Trên Giao Blog, trước đây có giới thiệu về chuông đồng mang niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội) - xem lại ở đây.
Bây giờ, giới thiệu về chuông đồng có niên đại sớm hơn nữa. Đó là chuông Thanh Mai, có niên đại 798 (năm Trinh Nguyên 14 thời Đường).
Trên Giao Blog, trước đây có giới thiệu về chuông đồng mang niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội) - xem lại ở đây.
Bây giờ, giới thiệu về chuông đồng có niên đại sớm hơn nữa. Đó là chuông Thanh Mai, có niên đại 798 (năm Trinh Nguyên 14 thời Đường).
Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.
1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.
2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.
3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa !
4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.
Đây là một di sản văn hóa trọng yếu của Trung Quốc.
1. Nhân vật họ Thẩm đã từng được nhà Hán cử xuống trấn nhậm quận Giao Chỉ với chức danh đô úy. Tên của họ Thẩm không xuất hiện trong chính sử, mà chỉ thấy trên bia mộ hiện còn tại Tứ Xuyên. Đại khái là nhân vật sau thời Hai Bà Trưng (những năm 40 SCN) khoảng hơn nửa thế kỉ.
Cũng đại khái mường tượng là nhân vật đời sau của các nhân vật sau: Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân từ năm 25 SCN), Tô Định (thái thú quận Giao Chỉ, đã bị Hai Bà Trưng trừng trị do tham lam), Lý Thiện (thái thú quận Nhật Nam rồi lại chuyển sang thái thú quận Cửu Chân).
Họ Thẩm tới trị nhậm Giao Chỉ trước thời của Trương Tân (nhân vật đã tâu xin đổi "Giao Chỉ quận" thành "Giao Châu"), của Sĩ Nhiếp (nhân vật được tôn xưng là Nam Giao học tổ).
Bởi vậy, có thể tạm định vị họ Thẩm là sau thời Hai Bà Trưng và trước Sĩ Nhiếp.
Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang".
Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.
Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.