Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn smart-phone. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn smart-phone. Hiển thị tất cả bài đăng

11/03/2022

Nhật Bản kết thúc điện thoại 3G : Tôi bồi hồi nhớ về "người tình đầu tiên" của 20 năm trước

Đúng là "người tình đầu tiên" thật !

Đó là chiếc điện thoại cá nhân đầu tiên trong đời mà tôi có. Chiếc J-phone của thế hệ 3G.  J-phone đúng thực là người tình đầu tiên trong cuộc đời sử dụng điện thoại của tôi !

1. Sau này trải qua biết bao nhiều "mối tình", nhưng mãi mãi không bao giờ quên chiếc J-phone thế hệ 3G đầu tiên. Tôi luôn giữ chiếc J-phone ấy đến tận ngày hôm nay (tháng 3 năm 2022) dù chuyển nhà bao nhiêu lần.

Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tại Tokyo, chúng tôi đã dùng thế hệ 3G của J-phoneDocomo (phổ thông nhất là hai hãng này). Rồi cả 3G của hãng Au. Chữ "3G" phát âm theo kiểu tiếng Nhật là thành "san ji", còn "J-phone" thì phát âm thành "Zè-phôn", nghe thực sự vui tai ! 

25/04/2020

Sáng tạo Việt : Bphone 3 của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quảng

Bphone của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quang đã làm xôn xao dư luận cộng đồng mạng từ nhiều năm trước (xem lại ở đây, tháng 5 năm 2015).

Qua các đời phát triển, đã có Bphone 3, rồi hiện tại là đến Bphone 4 (do đại dịch Cô Vy mà lùi ngày ra mắt từ tháng 4 xuống tháng 5).

Tôi là một trong những người ủng hộ cho tinh thần tự lập của Bphone, bằng hành động thiết thực, tức không chỉ nhìn và nói, mà đã liền mua và sử dụng Bphone.

Đại khái, bây giờ đã bắt đầu có thể ghi nhận được về Bphone, mà thực cảm nhất là Bphone 3. Có lẽ sẽ cần trải nghiệm với Vsmart của nhóm Vin - Phạm Nhật Vượng để định rõ hơn nữa về sáng tạo Việt.

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.