Gần đây, năm sinh của danh y Lê Hữu Trác mới được cải chính (mới từ năm 2018 thôi). Trước đó, năm sinh của cụ ghi là 1720.
Còn bây giờ, tựa như đang thống nhất ghi năm 1724.
Gần đây, năm sinh của danh y Lê Hữu Trác mới được cải chính (mới từ năm 2018 thôi). Trước đó, năm sinh của cụ ghi là 1720.
Còn bây giờ, tựa như đang thống nhất ghi năm 1724.
Nhà chúa mời cụ Lê Hữu Trác từ Hương Sơn xa xôi ra Thăng Long, để chữa bệnh cho thế tử Cán (lúc đầu), rồi sau có chữa cả cho chúa.
1. Nhiều tháng danh y ở Thăng Long, đã nhiều lần bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn và căn dặn cách bào chế thuốc, nhưng mãi sau này mới rõ: thuốc cụ cắt thời gian đầu cho nhà chúa, hoàn toàn không được dùng !
Vì sao ?
Mối tình hoàn toàn có thật ở thế kỉ 18, được chính đại danh y thuật lại, rất cảm động, trong danh tác Thượng kinh kí sự (ghi chép việc lên kinh đô Thăng Long) của mình.
1. Tôi đọc Thượng kinh kí sự bản dịch của cụ Phan Võ (thân phụ của cụ Phan Ngọc) từ lúc mới học năng khiếu (xem NKTH ở đây), rất thích lối viết của cụ.
Sau này, nghiên cứu về nhóm các cụ Nguyễn Tông Quai và Lê Quý Đôn, thì tôi được biết là cụ Lê Quý Đôn với cụ Lê Hữu Trác có quan hệ họ hàng qua hôn nhân (các cụ trong dòng họ ở Diên Hà kể: cụ Đôn lấy một người em gái họ của cụ Trác, các cụ cùng họ Lê nhưng khác chi phái).
2. Hồi mới lớn, tôi có theo học rồi tự học Đông y một thời gian. Bây giờ, mở hồ sơ cũ vẫn thấy chữ kí cùng con dấu của thầy Trần Thúy - thầy có thời gian là Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền. Hồi đó, lại đọc lại Thượng kinh kí sự, thì mới hiểu được những chỗ ở Thăng Long cũ được cụ tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông ghi chép. Tôi đến chùa Liên Phái lần đầu tiên ngày đó cũng là do ghi chép trong Thượng kinh kí sự.
Nghĩ lại thật vui, đến chùa Liên Phái lần đầu lúc đó một tay cầm cuốn Thượng kinh kí sự, một tay lại cầm hai cuốn Văn bia Hà Nội (sách do nhóm cụ Tảo Trang người làng Đại Từ - Hà Nội - làm chủ biên).
Bộ Văn bia Hà Nội lúc đó được một anh bạn cùng học châm cứu tặng ! Bạn mua được ở đâu đó giá rất rẻ và mua dư thêm ra ! Nay mở sách ra, vẫn thấy tên bạn kí ở trang đầu. Bạn học Bách khoa, mình học Tổng hợp.
3. Năm 1782 (Cảnh Hưng 43), khi đã ngoài 60, cụ Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm mời từ Hà Tĩnh về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cụ đã viết và hoàn thành Thượng kinh kí sự vào năm 1783.
Trong thời gian mấy tháng ở kinh đô, cụ có gặp lại một người con gái vốn được hai gia đình hứa hôn cho cụ lúc nhỏ - lúc đó, đã trở thành một ni sư.
Câu chuyện của họ được kể tiếp dưới mái chùa Liên Phái.
Gần đây, tôi mới biết Nguyễn Sỹ Tế là thuộc vào gia tộc có nhà đông y Nguyễn Sĩ Lâm. Một gia tộc gắn bó với đông y.
Tôi cũng mới nhận một tập thơ viết thuần bằng tiếng Pháp của Nguyễn Sỹ Tế in tại USA vào năm 1997 (quà gửi tặng của con cháu gia tộc Nguyễn Sĩ ở Nam Định). Lúc đó, Nguyễn Sỹ Tế cho in tập thơ này và giữ bản quyền, ở bên trong tựa như có chữ kí của ông.
Bài giới thiệu đầu tiên về Nguyễn Sỹ Tế là của Viên Linh.
Cũng đang quan sát ở loạt bài đi dần trên Giao Blog, ở đây.
Hôm nay, mở một bài riêng.
Mở đầu là về vị thuốc thần thánh trước đây, là xuyên tâm liên, được nhìn nhận là có tác dụng hỗ trợ trong điều trị covid-19.
Bài đầu tiên lấy về từ báo Sức khỏe & Đời sống - tờ báo của Bộ Y tế.
Câu hỏi được đưa ra năm 2017.
Theo dòng sự kiện Võ Hoàng Yên đầu năm 2021 này, thì xem ở đây.
Video về buổi pháp thoại của thượng tọa Thích Nhật Từ đã phát từ nhiều năm trước trên trang chính thức gọi là Phật Âm (tiếng nói của Đức Phật).
Nội dung video nói về 2 cuộc thực nghiệm về khả năng chữa bệnh diệu kì của ông Võ Hoàng Yên, vào năm 2012, cả hai đều do thượng tọa Thích Nhật Từ điều phối tổ chức hoặc làm thư kí. Có các hội đồng khoa học làm thực nghiệm.
Hôm nay còn thấy video này, và đã lấy xuống, rồi đưa tạm về Giao Blog lưu.
Loại trà Hảo Liên/Hao Ling phải đun sôi 90 phút |