và thứ 21 N.Q.T, cũng đã được đưa đi cách ly tập trung.
      Sau khi nhận được thông tin về các trường hợp này, Ban Quản lý chung cư đã ngay lập tức tiến hành phun thuốc khử khuẩn toàn bộ vị trí hành lang, tất cả các thang máy, sảnh chờ thang máy, sảnh tầng 1... của tòa R2 và R6. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý sự việc.
      Ngày 9/3, các khu vực này tiếp tục được phun khử khuẩn Chloramine B. Ngày 10/3, phun khử khuẩn lần 2 với tòa nhà R6 và các căn hộ thuộc dạng tiếp xúc F2 có quyết định cách ly tại nhà. Cùng ngày 10/3, 2 trường hợp cư dân phải cách ly tập trung đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, song vẫn đang cách ly đúng 14 ngày theo quy định.
      Các cư dân tại khu chung cư này xác nhận thông tin được Ban Quản lý cung cấp, đồng thời cho biết ngoài các căn hộ tiếp xúc F2 được giám sát cách ly tại nhà thì hoạt động của khu chung cư vẫn diễn ra bình thường. Cư dân chung cư nâng cao ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, thường xuyên đeo khẩu trang và sử dụng nước rửa tay khô.
      Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, ca mắc Covid-19 thứ 21 đã tiếp xúc trực tiếp với 116 trường hợp (F1). Số tiếp xúc với 116 trường hợp tiếp xúc trực tiếp này là 324 người (F2)./.





























      CHUNG CƯ ROYAL CITY


      Được ví như một “thành phố châu Âu” thu nhỏ, Royal City là một khu đô thị phức hợp hoàn hảo, nơi bạn được tận hưởng những trải nghiệm thú vị về một cuộc sống hiện đại, tiện nghi trong không gian xanh, sạch và an toàn.

       CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG MỚI NHẤT ROYAL CITY

      ♦ CHIẾT KHẤU NGAY 1% cho khách hàng và người thân mua từ 02 căn hộ trở lên
      ♦ ƯU ĐÃI VAY 70% giá trị căn hộ với thời hạn lên tới 25 năm
      ♦ KH không tham gia chương trình HTLS được chiết khấu 8% vào giá bán căn hộ trước VAT
      ♦ CHIẾT KHẤU TRẢ TRƯỚC VỚI TÒA R6, lãi suất chiết khấu trả trước hiện tại là 7%/năm, khoản tiền này sẽ được trừ vào giá bán Căn hộ (có VAT) của KH
      ĐĂNG KÝ CHO THUÊ/CHUYỂN NHƯỢNG CĂN HỘ

      GIỚI THIỆU DỰ ÁN CHUNG CƯ ROYAL CITY

      Tổ hợp Royal City Nguyễn Trãi gồm 6 tòa: R1, R2, R3, R4, R5, R6 với tổng số gồm 4.460 căn. Trong đó:
      • Tòa R1 là 942 căn với diện tích từ 88.3m2 – 200.8m2.
      • Tòa R2 chung cư Royal City là 942 căn, các căn hộ có diện tích từ 88.3m2 – 151.7m2.
      • Tòa R3 thuộc chung cư Royal City được thiết kế từ 109.2m2 – 221.5m2.
      • Tòa R4 có diện tích từ 93m2 – 137m2.
      • Tòa R5 có các loại diện tích từ 93m2 – 137.6m2.
      • Tòa R6 Royal City có các loại diện tích từ 93.2m2 – 162.2m2.



      7.

      Thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid–19




      11/03/2020







      Theo thông tin từ Ban chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tối ngày 10/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện thoại cho Chủ tịch Viện Hàn lâm, PGS.TS. Bùi Nhật Quang. Chủ tịch Bùi Nhật Quang đã báo cáo nhanh với Thủ tướng về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch của Viện Hàn lâm. Qua hỏi thăm tình hình, Thủ tướng đã gửi lời động viên đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm. Đặc biệt là đến các cán bộ, nhà khoa học đang thực hiện cách ly tại các cơ sở y tế và gia đình...
      Với tình hình cụ thể, các trường hợp thuộc nhóm F1 đã thực hiện nghiêm chỉnh việc cách ly theo chỉ dẫn và giám sát chặt chẽ của cơ quan y tế. Đến thời điểm hiện tại, tất cả các trường hợp thuộc diện phải xét nghiệm đã có kết quả âm tính 100%. Ban chỉ đạo của Viện Hàn lâm đã liên hệ với Ban chỉ đạo quốc gia và Sở Y tế Hà Nội để sớm có giải pháp giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt tại một số địa điểm cách ly tập trung. Các trường hợp thuộc nhóm F2 có 03 người đã được chính quyền phường chủ động đưa đi cách ly tập trung, 01 người đang đi công tác nước ngoài đã tự nguyện thông báo với chính quyền sở tại và đã được hướng dẫn cách ly cụ thể. Những trường hợp còn lại đều chấp hành tốt việc cách ly tại gia đình dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương và cơ quan y tế.
      Đến 12h ngày 11/3/2020 sức khỏe của tất cả những người thuộc nhóm F1, F2 và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm đều bình thường. Tuyệt đại bộ phận đều bình tĩnh, thực hiện tốt các biện pháp cách ly và phòng dịch.
      Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe, tình hình cách ly, tư vấn hướng dẫn, giải thích cho người lao động Viện Hàn lâm. Đối với người cách ly tại nhà, nếu gặp khó khăn tại nơi cư trú cần liên lạc kịp thời cho chính quyền, công an, y tế phường và Ban quản trị khu dân cư để nhận được sự hỗ trợ theo quy định, đồng thời báo về Ban chỉ đạo để có giải pháp tháo gỡ. 
      Ban chỉ đạo cũng yêu cầu, Thủ trưởng các đơn vị có trụ sở làm việc trên địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, chủ động động viên, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị mình chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đưa tin trên mạng xã hội, không phát tán các thông tin không chính thức, thiếu kiểm chứng... và chỉ đạo thực hiện thật tốt các văn bản ngày 09/3/2020 và 10/3/2020 của Viện Hàn lâm, đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo công tác văn thư thông suốt, an ninh, an toàn, PCCC trụ sở cơ quan.

      Nguồn: Từ Ban chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam





      6.

      Về việc báo cáo dịch Covid-19 (10/03/2020-17:12:00 PM)Công văn số 1496/BKHĐT-TH ngày 09/3/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư







      5.


      Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết đến nay, hạng C của chuyến bay VN0054 là 15/21 người dương tính với Covid-19.

      Chiều nay, Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
      Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết đã có trường hợp lây nhiễm từ  bệnh nhân số 34 tại Việt Nam. Vì thế, các quận, huyện, thị xã cần xác định kịp thời và chính xác đối với những trường hợp tiếp xúc với 4 bệnh nhân dương tính với Covid-19; không để bỏ lọt những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân. Cùng với đó, cần giám sát, quản lý theo dõi chặt chẽ đối với những trường hợp cách ly tại nhà.
      Ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã làm rõ được 191 trường hợp tiếp xúc gần với 4 bệnh nhân dương tính, làm rõ 589 người tiếp xúc của tiếp xúc. 
      Chủ tịch Hà Nội: 15/21 khách hạng C chuyến bay VN0054 nhiễm Covid-19
      Cho đến nay, xác định ở hạng C của chuyến bay VN0054 là 15/21 người dương tính với Covid-19. Có một người ngồi hạng economy là dương tính vì xác định sau khi xuống máy bay có đi cùng với người ngồi ở khoang hạng C, về ăn ở cùng và du lịch cùng ở Quảng Ninh thì lây nhiễm. 
      Chủ tịch Hà Nội nhận đinh nguy cơ lây nhiễm tại Hà Nội có nhiều hướng hơn với xác suất lớn hơn, hướng chính vẫn là từ sân bay Nội Bài vì hàng ngày vẫn đang tiếp nhận vào khoảng 5-6 nghìn du khách từ tất cả các nước, có cả khách đến từ vùng dịch.
      Thứ 2 là từ các đường bay nội địa, transit khách quốc tế đến TP.HCM, Đà Nẵng nhưng du lịch ở các nơi. Thứ 3 là đến Hà Nội bằng các con đường liên quan đến tour, bằng tàu hỏa, xe khách, đường bộ. 
      Đánh giá về sự tự giác, giám sát dịch bệnh, ông Chung biểu dương những trường hợp khi thấy thông tin trên các phương tiện truyền thông về máy bay có ca dương tính thì đã tự giác đến bệnh viện để cách ly. "Ý thức như thế này cũng là tín hiệu tốt của người dân tham gia vào phòng, chống dịch bệnh”, ông Chung đánh giá.
      Ông Chung cho rằng, nhiệm vụ quan trọng số 1 hiện nay là giám sát số người nước ngoài, người Việt Nam nhập cảnh hoặc đi từ nơi khác vào Hà Nội thông qua sân bay Nội Bài. Quan trọng nhất là rà soát khai báo y tế, kiểm soát thân nhiệt… Cùng với đó, tuyên truyền để người dân thấy được nguy cơ từ dịch bệnh, đặc biệt là những người trở về từ vùng dịch, cần thông tin đến cơ sở y tế, chủ động cách ly với gia đình.
      “Với 191 trường hợp tiếp xúc gần, xét nghiệm âm tính mới là kết quả ban đầu, còn phải theo dõi trong 14-20 ngày, nếu không có gì thì mới có thể yên tâm được, chứ có mấy ngày thì chưa nói lên điều gì cả”, ông Chung nói.
      Người cách ly được hỗ trợ 100.000 đồng/ngày
      Ông Chung cũng yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng để các trường hợp tự cách ly và cách ly tập trung yên tâm cách ly. Toàn thành phố phải phát động phong trào toàn dân phát hiện các trường hợp cách ly để họ tự giác chấp hành.
      Chủ tịch Hà Nội: 15/21 khách hạng C chuyến bay VN0054 nhiễm Covid-19
      Chủ tịch Hà Nội yêu cầu lấy mẫu toàn bộ những người tiếp xúc F1, F2 để xét nghiệm. Toàn bộ chi phí thành phố chi trả, người dân không phải chi trả bất cứ phí gì. Những trường hợp F3, nếu có dấu hiệu không bình thường thì theo dõi để có giải pháp.
      Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu làm tốt công tác giám sát cách ly tại nhà, tránh để trường hợp xảy ra như ở Nam Đồng (Đống Đa). Khuyến cáo người dân khi tham gia hoạt động công cộng hoặc đi trên xe buýt, nơi đông người nên đeo khẩu trang. Thành phố cũng chỉ đạo tất cả xe buýt phải mở cửa, không mở điều hòa.
      Chủ tịch Hà Nội cho biết qua thông tin nắm được từ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, virus corona có thể tồn tại trong miệng và phân người bệnh thời gian 5-7 ngày. Thời gian tồn tại trên các mặt kính, gỗ, thảm dài hơn 30 phút, có thể lây nhiễm khoảng cách đến 4-5 mét trong xe buýt đóng cửa kín, hoặc trong phòng kín…
      Ông Chung lưu ý, không dùng từ đối tượng với những trường hợp liên quan Covid-19, phải trao đổi thân thiện, chân thành, nhân văn.
      “Toàn bộ những người được cách ly tại bệnh viện, cách ly tập trung, tại nhà, thành phố hỗ trợ mỗi người 100 nghìn/ngày. Toàn bộ chi phí thành phố bỏ ra hết, kể cả người nước ngoài”, ông Chung nói.  
      Các địa phương chủ động kinh phí đối với các trường hợp trong thẩm quyền. Trong quá trình giám sát, các đơn vị phối hợp kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp khai báo không trung thực, những trường hợp tung tin thất thiệt, xử lý hình sự (nếu cần)...
      Trần Thường - Hồng Nhì
      Người nước ngoài lang thang ở công viên Thủy Lợi tiếp xúc ca nhiễm Covid-19

      Người nước ngoài lang thang ở công viên Thủy Lợi tiếp xúc ca nhiễm Covid-19

      Chủ tịch quận Đống Đa cho biết, người nước ngoài lang thang trong công viên Thủy Lợi từng tiếp xúc với ....




      4.

      10/03/2020


      Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-2019 trên thế giới và Việt Nam, ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới Canh Tý 2020, Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã có những phương án tích cực phòng chống dịch bệnh, cũng như tuyên truyền đến các công chức, viên chức và người lao động nhằm nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh lây lan.

      Viện Hàn lâm đã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến dịch bệnh Covid-19 thông qua các văn bản hướng dẫn, pa nô, áp phích để mọi người trong cơ quan hiểu đúng về dịch bệnh. Ở mỗi cửa thang máy đều trang bị dung dịch rửa tay sát khuẩn, các cán bộ Viện Hàn lâm đều đeo khẩu trang khi đi làm. Văn phòng Viện Hàn lâm đã gửi đến thủ trưởng các đơn vị công văn (triển khai phòng, chống dịch bệnh do Covid-19 gây ra và dịch cúm A; tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Coronavirus; chủ động phòng chống dịch bệnh Viêm phổi cấp do Coronavirus,...) thông báo đến toàn thể cán bộ cơ quan nhận biết và hành động.
      Nhằm chào mừng Tháng thanh niên năm 2020, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cho đoàn viên, thanh niên Viện Hàn lâm và chung tay phòng chống dịch bệnh lây lan, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Đoàn HTU) tổ chức hoạt động “Thanh niên 2 đơn vị chung tay phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus Corona”. Phong trào nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đoàn viên, thanh niên Viện Hàn lâm và tính đến thời điểm hiện tại, Đoàn Viện Hàn lâm nhận được số lượng đăng ký lên tới 6.100 chiếc khẩu trang kháng khuẩn (dành tặng cho cả người lớn và trẻ em).
      Bên cạnh đó, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm đã tích cực nghiên cứu về tình hình dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh đến sự ổn định và phát triển của Việt Nam cũng như dự báo tình hình trong thời gian tới. Báo cáo chuyên đề của GS.TS. Đặng Nguyên Anh “Những đóng góp của Viện Hàn lâm vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” được trình bày tại Hội nghị Báo cáo viên cấp Đảng ủy Khối vào ngày 20/02/2020 vừa qua đã chỉ ra những thách thức, vấn đề phức tạp trong quản lý xã hội, đặc biệt là nguy cơ không bền vững của các thành tựu kinh tê một khi các vấn đề xã hội không được giải quyết (trong đó có dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay).
      Đặc biệt, trong đêm 07/3/2020 - rạng sáng ngày 08/3/2020, ngay sau khi nhận được thông tin về khả năng dương tính của bệnh nhân thứ 21, nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình và nguy cơ lây nhiễm rộng của virus Covid-19 trong cơ quan, Lãnh đạo Viện Hàn lâm đã thông tin khẩn đến thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, yêu cầu lập ngay danh sách nhóm người tiếp xúc gần (nhóm F1) và nhóm người tiếp xúc với những người nêu trên (nhóm F2). Viện Hàn lâm là đơn vị sớm nhất cung cấp đầy đủ nhất thông tin về những người đang đối mặt trước nguy cơ lây nhiễm loại dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm.
      Chính bằng hành động quyết liệt, khẩn trương đó, toàn thể gần 2 ngàn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện Hàn lâm đã thể hiện rõ tinh thần dũng cảm đối mặt với dịch bệnh, không che dấu, bưng bít thông tin, không để chậm trễ từng giờ, từng phút quý báu, vì sự an nguy của xã hội và an ninh của quốc gia. Với tinh thần trách nhiệm cao, Viện Hàn lâm đã và đang chung tay chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 vì sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
      Nguyễn Thu Trang




      3.

      Tạm 'đóng cửa' Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN

      - Do có nhiều thành viên chủ chốt tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân nhiễm Covid-19, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tạm “đóng cửa” đến ngày 15/3. 

      Trao đổi với VietNamNet chiều 10/3, PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xác nhận thông tin trên.
      Tạm 'đóng cửa' Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN
      Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có trụ sở tại số 1 Liễu Giai (Hà Nội).
      Theo ông Quang, chiều ngày 4/3, Viện tổ chức hội nghị và nhiều thành viên (có cả lãnh đạo chủ chốt) của đơn vị đã có tiếp xúc gần với ông N.Q.T (61 tuổi), nguyên lãnh đạo của Viện. 
      Ông T. là bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 21 tại Việt Nam. Cụ thể, ông T. đi công tác tại Anh, trở về trên chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines (cùng chuyến và ngồi gần với bệnh nhân N.H.N – ca mắc Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam).
      Ngày 6/3, ngay sau khi có thông tin về trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 số 21, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 của Viện đã lập tức tiến hành họp khẩn và thiết lập các kênh thông tin.
      Ngay trong đêm 7/3 và rạng sáng ngày 8/3, Ban Chỉ đạo đã yêu cầu tất cả các đơn vị trong Viện rà soát và lập danh sách những người thuộc đối tượng F1 và F2 (F1 là nhóm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh; F2 là nhóm tiếp xúc với các cá nhân thuộc nhóm F1).
      Ngay trước cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vào 8h sáng ngày 8/3, Viện Hàn lâm đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thành phố Hà Nội (CDC).
      Trong các ngày 08-9/3, Viện Hàn lâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai để các đồng chí thuộc nhóm F1, F2 thực hiện cách ly theo đúng qui định.
      “Chính xác là 35 người của Viện tiếp xúc diện F1 với ông N.Q.T. Đến cuối ngày 9/3, rất mừng là 100% các cán bộ của Viện thuộc diện F1 được xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với Covid-19”, ông Quang cho hay.
      Hiện, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vẫn giữ liên lạc thường xuyên với những người đang cách ly, cập nhật tình trạng sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Viện. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện đều bình thường.
      Tuy nhiên, vì số người liên quan bị cách ly khá nhiều và đều là những cán bộ chủ chốt của các cơ quan, đơn vị nên ảnh hưởng khá lớn đến tình hình hoạt động của Viện Hàn lâm.
      “Do đó, chúng tôi quyết định tạm đóng cửa trụ sở chính của Viện tại số 1 Liễu Giai, Hà Nội cho đến hết tuần này. Đến cuối tuần này sẽ đánh giá tiếp tình hình cụ thể để cân nhắc chuyện tuần tới có thể mở cửa trở lại hay không. Còn các đơn vị khác thuộc Viện ở các tỉnh vẫn được hoạt động bình thường.
      Tôi cũng rất mong báo chí đưa những thông tin chính xác, nhìn nhận khách quan vấn đề để dư luận xã hội không hoang mang hoặc có những bình luận không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của Viện”, ông Quang chia sẻ.
      Trong hai ngày 8/3 và 9/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn tại trụ sở số 1 Liễu Giai (nhà A và B).
      Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.
      Thanh Hùng








      2. Thông báo ngày 9/3/2020 của Viện Hàn lâm KHXH VN

      "
      09/03/2020

        THÔNG BÁO

      Căn cứ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) trân trọng thông báo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại Viện Hàn lâm, cụ thể như sau:
      1. Ngay sau khi có thông tin về trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 số 21, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Viện Hàn lâm lập tức tiến hành họp khẩn và thống nhất kế hoạch hành động, thiết lập các kênh thông tin, nhận hướng dẫn từ Ban Chỉ đạo quốc gia, Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (Trung tâm CDC) Thành phố Hà Nội, Trung tâm Y tế quận Ba Đình.
      2. Ngay trong đêm 7/3 và rạng sáng ngày 8/3, Ban Chỉ đạo đã yêu cầu tất cả các đơn vị trong Viện rà soát và lập danh sách những người thuộc đối tượng F1 và F2 (F1 là nhóm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh; F2 là nhóm tiếp xúc với các cá nhân thuộc nhóm F1). Ngay trước cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội vào 8h sáng ngày 8/3, Viện Hàn lâm đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thành phố Hà Nội (CDC).
      3. Trong các ngày 08-09/3/2020, Viện Hàn lâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai để các đồng chí thuộc nhóm F1, F2 thực hiện cách ly theo đúng qui định. Các đồng chí đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến cuối ngày 9/3 các kết quả xét nghiệm F1 nhận được đều âm tính với Covid-19.
      4. Viện Hàn lâm giữ liên lạc thường xuyên với các đồng chí đang cách ly, cập nhật tình trạng sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Viện. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện đều bình thường.
      5.Trong hai ngày 8/3 và 9/3 Viện Hàn lâm đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn tại trụ sở số 1 Liễu Giai (nhà A và B) Viện Hàn lâm sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của Viện và của các đơn vị thành viên.
      Trân trọng !
      "


      1b. Báo Thanh Niên, sáng 8/3/2020



      Liên Châu

      Sáng nay, 8.3,  Bộ Y tế thông báo thêm ca dương tính SARS-CoV-2 (gây dịch bênh Covid-19) là người cùng chuyến bay với bệnh nhân nữ 26 tuổi N.H.N ở Hà Nội.















      3 ca bệnh nhiễm Covid-19 vừa công bố đều có tiếp xúc gần hoặc đi cùng chuyến bay với bệnh nhân N.H.N ở Hà Nội /// ẢNH TƯ LIỆU BỘ Y TẾ



      3 ca bệnh nhiễm Covid-19 vừa công bố đều có tiếp xúc gần hoặc đi cùng chuyến bay với bệnh nhân N.H.N ở Hà Nội
      ẢNH TƯ LIỆU BỘ Y TẾ
      Bộ Y tế sáng nay cho biết, bệnh nhân là N.Q.T (nam, 61 tuổi, ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội), là người ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân N.H.N, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng virus SARS-CoV-2.
      Đây là ca bệnh thứ 3 liên quan đến bệnh nhân N.H.N (26 tuổi, ca bệnh đầu tiên tại Hà Nội) ghi nhận hôm 6.3.
      Trước đó, vào hồi 19 giờ ngày 6.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua điều tra dịch tễ bệnh nhân N.H.N (bệnh nhân đầu tiên tại Hà Nội; tạm trú tại phường Trúc Bạch), đã ghi nhận 1 trường hợp ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với bệnh nhân N.H.N đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, nên lấy mẫu xét nghiệm và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 tại Đông Anh, Hà Nội để cách ly.
      Trrong ngày 7.3, Bộ Y tế công bố 3 ca nhiễm mới, trong đó, có nam bệnh nhân quê Thái Bình, đi về từ Hàn Quốc, được cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh Việt Nam hôm 4.3.
      2 bệnh nhân khác đều tiếp xúc gần với bệnh nhân N.H.N là lái xe riêng của gia đình và người phục vụ. Cả hai đều tiếp xúc gần với bệnh nhân N.H.N tại gia đình.




      1a. Chép nguyên phần "Trang tin Bộ trưởng" trên webiste của Bộ KH-ĐT, vào 15h30 ngày 10/3/2020.

      Mọi thông tin về Bộ trưởng mới chỉ dừng đến ngày 4/3/2020. Chưa có tin gì sau ngày 4/3/2020

      "
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (04/03/2020-17:38:00 PM)(MPI) – Ngày 04/3/2020, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) do ông Alexander Feldman, Chủ tịch Hội đồng Quản trị USABC và ông Jocot de Dios, Chủ tịch Ủy ban Việt Nam, đồng Trưởng đoàn.
      Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước (04/03/2020-15:59:00 PM)(MPI) – Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) được thành lập nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Việc xây dựng NIC được xác định không dùng ngân sách nhà nước mà huy động nguồn lực từ các tổ chức trong nước và quốc tế.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội làm việc tại Ấn Độ và Vương quốc Anh (02/03/2020-17:14:00 PM)(MPI) – Từ ngày 25/02 - 01/3/2020, Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã có chuyến làm việc và nghiên cứu thực tế tại Ấn Độ và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và học hỏi kinh nghiệm về hoạt độ,ng đổi mới, sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 để trình Đại hội XIII của Đảng.
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với tỉnh Hà Giang (22/02/2020-08:10:00 AM)(MPI) – Trong chuyến công tác tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, ngày 21/02/2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh Hà Giang.
      Đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với tỉnh Tuyên Quang (21/02/2020-13:50:00 PM)(MPI) - Trong chuyến công tác tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, ngày 20/02/2020, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh Tuyên Quang.

      "


      Tiểu sử tóm tắt
      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
      Họ và tên:
      Nguyễn Chí Dũng
      Ngày sinh:
      05 tháng 8 năm 1960
      Quê quán:
      Xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
      Dân tộc:
      Kinh
      Tôn giáo:
      Không
      Trình độ văn hoá:
      10/10
      Trình độ chuyên môn:
      Tiến sỹ kinh tế
      Trình độ lý luận chính trị:
      Cao Cấp
      Ngày vào đảng:
      30/9/1987
      Ngày chính thức:
      30/9/1988
      Chức vụ hiện nay:
      Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
      Lĩnh vực phụ trách:
      - Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành toàn diện các mặt công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm, của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; làm đầu mối trong quan hệ công tác với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội; ký các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ.
      - Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác về: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm; thống kê; cơ chế chính sách quản lý kinh tế; tổng hợp kế hoạch; kế hoạch động viên; công tác quốc phòng, an ninh; tổ chức cán bộ; công tác pháp chế; công tác cải cách hành chính; thi đua, khen thưởng; truyền thông.
      - Làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của Bộ; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Bộ; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ; Làm Chủ tịch một số phân ban hợp tác liên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ phân công.
      Đơn vị phụ trách:
      Tổng cục Thống kê; Viện Chiến lược phát triển; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Quốc phòng, an ninh; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế.
      Địa chỉ cơ quan:Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội
      Điện thoại cơ quan:
      080.42560
      E-mail:
      nguyenchidzung@mpi.gov.vn




      ..










      ---





      BỔ SUNG B


      (thông tin và bình luận của mạng xã hội, hãng tin hải ngoại)


      12. Fb Mai Thanh Sơn, 17/3/2020

      "

      Trên mạng xã hội hiện nay có nhiều Facebooker có ý "coi đại dịch Covid 19 vô tình đã trở thành một chất thử đối với người Việt Nam. Xấu hay tốt, tử tế hay giả dối, vô danh vô lợi hay cơ hội trục lợi, chân thành hay ngạo mạn, và cả bóng tối dưới chân đèn mà chưa cần hết mùa đại dịch cũng đã được lôi ra ánh sáng công lý." Cá nhân tôi không nghĩ như vậy. Bởi lẽ:
      1. Cúm Tàu là một đại dịch, một biến cố tự nhiên. Và tất yếu nó dẫn đến những thách thức xã hội. Phản ứng của mọi người Việt trước nan đề cúm Tàu không khác những biến cố đã từng xảy ra trong lịch sử: Cải cách ruộng đất (1953-1956), 30/04/1975, cải tạo công thương (1977-1978), bão Linda (1997) hay bão Chanchu (2006). Mỗi biến cố tự nhiên hay xã hội như vậy, đều phơi bày tất cả mọi màu sắc trong bộ mặt xã hội Việt: “Xấu hay tốt, tử tế hay giả dối, vô danh vô lợi hay cơ hội trục lợi, chân thành hay ngạo mạn”. Chẳng việc gì phải “ồ, à, ố, á” trước những chuyện như ông bầu/doanh nhân nọ chảnh chó, nghệ sỹ/tỷ phú kia có tấm lòng thơm thảo. Lúc nào, và ở đâu cũng có những kẻ ích kỷ, tham lam, ti tiện, trọc phú; nhưng không bao giờ thiếu vắng những tâm hồn cao cả, nhân ái, vị tha.
      2. Tại sao những người nổi tiếng và quan chức bổng lộc phải là tấm gương sáng cho đồng bào soi? Trên thực tế, chính những người nổi tiếng có tâm hồn cao cả, nhân ái, vị tha đang làm theo truyền thống “lá lành đùm lá rách” của đồng bào mà. Còn bọn quan chức, nếu nghĩ đến đồng bào, chúng đã chẳng có bổng lộc. Trông chờ gì ở đám "quan chức bổng lộc"? Và đồng bào liệu có thể học được gì ở đám ấy?
      3. Có thật đến cúm Tàu, “bóng tối dưới chân đèn mới được lôi ra ánh sáng công lý”? Nhầm to. Từ năm 1969, Việt Phương đã viết: “Một phần tư thế kỷ đã qua đi và bây giờ ta đã biết/Thế nào là thương yêu thế nào là chém giết/Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao/Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao.” Kinh không? Từ hồi đó ông ấy đã nhìn thấy “những vết bùn trên đỉnh chín tầng cao”. Thế mà bây giờ có những người phải nhờ vào cúm Tàu mới nhìn thấy bóng tối dưới chân đèn, há chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên sao?
      4. Có thật là bây giờ những tiêu cực của Viện Hàn lâm khoa học xã hội (VASS) mới bộc lộ? Không phải như vậy. Từ nhiều năm trước, những vấn đề liên quan đến đào tạo, đến nạn đạo văn, và những bất cập trong một số đề tài nghiên cứu khoa học xã hội đã được báo chí xới tung. Nhưng xét cho cùng, tiêu cực ở mọi Bộ/Ngành/Hội đoàn Việt Nam đã không còn là chuyện lạ. Sự lãng phí các nguồn lực cũng như hiện tượng tham nhũng ở cán bộ quản lý cấp cao đã không còn là cá biệt. VASS là một tổ chức/bộ máy nhà nước, chắc chắn không là ngoại lệ. Để giải quyết các vấn đề đó, cần có sự cải tổ sâu rộng từ quản lý cấp cao đến các đơn vị cơ sở, mà việc theo dõi/giám sát/đánh giá/phản hồi/trách nhiệm giải trình/tính minh bạch phải được làm sát sao quyết liệt hơn nữa. Chỉ vì trường hợp GS.F021 và một số tiêu cực mà phủ nhận thành quả của cả một ngành, e là chưa thực sự công bằng. Bên cạnh những con sâu, trong VASS vẫn có hàng trăm nhà khoa học chân chính, đầu trần chân đất, hàng ngày lăn lộn trên khắp các nẻo đường của đất nước/hay sấp mặt trong các thư viện để thực hiện thiên chức/sứ mạng của mình một cách vô tư nhất. Không có cúm Tàu, cuộc đấu tranh vì một nền học thuật khách quan, trong sạch, hữu ích trong VASS vẫn diễn ra quyết liệt trong những năm gần đây.
      "
      https://www.facebook.com/thanhson.mai.16/posts/3198543336831267




      11. Fb Lâm Thu Hiền, 14/3/2020

      "


      Tôi thấy dân làng Phây share nhan nhản các báo đưa tin về việc xử phạt những người tin thất thiệt về việc bệnh nhân Covid 19 số 21 có bồ nhí con riêng.

      Tôi thì thấy: bênh nhau như thế bằng mười hại nhau?!

      Và nhớ đến khổ cuối trong một bài thơ của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến mà tôi không nhớ tiêu đề:
      ...có dăm đối thủ
      gặp trên đường đời
      khi ta ngã ngựa
      vẫn còn vung roi.


      Các đồng chí của N21 chơi ác thiệt, các hình ảnh, văn bản...chi chi đó rất quan trọng tràn ngập làng Phây thì hoặc là hàng phếch hoặc là các đồng chí khai nhau trong đống rơm ra?!




      "
      https://www.facebook.com/lam.thuhien.7965/posts/299016744406572




      10.


      Thư giãn cuối tuần - Thế sự phiếm đàm

      (Bài dài đấy, chắc chắn...”ở trong có lắm điều hay dở”. Nhưng cần đọc câu cuối cùng trước để cân nhắc có nên đọc cả bài hay không !)

      ĐOÀN LÝ LUÂN TW ĐI HỌC KINH NGHIỆM NƯỚC ANH CÓ THỂ MANG MỘT SỨ MỆNH ĐẶC BIỆT , BỊ MXH LÊN ÁN OAN CHĂNG .?
      Các bạn không tin ư ? Xin lý giải ngọn ngành đầu đuôi:
      Nhiều bạn chê các vị lãnh đạo và lý luận Việt Nam là kém, là bảo thủ, là không biết thời cuộc đổi thay, khư khư định hướng XHCN, đem Mác Lê dựng ở hồ Gươm ư ? Không đâu, họ chiêu mộ được rất nhiều thành viên đủ thông minh, trí tuệ thừa đủ để tìm cách rời bỏ những điều ngớ ngẩn đó, nhưng chưa tìm ra cách để đạt một điều kiện là Vĩnh viễn không mất đi DANH và LỢI đã có và đang có. Dân Việt đừng có ảo tưởng lúc này sẽ có thể thay đổi được hiện trạng, chế độ... nếu không bảo đảm thỏa mãn điều kiện đó, ít nhất là Đảng phải (thấy có dấu hiệu sẽ ) được tôn vinh muôn năm. Vì sao vậy ?

      Các bạn có thấy có triều vua nào ở nước ta, nước tàu và nhiều nước khác sau khi dựng được nghiệp đế vương cai trị thiên hạ lại tự chịu từ bỏ cơ nghiệp đó (dù cho các thế hệ nối tiếp sau đã hư hỏng ) cho kẻ khác? Không bao giờ !

      Vậy thì với truyền thống đó Đảng ( LĐ hay CS ) đã lãnh đạo dân làm cuộc CM và mấy cuộc chiến tranh để giành được quyền cai trị đất nước ( đố ai phủ nhận việc này đấy ) lại tự nguyện từ bỏ địa vị và quyền lợi đó. Hoang tưởng ! Vâng, đúng là các vị tiền bối như Hồ chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn hữu Thọ....có công lớn ,xứng đáng được ghi nhớ tôn vinh. Nhưng bây giờ, những kẻ thư sinh mặt trắng cả ,đều như dân thường chúng ta , mỗi người một việc, công lao gì, sao lại đòi như các vị tiền bối ? Đó, vì cái đó mà họ cắm mác lê vào hồ gươm để chứng tỏ cho dân biết họ là người thừa kế độc quyền, do đó họ có quyền thừa hưởng các công lao của tiền bối .

      Nhưng Đảng không phải là một ông vua, vậy làm như vua ngày xưa thì tự nhiên không thể được nhân dân chấp nhận.Thế thì họ đã, đang và sẽ phải dùng vũ lực, đàn áp, vô pháp luật, kiêu bình, thậm chí cả lưu manh...để giữ. Triều tiên đã dùng cách đó, bị cô lập về đối ngoại thì dồn sức làm vũ khí hạt nhân để đối chọi. Lãnh đạo Việt Nam đã lỡ cơ hội đó và không có khả năng làm như Triều Tiên. Việt Nam cũng không lớn như Tàu để mà một mình một ngựa được. Theo Tàu thì lại càng nguy, nguy vì Tàu một thì nguy hơn với dân mươi, vì dân Việt có chết cũng không chịu nô lệ cho Tàu. Chỉ cần lộ ý đồ bán nước cho tàu thì đảng sẽ chết không kịp ngáp. Dù biết vậy, nhưng quyết tâm để giữ được như vua thì không thay đổi. Ông Nguyễn văn An Chủ tịch Quốc hội đã từng lỡ tiết lộ rằng “chế độ ta là chế độ vua tập thể” (và nghe đâu còn nói rõ hơn rằng BCT đóng vai đó.).

      A ha ! Phát hiện này thật là hay. Sao lại không tận dụng nhỉ ?

      Nước Anh là quân chủ lập hiến, có quân vương cha truyền con nối, quyền lợi truyền đời. Nhưng nước Anh lại có hiến pháp, dân chủ, tự do thực sự cho người dân, không ai đòi lật đổ, chửi rủa vô lý. Như vậy, chế độ quân chủ có thể hài hoà cùng chế độ dân chủ. Tuyệt vời phải không ?

      Chế độ quân chủ thì hơn gì độc đảng toàn trị, đến ngày nay mà quân chủ còn cha truyền con nối, không làm gì mà vẫn sống xa hoa vương giả, vua không do dân bầu , thế mà vẫn chung sống hài hoà với văn minh dân chủ thì tại sao toàn trị độc đảng lại không làm được như vậy.

      Nếu mà nước ta trở thành một Vương (đảng) quốc lập hiến dân chủ như nước Anh thì có phải là lợi mọi đường : Đảng được tôn vinh mãi mãi, Dân được dân chủ, Tổ quốc được phát triền phồn vinh, Thế giới được một thành viên hoàn hảo, Tàu không bắt nạt được....

      (Rừng có mạch vách có tai-nhớ nhé)

      Một nhóm cấp tiến nhất có quyền lay trời chuyển đất đang (tuyệt mật) dự thảo một phương án theo mô hình Quân chủ lập hiến của Anh cho thể chế nước ta -tạm gọi là “Đảng chủ lập hiến “tóm tắt như sau :

      A- Đảng và lãnh đạo sẽ được dân coi như Hoàng gia, biểu tượng của quốc gia, không tham chính , giống hoàng gia Anh. Cung điện đã sẵn có rồi .Sẽ được cung phụng Vĩnh viễn từ quỹ quốc gia. (Dân đừng lo lấy tiền thuế nhé, vì đảng làm vua, không tham chính nữa, trao mọi tài sản lại cho quốc gia thì đổi lại sự cung phụng này lấy từ phần sinh lời của các tài sản đó là thừa đủ )
      B. Dân sẽ bầu ( thật) ra quốc hội ( hay hạ viện, nếu BCH TW được coi như Thượng Viện chỉ định , như Viện Nguyên lão Anh quốc).
      C. Để tránh đa đảng thì ghi vào hiến pháp là cấm dùng chữ Đảng, BCH,đảng bộ, đảng ủy ,đảng đoàn, chi ủy, chi bộ, đảng viên. Đó là độc quyền của Hoàng gia
      Đ. Xã hội dân sự không được thành lập Đảng. Chỉ có các phe phái, phong trào, nhóm lợi ích, nghề nghiệp, ái hữu, sở thích, ...không được có bạn chấp hành, chủ tịch, tổng bí thư, đảng viên cố định. Tối đa chỉ được có người phát ngôn do sự đồng thuận tạm thời.
      E. Các thành tố của xã hội dân sự sẽ hoạt động để vận đọng dân chúng ứng cử, đề cử và bầu cử tự do để bầu ra Quốc hội lập hiến để soạn hiến pháp với những điều tiên quyết A,B,C Và các điều khoản dân chủ, dân quyền, nhân quyền khác theo thông lệ quốc tế. Đồng thời soạn thảo luật bầu cử, để bầu ra Hạ Viện để lập pháp, soạn ra luật để hạ viện theo đó thành lập Chính phủ hành pháp, lập toà án để tư pháp. Các luật do quốc hội lập hiến bạn hành là hạ viện không có quyền sửa đổi. Quốc hội lập hiến sẽ giải thể sau khi đã có hạ viện. Muốn đổi hiến pháp thì cả hạ viện và thượng viện nhất trí đề nghị. Sẽ bầu quốc hội lập hiến mới để sửa đổi hiến pháp. Hoàng gia đảng phê chuẩn và bạn bố hiến pháp. Quốc hội lập hiến và Hạ Viện đều không có đa đảng, chỉ có phe phái thôi ( giống như CM Pháp, làm gì có đảng nào, chỉ có các phe Gia cô banh , Gì rông đanh ...mà thôi )
      Để chắc ăn, họ quyết định gửi một phái đoàn bí mật lãnh nhiệm vụ đi học mô hình tuyệt vời đó của Anh quốc .Vì để giữ bí mật nên chính thức quyết định chỉ ghi đi Ấn độ thôi, sang đến Ấn 1,2 ngày lập tức lén bay sang Anh , giống như Kissinger lén bay từ Pakistan sang Bắc Kinh năm 72 đấy. Và không cho đoàn này biết vì sao họ phải đi học mô hình Anh quốc. Đó là một quyết định không tệ chút nào.
      Đáng tiếc là do tin vào hồ sơ của BTC nên chọn nhầm phải mấy đứa bẻm mép, tham lam, trác táng, chỉ biết đi bằng mồm và đầu gối nên chúng tranh thủ chơi bởi phè phỡn rồi về viết báo cáo láo như mọi lần là xong. Người tính không bằng trời tính. Gặp đúng lúc con Covid Vũ Hán tung hoành nên bại lộ hết. Đại sự cũng hỏng. Cũng khó trách người lập mưu , đến như Khổng Minh vì nhẹ dạ sơ sẩy dùng Mã Tốc bẻm mép giữ Nhai Đình mà thua trận .
      Vậy nếu dân mạng muốn chửi bọn đi này vô đạo Đức, trác táng trụy lạc thì cứ chửi, nhưng đừng chửi vì sao lại lén đi Anh để học kinh nghiệm . Nhưng QUAN TRỌNG HƠN LÀ NHÂN DÂN, TRƯỚC MẮT LÀ CƯ DẬN MẠNG HÃY HẾT SƯC TÌM MỌI CÁCH ĐỂ PHƯƠNG ÁN LẬP HIẾN DÂN CHỦ NHƯ ANH QUỐC ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO THỂ CHẾ NƯỚC TA THAY CHO TOÀN TRỊ ĐỘC ĐẢNG. ĐÂY LÀ MỘT SỰ CHUYỂN ĐỔI HOÀ BÌNH, TẤT CẢ MỌI BÊN ĐỀU HƯỞNG LỢI, MỌI YÊU CẦU ĐỀU ĐƯỢC ĐÁP ỨNG, TẤT CẢ ĐỀU THẮNG !
      Được biết nhiều phe phái cả hai phía đều đang chống phá phương án chuyển đổi hoà bình rất kịch liệt. Phe đang nắm quyền thì quyết giữ nguyên, phe thù dịch ( thật ) thì chỉ muốn gây bạo loan lật đổ để chiếm quyền cái trị như vua mới, còn tệ hơn. Còn một loại nữa cứ đánh phá cho sướng cái đã, đến đâu thì đến.
      Những cư dân mạng có lương tri hãy cùng nhau góp ý, bổ sung , sửa chữa ...sao cho có được phương án chuyển biến sang lập hiến dân chủ tốt nhất. Lấy ví dụ như tên gọi thể chế thế nào cho ổn, tên nước là gì, có nên gọi là thượng viện hạ viện không vv và vv

      P/S: Mỗ viết thế sự phiếm đàm này vào ngày đen đủi thứ sáu mười ba, bàn về sự đen đùi của quốc gia thế sự.. Ai có gan thì đọc, Mỗ không chịu trách nhiệm

      https://www.facebook.com/gianinh.tran.3/posts/2537732786440310






      9.

      Thứ Sáu 13/03/2020 - 23:13



      Dân trí Trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 mắc Covid-19 (tên N.Q.T, ở Ba Đình, Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”,...

      >>Hà Nội: Khu vực cách ly nhà "bệnh nhân 21" nhiễm nCoV
      >>Nhìn từ ca Covid-19 thứ 21: Nguy cơ lây nhiễm trên máy bay có thực sự cao?
      >>Cách ly y tế 50 trường hợp tiếp xúc ca mắc Covid - 19 thứ 21 tại Việt Nam

      Ngày 13/3, thông tin từ Bộ Công an, trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 mắc Covid-19 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận.
      "Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội" - Bộ Công an cho biết.












      Bộ Công an: Một số đối tượng bịa đặt bệnh nhân số 21 có bồ nhí, con riêng - 1
      Cán bộ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an làm việc với đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc tại Cơ quan Công an.

      Cũng theo Bộ Công an, cùng với việc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng tung tin xuyên tạc tình hình về dịch bệnh Covid-19, ngày 13/3/2020, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21. Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), Doãn Thị Kim Phượng (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Vân (SN 1994, trú tại Đông Anh, TP Hà Nội)… 
      Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T.
      Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.












      Bộ Công an: Một số đối tượng bịa đặt bệnh nhân số 21 có bồ nhí, con riêng - 2
      Hình ảnh Facebook của đối tượng Nguyễn Thị Vân đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội.

      Các đơn vị chức năng của Bộ Công an căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xem xét hình thức xử lý, đồng thời, tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ các đối tượng tung tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.



      8.




      Triệu tập người bịa tin bệnh nhân COVID số 21 ‘có bồ nhí’
      (PLO)- Thông tin bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 21 “có bồ nhí”, “khai báo y tế không trung thực”… là không chính xác.

      Ngày 13-3, Bộ Công an cho biết trên không gian mạng lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội). Trong đó, có thông tin bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…
      Những thông tin trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhân cơ hội đã gia tăng kích động, xuyên tạc, gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
      Triệu tập người bịa tin bệnh nhân COVID số 21 ‘có bồ nhí’ - ảnh 1
      Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an làm việc với đối tượng đưa tin bịa đặt, xuyên tạc. Ảnh: BCA
      Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21.
      Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), Doãn Thị Kim Phượng (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Vân (SN 1994, trú tại Đông Anh, TP Hà Nội)…
       Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T. Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.
      Bộ Công an cho hay các đơn vị chức năng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xem xét hình thức xử lý. Đồng thời, cơ quan côn an tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ các đối tượng tung tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

      Tuyến Phan


      https://plo.vn/thoi-su/trieu-tap-nguoi-bia-tin-benh-nhan-covid-so-21-co-bo-nhi-896558.html


      7.

      Diễn viên Mỹ Linh lên tiếng về tin đồn “bị bế đi cách ly” vì là bồ nhí của bệnh nhân số 21


















      VietTimes – Diễn viên Mỹ Linh đã rất bất ngờ với những thông tin thất thiệt trên mạng xã hội rằng cô là bồ nhí và có con riêng với bệnh nhân số 21 nhiễm Covid-19.















      Diễn viên Nguyễn Mỹ Linh
      Diễn viên Nguyễn Mỹ Linh

      Từ tối 11 tháng 3, gần một chục tài khoản trên Facebook đã đăng tải thông tin rằng bệnh nhân số 21 N.Q.T sau khi đi công tác nước ngoài về đã đến nhà bồ nhí với con riêng ở tòa R4 Royal City khiến cho hai mẹ con cô này bị “bế đi cách ly”, khiến cả chung cư ầm ĩ. Hình ảnh mà các tài khoản Facebook này đưa lên là diễn viên Mỹ Linh và bé Moon.
      Đã rất nhiều người tin rằng thông tin thất thiệt này là thật và đăng tải những lời bình luận tiêu cực về bệnh nhân số 21. Người ta cũng chia sẻ bài viết trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.
      Diễn viên Mỹ Linh lên tiếng về tin đồn “bị bế đi cách ly” vì là bồ nhí của bệnh nhân số 21 - ảnh 1
      Diễn viên Mỹ Linh lên tiếng về tin đồn “bị bế đi cách ly” vì là bồ nhí của bệnh nhân số 21 - ảnh 2
      Nhiều tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thực (ảnh: NVCC)
      VietTimes đã liên hệ với diễn viên Nguyễn Mỹ Linh. Cô cho biết mình rất bất ngờ và bất bình với những thông tin sai lệch trên Facebook. Mỹ Linh nói rằng mình không có quan hệ gì với bệnh nhân số 21. Cô và bé Moon vẫn đang sinh hoạt bình thường và không hề bị cách ly.
      Về những hình ảnh trên Facebook, Mỹ Linh nói rằng đó là ảnh cô chụp với bé Moon và hai người bạn diễn khác trong một bộ phim trên kênh H.O, nhưng họ cố tình cắt ảnh hai người bạn diễn đi. Thực tế thì bé Moon – 6 tuổi – không phải là con của Mỹ Linh mà là bạn diễn đã cùng nhau diễn xuất trong nhiều bộ phim ngắn.
      • Diễn viên Mỹ Linh lên tiếng về tin đồn “bị bế đi cách ly” vì là bồ nhí của bệnh nhân số 21 - ảnh 3
        Diễn viên Mỹ Linh chụp ảnh cùng bé Moon và thành viên đoàn phim
      Mỹ Linh cho biết tin đồn thất thiệt đã ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống riêng tư của cô. Một số bạn bè của cô cũng tưởng đó là sự thật, chưa kể một số họ hàng xa ở dưới quê không được xác thực thông tin. Không chỉ người dân bàn tán xôn xao ở các quán cafe mà thông tin sai lệch này còn truyền đến cả gia đình chồng sắp cưới của Mỹ Linh cũng như bạn bè công ty chồng.
      Hôm nay, Mỹ Linh và mẹ bé Moon đã phản ánh sự việc với công an thành phố Hà Nội và đã được ghi nhận. Một số tài khoản đăng tin đồn thất thiệt sau khi bị cảnh báo đã xóa status đi, nhưng bạn bè của Mỹ Linh cũng đã kịp chụp lại màn hình.
      Mỹ Linh cho biết đây không phải là lần đầu tiên cô bị người ta gán ghép vào những tin sai sự thực. Trước đây cô từng bị cắt ảnh và phao tin là một thành viên ban quản trị của trường Gateway – nơi có cháu bé tử vong vì bị để quên trên xe. Nhưng sự việc đó không lan truyền quá nhiều và không nghiêm trọng như sự việc lần này.
      Khi phóng viên VietTimes hỏi rằng cô có muốn kiện và đòi tiền đền bù từ các tài khoản bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội, Mỹ Linh nói rằng cô muốn những người tung tin thất thiệt phải lên công an để nộp phạt và số tiền đó sẽ được sử dụng cho quỹ phòng chống dịch Covid-19 của nhà nước. Cô cũng muốn mọi người đừng vội tin vào những bài viết từ các tài khoản không chính thống rồi chia sẻ tràn lan làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người khác.
      Diễn viên Mỹ Linh lên tiếng về tin đồn “bị bế đi cách ly” vì là bồ nhí của bệnh nhân số 21 - ảnh 8
      Các thành viên đoàn làm phim kênh H.O (ảnh NVCC)
      Theo tìm hiểu thì tài khoản Facebook đầu tiên đăng tải thông tin sai sự thực về Mỹ Linh và bệnh nhân số 21 là tài khoản LS. N.K.N. Truy cập vào xem thì thấy đây là tài khoản thường xuyên đưa tin bôi nhọ nhà nước.
      Đối với hành vi bôi nhọ, nói xấu người khác trên mạng xã hội, luật pháp Việt Nam đã có quy định phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng và có thể bị phạt tù 2 năm tùy theo mức độ vi phạm.
      Như vậy, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo trước những thông tin từ các tài khoản không chính thống, tránh chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
      Theo quy định pháp luật, hành vi nhục mạ, nói xấu người khác trên mạng xã hội thì tùy vào mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
      Về xử phạt hành chính:
      Theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi bôi nhọ, nói xấu người khác trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
      Về xử lý hình sự:
      Hành vi nói xấu người khác có mức độ nghiêm trọng sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào tội “Làm nhục người khác” được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để nói xấu, bôi nhọ người khác sẽ phạm vào Điểm e Khoản 2 Điều 155 với mức hình phạt lên đến 2 năm tù.
      https://viettimes.vn/dien-vien-my-linh-len-tieng-ve-tin-don-bi-be-di-cach-ly-vi-la-bo-nhi-cua-benh-nhan-so-21-383203.html




      6. Ông chủ Tre Làng lên tiếng, 12/3/2020

      "


      Hoàng Dũng, một kẻ đội lốt zân chủ, được Mỹ cấp quy chế tỵ nạn ở Mỹ đã làm giả thông báo từ "Trần Việt Tân, Bộ công an" loan tin:

      "Bệnh nhân số 21 - ông Thuấn - khai ko đúng sự thật là đã đi đâu từ lúc xuống sân bay, cơ quan nhà nước đi hốt người mà ông ý tiếp xúc ko đúng và ko trích xuất dc camera hình ảnh nơi ông ý đến nên bắt ông ý khai lại. Hoá ra là nói dối, xuống sân bay đến nhà bồ nhí ở R4 Royal City, công an và y tế vừa đến bế bà bồ nhí đi và phát hiện còn có con riêng nên bế cả 2 mẹ con đi, đang ầm ĩ cả chung cư”

      Tin đểu của nhà dân chủ cuội Hoàng Dũng đã ngay lập tức được chia sẻ trên Facebook và tất nhiên, đám đầu người não chó cùng đám vong nô hủi quốc hoan hỉ ra mặt bởi ông Thuấn bị gạch đá tơi bời.

      Tin của Hoàng Dũng sau đó được Châu Xuân Nguyễn đăng lại trên blog cá nhân có thêm mắm muối tiêu ớt.

      Chửi ông Thuấn chỉ là cái cớ, đằng sau đó là âm mưu hạ uy tín của đảng và chế độ.

      Người tiếp tay cho Hoàng Dũng tiếp theo là Fbker Ngọc Vũ. Nhưng ngay sau đó đã phải hạ bài, đính chính và xin lỗi cộng đồng mạng vì biết được thông tin này là sai sự thật.

      Fbker Ngọc Vũ đã phải "Thông báo cải chính về thông tin chị Châm ở khu Royal City liên quan tới bệnh nhân T21",. Nguyên văn như sau:
      "Khi Ngoc Vu đăng bài về nguồn tin Thuấn 21 thì có anh bạn nhắn là:
      Thông tin hoàn toàn sai lệch, vì nhà anh bạn Ngoc Vu là căn nhà sát nhà chị Châm, ở khu Royal City. Chị Châm sinh năm 1972 hiện đang là Viện Phó Viện Khoa học và Xã hội ở số 1 Liễu Giai.
      Ông Thuấn T21 cùng với chị Châm và một số người với một dự án nào đó đã làm việc và tiếp xúc trực tiếp 4 buổi. Sau khi làm việc tiếp xúc trực tiếp với T21 thì thông tin T21 đã bị dương tính với virus tàu thì chị Châm đã báo lên cơ quan và BQL toà nhà Royal. BQL toà nhà thông báo rất rõ đến từng căn hộ.
      Chị ấy và cô con gái tự cách ly và chờ cách ly lập trung. Và chị Châm cùng con gái vừa du học ở Mỹ về đã xét nghiệm 2 lần và điều là âm tính.
      Hiện Ngoc Vu đã có ảnh của 2 mẹ con chị Châm nhưng không đăng lên vì như thế là sai luật. Đây là thông tin chính xác mà các anh chị em hàng xóm quanh nhà chị Châm xác thực là thông tin đúng.
      Chúng ta đưa thông tin là điều rất cần thiết và lúc này, nhưng nếu thông tin sai thì mọi điều sẽ trở nên tệ hại hơn. Và nhất là khi đăng thông tin sai trái về đời tư riêng của một ai đó, sẽ có hệ luỵ thật tệ hại tới cuộc sống của họ sau này.
      Ngoc Vu sẽ xoá 2 bài viết về chị Châm và thành nhật xin lỗi chị ấy cùng toàn thể cộng đồng". 
      Mời xem ảnh chụp màn hình dưới đây:


      Đáng lưu ý, người phụ nữ bị ghép ảnh và gán cho là bồ của ông Thuấn đã chính thức lên tiếng cảnh báo yêu cầu những ai lan truyền thông tin sai trái này phải gỡ bài. Mời xem hình dưới:

      Tuy nhiên, dù đã nhận được lời cảnh báo của nạn nhân và dù biết mình vi phạm pháp luật, nhưng đến giờ này, những kẻ tự xưng là "đấu tranh dân chủ" như Hoàng Dũng và đồng bọn trong nước của anh ta vẫn giữ nguyên bài và dòng comment thoá mạ ông Thuấn.

      Có lẽ, xuyên tạc sự thật, bịa đặt, gian dối chính là phương thức "đấu tranh" của đám bất lương mạo danh dân chủ.


      Ảnh trên là nàng dân chủ Ngọc Vũ, ai nhận ra cô này trong vụ HD981 không?
      "




      5. Trương Huy San, 11/3/2020

      "

      Anh Nguyễn Văn Vĩnh (Vinh Nguyen Van), cựu TBT báo Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao, vừa có bài viết rất hay về chuyến đi Anh - Ấn của “Tổ biên tập văn kiện về kinh tế - xã hội cho ĐH Đảng XIII” được dẫn đầu bởi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và GS Nguyễn Quang Thuấn. Tôi không biết chuyến đi mới này có ý nghĩa thế nào. Nhưng thấy rất cần nhắc lại những chuyến đi góp phần làm thay đổi Việt Nam của các nhà lãnh đạo thời đổi mới.
      Tháng 12-1990, những người soạn thảo “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” - một trong ba văn kiện chính của Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991 – cũng đã có một chuyến “khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế ở bốn nước châu Á.” Chuyến đi do Quỹ Christopher Reynolds bảo trợ về tài chính và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Phát triển thuộc trường Đại học Harvard (Harvard International Institute of Development-HIID) giúp đỡ về chương trình, nội dung nghiên cứu.
      Họ đi thành hai đoàn: đoàn thứ nhất do ông Phan Văn Tiệm làm trưởng đoàn đi Đài Loan và Thái Lan trong tháng 12-1990; đoàn thứ hai do ông Phan Văn Khải làm trưởng đoàn, đi Indonesia và Hàn Quốc trong tháng 1-1991. Mỗi đoàn chỉ có 5 người, phiên dịch và những quan chức cấp cao thèm khát sự hiểu biết.
      Không chỉ làm việc trong những phiên chính thức, khi đã trở về khách sạn, ông Phan Văn Khải, ông Trần Đức Nguyên lại ngồi với Giáo sư David Dapice, ông Thomas Vallely [hai học giả nòng cốt sáng lập đại học Fulbright và vận hành Chương trình Việt Nam ở đại hoạc Harvard]. Ông Khải thừa nhận đây là những ngày ông ở trong tâm thế của một người đi học và những gì ông thu nhận được có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình thành các chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thập niên 1990.
      Cũng trong thập niên 1990s, lãnh đạo Việt Nam từ Thủ tướng Võ Văn Kiệt trở xuống đều biết đâu là lỗ hổng kiến thức của mình. Họ cắp sách đến lớp, dự hội thảo, trực tiếp trao đổi và lắng nghe như những học trò. Điều mà họ học được, theo chính những người như ông Phan Văn Khải, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là: Quốc doanh thường kém hiệu quả hơn tư nhân và sự can thiệp sâu của nhà nước chỉ làm cho nền kinh tế bị động và ỷ lại. Khi đó cho dù ông Kiệt đã nói đến "nguy cơ tham nhũng" nhưng ông cũng không thể ngờ bộ máy có thể nhũng nhiễu như thế này.
      Cũng trong những năm ấy, những người bây giờ đang lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay chủ yếu còn là những cán bộ cấp thấp. Họ chưa thuộc thành phần được đi học để vận hành một nền kinh tế thị trường. Không ít người lúc đó chỉ trải nghiệm tính man rợ của chợ búa Đông Âu. Khi có trong tay quyền lực, số người tự học không nhiều; không ít người tự cho rằng, ta quyền cao chức trọng hơn người thì hiểu biết hẳn phải hơn người.
      Đó là lý do mà Việt Nam một thời, trong hàng lãnh đạo có “phe đổi mới”, muốn hoàn thiện nền kinh tế thị trường; có “phe bảo thủ”, đòi giữ những xác chết sản sinh từ mô hình Xô-Viết.
      Thời nay, kể cả những người hiểu biết không thấu đáo về nhà nước và về vai trò lãnh đạo của mình, không ai còn đủ lú lẫn để được coi là “bảo thủ”; tuy trong lòng họ biết CNXH là cái gì nhưng chỉ một số ít dứt khoát, mong muốn hoàn thiện nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền; phần còn lại, chỉ thèm khát tình trạng nửa vời để tiếp tục sử dụng những bàn tay nhớp nhúa, nhân danh nhà nước, thọc không từ một chỗ nào vào mỗi cuộc mưu sinh nhỏ to của dân chúng.
      "


      "
      Định chẳng nói, nhưng vì mình đang ở Anh nên không nói gì lại bảo né tránh. Chứ thực ra khối chuyện đáng nói về chuyến đi Ấn Độ và Anh trở về nước của đoàn bộ KHĐT. Chuyến đi đúng là đang gây bão truyền thông - cả báo chí nhà nước và cả mạng xã hội.
      Cộng đồng mạng nhớ lại cho, chính Bộ KHĐT (ông Nguyễn Chí Dũng là bộ trưởng) - nơi đã lập danh sách các doanh nghiệp đi tháp tùng CT Quốc hội thăm Hàn Quốc, sau chuyến thăm này 9 người đã bỏ đoàn ở lại xứ Hàn. Vụ việc gây tiếng xấu trong công luận này người lãnh đạo cao nhất của bộ KHĐT chịu trách nhiệm ra sao nay vẫn chưa rõ nên dư luận còn đồn đại nhiều chuyện vượt ra ngoài chuyến đi...
      Rồi vừa đây ông Dũng lại dẫn đầu đoàn 12 người của Bộ ông (kèm một ông lý luận cấp cao họ Nguyễn tên Quang Thuấn) đi thăm Ấn Độ và Anh.
      Được biết đoàn có danh nghĩa là Tổ biên tập văn kiện về kinh tế - xã hội của ĐH Đảng (lần thứ 13 đang chuẩn bị để quý 1 - 2021 họp).
      Với Ấn thì chuyến thăm đó còn có chút ý nghĩa vì có thể học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, ý thức tự lực tự cường của quốc gia này...
      Chứ bảo sang Anh thì chư vị học tập ở nước họ, ở lãnh đạo họ cái gì nhỉ? Chả lẽ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa của họ "đang giãy chết". Chưa nói rùng rùng 12 người kéo quân sang Luân Đôn có vài ba ngày, thì cưỡi ngựa xem hoa thôi chứ phỏng được tích sự gì? Nếu sang thực chất làm việc, học tập kinh nghiệm Anh thì chỉ cần vài ba người thật giỏi (trong đó có giỏi tiếng Anh là bắt buộc), sang hẳn vài ba bốn tháng, gặp những người, những cơ chế, tổ chức đích đáng (đương nhiên phải có chuẩn bị kỹ lưỡng) thì sẽ thu hoạch được nhiều điều có ích cho xây dựng kinh tế-xã hội của đất nước ta hiện nay đấy.
      Chưa hết, sạu chuyến đi từ Anh về, ông Dũng tổ chức tiệc tùng tốn kém, gây tiếng xấu trong dư luận dân chúng; rồi ông Thuấn oái oăm thay lại vác con bệnh covid-19 làm lây lan (hoặc nghi lây lan) sang cộng đồng. Bao nhiêu người ở Hà Nội mà ông hoắng huýt gặp gỡ, hì hả nói chuyện về chuyến đi, tung tẩy đi ăn nhà hàng sang, đi chơi golf để bao nhiêu con người tiếp xúc với ông giờ họ lo lắng bị lây nhiễm bệnh tật. Nhân dân Hà Nội, như dư luận trên mạng, đúng là đang khổ sở vì 2 ông quan to mà cũng vô duyên vô dáng này.
      Kết lại vài dòng dưới đây: Qua việc làm của ông Dũng, ông Thuấn, 2 ông trong mắt người dân chắc chắn không còn xứng đáng ngồi lại ở cái ghế trong Tổ biên tập văn kiện cho ĐH Đảng sắp tới nữa.
      Tôi nghĩ ở cấp rất cao (trên 2 ông này) rất nên có một quyết định hợp lòng dân vào lúc này. Cuộc đấu tranh chống sự thoái hóa biến chất của cán bộ cấp cao là ở đây chứ còn phải đi tìm ở đâu nữa?!
      "





      4.



















      Sân golf Vân Trì đang tạm đóng cửa. (Hình: Dân Việt)

      HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 11 Tháng Ba, mạng xã hội vẫn còn nhiều bàn tán về vụ chơi golf tiền tỉ của bệnh nhân thứ 21 nhiễm COVID-19 Nguyễn Quang Thuấn, phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương Đảng CSVN, cựu chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
      Hành trình và thói tiêu xài của ông Thuấn chỉ lộ ra sau khi các báo nhà nước đưa tin về ca thứ 21 nhiễm COVID-19 là “ông N.Q.T., 61 tuổi, ngụ ở phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, hiện đang được chữa trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương.” Đến nay, vẫn chưa có báo nào ở Việt Nam dám viết thẳng danh tính của ông Thuấn.
      Tuy vậy, một số tờ báo bắt đầu săm soi câu lạc bộ đánh golf hiển thị trong báo cáo của nhà chức trách về hành trình của ông Thuấn sau khi rời ghế hạng thương gia trên chuyến bay của Hãng Hàng Không Vietnam Airlines từ London, Anh, về Nội Bài, hôm 2 Tháng Ba.
      Theo đó, ông Thuấn là hội viên của sân golf Vân Trì, tọa lạc tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội, nằm cách đường cao tốc Hà Nội-Nội Bài 4km, và được mô tả “ở vị trí rất thuận tiện, đảm bảo an ninh, là sân golf đáng chơi nhất tại miền Bắc.”
      Sau khi có tin ông Thuấn nhiễm COVID-19 và có ghé sân golf Vân Trì vào hôm 6 Tháng Ba, câu lạc bộ này lập tức ra thông báo tạm đóng cửa từ ngày 8 đến 15 Tháng Ba.
      Báo VTC News mô tả: “Sân golf Vân Trì được coi là có mức phí cao nhất ở miền Bắc. Với mức phí này, những khách chơi tại Vân Trì golf club được coi là những người có điều kiện, thuộc giới thượng lưu.”






      Ông Nguyễn Quang Thuấn, cựu chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. (Hình: Lê Hiệp/Thanh Niên)

      Báo Dân Việt dẫn lại biểu phí của sân golf này cho thấy mỗi hội viên phải trả phí ghi danh 3.6 tỉ đồng ($155,706) cho thời hạn 30 năm, chưa kể phí thường niên 50.5 triệu đồng ($2,178). Mức phí này được giải thích là các thành viên phải chi “để tận hưởng không gian riêng tư,” vì sân golf này giới hạn chỉ 400 hội viên.
      Cũng theo báo Dân Việt, sân golf Vân Trì do công ty Noble Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, làm chủ đầu tư. Chủ tịch doanh nghiệp này được ghi nhận là ông Kim Woo Choong, cựu chủ tịch Deawoo E&C.
      Điều khiến công luận chú ý là mức lương của ông Thuấn tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam và Hội Đồng Lý Luận Trung Ương Đảng CSVN có “thấm tháp” gì với mức phí hội viên mà ông phải trả cho sân golf Vân Trì. Và nếu ông này không trả các con số nêu trên thì ai đã trả thay ông?
      Trong một diễn biến khác, báo Thanh Niên hôm 3 Tháng Ba cho hay sân golf Vân Trì là một trong những sân golf ở Hà Nội đang bị Tổng Cục Quản Lý Đất Đai, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN lập đoàn thanh tra “việc quản lý, sử dụng đất.”
      Ông Nguyễn Văn Vĩnh, cựu tổng biên tập báo Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao CSVN, bình luận trên trang cá nhân: “…Ông Thuấn oái oăm thay lại vác con bệnh COVID-19 làm lây lan (hoặc nghi lây lan) sang cộng đồng. Bao nhiêu người ở Hà Nội mà ông hoắng huýt gặp gỡ, hỉ hả nói chuyện về chuyến đi, tung tẩy đi ăn nhà hàng sang, đi chơi golf để bao nhiêu con người tiếp xúc với ông giờ họ lo lắng bị lây nhiễm bệnh tật.”
      Ông Vĩnh viết thêm rằng Nguyễn Quang Thuấn, cùng với ông Nguyễn Chí Dũng (bộ trưởng Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư CSVN, cùng ngồi ghế hạng thương gia trong chuyến bay về Nội Bài hôm 2 Tháng Ba với ông Thuấn) “trong mắt người dân chắc chắn không còn xứng đáng ngồi lại ở cái ghế trong tổ biên tập văn kiện cho đại hội đảng sắp tới nữa.”
      “Tôi nghĩ ở cấp rất cao (trên hai ông này) rất nên có một quyết định hợp lòng dân vào lúc này. Cuộc đấu tranh chống sự thoái hóa biến chất của cán bộ cấp cao là ở đây chứ còn phải đi tìm ở đâu nữa?” theo Facebook Vinh Nguyen Van. (N.H.K)




      3.

      10/03/2020
      VOA Tiếng Việt
















      Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

      Một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội Việt Nam gần đây chỉ trích các cán bộ lãnh đạo cấp bộ đi công tác nước ngoài giữa mùa dịch Covid-19, bị lây nhiễm và được hưởng đặc quyền đặc lợi.
      Như báo chí chính thống trong nước đã đưa tin, một cán bộ bị lây nhiễm và nhiều cán bộ khác trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phải cách ly, sau khi đi trên chuyến bay VN0054 hôm 2/3 từ London đến Hà Nội.
      Nhà chức trách Việt Nam cho rằng nguồn lây nhiễm là một cô gái trẻ có tên viết tắt là N.H.N. Về mặt chính thức, cô được đánh số là “bệnh nhân thứ 17”, tiếp nối vào danh sách 16 ca đã nhiễm virus corona chủng mới ở Việt Nam.
      Cả 16 ca nhiễm đầu tiên đều đã khỏi bệnh và ra viện cách đây vài tuần.
      Được cho là lây nhiễm từ cô N.H.N có bệnh nhân thứ 21, có tên gọi tắt là N.Q.T. Một vài tờ báo Việt Nam ban đầu đưa ra thông tin rằng đó là ông Nguyễn Quang Thuấn, một nhà lý luận cao cấp của Đảng Cộng sản và từng là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin đó nhanh chóng bị gỡ xuống.
      Ba ngày sau khi các ca nhiễm trên chuyến bay VN0054 được phát hiện, hôm 9/3, chủ tịch của thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, nhận xét với báo chí rằng “bệnh nhân thứ 21” là người đã đi lại và tiếp xúc “phức tạp nhất”, có “nguy cơ cao nhất” làm lây lan Covid-19 trong thành phố, có thể lên đến 500 người.
      Theo tìm hiểu của VOA, nhiều nguồn tin nói ông N.Q.T đã tham gia một số cuộc họp tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Hội Đồng Lý Luận Trung ương, trước khi trở bệnh và nhập viện.
      Hoạt động của ông T đã dẫn đến việc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam “tạm đóng cửa” từ 10-15/3.
      Trong khi đó, do ngồi gần cô N, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thực hiện “cách ly tại nhà”. Toàn bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Nghệ An cũng phải “cách ly tại nhà” do đã gặp vị bộ trưởng. Đến hôm 9/3, Bộ Y tế nói ông Dũng được xét nghiệm 2 lần đều cho kết quả âm tính.
      Nữ nhà báo Bạch Hoàn, một Facebooker có tới hơn 205.000 người theo dõi, hôm 10/3 đưa ra chất vấn trên trang cá nhân vì sao Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cần phải cử đoàn công tác đi Ấn Độ và Anh giữa lúc dịch bệnh lây lan rộng.













      Nhân viên y tế làm công tác khử trùng ở một phố của Hà Nội, 7/3/2020. REUTERS/Kham

      Bà Hoàn cũng đề nghị bộ làm rõ liệu đoàn công tác có các hoạt động xa hoa, lãng phí như “tổ chức tiệc tùng” và “mời ca sĩ đến” hay không, ai chịu trách nhiệm và lấy nguồn tiền ở đâu cho những việc này.
      “Trong bối cảnh cả bộ máy gồng lên chống dịch, đời sống của người dân xáo trộn, hoạt động sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu đình đốn, nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại mở tiệc ăn mừng, thì có còn xứng đáng đứng trong bộ máy nữa không?”, nữ Facebooker có nhiều ảnh hưởng bày tỏ ý kiến trong đoạn cuối bài viết của bà.
      Bài viết nhận được hơn 10.000 phản ứng yêu thích và gần 1.000 lời bình luận ủng hộ. Cũng có gần 1.000 người khác chia sẻ tiếp bài viết trên Facebook.
      Một nhà báo khác, ông Võ Đức Phúc, với tổng cộng gần 38.000 người theo dõi trên Facebook, viết hôm 10/3 trên trang cá nhân với đề nghị rằng Bộ trưởng Dũng “cũng phải gương mẫu chấp hành” việc cách ly tập trung trong bối cảnh có dịch bệnh, thay vì cách ly tại nhà.
      “Bộ trưởng cũng là người chứ có phải là động vật quý hiếm đâu mà được ưu ái hơn dân. Nếu bộ trưởng được phép cách ly tại nhà thì dân có điều kiện cũng phải được như vậy”, ông Phúc viết.
      VOA cố gắng liên lạc với các cơ quan của Việt Nam để kiểm chứng thông tin về các hoạt động liên quan đến đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng không nhận được hồi đáp.
      Facebooker Võ Đức Phúc cho rằng Bộ trưởng Dũng và quan chức về lý luận cấp trung ương đã “tiệc tùng phè phỡn”, gieo rắc “nỗi lo về lây nhiễm dịch bệnh”, làm “tốn tiền của nhà nước” và “công sức của cả hệ thống chính trị”. Vì vậy, họ đáng bị xử lý kỷ luật do đã “thiếu gương mẫu” của cán bộ đảng viên đang nắm giữ vị trí quan trọng.
      Một Facebooker khác, ông Hoàng Ngọc, lên án Bộ trưởng Dũng và quan chức được cho là có tên Nguyễn Quang Thuấn vì họ đã “thiếu cả tri thức, cả ý thức về phòng chống dịch bệnh cho chính mình, gia đình và cho cả cộng đồng”.
      Các bài viết của hai Facebooker kể trên cũng nhận được hàng nghìn bình luận, chia sẻ và phản ứng yêu thích.
      Ngoài các bài viết của một số Facebooker nhiều ảnh hưởng, trong những ngày qua, đông đảo người sử dụng mạng xã hội cũng đưa ra nhiều lời chỉ trích dành cho các quan chức tham gia đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
      Không rõ tác động của dư luận xã hội có liên quan ra sao, tuy nhiên, hôm 8/3, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài trong thời gian này để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch.





      2. Ông Mạc Văn Trang bình luận, 10/3/2020

      "
      Mạc Văn Trang
      Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội mà GS-TS Nguyễn Quang Thuấn từng làm Chủ tịch, rất hay sử dụng phương pháp nghiên cứu “Phân tích chân dung tâm lý”. Đó là phương pháp định tính, bổ sung cho phương pháp định lượng đo đạc đặc điểm tâm lý của nhóm khách thể mà “chân dung” này là một đại diên tiêu biểu. Cũng có thể gọi đó là “nghiên cứu trường hợp” điển hình (case study)…
      Nhân chuyện GS TS Nguyễn Quang Thuấn, người thứ 21 ở Việt Nam dương tính với Covid-19, dư luận xôn xao và có nhiều đồn thổi, tôi thử vận dụng phương pháp của Viện Tâm lý học, PHÁC THẢO CHÂN DUNG TÂM LÝ MỘT NHÀ LÝ LUẬN CAO CẤP của ĐẢNG CSVN xem sao.
      1. GSTS Nguyễn Quang Thuấn sinh năm 1959 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Kinh tế chính trị vào năm 1983. Sau một thời gian làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Ủy Ban Khoa học xã Hội Việt Nam, năm 1990 ông sang Nga làm luận án Tiến sỹ tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga và có bằng tiến sĩ kinh tế năm 1993….
      Giai đoạn 1990 – 1993 là lúc Liên Xô rối loạn và tan rã, vậy mà ông vẫn nghiên cứu, bảo vệ được LA TS. Như vậy chứng tỏ ông là người RẤT KHÔN KHÉO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CỦA MÌNH trong hoàn cảnh đất nước Liên xô hỗn loạn!
      2. Về nước, ông thăng tiến rất nhanh. Năm 2010 ông được phong thẳng lên GS (không qua PGS) – đây là trường hợp hiếm có, nhất là đối với người nghiên cứu Khoa học xã hội. CHỨNG TỎ ÔNG CÓ BIỆT TÀI! (1).
      3. Sau đó, ông là Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Rồi năm 2016, ông là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ông cũng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và là Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản VN… Chứng tỏ ông là loại trí thức được ĐẢNG CS, ĐÁNH GIÁ RẤT CAO, TIN TƯỞNG, TRỌNG DỤNG…
      4. Ông làm luận án TS ở Liên xô thời kinh tế XHCN theo mô hình nhà nước chỉ huy, kế hoạch hóa tập trung, bao cấp… Thứ lý luận mà chính Liên xô đã vứt bỏ. Nhưng ông đem lý luận đó về nhà “đổi mới” và chuyên đi tham quan học kinh nghiệm của các nước tư bản, rồi vận dụng thành lý luận “kinh tế thị trường định hướng XHCN” của VN. Chứng tỏ ông CHẾ BIẾN LÝ LUẬN RẤT TÀI TÌNH!
      5. Ông là nhà khoa học xã hội, thời gian ngồi đọc, nghiên cứu tài liệu và đi “điền dã” là chính; nhưng từ ngày 3/3 đến ngày 6/3, ông có đến 4 cuộc họp, 2 cuộc liên hoan ăn uống, nghe ca nhạc và 1 buổi đi đánh golf… Chứng tỏ ông rất HAM NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI KHOA HỌC!
      6. Ông là nhà lý luận của Đảng CS, đại diện cho giai cấp “Búa và Liềm”, nhưng ông rất quan tâm đi thực tế ở các nước tư bản; chứ chắc ông chưa đến Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Vườn rau lộc Hưng, Vũ La quê tôi … và nhất là Đồng Tâm gặp những dân oan mất đất, bị đánh đập, tù đày; hay gặp những công nhân ngộ độc thức ăn, biểu tình, mất việc … Vậy thì hẳn ông chẳng động lòng trắc ẩn đến giai cấp công – nông, mà lý luận của ông hẳn là làm sao lợi cho các nhà tư bản đầu tư vào Việt Nam và bảo vệ các nhóm lợi ích ngày càng giàu có… Nói cách khác, ông là nhà lý luận bảo vệ thể chế hiện hành, thuộc loại “CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH”!
      7. Ông nhân danh là nhà lý luận của Đảng CS, đại diện của giai cấp vô sản, luôn hô hào “Học tập làm theo Hồ Chí Minh”, nhưng ăn chơi của ông thì hơn cả tỉ phú tư sản, vì ông ăn, ở phải là khách sạn 5 sao, tiền vé chơi golf đã 3 tỉ đồng 1 năm; đi máy bay hạng Thương gia (nên mới ngồi bên nữ đại gia mang virus Vũ Hán thứ 17)… Vậy ra ông NHÂN DANH CỘNG SẢN NHƯNG LỐI SỐNG TRÊN CẢ TƯ SẢN!
      8. Tiền lương của ông có ngang Thủ tướng, cũng chừng 20 triệu 1 tháng, vậy tiền đâu, ông xài sang như vậy? Lại nghe nói nhà cửa, tài sản của ông cũng khá rủng rỉnh…Vậy chắc ông cũng được HƯỞNG LỢI TỪ CÁC NHÓM LỢI ÍCH bởi lý luận của ông giúp bảo vệ và đem lại những món lợi nhuận khổng lồ cho họ.
      9. Từ phác thảo, chấm phá vài nét chân dung tâm lý của một nhà lý luận cấp cao của Đảng CS cũng có thể suy ra đặc điểm chung của những thành viên khác của nhóm, chắc cũng tương tự như vậy… Họ không phải là trí thức theo nghĩa vốn có, mà là các nhà LÝ LUẬN CỦA GIAI CẤP MỚI thuộc về chế độ độc tài, toàn trị.
      10. Hiểu biết của tôi về GS TS Thuấn rất hạn hẹp. Mong các bạn biết rõ về GS, bổ sung những mặt ưu điểm của nhà lý luận cấp cao của Đảng “ta” cho hoàn chỉnh hơn, để bà con mình có nhận thức đầy đủ, toàn diện.





      10/3/2020
      MVT

      "






      1. Ông Nguyễn Ngọc Chu bình luận, ngày 9/3/2020

      "
      1. Bệnh nhân Virus Vũ Hán N21 đi hạng thương gia khứ hồi Hà Nội – London (không dưới 3000 USD) trị giá trên 70 triệu đồng. Giá trị này mua được 7 tấn gạo, nuôi sống một cán bộ thời bao cấp trong 44 năm 8 tháng, hay là nuôi sống 538 cán bộ trong một tháng (13kg/người/tháng).
      Nếu tính thời gian công tác 25/2 -1/3/2020 như trong lịch trình, trong đó 25-26 ở Ấn Độ, 27 -1/3 ở Anh, thì tối thiểu phải có 4 đêm ở khách sạn. Bao gồm 1 đêm ở Ấn Độ và ít nhất là 3 đêm ở Anh. Nếu tính giá khách sạn 5 sao 300 USD tức là 7 triệu đồng đêm thì tiền khách sạn là 28 triệu VND. Cộng chi phí ăn uống đi lại địa phương tổng chi phí cho chuyến đi không dưới 120 triệu đồng. Mua được 12 tấn gạo. Tính cả đoàn công tác trong chuyến đi gồm 12 người thì đã mất đi không dưới 100 tấn gạo.
      Không phải ôn nghèo kể khổ, bắt sống lại thời bao cấp, mà tính ra để biết nâng niu.
      2. Theo trang Web của Bộ KH-ĐT ngày 02/3/2020 thì:
      “Từ ngày 25/02 - 01/3/2020, Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã có chuyến làm việc và nghiên cứu thực tế tại Ấn Độ và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và học hỏi kinh nghiệm về hoạt độ,ng đổi mới, sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 để trình Đại hội XIII của Đảng” (http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45466&idcm=188).
      Xuất hiện hai câu hỏi hiển nhiên sau đây.
      - Tại sao lại chỉ thấy đoàn của nước ta đi học hỏi các nước TBCN để trình Đại Hội Đảng làm kế hoạch xây đựng CNXH, mà không thấy đoàn các nước TBCN sang nước ta là CNXH để học hỏi kinh nghiệm về xây dựng CNTB ở nước họ, trong khi ”CNXH ưu việt hơn”?
      - Những người chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng XIII không đi chuyến công tác này thì có ảnh hưởng gì đến văn kiện Đại hội Đảng XIII không?
      Trước đây thời bao cấp, khi chưa biết CNTB là gì, thì phải đi cho biết. Nay mở cửa đã 30 năm, CNTB đã tràn ngập vào nước ta, lại vào thời đại Internet, ngồi ở nhà cũng thấy được mọi m2 trên thế giới, thì không nhất thiết điều gì cũng phải đi đến tận nơi. Nên nhớ cho, từ nhiều trăm năm trước, các nhà thiên văn học đã tính được quỹ đạo chính xác của các vì sao cách xa hàng triệu km mà chẳng thể đặt chân đến tận nơi.
      3. Công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng hưởng thụ. Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người đã núp trong vỏ bọc công tác nước ngoài để dùng tiền ngân sách tiêu xài cho sự xa hoa thịnh vượng cá nhân. Nổi trội là tầng lớp lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lớn và tầng lớp có quyền chức từ tỉnh thành cho đến trung ương.
      Ở mặt khác, chính sách bảo kê đặc quyền đặc lợi đã với rộng cánh tay sang cả lĩnh vực đi công tác nước ngoài. Đó là các quy định cho cấp nào thì được đi hạng thương gia và ở khách sạn 5 sao, cùng với các mức chi tiêu cho mỗi giai tầng. Đó là sự phân biệt đẳng cấp, đi ngược với mục đích công bằng và bình đẳng của CNXH.
      Hàng năm, Chính Phủ và và các chính quyền địa phương trong cả nước đã chi cho bao nhiêu chuyến đi nước ngoài? Tổng kinh phí trên toàn quốc là bao nhiêu? Không phải hàng trăm tỷ mà là hàng ngàn tỷ!
      Viện dẫn thí dụ vài năm trước, chỉ riêng cựu bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong một năm đã đi công tác nước ngoài lên đến 163 ngày. Đó là những chuyến bay hạng thương gia cùng ăn ngủ ở khách sạn 5 sao.
      Cớ đi nước ngoài thật vô vàn. Chăm sóc cây trên phố cũng phải học nước ngoài, cán bộ đảng cũng phải nhờ bồi dưỡng... “Thượng vàng hạ cám” đều phải tìm cho được lý do để đi “công tác nước ngoài”.
      Từ cách nhìn của người quản lý túi tiền riêng, thì không dưới 50% chuyến đi nước ngoài của Nhà nước là không cần thiết; Và có thể rút gọn 50% thời gian, số lượng người, và chi phí. Từ đó để thấy, chí ít thì 75% trong tổng số toàn bộ tiền chi cho công tác nước ngoài của Nhà nước đã lãng phí.
      Đừng nói rằng đó là dự báo hồ đồ. Nếu áp dụng theo chính sách của các nước phát triển hàng đầu, thì chi phí đi công tác nước ngoài từ ngân sách ở nước ta sẽ dứt khoát bị cắt giảm không chỉ 75%.
      4. Để thấy sự khác biệt, xin nhắc lại trường hợp cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, rất oai phong tại lễ nhận chức của TT Donald Trump ngày 20/1/2016, nhưng sau đó chỉ được xe công vụ chở đến ga tàu, còn về nhà bằng tiền túi của mình trên chiếc ghế xe lửa bình thường.
      Có thể dẫn chứng nhiều trường hợp tương tự, chẳng hạn như Thủ tướng Đức Angela Merkel ngồi hạng ghế phổ thông, và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đi vé máy bay giá rẻ.
      5. Việt Nam đang là nước rất nghèo, nhưng cách xài tiền của quan chức và lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam khi đi công tác làm cho nhiều người nước ngoài ngạc nhiên. Sự cần kiệm của lãnh đạo bây giờ thua xa lớp lãnh đạo trước năm 1975. Không chỉ vì thời đó nghèo khó, mà do cốt cách rất khác biệt.
      Đừng viện dẫn các nước cũng có tiêu chuẩn phân biệt. Bởi luật pháp họ nghiêm minh và số lượng cán bộ Nhà nước của họ rất ít. Trong khi Nhà nước chúng ta có đến 12 triệu cán bộ dùng tiền ngân sách. Đây là một tỷ lệ rất lớn trên dân số so với các nước khác.
      Vì thế, trừ một số trường hợp, còn lại thì chỉ có xóa bỏ các tiêu chuẩn bảo kê đặc quyền đặc lợi các giai tầng, ngõ hầu mới ngăn chặn được sự tiêu xài hoang phí - núp trong vỏ bọc tiêu chuẩn.
      Biết rằng rất khó, bởi khi ngồi vào ghế quyền lực, chẳng ai dại gì lại tự cắt bỏ đặc quyền đặc lợi của chính mình. Ngân sách Nhà nước vì thế còn mãi bị phung phí.
      "



      0. Từ buổi sáng ngày 8/3/2020

      "


      Bộ Y tế vừa công bố bệnh nhân Covid-19 thứ 21, là GS-TS Nguyễn Quang Thuấn (1959, Hà Nội). Đây là người ngồi ghế 5A tương đối gần em Nhung 5K. Gs. Thuấn đã được đưa tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 vào tối 6/3.


      Gs. Thuấn nguyên là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Hội đồng lý luận TW; là một trong 16 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ!

      ---

      Rạng sáng 8/3, UBND Quảng Ninh đã họp khẩn sau khi cơ quan chức năng tỉnh xác định 04 du khách nước ngoài có dấu hiệu nhiễm Covid-19. Nhóm này cũng đều bay cùng em Nhung Richkid trên chuyến VN0054.
      --

      Cập nhật chiều 8/3: BYT số ca nhiễm Covid-19 đã tăng thêm 8 ca dương tính gồm: 04 ca ở Quảng Ninh, 02 ca ở Lào Cai, 02 ca ở Đà Nẵng.
      Tất cả những ca bệnh này đều là hành khách bay trên chuyến VN0054 từ London tới Nội Bài sáng 2/3.... Danh sách lây nhiễm vẫn chưa dừng lại.
      --

      Cập nhật 19:30 ngày 8/3: dương tính Covid-19 một nữ hành khách người Anh (66 tuổi) cũng đi trên chuyến bay VN0054 từ London tới Nội Bài sáng 2/3. Bà hiện đang ở Huế.
      Đây là ca nhiễm được công bố chính thức thứ 30 tại VN!
      ---

      Chiều 9/3, Bộ Y tế công bố thêm 01 ca dương tính với Covid-19 tại Việt Nam. Nam (49 tuổi, quốc tịch Anh) cùng đi chuyến VN0054 với em Nhung Richkid từ London về Hà Nội rạng sáng 2/3. Ông này ngồi ghế 3D, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bắc Quảng Nam.
      "
      ..


      7 nhận xét:

      1. 9. Bài của VTC ngày 12/3/2020

        Lãnh đạo sống xa hoa, chơi golf hạng sang nhất: Không phải tấm gương để dân học tập
        CHÍNH TRỊ Thứ Năm, 12/03/2020 08:15:00 +07:00

        Trả lờiXóa
      2. Diễn viên Mỹ Linh lên tiếng về tin đồn “bị bế đi cách ly” vì là bồ nhí của bệnh nhân số 21
        Hoài Nam
        hoainam@viettimes.vn
        Thứ Năm, ngày 12/3/2020 - 23:03


        VietTimes – Diễn viên Mỹ Linh đã rất bất ngờ với những thông tin thất thiệt trên mạng xã hội rằng cô là bồ nhí và có con riêng với bệnh nhân số 21 nhiễm Covid-19.

        Trả lờiXóa
      3. Thứ Sáu 13/03/2020 - 23:13

        Bộ Công an: Một số đối tượng bịa đặt bệnh nhân số 21 có "bồ nhí, con riêng"
        Chia sẻ
        Dân trí Trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 mắc Covid-19 (tên N.Q.T, ở Ba Đình, Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”,...

        >>Hà Nội: Khu vực cách ly nhà "bệnh nhân 21" nhiễm nCoV
        >>Nhìn từ ca Covid-19 thứ 21: Nguy cơ lây nhiễm trên máy bay có thực sự cao?
        >>Cách ly y tế 50 trường hợp tiếp xúc ca mắc Covid - 19 thứ 21 tại Việt Nam
        Ngày 13/3, thông tin từ Bộ Công an, trên không gian mạng những ngày qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 mắc Covid-19 (tên N.Q.T, trú tại Ba Đình, TP Hà Nội), bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận.

        Trả lờiXóa
      4. 12.

        Xét nghiệm lần cuối trước khi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi làm trở lại
        Quan tâm015/03/2020 09:34 GMT+7
        Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng sau 3 lần xét nghiệm đều có kết quả âm tính với virus corona.
        81/82 mẫu xét nghiệm ở Bình Thuận âm tính với Covid-19
        Hà Tĩnh cách ly 4 người trên chuyến bay có bệnh nhân thứ 51
        Cảnh tiếp nhu yếu phẩm vào khu cách ly chung cư hơn 1.000 dân ở quận 10
        Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 với những người tiếp xúc gần bệnh nhân số 50 và Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.
        Bộ trưởng KH&ĐT đã có kết quả xét nghiệm lần 3 là âm tính.
        2 lần trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã được lấy mẫu xét nghiệm tại 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả, ông và tất cả thành viên đoàn công tác Bộ KH&ĐT đều âm tính.
        Những người này khoẻ mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh Covid-19.
        Chia sẻ với VietNamNet trước đó, Bộ trưởng khẳng định: “Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, rất ổn. Hết thời hạn cách ly, thứ hai tuần tới, tôi đến Bộ làm việc bình thường”.

        Trả lờiXóa
      5. 13. Trang của Hội đồng Lý luận Trung ương lên ngày 15/3/2020 (Chủ Nhật), chép về Giao Blog vào sáng 16/3/2020

        "
        COVID-19: Cuộc chiến cam go toàn cầu và chưa có hồi kết

        Ngày phát hành: 15/03/2020
        Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi Trung Quốc đang dần xoay chuyển được tình thế thì phần còn lại của thế giới vẫn đang phải chật vật đối phó với dịch bệnh đang gia tăng từng ngày. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong nhận định mới nhất đã cho rằng châu Âu hiện là "trung tâm" của đại dịch COVID-19 toàn cầu và cảnh báo không thể biết khi nào dịch bệnh sẽ bùng phát. Thế giới vẫn đang đối mặt với một cuộc chiến cam go và chưa có hồi kết.

        Trả lờiXóa
      6. 17.

        Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19
        Ngày phát hành: 20/03/2020
        Sáng 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.

        Trả lờiXóa
      7. 19.


        Ngày 19/03/2020-18:25:00 PM
        Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
        (MPI) – Ngày 19/3/2020, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp ông Tetsuo Konaka, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.

        Trả lờiXóa

      Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

      LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

      Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.