Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-độ. Hiển thị tất cả bài đăng

30/09/2022

Quê hương đổi mới 2022 : các trường học chuyển sang tên gắn với danh nhân Ngô Quang Bích và Bùi Viện

Về quê hương Trình Phố, trên Giao Blog đã có một số bài tổng quan và chi tiết. Ví dụ, về tổng thể thì có thể đọc ở đây (năm 2016). Về chi tiết, liên quan đến danh nhân Bùi Viện thì đọc ở đây (năm 2018) và ở đây (năm 2017), về cha con danh nhân Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan thì đọc ở đây (năm 2017) và ở đây (năm 2016).

Cập nhật về tình hình gần đây của Trình Phố, chẳng hạn nhân chuyến thăm của đương kim Tổng Bí thư mấy năm trước, thì đọc ở đây (năm 2018). Hoặc gần đây là tin về cụm công nghiệp An Ninh thì được điểm ở đây (năm 2021).

Ở tuổi lên mười, vào thập niên 1980, tôi đã viết những câu chuyện nhỏ gắn với bối cảnh làng quê và phố thị ở đêm trước Đổi Mới, thấy rõ là chính sách đi vùng kinh tế mới, đọc lại ở đâyở đây.

Hồi năm 2013, tóm tắt về quê hương Trình Phố, tôi đã viết:

"Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích."

04/06/2020

Bia miệng và bia mạng ngàn năm : ba người ấy chỉ là một người

Dân gian nói "bia miệng" hay "bia miệng ngàn năm" (đảo lại thành "ngàn năm bia miệng"). Bây giờ, Giao Blog đặt thêm từ mới là "bia mạng", mà mạng ở đây là mạng internet, mạng lưới liên thông toàn cầu.

1. Từ bia mạng ngàn năm cùng với cụm "bia miệng và bia mạng ngàn năm" được sử dụng bắt đầu từ hôm nay, 4/6/2020.

2. Ba người ấy chỉ là một người, có nghĩa là:

- Người hát trong Hội nghị Trung ương,
- Người đọc thơ trước Quốc hội,
- Người đọc điếu văn trong tang lễ tướng quân năm nào

đều là một người.

Tướng quân thì là cụ Trần Độ (có thể đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Còn một người ấy là cựu cán bộ đoàn Vũ Mão. Ông vừa từ trần (1939-2020).

05/06/2019

Suy tư và hành động 2010s : đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải

Chúng ta có suy tư 1990s, ví dụ của các cụ như Kiến Giang (đọc nhanh ở đây), hay Trần Độ (đọc nhanh ở đây),...

Suy tư 2000s thì vẫn tiếp nối 1990s, sẽ điểm lại sau.

Bây giờ là suy tư và hành động 2010s (chuẩn bị cho 2020s). Đốt lò thực ra cũng là một dạng suy tư và hành động 2010s ở cấp "chính ủy", mà chưa chắc có kết quả như mong đợi. Một phần cái sự "chưa chắc có kết quả như mong đợi" đã bắt đầu lộ rõ.

Suy tư và hành động 2010s như của ông Đoàn Ngọc Hải là ở cấp "từ bên dưới". Chúng tôi đã đến tận nơi, tận Quận 1 vào mùa hè/chớm hè năm ấy, để nhìn thấy và quan sát ông Hải từ xa (đã điểm tin nhanh ở đây, tháng 2 năm 2017).

Đổi Mới 2 có lẽ là phải bắt đầu từ suy tư và hành động 2010s như của ông Đoàn Ngọc Hải. Phải bắt đầu lại từ những việc nhỏ như ông Hải chỉ ra. 

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

03/02/2019

Cuối năm xem nhanh tiểu thuyết mới của người viết về Trần Độ

Đó là nhà văn Võ Bá Cường của quê lúa Thái Bình. Ông là lứa đàn em của các nhà văn Bút Ngữ, Trọng Khuê,...

Một thời gian dài tưởng như ông vắng đi đâu đó, thì đột nhiên trở lại với các cuốn sách viết về tướng Trần Độ - một người đồng hương. Sau đó, là loạt bài về Nguyễn Hữu Đang (đang đăng dở thì hình như đã bị dừng lại, xem ở đây từ 2015).

05/10/2017

Hệ thống nhà văn hóa cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh ở Thái Bình (qua nhận định của Trần Độ)

Khi Trần Độ viết bài, thì nhà văn hóa mới phổ cập đến cấp xã. Chưa đến cấp thôn như hiện nay. Ông viết:

"Thái Bình là tỉnh đầu tiên đang hình thành hệ thống văn hoá từ tỉnh đến xã và vài năm nữa sẽ là tỉnh đầu tiên có các nhà văn hoá huyện đều khắp. Đây là điều kiện để đổi thay bộ mặt văn hoá của một tỉnh. Tình hình này đặt ra những vấn đề mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu văn hoá ở mức độ cao cho mọi người nông dân tập thể và việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá sẽ mở ra một phương hướng mới để phát triển sự nghiệp văn hoá.".

12/08/2015

Nhà văn phải dám ngồi bệt xuống đất mà viết (Võ Bá Cường tâm sự, năm 2013)

Tâm sự này đã lên mặt báo từ năm 2013. 

Tức là trước khi ông công bố bản thảo viết về Nguyễn Hữu Đang (vừa mới đi được 2 kì trên tờ Dân sinh, thì đã bị ngưng. Có thể xem lại ở đây).

07/08/2015

Loạt bài về Nguyễn Hữu Đang đã không cánh mà bay

Lẽ ra, theo dự kiến của TBT tờ Dân sinh (ở đây), thì 8 h tối hôm nay, sẽ thấy kì thứ 3 trong 30 kì về Nguyễn Hữu Đang.

Nhưng bây giờ, không có kì 3, mà các kì đã lên cũng bay cả rồi. Tất cả chỉ còn ra lỗi 404 khi bấm vào đường link cũ (chẳng hạn như đây).

06/08/2015

Nguyễn Hữu Đang qua ghi chép của Võ Bá Cường

Hai vị là đồng hương của nhau.

Một vị khác, cũng là đồng hương, đã viết về Nguyễn Hữu Đang vào tháng 12 năm 2014, tức nhà văn công an Thái Kế Toại, ở đây. Bác nhà văn này, như đã nói ở entry trước, là gặp cụ Đang khá muộn.

Tôi biết nhà văn Võ Bá Cường từ khi còn bé xíu và lúc ấy cũng đã bắt đầu tập viết văn. Tuy vậy, vẫn bất ngờ khi gần đây ông viết về Trần Độ. Rồi bây giờ là Nguyễn Hữu Đang.

Trần Độ cũng là đồng hương với ba vị trên (Nguyễn Hữu Đang, Thái Kế Toại, Võ Bá Cường).

10/12/2014

Dừng lại và giải thủy bạc : Những mẩu chuyện của Trần Độ về Cụ Hồ

Chữ "dừng lại" là nguyên trong khẩu lệnh. Còn chữ "giải thủy bạc" là mượn của Nguyên Hồng (trong những chuyện về Hải Phòng thời ông mới gần hai mươi đã viết những nàng Bỉ vỏ, những hiệu sách Tàu, cớm và a phiến).

22/10/2014

Trần Đĩnh viết về Trần Độ, năm 2013

Bài viết ngắn đã xuất hiện từ tháng 8 năm 2013, tức là trước khi Đèn cù ra đời khoảng 1 năm. Sau này, tựa như lại thoáng thấy trong Đèn cù (kiểm tra lại sau).

29/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (kịch Lưu Quang Vũ)

Cái tên Lưu Quang Vũ được sinh ra, và bây giờ, như là một tấm bia chỉ dấu, của thời kì Đổi Mới. Bọn trẻ chúng tôi nghe tên ông vang lên ở sân trường cấp 3, giữa giờ đá cầu hay bóng bàn.

22/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)

Đổi Mới ở đây, là thời kì Đổi Mới, và cũng là đổi mới của bản thân tướng Trần Độ. Ở ông, đã thấy rõ một sự Đổi Mới như vậy. 

Dưới đây, đưa hai tư liệu, để thấy sự Đổi Mới đó.

09/08/2013

Phong cách Trần Độ thời 1980s-1990 : Trông vật là nhớ tới người

Có nhiều bạn, cả nam lẫn nữ, là người họ Tạ. Cả một vùng họ Quách, rồi có làng hầu như chỉ mang họ Tạ, cả một xứ đạo gần trọn họ Tô, vân vân. Nước Việt trước hết là nước của những ngôi làng đồng tộc, như vậy.

Có tới cả hai đứa họ Tạ ở cùng làng với Trần Độ, nhưng chưa bao giờ tiện hỏi chúng xem có phải là chung một ông tổ năm hay bảy đời với cụ Tạ Ngọc Phách (tức Trần Độ) hay không. 

Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích. Quê hương Trần Độ đấy. Khí phách của Trần Độ cũng từ nguồn đó đấy.


1. Nhìn lên một góc của giá sách, thấy những cuốn đại loại như thế này:

Những cuốn sách mang tính cởi mở, thân thiện một thời, gắn với tên tuổi của Trần Độ