Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/12/2014

Đầu 1980s ở vùng người Ba Na, làng của ông lão đã gửi tiền tiết kiệm

Ông lão đã gửi tiền tiết kiệm vào đầu thập niên 1980 (xem lại ở đây). Quyển sổ tiết kiệm ấy đến nay vẫn chưa được thanh toán, và ông lão vẫn chắc mẩm được đi rút về cho cháu đóng học phí.

Còn ở dưới là những tấm ảnh chụp vào lúc bấy giờ, ngang ngang với thời điểm ông lão (chắc khi ấy thì mới chỉ trung niên thôi) ra bàn tiết kiệm tại huyện nhà và gửi những đồng tiền chắt bóp sau nhiều mùa ngô. Những tấm ảnh này được nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự chụp năm 1982, tại chính vùng ông lão sống lúc đó. Đó là một chuyến đi khá nổi tiếng, được nhiều người viết về nó.

15/12/2014

Thông tin mới của nhà ngoại cảm (có giám định ADN của pháp y quân đội)

Có một thông báo của nhà ngoại cảm. Xem cụ thể ở dưới.

Tác giả của "Chuyện đông chuyện tây" và "Những tiếng trống qua cửa nhà sấm" (An Chi, Huệ Thiên)

Hôm trước, đang dừng lại với cụ An Chi ở các chi tiết, như quả thực hay Tàu, hay nữa là đồng bóng, vân vân. Cụ lan man và tay chơi thế thôi. Người ta cũng gọi cụ là học giả.

Hôm nay, thử đọc một bài giới thiệu về An Chi (tức Huệ Thiên) của Huỳnh Công Tín.

Năm Dê đã đến ngoài cửa

Nắng lắm, có vẩn vẩn mây, nhưng rét ngọt. Ngoài trời vẫn là 4 độ C. Nên máy thổi hơi ấm trong phòng làm việc cứ phải chạy liên tục. Có 3 chế độ L, M và H. Mình hay để ở M, rồi lùi xuống L. Về nhà thì cũng phải bật ở 26 độ mới chịu được.

Cửa ra vào tự động của sở làm đã bắt đầu dán hình Dê từ cuối tuần trước. Sáng nay, các cầu thang, các lối đi, các phòng chung đều xuất hiện hình Dê. Vậy là một năm mới, năm con Dê, đang đến rất gần.

Người vợ tảo hôn trong truyện ngắn dạng đầu tay của Nguyễn Quang Lập

Theo chính bộc bạch của nhà văn, thì Tiếng lục lạc (đã viết và công bố trước Đổi Mới) là một trong 3 truyện ngắn đầu tay của ông.

Bên dòng thác kia, sắp có ngôi chùa mới Phật Tích Trúc Lâm

Tin này, tôi đã điểm từ hạ tuần tháng 11/2014. Tốc độ xây chùa thật nhanh. Những năm tôi du lãng ở vùng đó, cả hai bên biên giới, thì đường đất bên Đại Việt khó khăn (bên kia thì khá chỉnh bị). Năm 2012 thì dân chúng trong cả vùng còn ù ù cạc cạc về việc chùa chiền gì đó. Nhoắng cái, đã xong ngôi chùa rồi ! 

Chùa Phật ngày nay có vai trò hệt như nhà thờ Công giáo thời Pháp cai trị, ra chốn tiền đồn cả.

14/12/2014

Tuyên cáo thoái vị của vua Bảo Đại (tài liệu lưu trữ)

Riêng về tuyên cáo thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, giữa các nguồn tư liệu, vẫn có những chỗ không khớp. Mà sự kiện thì chưa có gì quá xa xôi, mới chỉ là năm 1945. Ở đây, là chạy tư liệu lưu trữ.

Giáng sinh 2014 : Một tiệm mì ở Tokyo cấm cửa các cặp uyên ương

Lí do được đưa ra là: nếu các cặp uyên ương vào cửa hàng vào đêm Giáng sinh 24 tháng 12, sẽ dễ làm tổn thương đến nhân viên của họ (chắc là nhân viên độc thân). Ý là bảo vệ quyền độc thân đây.

Đó là một cửa hàng mì Ý tại Hachi-o-ji ở Tokyo. Đó là nơi mà ngày trước mỗi lần đi Toden qua đoạn đấy chúng tôi vẫn nói đùa là lãnh địa của Vương tử Tám (vì quả thực, chữ Hachi-o-ji viết bằng chữ Hán thì là Bát vương tử, tức Hoàng tử Tám).

Tham nhũng tương lai

Bài trên website của Tạp chí Cộng Sản. Tháng 11 năm 2014.

13/12/2014

Thêm một kiểu đạo thơ

Thằng đạo thơ rút cục không biết là thằng nào. Khó tìm hơn thằng đánh máy. Vì, rất dễ lần ra được thằng nào đánh máy ngay. Nhưng, thằng đạo thơ thì rất hiểm ở chỗ: nó dùng kéo cắt thơ của một nhà thơ, đem sửa vài chỗ, rồi dán phong bì, gửi tòa soạn. Tòa soạn đăng. Bây giờ, tòa soạn bảo không tìm ra ai gửi, chỉ biết mở phong bì và đăng thôi.

Giả như gửi mail còn có thể, chứ gửi qua bưu điện hình như khó khăn hơn ?

Lại ra Hòn Đỏ ở Khánh Hòa, nguyện cầu cho biển đảo quê hương

Ở entry trước, là ra Hòn Đỏ xem chọc khe bà và tục thờ sinh thực khí của ngư dân.

Tiếp theo, vẫn là Hòn Đỏ, theo bước chân của vạt áo nâu đội nắng đội gió, cầu nguyện cho biển đảo quê hương. Tư liệu video đã được đưa lên từ tháng 6 năm 2014.

Văn nghệ Thứ Bảy : Huy Cận trong kí ức của vua Bảo Đại, và của chúng tôi

Đầu tiên là với kí ức của chính chúng tôi - những người đã từng thấy, từng gặp Huy Cận, vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20. Sau là kí ức được viết ra giấy vào đầu thập niên 1980, của cựu hoàng Bảo Đại, về lần đầu gặp Huy Cận tại hoàng cung năm 1945.

12/12/2014

Ra đảo Hòn Đỏ ở Khánh Hòa, xem chọc khe bà và tục thờ sinh thực khí

Bài tôi đặt ở mục non sông gấm vóc. Lần này đi Khánh Hòa, ra đảo Hòn Đỏ.

Chiếc dương vật chọc chọc vào âm vật. Đó là màn diễn bắt buộc hàng năm ở khu vực hòn đảo này. Dân bảo: phải chọc như vậy, để bà hết ngứa. Nếu không chọc chọc thế, bà ngứa thì bà nổi tam bành, là cả năm thất bát đấy.

Thơ Hoàng Hữu Phước

Thơ nhân họ Hoàng vừa cho biết anh từng được nhận giải thưởng thơ ca quốc tế Hoa Kỳ cách đây mười mấy năm.

Thất bại trên Mỹ Đình hôm nay, là một trưởng thành của tuyển Việt Nam

11/12/2014

Cẩm nang cho Trường Sa (quan điểm của Thiềm Thừ)

Anh Cóc vừa mới tổng hợp những tài liệu nên đọc trước khi động đến vấn đề Trường Sa (anh Cóc là tên mà tôi thường gọi bác Thiềm Thừ). Đây là kinh nghiệm của anh trong nhiều năm làm báo về Trường Sa.

Vé vào sân Mỹ Đình chiều nay

Trận cầu chiều tối nay (11/12/2014), và đây là vé vào sân Mỹ Đình (tất cả là nhặt từ Fb của những người mình biết đích xác, còn mình thì ngó qua mạng được thôi):

Tiếng lục lạc (Nguyễn Quang Lập, 1985)

Ở cuối truyện, nhà văn ghi lạc khoản là viết ra truyện này tại Huế vào năm 1984, tức là ở đêm trước của Đổi Mới.

10/12/2014

Vì sao con tôi chưa được là liệt sĩ ? (QĐND, 2012)

Chuyện từ vùng đất Quảng Uyên (huyện nhà của hoa hậu Triệu Thị Hà). Từ làng này xuống nhà Triệu Thị Hà có thể đi bộ, vì rất gần.

Về hai chữ Việt Nam qua tư liệu chúa Nguyễn (bài Trần Đức Anh Sơn)

Có một người là Trần Đình Sơn (tôi gọi là ông Sơn). Một người nữa là Trần Đức Anh Sơn (tôi gọi là anh Sơn).

Dừng lại và giải thủy bạc : Những mẩu chuyện của Trần Độ về Cụ Hồ

Chữ "dừng lại" là nguyên trong khẩu lệnh. Còn chữ "giải thủy bạc" là mượn của Nguyên Hồng (trong những chuyện về Hải Phòng thời ông mới gần hai mươi đã viết những nàng Bỉ vỏ, những hiệu sách Tàu, cớm và a phiến).

09/12/2014

Đọc báo Khánh Hòa : hoa sen trong mùng lửa

Chú ý đến chữ "mùng". Cũng gọi là "màn".

Đã lên mặt báo Khánh Hòa. Chưa thấy chỗ nào cho biết tuổi của vị đại đức này. Nhưng mới là "đại đức" thì hẳn là vẫn còn trẻ.

Về di sản blog của Nguyễn Quang Lập (thơ tiễn của Thiên Lý, và tiết lộ của Phạm Thị Hoài)

Ở entry trước, đã đưa các bài nói về di sản văn chương của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Đó là hai bài dạng cập nhật thông tin, chứ chưa hẳn là thuần túy về di sản văn chương của một người cầm bút.

Chuyện cũ, về cây gậy cũ

Về cây gậy này, là một câu chuyện cũ, được nêu từ lâu trên blog này. Có thể đọc lại ở đây.

Có cả một trang là "Amway lừa đảo"

Một lần, một ông hàng xóm đưa mình đến chi nhánh của công ty LH ở Hà Nội. Tưởng đi chơi bình thường. Nhưng hóa ra là được nghe quảng cáo và mời gọi vào hệ thống. Đành phải lựa cách thoát ra khỏi cuộc nghe ấy. Chuyện cũ mấy năm trước.

08/12/2014

Về di sản văn chương Nguyễn Quang Lập (bài Ngô Minh 2009, và bài Đông La 2014)


Việt Tàu hướng dẫn cách rập văn bia

Lâu lâu mới thấy hình ảnh của Việt, tức nhà thư họa Lê Quốc Việt.

Tự nhiên thấy vắng một số trang blog vốn quen

Sau buổi chiều 6/12/2014, bỗng nhiên thấy như vắng vắng một vài blog nữa. Đó là những blog hay cập nhật bài.

Không rõ là sao. Cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên thế.

Nét chữ của hoa hậu Việt Nam (một thời cải cách chữ viết)

Liên quan đến vùng đất Quảng Uyên. Hôm trước, ông Hoàng Quảng Uyên đã đề cập đến ở đây.

Lại thế nữa, nguồn gốc khăn mỏ quạ, của người Việt mình đây !

Phát kiến tưởng nhỏ, nhưng cũng không nhỏ, của một nhạc sĩ, cho một đề tài thuộc lịch sử mĩ thuật - trang phục. Miên man và miên man.

Từ câu đầu tiên, đã phát choáng. Rồi đọc tiếp xuống, thì choáng hơn.

07/12/2014

Tinh thần Đông Nam Á nói chung, và người Mã Lai nói riêng (2014)

Thường thì châu Âu, các hu-li-gân sẽ "tẩn" nhau ở ngoài sân. Tới bến luôn. Nhưng đã ngoài lãnh địa của thể thao, sang khu vực tự do "tẩn" rồi.

Còn Đông Nam Á thì xưa nay vẫn quen làm luôn trong sân. Đặc biệt là ngưỡi Mã.

Sách tặng các bà đồng non và các cô tấp tểnh ra đồng

Đó là lời đề tặng của chính tác giả Lộng Chương cho tiểu thuyết phóng sự Hầu Thánh (ra đời trước năm 1945).

Văn nghệ Thứ Bảy: tiểu phẩm của danh hài Nhật Bản

Có phụ đề dịch tiếng Việt.

05/12/2014

Hai tin trong ngày về nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn, từ VOV và từ Thu Uyên

Đều là tin của ngày 5/12/2014.

Mộ quốc tổ ở Hà Đông

Một bên là chữ Hán và một bên là chữ quốc ngữ. Đều là "Quốc tổ chi mộ". Tức mộ tổ của cả nước. 

Dưới chân núi Tản : lấy vợ rồi sinh con lúc lên lão 80, và kính thờ thánh Nguyễn Tuấn

Mình hay gặp những cụ cự phách như thế này ở dưới chân núi. Hôm nay là một cụ ở chân núi Tản. 

Lại chuyện mộ Quốc Tổ ở Bình Đà (ý kiến Phạm Duy Kha, và phản luận của một người dân Bình Đà)

Về làng Bình Đà, có thể đọc thêm entry cũ (ở đây).

Bởi vừa thấy một ít ảnh chụp cái mộ có ghi bốn chữ QUỐC TỔ CHI MỘ (cả bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ), nên trở lại sự kiện này một chút. Sẽ đưa loạt ảnh này lên sau.

Nhà báo kể lại những vụ án oan nổi tiếng từ sau năm 1945 đến nay (bài Lê Phú Khải)

Nhà báo kể như dưới đây.

Lại có 3 người Việt ở Nhật Bản vừa bị bắt, do ăn trộm, có khai là từng trộm dê

Đàn dê được đại học nuôi trong một chương trình nghiên cứu về năng lực "gặm cỏ" của dê ! Các bạn Việt Nam thì, chắc thèm thịt dê, nên đã cùng nhau tổ chức bắt hai con, rồi thịt !

04/12/2014

Tờ Nông Nghiệp tựa như vừa xào bài ?

Làm báo như thế này thì dễ nhỉ. Chỉ ra bụi cây vặt cái gì đó rồi xào xào là ra được bài. Nguyên liệu để xào được lưu trữ ở đây (và ở đây).

Tấm bia tự soạn về cuộc đời mình của doanh nhân Lục Thị Đậu, vào năm 1958

Ở ngoài Bắc thì những tấm bia quốc ngữ tự kể về mình thường thấy trước hoặc sau năm 1945 một thời gian. Theo quản kiến của tôi thì chưa thấy tấm nào sau năm 1954. Còn tấm bia của bà Lục Thị Đậu ở trong Nam thì có niên đại năm 1958. Một tư liệu quí hiếm.

Các bức ảnh liên quan đến tấm bia này, được giới thiệu trên Panoramio (cả 3 ảnh):

Quán phở Vạn Kim của người Việt ở tỉnh Gunma


03/12/2014

Thần y Võ Hoàng Yến ở Hà Tĩnh (lời giới thiệu trên trang chủ)

Lần đầu tiên nghe thấy tên của vị "thần y" này qua một cuộc chuyện phiếm trên đường đi từ tuyến huyện về thành phố Rạch Giá. Bẵng cái, không nhớ đến nữa.

Hôm nay, một người dân thường ở trong ngôi làng nhỏ nhắc, mới nhớ ra. Thì ra, thần y đã ra trụ ở Hà Tĩnh.

Tuần báo Văn Nghệ Tp.Hồ Chí Minh lại có bài phê phán "Đèn cù"

Hôm trước, ở số 327 (ra ngày 13/11/2014), tuần báo này đã có bài đầu tiên phê phán Đèn cù (xem lại ở đây).

Tâm sự của một học sinh từng đạt giải nhì Văn toàn quốc

Toàn văn ở dưới là của Một Thế Giới.

Cô bé 3 tuổi có năng lực đặc biệt, và người cha

Thật ra, đây là lời kể của một người Nhật chắc đã 63 tuổi. Thác giọng cháu 3 tuổi.

Người cha đưa con gái 3 tuổi của mình đi ngủ. Anh kể cho con nghe một câu chuyện. Lời kể của người cha vừa dứt, đứa bé liền bắt đầu đọc lời cầu nguyện.